Đề tài Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Lời mở đầu 1

 Chương I:Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ nhập

 khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 3

1.1. Vai trò và đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 3

1.1.1. Vai trò của nghiệp vụ nhập khẩu 3

1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ nhập khẩu 4

1.1.2.1. Phạm vi và thời điểm xác định hàng nhập khẩu: 4

1.1.2.2. Thời điểm xác định hàng nhập khẩu: 5

1.1.3. Các hình thức và phương thức nhập khẩu 5

1.1.3.1. Các hình thức tiến hành nhập khẩu: 5

1.1.3.2. Các phương thức kinh doanh nhập khẩu: 6

1.1.4. Các điều kiện giao dịch cơ bản trong thương mại quốc tế 6

1.1.4.1. Điều kiện cơ sở giao hàng: 6

1.1.4.2. Điều kiện về giá thanh toán: 7

1.1.4.3. Điều kiện về đồng tiền thanh toán: 8

1.1.4.4. Điều kiện về thời gian thanh toán: 8

1.1.4.5. Điều kiện về phương thức thanh toán trong nhập khẩu: 9

1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ nhập khẩu 14

1.2.1. Yêu cầu quản lý đối với nghiệp vụ nhập khẩu 14

1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ nhập khẩu 16

1.3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp

kinh doanh xuất nhập khẩu 17

1.3.1. Quy định chung về nhập khẩu hàng hoá theo chuẩn mực

kế toán Việt Nam 17

1.3.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp

theo chế độ kế toán Việt Nam 19

1.3.2.1. Chứng từ sử dụng 19

1.3.2.2. Tài khoản sử dụng 20

1.3.2.3. Phương pháp hạch toán 23

1.3.2.4. Sổ kế toán 27

Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu

 hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái 29

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái 29

2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý 29

2.1.1.1. Lịch sử thành lập 29

2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 30

2.1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty 30

2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán 30

2.2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty

TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái 34

2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu ở công ty 34

2.2.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại

Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái 35

2.2.2.1. Chứng từ sử dụng 35

2.2.2.2. Tài khoản sử dụng 36

2.2.2.3. Trình tự hạch toán 37

2.2.2.4. Sổ sách kế toán sử dụng 44

Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện

kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty

TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái 53

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quá trình kế toán nghiệp vụ

nhập khẩu hàng hoá trong điều kiện hiện nay 53

3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 53

3.1.2. Yêu cầu và ý nghĩa của việc hoàn thiện 54

3.2. Nhận xét, đánh giá về kế toán hoạt động nhập khẩu tại

Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái 55

3.2.1. Ưu điểm 55

3.2.1.1. Về công tác quản lý nghiệp vụ Nhập khẩu 55

3.2.1.2. Về tình hình tổ chức kế toán 56

3.2.1.3. Về hệ thống tài khoản sử dụng 56

3.2.1.4. Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 56

3.2.1.5. Về hệ thống chứng từ 56

3.2.1.6. Về hạch toán hàng tồn kho 57

3.2.1.7. Về hạch toán ngoại tệ 57

3.2.2. Những tồn tại cần khắc phục 57

3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán

nhập khẩu hàng hoá tại công ty 59

3.3.1. Về hạch toán ban đầu 60

3.3.2. Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán 60

3.3.3. Sổ sách kế toán 62

3.3.4. Các giải pháp khác 63

3.3.5. Hiệu quả thực hiện 63

Kết luận 65

Danh mục tài liệu tham khảo 66

 

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TK 33312: Thuế GTGT hàng Nhập khẩu. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản sau: * TK 157 : Hàng hoá vận chuyển thẳng * TK 144 : Thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn * TK 138 : Phải thu khác * TK 111 : Tiền mặt * TK 338 : Phải trả khác * TK 007 : Nguyên tệ ………….. Từ các tài khoản trên và một số tài khoản có liên quan khác đơn vị tổ chức hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. 1.3.2.3. Phương pháp hạch toán a) Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp: (1) Ký quỹ mở L/C Nợ TK 144 : theo tỷ giá thực tế Có TK 112, 1122, 311 : theo tỷ giá ghi sổ Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) đồng thời ghi Có TK 007: Số ngoại tệ đã chi (2) Khi nhận hàng tại ga, cửa khẩu: Nợ TK 151 giá trị hàng hoá nhập khẩu Có TK 331 ( theo tỷ giá thực tế ) (3) Các loại thuế phải nộp: tính theo tỷ giá thực tế hải quan quy định. - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nếu được khấu trừ: Nợ TK 133 Có TK 333 (33312 ) Nếu không được khấu trừ: Nợ TK 151 Có TK 333 (33312 ) - Thuế Nhập khẩu: Nợ TK 151 Có TK 333 (3333 ) - Thuế TTĐB ( nếu có ): Nợ TK 151 Có TK 333 ( 3332 ) (4) Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu: - Chi bằng tiền Việt Nam: Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331. - Chi bằng ngoại tệ: Nợ TK 151 : theo tỷ giá thực tế Có TK 112 ( 1122 ) : theo tỷ giá ghi sổ. Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) đồng thời ghi Có TK 007: Số ngoại tệ đã chi (5a) Khi hàng về nhập kho, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng hoá có cả thuế nhập khẩu và thuế TTĐB Có TK 151 : tổng trị giá hàng hoá. (5b) Trường hợp hàng hoá sau khi kiểm nhận không nhập kho mà chuyển cho khách hàng hoặc bán trực tiếp cho người mua tại ga, cảng: Nợ TK 157; trị giá mua hàng nhập khẩu chuyển đi bán Nợ TK 632: trị gía hàng mua nhập khẩu bán trực tiếp tại ga, cảng. Có TK 151 b) Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác (UT): Một số doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy và hạn nghạch nhập khẩu nhưng chưa đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu và tổ chức tiếp nhận hàng nhập khẩu trực tiếp nên phải uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng và đầy đủ điều kiện đứng ra tổ chức nhập khẩu. Đơn vị nhận uỷ thác là đại lý mua hàng nhập khẩu và được hưởng hoa hồng uỷ thác. Đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu phải phản ánh doanh số mua hàng nhập khẩu cũng như các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp và thanh toán hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác bằng tiền Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ. Vì vậy kế toán nhập khẩu uỷ thác ở hai đơn vị là hoàn toàn khác nhau. # Đối với đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu (UTNK) : (1) Khi chuyển tiền cho đơn vị nhận uỷ thác thanh toán hộ tiền hàng: Nợ TK 331 Có TK 1112, 1122 Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) (2) Khi trả tiền cho bên nhận uỷ thác về số tiền hàng, tiền thuế, tiền hoa hồng và các khoản chi hộ: Nợ TK 331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác) : tỷ giá ghi sổ Có TK 111, 112 (3) Số tiền phải trả bên nhận uỷ thác các khoản chi hộ cho hoạt động UTNK: Nợ TK 156 ( 1562 ), 151 Nợ TK 133 Có TK331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác ) (4) Khi nhận hàng từ bên nhận uỷ thác chuyển giao: Nợ TK 1561, 151 : theo tỷ giá thực tế tại thời điểm Có TK 331 : theo tỷ giá ghi sổ Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) (5) Khi nhận hoá đơn GTGT và thông báo về số thuế Nhập khẩu, thuế TTĐB hàng UTNK của bên nhận UTNK, kế toán phản ánh: - Nếu bên nhận uỷ thác nộp hộ các khoản thuế: Nợ TK 151, 156 : thuế nhập khẩu, thuế TTĐB Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác ) - Nếu doanh nghiệp tự nộp thuế ( bên nhận uỷ thác chỉ làm hộ thủ tục ) Nợ TK 331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác ) Có TK 111, 112 - Trường hợp hàng hoá nhập khẩu uỷ thác còn tồn kho: Nợ TK 133 số thuế GTGT Có TK 156 - Trường hợp hàng hoá nhập khẩu uỷ thác đã xuất bán : Nợ TK 133 số thuế GTGT Có TK 632 (6) Khoản tiền hoa hồng phải thanh toán cho bên nhận uỷ thác sẽ ghi: Nợ TK 156 (1562 ) Nợ TK 133 Có TK 331 ( chi tiết cho bên nhận uỷ thác ) # Đối với đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu: (1) Khi nhận được tiền do bên uỷ thác giao để nhập hàng sẽ ghi: Nợ TK 1112, 1122 tỷ giá giao dịch thời điểm Có TK 131 ( người giao uỷ thác ) (2) Khi ký quỹ mở L/C : Nợ TK 144 : theo tỷ giá thực tế Có TK 1112, 1122 : theo tỷ giá ghi sổ Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) (3) Khi nhận tiền Việt Nam do bên giao uỷ thác gửi tới để nhờ nộp hộ thuế: Nợ TK 1111, 1121 Có TK 131 ( người giao uỷ thác ) (4) Khi nhận được hàng uỷ thác nhập khẩu; - Phản ánh trị giá hàng UTNK : Nợ TK 151, 156 Có TK 144 - Xác định thuế nhập khẩu phải nộp hộ : Nợ TK 151, 156 Có TK 3333 - Thuế GTGT của hàng nhập khẩu uỷ thác : Nợ TK 151, 156 Có TK 33312 (5) Khi nộp hộ thuế : Nợ TK 3333, 33312 Có TK 1111, 1121 (6) Khi trả hàng cho bên giao uỷ thác: Nợ TK 131( người giao uỷ thác ) bao gồm cả tiền hàng và thuế Có TK 151, 156 (7) Hoa hồng uỷ thác được hưởng: - Bằng tiền Việt Nam : Nợ TK 1111, 1121, 131( người giao uỷ thác ) Có TK 5113 Có TK 3331 - Bằng ngoại tệ : Nợ TK 1112, 1122, 131 Có TK 5113 tỷ giá giao dịch thời điểm Có TK 3331 đồng thời ghi Nợ TK 007. Đối với các khoản chi hộ có liên quan đến viêc nhập hàng, kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 111, 112 Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình nhận uỷ thác: nếu do bên giao uỷ thác chịu và đơn vị trả thay thì theo dõi qua TK 1388; nếu do đơn vị chịu thì phản ánh vào TK 641. 1.3.2.4. Sổ kế toán Sổ sách kế toán là hình thức biểu hiện của tài khoản kế toán nhằm cung cấp thông tin một cách tổng hợp, chi tiết theo thời điểm theo không gian và thời gian về đối tượng quản lý. Hoàn thiện sổ sách kế toán là một khâu quan trọng của công tác kế toán. Hoàn thiện sổ sách kế toán có ý nghĩa là : - Cần áp dụng một hệ thống sổ đơn giản, giảm tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Kết cấu sổ phải, phù hợp cho tính toán các chỉ tiêu nhanh chóng khi cần thiết. - Phải tuỳ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị cũng như yêu cầu theo dõi chi tiết của từng tài khoản để mở thêm các sổ chi tiết theo dõi cho chặt chẽ hơn. - Ghi chép sổ sách phải kịp thời, kế toán phải đảm bảo ghi chép vào sổ kế toán toàn bộ chứng từ phát sinh trong ngày theo đúng nguyên tắc và chế độ nhằm đảm bảo cho chất lượng của các chỉ tiêu báo cáo kế toán và các thông báo số liệu kinh tế khác. Sổ kế toán bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết, theo chế độ kế toán hiện hành có bốn hình thức ghi sổ kế toán như sau : - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Nhật ký sổ cái - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký chứng từ Mỗi hình thức ghi sổ đều có những ưu điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Lựa chọn áp dụng hình thức ghi sổ nào còn tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của đơn vị, tuỳ thuộc vào khả năng trình độ của cán bộ kế toán, trình độ trang thiết bị sử dụng trong kế toán. Nếu lựa chọn hình thức phù hợp nhất với đơn vị thì sẽ phát huy được đầy đủ chức năng phản ánh và giám đốc của kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương II Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty tnhh đầU TƯ Và THƯƠNG MạI VIệT THáI 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái 2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý 2.1.1.1. Lịch sử thành lập: Qua khảo sát và trên thực tế thị trường cùng với điều kiện về vốn,kinh nghiệm kinh doanh của mình...Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái được thành lập với 03 thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam,vốn điều lệ 4,1 tỷ VNĐ. Giấy phép thành lập số 4557/GP/TLDN Uỷ ban nhân dân thánh phố Hà Nội cấp ngày 05/08/1999. Trụ sở giao dịch: Số 1,lô 5,ngõ 51,Lãng yên,Phường Thanh Lương,Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tên đăng ký chính thức bằng tiếng Việt: “Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái ‘’ Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIệT THáI INVESMENT AND COMMERCIAL COMPANY CO.,LTD . Điện thoại: (84)04.9842639 Fax: (84)04.8526706: 04.8512744 Công ty là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập có tài khoản tại ngân hàng ACB. Nghành nghề đăng ký kinh doanh : - Buôn bán tư liệu tiêu dùng; - Nhập khẩu hàng hóa; - Bán buôn,bán lẻ các mặt hàng nhập khẩu cho các đơn vị kinh doanh,cá nhân. Công ty đăng ký kinh doanh đa nghành nhưng hiện tại công ty hoạt động chủ yếu với chức năng nhập khẩu hàng hoá các loại phục vụ cho tiêu dùng trong nước.Cung cấp các mặt hàng dân dụng cho các bạn hàng trên khắp các tỉnh thành trên cả nước bằng việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài. 2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Công ty có đăng ký kinh doanh với nhiều nghành nhưng nghành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu. Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại,các hộ kinh doanh,người tiêu dùng cuối cùng…Hiện nay,công ty có khoảng 500 bạn hàng thường xuyên đều là những người mua hàng với số lượng lớn để bán. Mạng lưới khách hàng của công ty nằm ở nhiều các tỉnh thành phố trên cả nước. Sản phẩm của công ty đến tay ngươi tiêu dùng trong cả nước theo một kênh phân phối khá ngắn(qua một trung gian thương mại ). Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của công ty.Cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt của các đối thủ trên thương trường. Đòi hỏi công ty phải hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức quản lý,kinh doanh,quản lý kinh tế mà cụ thể là công tác kế toán để có thể đứng vững.Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cùng nghành hàng…Hiện nay công ty chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm từ các nhà sản xuất,các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu của Thái Lan,Lào. 2.1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty. Công ty có cơ cấu tổ chức theo chức năng gồm: Ban giám đốc,Giám đốc và các phòng ban theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy QLKD của Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái. BAN GIáM Đốc giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kế toán - Ban giám đốc: Gồm các thành viên góp vốn là bộ phận đầu não quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty… Giám đốc: Là ngươi điêu hành hoạt động tổng thể của công ty.Thừa hành mệnh lệnh của Ban giám đốc chỉ đạo công việc các phòng ban,ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình… - Phòng kỹ thuật: Gồm các chuyên viên và công nhân kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá nhập khẩu về có đúng quy cách hợp đồng không. Sửa chữa những hỏng hóc trong thời gian bảo hành cho khách hàng… - Phòng kinh doanh: Tổ chức thu thập xử lý phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty va xu hướng biến động của thị trường. - Phòng hành chính: là bộ phận xem xét, nghiên cứu các văn bản,quyết định của nhà nước,của công ty có phù hợp không,phân tích các thủ tục,điều khoản trong hợp đông thương mại… - Phòng kế toán: Quản lý tài sản,nguồn vốn của công ty.Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh như:nhập khẩu hàng hoá,bán buôn,bán lẻ… 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán Hàng ngày, các phòng ban thống kê, ghi chép những thông tin kinh tế có liên quan tới công tác kế toán và gửi lên Phòng Kế toán để Phòng Kế toán xử lý và tiến hành công việc kế toán. Từ những đặc điểm trên, Công ty tổ chức Bộ máy Kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán nhập khẩu Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán quỹ Phòng Kế toán trong Công ty gồm có 06 người: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, tổ chức bộ máy kế toán, phân công trách nhiệm và công việc cho từng kế toán viên, là người chịu trách nhiệm chung về báo cáo tài chính của công ty. Xét duyệt kiểm tra các công việc liên quan đến kế toán tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp: Là trợ lý cho kế toán trưởng, giúp tổng hợp các số liệu kế toán,lập báo cáo thuế,báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo tài chính đưa lên kế toán trưởng xem xét ký duyệt. -Kế toán thanh toán: + Theo dõi các khoản nợ phải thu của khách hàng. + Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ kế toán trước khi thanh toán +Theo dõi các khoản thanh toán nội bộ, thanh toán các khoản có liên quan đến công nợ, chuyển vào chứng từ gốc hợp lệ để viết phiếu thu chi, lập kế hoạch tín dụng, kế hoạch về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. - Kế toán vật tư, hàng hoá: Theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn của hàng hoá về mặt số lượng và giá trị.Kết hợp với bộ phận kho để kiểm soát hàng hóa một cách chặt chẽ. - Kế toán nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu, tính giá vốn hàng hoá nhập khẩu, nhập kho hàng hoá. - Kế toán quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt hàng ngày, chịu trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt của Công ty Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Cho đến nay công ty vẫn áp dụng hệ thống Tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các Quyết định, Thông tư bổ sung, sửa đổi theo qui định của Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam. - Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán năm báo cáo( bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm). - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. -Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá thực tế bán ra của ngân hàng ngoại thương Vietcombank. Hình thức kế toán mà công ty đã áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được thể hiện ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc(hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho) Sổ, thẻ kế toán chi tiết (chi tiết bán hàng,hàng hoá) Sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền) Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 151,156… Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng,hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra 2.2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái 2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu ở công ty Tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái nghiệp vụ nhập khẩu rất được coi trọng, là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Công ty, tạo điều kiện cho Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty Nhập khẩu các mặt hàng như: tivi, tủ lạnh, các linh kiện điện tử …chủ yếu từ thị trường Thái Lan. Với phương thức nhập khẩu ngoài nghị định thư ( Nhập khẩu tự cân đối) và với hình thức nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu công ty đã chủ động lựa chon đối tác, tiến hành giao dịch và ký kết hợp đồng Nhập khẩu trong phạm vi pháp luật cho phép. Đến nay Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu trước hết cán bộ ở phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty sau khi nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu ở thị trường trong và ngoài nước cùng với việc xem xét kế hoạch nhập khẩu của công ty phải lập phương án trình lên giám đốc công ty. Giám đốc tham khảo ý kiến của Phó giám đốc và Kế toán trưởng phê duyệt. Sau đó cán bộ của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng với các đơn vị nước ngoài thông qua hình thức đàm phán giao dịch trực tiếp hoặc thông qua các đơn chào hàng cố định. Nếu việc đàm phán có kết quả công ty tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương chính thức. Hợp đồng ngoại thương phải được ký kết theo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật hiện hành, phải ghi rõ ràng đầy đủ các điều khoản theo quy định và các điều khoản hai bên thoả thuận, phải có chữ ký đại diện hợp pháp của hai bên. Hợp đồng ngoại thương phải được thể hiện dưới hình thức văn bản (đây là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu ở nước ta trong giao dịch với các nước ). Hợp đồng được lập ra với số lượng bản gốc tuỳ thuộc vào sự thoả thuận ( thường là nhiều hơn hai bản ) có thể lập bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Mỗi bên sẽ giữ một số lượng bản gốc nhất định để làm cơ sở pháp lý cho sự ký kết và triển khai thực hiện. 2.2.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái Công ty chủ yếu sử dụng hình thức Nhập khẩu trực tiếp để tham gia ký kết hợp đồng Nhập khẩu với phương thức thanh toán T/T ( gồm thanh toán trả trước hoặc thanh toán trả sau tuỳ theo điều kiện từng hợp đồng ), hoặc thanh toán bằng L/C, đối với hình thức Nhập khẩu uỷ thác công ty ít sử dụng. 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng * Đối với nghiệp vụ Nhập khẩu hàng hoá trực tiếp : + Hợp đồng ngoại thương + Hoá đơn thương mại (Commercial invoice ) + Phiếu đóng gói + Tờ khai hàng hoá Nhập khẩu + Biên lai thuế Xuất - Nhập khẩu, thuế GTGT hàng Nhập khẩu + Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance ) + Phiếu nhập kho + Lệnh chuyển tiền + Hợp đồng mua bán ngoại tệ + Giấy báo của Ngân hàng: báo nợ, báo có + Một số chứng từ liên quan khác như: giấy đề nghị tạm ứng,phiếu chi… * Đối với nghiệp vụ Nhập khẩu uỷ thác: Các chứng từ sử dụng như nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp ngoài ra còn có thêm một số chứng từ: + Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu + Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác Nhập khẩu + Hoá đơn dịch vụ hoa hồng uỷ thác 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng Trong hạch toán các nghiệp vu nhập khẩu, công ty đã vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất do vụ chế độ kế toán thuộc Bộ tài chính quy định. Công ty không sử dụng tài khoản sáng tạo thêm để phục vụ cho việc hạch toán, tuy nhiên công ty có mở rộng chi tiết một số tài khoản cấp 4,5 để theo dõi cho từng đối tượng hạch toán. Cụ thể các tài khoản mà công ty sử dụng để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu bao gồm : - TK 156: Hàng hoá TK 15611 : Giá mua hàng hoá TK 15612 : Chi phí thu mua hàng hoá - TK 131: Phải thu khách hàng TK 1311: Uỷ thác Nhập khẩu TK 1312: Phải thu khách hàng - TK 144: Ký quỹ, ký cược ngắn hạn - TK 111 : Tiền mặt TK 11111 : Tiền mặt Việt Nam của công ty TK 11112 : Tiền mặt ngoại tệ của công ty TK 1111 : Tiền mặt ở quỹ của công ty - TK 112 : Tiền gửi ngân hàng TK 1121 : Tiền gửi Việt Nam của công ty TK 1121 : Tiền gửi ngoại tệ của công ty - TK 1121 được chi tiết theo từng ngân hàng TK 112111 : Tiền gửi Việt Nam của công ty-NH ngoại thương VN TK 112112 : Tiền gửi VN của Cty-NH Ngoại thương Quảng Ninh - TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ - TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu - TK 3388 : Phải trả khác - TK 413 : Chênh lệch tỷ giá - TK 331 : Phải trả người bán - TK 641 : Chi phí bán hàng 2.2.2.3. Trình tự hạch toán ă Đối với nghiệp vụ Nhập khẩu trực tiếp: Để thấy được tình hình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái, ta có thể thông qua quá trình hạch toán của một hợp đồng nhập khẩu trực tiếp,cụ thể: Hợp động nhập khẩu trực tiếp số 52/NK2/TBTB ngày 15/2/2006 giữa Công ty Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái, Việt Nam (bên mua) và Công ty YHI HOLDING PTE LFD, Thái Lan về việc mua 250 chiếc Tivi Panasonic, 21 in. Các điều khoản của hợp đồng quy định rõ. - Giá trị hợp đồng là : 31.250 USD (CIF Hải Phòng) - Phương thức thanh toán L/C không huỷ ngang - Địa điểm giao hàng : Cảng Hải Phòng Hợp đồng còn quy định rõ ràng về số lượng, chủng loại, các hoá đơn chứng từ, bao bì, mẫu mã, điều kiện về phẩm chất, chất lượng, điều kiện về vận chuyển và giao hàng, khiếu nại và các điều kiện có liên quan khác. - Phí mở L/C và điện phí : (0,2%+20 USD ) = 82,5 USD - Thuế nhập khẩu : 10% - Thuế GTGT : 10% - Lệ phí vận chuyển và bốc dỡ hàng về kho là : 440.000 VND + Ngày 18/3/2006 Công ty nhận được bộ chứng từ do ngân hàng gửi đến, sau khi kiểm tra đối chiếu với các điều kiện của L/C công ty chấp nhận trả tiền. +Ngày 26/3/2006 Công ty nhận được thông báo hàng đã về đến cửa khẩu cảng Hải Phòng, công ty cử cán bộ tại trạm tiếp nhận Hải Phòng và các bộ phụ trách theo dõi hợp đồng đi nhận hàng và làm thủ tục hải quan (Tỷ giá tính thuế do hải quan quy định là 15.950 VND/USD). +Ngày 29/3/2006, sau khi kiểm nhận hàng hoá đầy đủ số lượng, phẩm chất quy cách đúng mẫu mã, Công ty làm thủ tục nhập kho hàng hoá . +Ngày 29/3/2006, Công ty nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về việc thanh toán L/C cho lô hàng cho Công ty YHI HOLDING PTE LFD, Thái Lan. • Quy trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu được thực hiện như sau: - Ngày 16/3/2006, công ty ký quỹ mở L/C, căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng kế toán ghi sổ theo định khoản sau: (tỷ giá thực tế 15.914 VND/USD , khoản ký quỹ mở L/C là 30% giá trị hợp đồng). Nợ TK 144 : 31.250*30%*15.914 = 149.193.750 Có TK 1122 : 149.193.750 - Ngày 16/3/2006, công ty nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về lệ phí mở L/C theo tỷ giá thực tế là 15.914 VND/USD, kế toán ghi : Nợ TK 6418 : 82,5*15.914 = 1.312.905 Nợ TK 1331 : 131.290,5 Có TK 1122 : 1.444.195,5 - Ngày 26/3/2006 công ty tạm ứng cho cán bộ nhận hàng với khoản tiền là : 600.000 VND để đi nhận hàng, kế toán ghi: Nợ TK 141 : 600.000 Có TK 111 : 600.000 - Ngày 29/3/2006, hàng hoá nhập khẩu được chuyển về nhập kho, kế toán phản ánh giá trị hàng nhập như sau : ( tỷ giá thực tế là 15.950 VND/USD ) Giá trị hàng nhập khẩu = 31.250*15.950 = 498.437.500 VND Thuế nhập khẩu = 31.250*10%*15.950 = 49.843.750 VND Căn cứ vào phiếu nhập kho, giấy thông báo thuế phụ thu, kế toán ghi: Nợ TK 156 : 548.281.250 Có TK 3333 : 49.843.750 Có TK 331 : 498.437.500 - Ngày 29/3/2006 Công ty nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng thông báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu với tổng số tiền là: 498.437.500 VND. Do đã ký quỹ 30% nên công ty chỉ thanh toán thêm là: 348.906.250 VND. Vì tỷ giá thực tế tại thời điểm ký quỹ nhỏ hơn tỷ giá tại thời điểm thanh toán, khoản chênh lệch công ty cho vào tài khoản 515, kế toán ghi. Nợ TK 331 : 498.437.500 Có TK 515: 337.500 Có TK 1122 : 348.906.250 Có TK 144 : 149.193.750 - Ngày 30/3/2006 căn cứ vào vào giấy thông báo thuế và phụ thu, kế toán phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu(tỷ giá tính thuế do hải quan quy định là 15.950 VND/USD). Giá tính thuế của hàng nhập khẩu là: 31.250*15.950 + 49.843.750 = 548.281.250 VND, kế toán ghi: Nợ TK 133 : 54.828.125 Có TK 3331 (33312) : 54.828.125 - Ngày 1/4 khi nộp thuế căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng (tỷ giá thực tế là 15.073 USD/VND ), kế toán ghi: Nợ TK 3333 : 49.843.750 Nợ TK 3331 (33312) : 54.828.125 Có TK 1121 : 104.671.875 - Căn cứ vào phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán phản ánh chi phí giao nhận vận chuyển, bốc dỡ theo định khoản sau: Nợ TK 6418 : 440.000 Có TK 141: 440.000 Ta có thể khái quát quy trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp ở Công ty qua sơ đồ sau: • Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái: TK 1121,1122 TK144 TK 331 TK 151 TK 157 (1) (2) (3) (4) TK 632 (5) TK 635 (6) (5a) TK 3333 TK 1561 TK515 (9) (5b) (8) (7) TK 133 TK 33312 (10) (11) TK 1562 TK 632 (12) (13) Chú thích: (1) : Ký quỹ mở L/C (9) : Nhập kho (2) : Thanh toán với ngưòi xuất khẩu (10): Nộp thuế VAT (3) : Nhận được thông báo hàng về tới cảng (11): VAT được khấu trừ (4) : Hàng gửi đi bán (12): Chi phí nhập khẩu (5) : Thanh toán với người xuất khẩu (13): Chi phí phân bổ cho hàng đã tiêu thụ (5a): Tỷ giá thực tế sau nhỏ hơn tỷ giá thực tế trước (5b): Tỷ giá thực tế sau lớn hơn tỷ giá thực tế trước ă Đối với nghiệp vụ Nhập khẩu uỷ thác: Để xem xét tình hình hạch toán hoạt động nhập khẩu uỷ thác tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái, ta xem xét hợp đồng cụ thể sau: Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác số 07/NK5-MP/2006 ký kết ngày 25/5/2006, giữa Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái (đơn vị nhận uỷ thác ) và công ty Thương mại Minh Phương (đơn vị giao uỷ thác ) và hợp đồng ngoại thương số 01-CLM-USG2006 giữa Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái, Việt Nam và Công ty USG PRODUCTS (F.E) PTE. LTD về việc công ty Thương mại Minh Phương uỷ thác cho Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái nhập khẩu mặt hàng phụ tùng của máy Komatsu theo như Annex. Trị giá hợp đồng là 150.400 USD Mặt hàng này ở trong nhóm được miễn thuế nhập khẩu + Ngày 29/5/2006 nhận tiền của bên giao uỷ thác là 15% giá trị hợp đồng( và theo tỷ giá thực tế thời điểm là 15.940 VND/USD ) để ký quỹ mở L/C và 451,2 USD tiền phí cho ngân hàng cũng theo tỷ giá như vậy. + Ngày 1/6/2006 ký quỹ mở L/C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0014.doc
Tài liệu liên quan