Đề tài Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ. 3

1.1: Tổng quan về cổ phần hoá 3

1.1.1: Mục tiêu chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần 3

1.1.2: Đối tượng và điều kiện để cổ phần hoá 4

1.1.3: Các hình thức cổ phần hoá 4

1.1.4. Quy trình cổ phần hoá 5

1.2: Cơ sở lý thuyết về xác định giá trị doanh nghiệp 7

1.2.1: Lý luận về doanh nghiệp và xác định giá trị doanh nghiệp. 7

1.2.2: Các khái niệm liên quan đến định giá doanh nghiệp 11

1.3: Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 13

1.3.1: Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền 13

1.3.1.1: Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) 13

1.3.1.2. Phương pháp chiếu khấu luồng cổ tức ( DDM ). 25

1.3.2: Xác định giá trị doanh nghiệp theo hệ số P/E 30

1.3.2.1: Xác định hệ số P/E hợp lý của doanh nghiệp 30

1.3.2.2: Nguyên tắc định giá theo phương pháp hệ số P/E 32

1.3.3: Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 33

1.3.3.1: Cơ sở định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng có điều chỉnh 33

1.3.3.2: Các phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng 34

1.4: Khả năng ứng dụng của các phương pháp 40

1.5: Vai trò của định giá doanh nghiệp 42

1.5.1: Vai trò đối với nhà đầu tư. 42

1.5.2: Vai trò đối với chủ thể phát hành 43

1.5.3: Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 43

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ TẠI VIỆT NAM. 44

2.1. Tiến trình cổ phần hoá tại Việt Nam. 44

2.1.1. Những kết quả tích cực. 44

2.1.2. Những hạn chế cần được khắc phục. 45

2.2. Thực tế áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp tại 46

Việt Nam. 46

2.2.1. Phương pháp tài sản 46

2.2.1.1. Một số khái niệm và đối tượng áp dụng 46

2.2.1.2. Một số vấn đề về phương pháp tài sản. 53

2.2.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu 58

2.2.2.1. Khái niệm và đối tượng áp dụng 58

2.2.2.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu 59

2.2.3. Phương pháp hệ số P/E 64

2.3. Những hạn chế trong định giá doanh nghiệp tại Việt Nam 64

2.3.1.Phương pháp tài sản ròng: 65

2.3.2.Phương pháp dòng tiền chiết khấu: 68

Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. 69

3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cổ phần hoá. 69

3.1.1. Mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hoá. 69

3.1.2. Quy trình cổ phần hoá. 70

3.2. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp. 78

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá 71

3.2.2. Một số kiến nghị 75

KẾT LUẬN 79

Tài liệu tham khảo 80

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp giá trị tài sản ròng cần phải xác định các thông số sau: giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, giá trị khả năng sinh lời, giá trị thay đổi (giá trị kinh tế) và giá trị lợi thế như địa điểm, thương hiệu của doanh nghiệp… Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng cần phải xem xét các vấn đề sau đây: Định giá đầy đủ tất cả các mảng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên giá trị liên tục (giá trị thực) của chính công ty (các tập đoàn lớn đặc biệt doanh nghiệp đại chúng có thể bao gồm nhiều doanh nghiệp riêng rẽ hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau) Định giá các tài sản có và nợ còn lại dựa trên giá trị tài sản ròng của công ty ( tuỳ thuộc vào tính chất của tài sản và công nợ, đôi khi điều này có thể đòi hỏi phải có các chuyên gia chuyên ngành để định giá từng loại tài sản cụ thể hoặc các loại tài sản đặc biệt như bất động sản, nhà máy và thiết bị…) Ước tính các chi phí thanh lý bao gồm: + Chi phí liên quan đến thanh lý bất động sản và các khoản hoa hồng khác. 1.3.3.2: Các phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng 1.3.3.2.1. Phương pháp 1 Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế Tổng số cổ phần doanh nghiệp định phát hành Giá trị doanh nghiệp = Trong đó, giá trị tài sản ròng có thể được xác định theo 2 cách: a. Cách 1: Căn cứ vào thị trường, giá trị tài sản ròng chính là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường ( bao gồm đất đai, tài sản cố định, hàng hoá…) vào thời điểm định giá doanh nghiệp sau khi đă trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá thị trường chỉ xác định cho từng loại tài sản riêng biệt. Công thức dùng để xác định giá trị tài sản ròng theo phương pháp này là: Trong đó: NAV : Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp tính theo giá thị trường ở thời điểm định giá. Ai: Giá thị trường hiện hành của tài sản i n : Tổng số các loại tài sản b. Cách 2: Căn cứ vào giá trị sổ sách ( nếu không xác định được giá trị thị trường ) Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản có – Các khoản nợ Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán Giá trị tài sản có thực = Tổng tài sản có – Các khoản không còn giá trị như nợ khó đòi Giá trị lợi thế: là các yếu tố phi vật chất được cấu thành từ tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nó được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhờ có nó mà có thể thu được mức lợi nhuận cao hơn bình thường so với các doanh nghiệp cùng loại nhưng không có được lợi thế đó Giá trị lợi thế doanh nghiệp được tính căn cứ vào tỷ suất lợi nhuân siêu ngạch bình quân của n năm liền kề với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo công thức: Tổng số lợi nhuận thực hiện của năm liền kề Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm liền kề Tỷ suất lợi nhuận bình quân = Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung n năm của doanh nghiệp cùng ngành nghề Tỷ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch - = Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch Vốn SXKD của công ty theo sổ kế toán bình quân của n năm liền kề * Giá trị lợi thế = Ưu nhược điểm của phương pháp Định giá cổ phiếu theo phương pháp giá trị tài sản ròng có ưu điểm là đơn giản, dễ tính, phản ánh tương đối đầy đủ và trực quan giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện hành ở thời điểm định giá hoặc theo giá trị sổ sách. Vì vậy, phương pháp này được coi là căn cứ quan trọng để định giá cổ phiếu khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hay khi thiếu thông tin lịch sử về tình hình tài chính của doanh nghiệp làm cho việc định giá doanh nghiệp thao các phương pháp khác gặp nhiều khó khăn và thiếu sự tin cậy. Định giá cổ phiếu theo phương pháp này có một số hạn chế sau: Phương pháp giá trị tài sản ròng dựa trên nhận định rằng: giá trị tài sản có của doanh nghiệp (trên bảng cân đối kế toán) ngang bằng với một số lượng vốn tiền tệ nhất định có thể sử dụng ngay được mà chưa tính đến sự ảnh hưởng bởi các quy định về thuế có liên quan đến giá trị tài sản có. Phương pháp này chỉ xác định giá cổ phiếu trên cơ sở xem xét giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh, chưa tính đến khả năng sinh lời trong tương lai cũng như tiềm năng phát triển và mức độ rủi ro của công ty. Do đó mà phương pháp này không được sử dụng rộng rãi như một phương pháp cơ bản. 1.3.3.2.2. Phương pháp 2 Giá trị tài sản ròng + Giá trị khả năng sinh lời Tổng số cổ phần định phát hành*2 Giá trị doanh nghiệp (P02) = Trong đó: Lợi nhuận ròng hàng năm dự tính của doanh nghiệp Giá trị tài sản ròng : xác định như trên Hệ số sinh lời Giá trị khả năng sinh lời = Phương pháp này thực chất là sự kết hợp giữa hai phương pháp đánh giá dựa trên giá trị tài sản ròng và dựa trên thu nhập. Mức giá cuối cùng được xác định là mức giá bình quân của hai phương pháp này. Có thể viết lại công thức như sau: P02 = Theo công thức xác định P02, giá trị khả năng sinh lời của công ty sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ tạo ra trong tương lai. Hay nói cách khác là phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Lợi nhuận ròng bình quân hàng năm là lợi nhuận dự tính binh quân còn lại sau khi đã trừ thuế và chi phí kể cả lãi vay. Các số liệu này được xác định dựa trên cơ sở tố độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo. Công thức: LN = Trong đó: LN : lợi nhuận ròng bình quân hàng năm dự tính thu đựơc Lni : Lợi nhuận ròng dự tính thu được năm i n : số năm dự tính ( thông thường ít nhất là 5 năm) P02 + giá trị tương đối 1.3.3.2.3. Phương pháp 3 2 Giá doanh nghiệp ( P03) = Trong đó: P02 là giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp 2 Thực chất phương pháp 3 là sự kết hợp hai phương pháp trên đây với phương pháp định giá theo giá trị tương đối hay có thể nới đây là sự kết hợp tương đối giữa phương pháp 1 và phương pháp 2. Giá trị tương đối được tính trên cơ sở so sánh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh và dựa trên các thông số: giá trị doanh nghiệp bình quân của các nhóm doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng lĩnh vực, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp phát hành, và lợi nhuận ròng bình quân của nhóm doanh nghiệp so sánh, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp phát hành và tài sản ròng bình quân của doanh nghiệp so sánh nói trên ( NAV0 và NAV1) GTTĐ = Tóm lại, có ba phương pháp phổ biến để định giá doanh nghiệp heo giá trị tài sản ròng. Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo mỗi phương pháp sẽ cho những kết quả không giống nhau. Trong 3 phương pháp trên, xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp 3 sẽ cho kết quả chính xác hơn cả vì phương pháp 3 là phương pháp tổng hợp của phương pháp 1 và 2. Nó xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở trung bình cộng của tài sản ròng và giá trị khả năng sinh lời có tính đến cả các yếu tố đặc thù so với ngành, các yếu tố tiềm năng lợi nhuận trong tương lai và mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp. Cũng chính những lí do đó mà phương pháp 3 được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì phương pháp định giá theo giá trị tài sản ròng nói chung ít được sử dụng như một phương pháp cơ bản mà chỉ dùng như phương pháp thứ yếu khi kiểm tra lại kết quả định giá của các phương pháp khác. Nguyên nhân là do các hạn chế sau của phương pháp này: Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng là khó đạt được các giá trị tài sản xác thực và không tính được thời gian sử dụng, các chi phí và thuế phải trả khi thanh lý tài sản và việc phân phối số tiền thu được một cách thích hợp. Định giá tài sản thực tế hay đang sử dụng có thể vượt qua giá trị có thể bán được của chúng. Giá trị doanh nghiệp bán được có thể thấp hơn nhiều so với chi và sản phẩm đang chế tạo, các linh kiện và thiết bị chưa hoàn chỉnh có thể bán với giá gần như cho không. Khó có thể định giá các khoản mục vô hình như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, địa điểm hay các ưu thế khác. Thị trường để bán các máy móc và thiết bị văn phòng đã qua sử dụng là rất hạn hẹp do vậy khi thanh lý tài sản có thể phải bán với giá rất thấp. Các khoản nợ khó đòi thường sẽ vượt cao hơn mức thường lệ một khi công ty bắt đầu ngừng kinh doanh. 1.4: Khả năng ứng dụng của các phương pháp Trong thực tế, việc áp dụng các phương pháp chỉ có thể thực hiện được trong một số trường hợp, điều kiện cụ thể và thích hợp đối với từng đối tượng tham gia. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng của nó. Và nhược điểm của phương pháp này có thể sẽ được bù đắp bởi ưu điểm của phương pháp khác. Đối với phương pháp dòng tiền Thích hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn thiết kế xây dựng, các ngành lĩnh vực phát triển công nghệ cao như phần mềm tin học, chuyển giao công nghệ. Đây là những doanh nghiệp có giá trị tài sản không cao do đó xác định giá trị các doanh nghiệp này qua phương pháp tài sản là không chính xác, chưa phản ánh đúng tiềm năng phát triển thực của doanh nghiệp. + Đối với các doanh nghiệp không chi trả cổ tức( D=0) , áp dụng phương pháp chiết khấu cổ tức DDM là không thể thực hiện được do dòng cổ tức quy về hiện tại sẽ bằng 0. Thực ra, việc không chi trả cổ tức nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn gĩư lại toàn bộ phần thu nhập của chủ sở hữu để thực hiện tái đầu tư sản xuất, điều này sẽ là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Do đó, đối với các doanh nghiệp này, cách tốt nhất phản ánh chính xác giá trị thực doanh nghiệp và giá trị vốn chủ sở hữu là áp dụng phương pháp dòng tiền DCF ( FCFE, FCFF) + Phương pháp dòng tiền áp dụng phổ biến ở những nước nà TTCK phát triển, nơi có đầy đủ các thông tin lịch sử cũng như các thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính, rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, áp dụng công thức này ở Vịêt Nam được nhiều người chấp nhận bởi giá cổ phiếu theo phương pháp này được phản ánh tương đối đầy đủ mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác. Và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc phương pháp tính toán đơn giản nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp Tuy nhiên tại Việt Nam khi áp dụng phương pháp này còn một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp khó có thể chính xác. Cụ thể: tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động, các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa uen với việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, đặc biệt xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra vào công ty …. Các chỉ số tài chính của ngành và nền kinh tế còn nhiều bất cập, không phản ánh đầy đủ và chính xác. Đối với phương pháp tài sản Phương pháp này được áp dụng phổ biến tại các nước mà TTCK chưa phát triển mạnh mẽ như ở Việt Nam, được dùng để xác định giá trị cho các doanh nghiệp ngoài dịch vụ. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được đánh giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người mua cổ phiếu thì tương lai của công ty mới là điếu đáng quan tâm hơn cả. Các doanh nghiệp sản xuất là các doanh nghiệp phù hợp với phương pháp tài sản do có bảng cân đối kế toán phản ánh đầy đủ các hoạt động. Tuy nhiên người ta có thể dùng phương pháp dòng tiền để đánh giá các doanh nghiệp này. Tuỳ theo phương pháp nào thuận lợi và dễ thực hiện để lựa chọn hoặc kết hợp cả hai phương pháp bằng cách lấy số trung bình. Đối với phương pháp hệ số P/E Phương pháp tính toán nhanh và phù hợp với mọi loại hình công ty cổ phần. Phương pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn một hệ số P/E ngành hợp lý, tương đương với hệ số P/E của doanh nghiệp. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này mang tính chất tương đối do được suy ra từ hệ số P/E của ngành và P/E của các công ty tương đương. Do tính chất nhanh chóng và thuận tiện nên nó phù hợp với phân tích của các nhà đầu tư trên thị trường hơn là dùng để xác định giá trị doanh nghiệp trong mua bán sáp nhập, cổ phần hoá. Đối với TTCK mới phát triển,chỉ số ngành nghề là chưa có nên rất khó áp dụng. 1.5: Vai trò của định giá doanh nghiệp 1.5.1: Vai trò đối với nhà đầu tư. Đầu tư chứng khoán cũng giống như các hình thức đầu tư khác, nó luôn tiềm ẩn các yếu tố rủi ro. Do đó, nhà đầu tư chứng khoán cần có sự say mê và phán đoán thông minh. Để thành công, họ phải tư duy độc lập, biết ứng dụng các phương pháp đầu tư, có sáng kiến, nhận định chuẩn xác và quyết đoán … Trong đó, vấn đề biết định giá chứng khoán đầu tư mang lại một ý nghĩa quan trọng cho sự thành công. Xác định giá trị doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn về đầu tư chứng khoán. Lựa chọn đúng công ty mang lại lợi nhuận cao, tìm ra một chiến lược đầu tư phù hợp. Đặc biệt trong thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, đại đa số nhà đầu tư bị chi phối bởi yếu tố tâm lý bầy đàn. Hoạt động mua bán mang tính chất phong trào làm cho giá cổ phiếu biến động thất thường cách xa với giá trị thực của doanh nghiệp. Do vậy, nhà đầu tư Việt Nam cần có quan niệm mới trong đầu tư chứng khoán, nên đầu tư vào những cổ phiếu khi đã xác định được giá trị thực của nó và từ đó xây dựng lên một chiến lược đầu tư phù hợp. 1.5.2: Vai trò đối với chủ thể phát hành Việc xác định giá trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tham gia thị trường chứng khoán, huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc xác định cổ phiếu một cách chính xác, các chủ thể phát hành có thể định ra đựơc mức giá hợp lý nhằm đảm bảo người đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức giá đó, đồng thời doanh nghiệp cũng không bị thua thiệt do cổ phiếu bị đánh giá quá thấp. Điều này đảm bảo sự thành công cho đợt phát hành, đồng thời cũng đảm bảo tính thanh khoản cho cổ phiếu được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Xác định giá trị doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các chiến lược quản lý thích hợp. Hơn nữa, giá trị doanh nghiệp là tiềm lực tài chính, là vật đảm bảo để đưa ra các quyết định đầu tư, hợp tác, tài trợ hay cấp tín dụng cho doanh nghiệp. 1.5.3: Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Việc nắm được các phương pháp và kỹ năng định giá doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan nhà nước đánh giá được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Định giá chính xác giá trị doanh nghiệp giúp việc đấu giá khi cổ phần hoá được công bằng, tránh thất thoát cho Ngân sách Nhà nướcTừ đó sẽ có những biện pháp và chính sách điều chỉnh thị trường. Xác định giá trị doanh nghiệp là giúp cho việc xác định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vì thế, giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của chủ thể phát hành, người đầu tư và cả phía cơ quan quản ký nhà nước. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HOÁ TẠI VIỆT NAM. 2.1. Tiến trình cổ phần hoá tại Việt Nam. Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam đã trải qua 15 năm thực hiện kể từ 1992 đến nay. Trong quá trình này, Chính phủ đã liên tục đổi mới cơ chế chính sách để tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ cổ phần hoá. Với những đổi mới tích cực, Nghị định 187/2004/NĐ – CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2004 đã có tác động tốt thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN trong thời gian qua. 2.1.1. Những kết quả tích cực. - Số lượng doanh nghiệp CPH tăng mạnh: tính đến nay, cả nước đã CPH được trên 3400 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp. Thông qua CPH đã huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp CPH có quy mô vốn lớn hơn trước đây. Trong năm 2005, vốn nhà nước trong 967 đơn vị CPH đã đạt 20 nghìn tỷ đồng ( chiếm 8% tổng số vốn nhà nước), trong đó có 10 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 300 tỷ đồng. - Việc điều chỉnh mệnh giá, quy định số lượng cổ phần tối thiểu phải đấu giá bán công khai, chuyển sang phương thức bán đấu giá cổ phần lần dầu tại các tổ chức tài chính trung gian đã góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn CPH với phát triển thị trường chứng khoán, giảm áp lực cho việc định giá, giảm tổn thất cho Nhà nước. - Quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp CPH được bảo đảm: mua cổ phần ưu đãi giảm giá 40% so với giá đấu bình quân thành công. - Thời gian thực hiện CPH nhanh hơn trước, rút xuống còn khoảng 260 ngày (giảm 40%). Kết quả này có được là do: các doanh nghiệp trong diện CPH bắt buộc phải chủ động xử lý những tồn tại về tài chính trước khi CPH; việc xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần thông qua các định chế tài chính trung gian. Nhìn chung, Nghị định 187 đã tạo điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa tình hình sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, đồng thời góp phần hoàn thiện và phát triển các yếu tố thị trường đặc biệt là thị trường vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau khi CPH ổn định và phát triển. 2.1.2. Những hạn chế cần được khắc phục. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện cổ phần hoá DNNN sau khi Nghị định 187 có hiệu lực cho thấy còn một số tòn tại sau: Đối tượng CPH còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng các tống công ty nhà nước, công ty nhà nước mà theo tiêu chí phân loại không thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty TNNN một thành viên để tránh CPH Việc xác định giá trị quyền sử dụng đát vào giá trị doanh nghiệp CPH chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai, đặc biệt là mức giá áp dụng, trình tự thủ tục. Chưa có quy định cho phép nhà đầu tư chiến lựơc được quyền mua lô lớn đối với số cổ phần bán ra để đựơc tham gia quảm lý, điều hành doanh nghiệp sau CPH. Hiện tượng các nhà đầu tư liên kết với nhau trong việc bỏ giá khi tham gia đấu giá mua cổ phần, thông thầu đặt giá cao rồi bỏ cọc để các nhà đầu tư kế tiếp đương nhiên đựơc mua với giá thấp hơn nhiều giá trị thực gây thất thu cho Nhà nước. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện CPH dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn, toàn bộ khoản chênh lệch do bán cổ phần đều phải nộp cho Nhà nước hoặc cho tổng công ty, công ty mẹ mà không được để lại cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất nên thực tế nhiều doanh nghiệp CPH chỉ chú trọng hình thức bán bớt vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 2.2. Thực tế áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp tại Việt Nam. 2.2.1. Phương pháp tài sản 2.2.1.1. Một số khái niệm và đối tượng áp dụng Một số khái niệm * Như đã biết, phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm định giá. * Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. * Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ kế toán: Giá trị phần vốn của NN tại DN theo sổ kế toán = Giá trị DN theo sổ kế toán - Các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ phúc lợi khen thưởng, và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp nếu có * Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp không bao gồm: - Giá trị tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết; - Giá trị tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý; - Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi; - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công trình đã bị đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền; - Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được chuyển cho đối tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Tài sản thuộc công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và nhà ở của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: - Số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp; - Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế; - Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường; - Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, mẫu mã, thương hiệu) 2.2.1.1.2. Đối tượng áp dụng Các doanh nghiệp cổ phần hoá, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu (có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị DN) 2.2.1.2. Một số vấn đề về phương pháp tài sản. 2.2.1.2.1. Phương pháp xác định - Công thức xác định: Vo = Vt – Vn Trong đó: Vo: Giá trị tài sản thuần thuộc về sở hữu DN Vt: Tổng giá trị TS mà DN đang sử dụng vào qtrình SXKD Vn: Giá trị các khoản nợ - Dựa vào công thức trên, người ta có 2 cách tính về giá trị tài sản thuần Vo như sau: Cách 1: Dựa vào số liệu kế toán * Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ được phản ánh trên bảng CĐKT tại thời điểm đánh giá để xác định bằng cách này: Lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản trừ đi (-) các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn bên nguồn vốn. * Ưu điểm: - Đơn giản, dễ hiểu nếu như việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được đầy đủ. + DN mà chấp hành tốt các quy định về chế độ kế toán hiện hành thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy nhất định về số vốn của chủ sở hữu đang được huy động vào SXKD. + Giúp cho người đánh giá chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự chủ trong điều hành SXKD của chủ DN. + Là căn cứ thích hợp để các nhà đầu tư đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn bỏ ra, đánh giá vị thế tín dụng của DN. - Minh chứng cho các bên liên quan thấy rằng: đầu tư vào DN luôn luôn được đảm bảo rằng giá trị của các tài sản có trong DN chứ không phải bằng cái có thể như nhiều PP khác. * Nhược điểm: - Số liệu phản ánh trên Bảng CĐKT là số liệu lịch sử, không còn phù hợp ở thời điểm định giá DN, ngay cả khi nền kinh tế không có lạm phát: Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên BCĐKT là những số liệu được tập hợp từ các số liệu lấy từ các sổ kế toán, các bảng kê....Các số liệu này phản ánh trung thực chi phí phát sinh tại thời điểm xảy ra các nghiệp vụ kinh tế trong quá khứ của niên độ kế toán. - Phương pháp khấu hao: Giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào việc DN sử dụng phương pháp khấu hao nào, phụ thuộc vào thời điểm mà DN xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Vì vậy, giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị DN. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Giá trị hàng hoá, vật tư, công cụ lao động... tồn kho hoặc đang dùng trong SX, một mặt phụ thuộc vào cách sử dụng giá hạch toán là giá mua đầu kỳ, cuối kỳ hay giá thực tế bình quân. Mặt khác còn phụ thuộc vào sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho lượng hàng dự trữ. Do vậy, số liệu kế toán phản ánh giá trị tài sản đó cũng được coi là không có đủ độ tin cậy ở thời điểm đánh giá DN. Cách 2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường: - Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không đáp ứng các yêu cầu của SXKD. Sau đó, đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ thể như sau: + TSCĐ, TSLĐ: Đánh giá theo giá trị thị trường(GTTT) nếu trên thị trường hiện đang có bán những loại tài sản này. Trong thực tế, thường không tồn tại TT tài sản cũ đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Khi đó người ta dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất của TS để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ nhất định trên giá trị của TSCĐ mới. Đối với những TSCĐ không còn tồn tại trên TT thì người ta áp dụng một hệ số quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng tương đương. + Tiền: Xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu số dư trên tài khoản. Nếu là ngoại tệ thì sẽ được quy đổi bằng đồng nội tệ theo tỷ giá tại thời điểm đánh giá. Vàng, bạc, kim khí, đá quý cũng được đánh giá như vậy. + Các khoản phải thu: Do khả năng đòi nợ các khoản này ở nhiều mức độ khác nhau, do vậy bao giờ người ta cũng bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu nhằm loại ra những khoản mà DN không có khả năng đòi được. + Các khoản đầu tư ra bên ngoài DN: Về nguyên tắc phải thực hiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với các DN hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn, người ta thường trực tiếp dựa vào GTTT của chúng dưới hình thức chứng khoán hoặc căn cứ vào số liệu của bên đối tác liên doanh để xác định theo cách thứ nhất đã đề cập ở trên. + Tài sản cho thuê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36632.doc
Tài liệu liên quan