Đề tài Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn AgriBank chi nhánh Biên Hòa

Do có quá nhiều phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại

thương, nên trong thực tếmột L/C khi mởthường xin tu chỉnh cho phù hợp với thực

tếdễthực hiện.Việc yêu cầu xin tu chỉnh một L/C có thểdo nhà nhập khẩu hoặc do

nhà xuất khẩu đềnghịtrước.Thực tếcho thấy nhà nhập khẩu chỉtu chỉnh khi những

điều khoản do mởL/C không chính xác, còn thông thường tu chỉnh là do nhà xuất

khẩu đềnghịdo nhận thấy việc thực hiện theo đúng những điều khoản là vượt quá

khảnăng của họhoặc có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ.

Tuy nhiên một L/C được tu chỉnh có giá trịkhi cảhai bên mua và bán đều

đồng ý với những đềnghịtu chỉnh của bên kia. Nếu có một bên không đồng ý thì L/C

vẫn giữnguyên trạng của nó. Khi cần tu chỉnh một L/C, khách hàng mởL/C cần phải

gửi một công văn trực tiếp đến ngân hàng đềnghịngân hàng tu chỉnh L/C cho đơn vị

thông qua thanh toán viên của phòng thanh toán quốc tế. Đặc biệt trong công văn gửi

đến phải chứng minh sựchấp nhận của người đại diện bên xuất, có thểcó chữký

hoặc bản fax nội dung yêu cầu tu chỉnh L/C của người bán.Thông thường thì nội

dung điện tu chỉnh được gửi đi bằng mạng SWIFT theo mẫu MT 707.

pdf83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn AgriBank chi nhánh Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng xuất nhập khẩu: Hàng nhập: năm 2008 đạt được 10347 ngàn USD giảm 3116 ngàn USD giảm 23% so với năm 2007. 34 Hàng xuất: năm 2008 đạt 26675 ngàn USD giảm 9699 ngàn USD giảm 27% so với năm 2007. Doanh số mua bán ngoại tệ: Doanh số mua: năm 2008 giảm từ 29156 ngàn USD xuống còn 18918 ngàn USD giảm 10238 ngàn USD chiếm tỷ lệ giảm 35,11% so với năm 2007. Doanh số bán: năm 2008 giảm từ 29100 ngàn USD xuống 18900 ngàn USD giảm 35.05% so với năm 2007. Nguyên nhân việc giảm này là do năm 2008 rơi vào khủng hoảng tài chính thế giới vì vậy mà sản lượng xuất khẩu giảm mạnh thậm chí có công ty xuất nhập khẩu phải phá sản vì sức ép cạnh tranh của thị trường, đã dẫn đến việc kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của ngân hàng giảm mạnh. Mặt khác về thị phần của ngân hàng so với các ngân hàng thì chiếm thị phần nhỏ so với ngân hàng khác. Bảng 3.3 Thị phần của các ngân hàng trên địa bàn. Thị phần(%) NHN0 Vietcombank Incombank BIDV khác TTQT 5 60 8 10 17 KDNT 3 65 9 12 11 TT Biên Mậu 0 0 0 0 0 Kiều hối 5 50 10 10 25 (nguồn: Phòng KHKD ,NHN0&PTNT BH) Qua bảng số liệu chúng ta thấy Vietcombank là ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với TTQT là 60% ,KDNT là 65% ,Kiều hối là 50% .Và chiếm tỷ lệ thấp nhất là ngân hàng Agribank Biên Hòa với TTQT 5% KDNT 3%, kiều hối là 5%.Vì vậy trong thời gian sắp tới ngân hàng phải có những chính sách nhằm thu hút nguồn ngoại tệ cũng như về thanh toán quốc tế để mở rộng thị trường Agribank trên địa bàn.Các 35 ngân hàng nước ngoài mới thành lập chi nhánh tại Đồng Nai những thị phần đã nhanh chóng phát triển với TTQT chiếm 17%, KDNT 11%, Kiều hối 25%. 3.1.2.5 Phương hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa năm 2008-2010: Năm 2009 sẽ là năm có nhiều khó khăn và thức thách cho hoạt động ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHN0&PTNT Biên Hòa nói riêng.Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức ,chi nhánh sẽ quyết tâm đạt được một số mục tiêu sau: Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh –tài chính được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao trong năm 2009, cụ thể như sau: nguồn vốn huy động đạt 742 tỷ đồng trong đó nội tệ chiếm 700 tỷ đồng và ngoại tệ 2.500.000USD, tổng dư nợ 706 tỷ đồng trong đó nội tệ là 560 tỷ đồng và ngoại tệ là 8.600.000USD, tỷ lệ nợ xấu là 3%,quỹ thu nhập là 15 tỷ đồng, hệ số tiền lương là 1.5. Tiếp tục mở rộng mạng lưới của chi nhánh xuống các địa bàn đô thị, các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp. Tập trung công tác tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ, nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư lên ít nhất là 60% trên tổng nguồn vốn thông qua việc triển khai các hình thức huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đa dạng hóa các sản phẩm, có hình thức khuyến mãi phù hợp với các đối tượng khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Tăng cường mở rộng khách hàng trong các lãnh vực tiền gửi, tiền vay và hoạt động dịch vụ.Tranh thủ tìm kiếm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế xã hội. Tăng trưởng dư nợ đi đôi với tăng cường củng cố chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tập trung đầu tư và có chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn, nâng dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực này trong tổng dư nợ. 36 Tăng cường đào tạo và giáo dục nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và khả năng giao tiếp ứng xử cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh ngày càng vững về nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao phong cách giao dịch với khách hàng. 3.2 Thực trạng vận dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Biên Hòa: 3.2.1 Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: Sơ đồ 3.2 quy trình thanh toán L/C nhập khẩu (4) (5) (7) (1) (6) (3) (2) (8) Bước 1: Người nhập khẩu lập “thư xin mở L/C” và các giấy tờ cần thiết theo quy định của ngân hàng. Bước 2: Xem xét yêu cầu của khách hàng ,nếu chấp nhận Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa sẽ lập điện phát hành thư tín dụng với nội dung tương tự như thư yêu cầu và chuyển điện về NHN0&PTNT Việt Nam. Bước 3: NH0&PTNT VN chuyển điện đến ngân hàng thông báo, yêu cầu thông báo thư tín dụng đến người xuất khẩu. Bước 4: Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu về thư tín dụng khi nhận được điện từ NHN0&PTNTVN. Nhà nhập Khẩu NH thông báo Nhà Xuất Khẩu NHN0&PTNT BH NHN0&PTNT VN 37 Bước 5: Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C nếu thấy phù hợp sẽ tiến hành giao hàng, lập bộ chứng từ đến ngân hàng phục vụ. Bước 6: Ngân hàng nước ngoài tiến nhận bộ chứng từ sau khi kiểm tra nếu thấy phù hợp chuyển trực tiếp đến NHN0&PTNTBH. Bước 7: NHN0&PTNTBH chuyển tiếp bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu họ chấp nhận thanh toán. Bước 8: NHN0&PTNTBH lập điện chuyển NHN0&PTNTVN để thanh toán L/C cho ngân hàng nước ngoài. Sau cùng là NHN0&PTNTVN sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng nước ngoài và báo nợ cho NHN0&PTNTBH và NHN0&PTNTBH hạch toán, tất toán giao dịch. 3.2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ xin mở thư tín dụng của khách hàng: Thanh toán viên kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng theo quy định .Hồ sơ mở L/C gồm các giấy tờ sau: -Thư yêu cầu mở thư tín dụng -Hợp đồng nhập khẩu -Hợp đồng ủy thác (đối với những hợp đồng ủy thác). -Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc cơ quan quản lý chuyển ngành (đối với mặt hàng nhập khẩu có điều kiện). -Giấy phép nhập khẩu của đơn vị đứng ra lập hàng. Những yêu cầu này ngân hàng chỉ yêu cầu khách hàng đáp ứng trong lần đầu giao dịch, các lần giao dịch sau có thể bỏ qua. 3.2.1.2 Thẩm định và tiến hành mở L/C: ►Thẩm định các điều kiện và điều khoản thanh toán của L/C: -Kiểm tra nội dung yêu cầu mở L/C. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện điều khoản, chỉ thị có sự mâu thuẫn nhau, thanh toán viên phải có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung trước khi mở L/C. Thanh toán 38 viên không được tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng.Thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng. Phòng thanh toán quốc tế chuyển hồ sơ mở L/C và tờ trình mở L/C cho phòng tín dụng thẩm định nguồn vốn thanh toán và trình giám đốc phê duyệt. ►Thẩm định nguồn vốn thanh toán: Căn cứ vào hồ sơ xin mở L/C và ý kiến đề xuất của phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng thẩm định lại phương án nhập khẩu, khả năng nguồn vốn thanh toán của khách hàng, kiểm tra hạn mức tín dụng cho phép, đề nghị mức ký quỹ. ٭L/C thanh toán bằng vốn vay của NHN0: -Thủ tục xét duyệt hồ sơ cho vay theo chế độ tín dụng hiện hành của NHN0 (NHN0 không cho vay để ký quỹ). -Hồ sơ mở L/C thanh toán bằng vốn vay NHN0 phải có quyết định phê duyệt phương án vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng ký với khách hàng xin mở L/C. -Ngày chi nhánh thanh toán bộ chứng từ là ngày hạch toán nhận nợ vay (điều khoản này ghi sẵn vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ). ٭L/C thanh toán bằng vốn tự có ,ký quỹ dưới 100%: Trên cơ sở độ tín dụng của khách hàng, giám đốc chi nhánh quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp yêu cầu khách hàng ký, đóng dấu sẵn đơn xin vay,giấy nhận nợ (theo mẫu đơn xin vay và giấy nhận nợ đang áp dụng ) cho phần giá trị chưa được ký quỹ của L/C. Nếu khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị của L/C (tính cả tỷ lệ vượt giá trị của L/C do dung sai, nếu có), phòng thanh toán quốc tế tiếp nhận và trình giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào nội dung thẩm định và các ý kiến đề xuất của phòng thanh toán quốc tế và phòng tín dụng, giám đốc chi nhánh ký duyệt hồ sơ mở L/C và ký các chứng từ kèm theo (hồ sơ cho vay bắt buộc), nếu có. 39 Căn cứ vào ý kiến phê duyệt mở L/C. Chi nhánh hạch toán ngoại bảng trị giá mở L/C theo quy định cuối tháng đối chiếu khớp đúng số dư ngoại bảng với số dư mở L/C còn hiệu lực chưa thanh toán tại chi nhánh. ►Trình tự mở L/C: Sau khi hồ sơ xin mở L/C được phê duyệt, chi nhánh thực hiện mở L/C theo trình tự sau: *Tại chi nhánh: Thanh toán viên đăng ký số tham chiếu L/C, vào sổ để theo dõi. Sổ theo dõi hồ sơ mở L/C phải ghi rõ những thông tin sau: ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng mở L/C, trị giá L/C, loại L/C (phân theo kỳ hạn thanh toán, ngày thực tế thanh toán, nguồn vốn thanh toán, tỷ lệ ký quỹ, ghi chú khác (nếu chi nhánh thấy cần thiết). Chọn ngân hàng thông báo /ngân hàng thương lượng: -Trường hợp khách hàng không chỉ định ngân hàng thông báo.Thanh toán viên lựa chọn ngân hàng dựa trên danh sách ngân hàng đại lý do Sở Quản lý cung cấp. -Trường hợp khách hàng chỉ định ngân hàng thông báo L/C không có quan hệ đại lý với với NHN0. Tại đầu điện chi nhánh sẽ chọn ngân hàng có quan hệ đại lý với NHN0 để chuyển tiếp L/C và ghi tên ngân hàng thông báo vào trường 57(Advice through). Trong trường hợp không chọn được ngân hàng chuyển tiếp L/C, chi nhánh liên hệ với Sở Quản lý để được hướng dẫn. -Trường hợp khách hàng chỉ định L/C không hạn chế ngân hàng thương lượng, không cho phép đòi tiền bằng điện.Trong L/C phải quy định rõ (T/T Reimbursement is not allowed tại trường 78) và phải yêu cầu ngân hàng thương lượng thông báo bằng điện có mã xác nhận đã gửi chứng từ đòi tiền và ghi rõ số biên lai gửi chứng từ. Nhập dữ liệu vào máy vi tính, mở L/C: -Mở bằng điện sử dụng mẫu SWIFT MT700, MT701. -L/C phát hàng qua SWIFT hay Telex đều nên dẫn chiếu UCP 600. -Chi nhánh hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ, nhập ngoại bảng trị giá của L/C phát hành, thu phí có liên quan theo quy định hiện hành của NHN0. 40 -Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện mở L/C trình phụ trách phòng, lãnh đạo chi nhánh ký duyệt.Tính mã nội bộ và chuyển điện về Sở Quản lý. -Trong nội dung của L/C phải quy định rõ về việc thu phí thông báo L/C (đề nghị ngân hàng thông báo L/C thu phí trước khi trả L/C cho người thụ hưởng tại trường 72 của điện mở L/C). -Giao 01 bản gốc L/C cho khách hàng, có dấu và chữ ký của lãnh đạo chi nhánh. -Vào bìa hồ sơ L/C theo mẫu, lưu 01 bản điện đã chuyển đi có chữ ý của thanh toán viên, phụ trách phòng và giám đốc chi nhánh vào hồ sơ theo dõi. *Tại sở quản lý: Tiếp nhận điện từ chi nhánh -Kiểm tra mã nội bộ và tiêu chuẩn điện SWIFT. Nếu điện sai chuẩn hoặc sai mã, sở quản lý chuyển trả lại điện để chi nhánh xem lại. Nếu đúng, cá nhân được ủy quyền xác nhận “mã đúng” và chuyển tiếp vào hệ thống SWIFT. -Kiểm tra ngân hàng thông báo: Nếu chi nhánh chưa qua chỉ định ngân hàng thông báo, căn cứ vào danh sách ngân hàng đại lý, sở quản lý sẽ chọn ngân hàng thông báo. Nếu ngân hàng thông báo không có quan hệ đại lý với NHN0, sở quản lý sẽ chọn ngân hàng chuyển tiếp là ngân hàng thứ 3 có quan hệ đại lý với NHN0 chuyển tiếp điện đến ngân hàng thông báo. Nếu ngân hàng thông báo chưa tham gia mạng SWIFT, sở quản lý tự động chuyển tiếp điện từ mạng SWIFT sang mạng Telex và tính mã gửi đi. -Kiểm tra ngân hàng xác nhận (nếu có) Sau khi kiểm tra các điều kiện trên, nếu L/C đủ điều kiện chuyển tiếp, cá nhân được ủy quyền thực hiện theo quy định. Cá nhân được ủy quyền tính mã (nếu cần thiết), phụ trách phòng kiểm soát lại điện. Sau khi giám đốc duyệt, cá nhân được ủy quyền chuyển điện ra khỏi hệ thống. 41 Kiểm tra tình trạng điện sau khi phát và trả điện về chi nhánh. Số hiệu của L/C do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa cấp cho mỗi loại L/C tuân theo quy tắc chung của hệ thống. 3.2.1.3 Tu chỉnh L/C: Do có quá nhiều phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, nên trong thực tế một L/C khi mở thường xin tu chỉnh cho phù hợp với thực tế dễ thực hiện.Việc yêu cầu xin tu chỉnh một L/C có thể do nhà nhập khẩu hoặc do nhà xuất khẩu đề nghị trước.Thực tế cho thấy nhà nhập khẩu chỉ tu chỉnh khi những điều khoản do mở L/C không chính xác, còn thông thường tu chỉnh là do nhà xuất khẩu đề nghị do nhận thấy việc thực hiện theo đúng những điều khoản là vượt quá khả năng của họ hoặc có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ. Tuy nhiên một L/C được tu chỉnh có giá trị khi cả hai bên mua và bán đều đồng ý với những đề nghị tu chỉnh của bên kia. Nếu có một bên không đồng ý thì L/C vẫn giữ nguyên trạng của nó. Khi cần tu chỉnh một L/C, khách hàng mở L/C cần phải gửi một công văn trực tiếp đến ngân hàng đề nghị ngân hàng tu chỉnh L/C cho đơn vị thông qua thanh toán viên của phòng thanh toán quốc tế. Đặc biệt trong công văn gửi đến phải chứng minh sự chấp nhận của người đại diện bên xuất, có thể có chữ ký hoặc bản fax nội dung yêu cầu tu chỉnh L/C của người bán.Thông thường thì nội dung điện tu chỉnh được gửi đi bằng mạng SWIFT theo mẫu MT 707. 3.2.1.4 Kiểm tra bộ chứng từ nhận được từ ngân hàng nước ngoài: Khi nhận được bộ chứng từ, mỗi ngân hàng sẽ có thời gian hợp lý để kiểm tra và thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ đến để cho biết quyết định từ chối hay chấp nhận bộ chứng từ, nhưng không vượt quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ. Việc kiểm tra bộ chứng từ phải đối chiếu với hồ sơ L/C. Đối với từng loại chứng từ, khi kiểm tra cần lưu ý: *Thư ngân hàng nước ngoài: Đây được xem như là một căn cứ có giá trị giữa các ngân hàng với nhau.Thư này cũng sẽ thể hiện tầm quan trọng riêng của nó.Thanh toán viên thường kiểm tra những nội dung sau: 42 +Số ngày gởi chứng từ có phù hợp với số ngày quy định trong L/C hay không, tùy theo quy định của L/C nhưng thông thường là 10 ngày hoặc 7 ngày tùy làm việc kể từ sau ngày giao hàng lên tàu. +Số tiền đòi trên thư tín dụng có đúng với số tiền trên hối phiếu và hóa đơn thương mại hay không. +Tên, địa chỉ của người nhập khẩu, người thụ hưởng, ngân hàng mở L/C. +Xem xét các chỉ tiêu thanh toán và những lưu ý đặc biệt trên thư như thông báo của ngân hàng nước ngoài về bất hợp lệ của chứng từ mà nhà xuất khẩu không sửa chữa hay thông báo về bộ chứng từ đã được chiết khấu và cách thức thanh toán. *Hối phiếu (bill of exchange): +Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký phát trên hối phiếu. +Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong thời hạn hiệu lực của L/C hay không.Vì sau, ngày giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền. +Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như trên L/C quy định hay không. Trên hối phiếu phải ghi At Sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc at….days sight nếu là thanh toán có kỳ hạn. +Kiểm tra số L/C và ngày phát hành L/C ghi trên hối phiếu có đúng không. +Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: tên, địa chỉ của người ký phát( drawer), người trả tiền (drawee), thường là ngân hàng mở L/C. +Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên bề mặt sau hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông báo hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo. +Số tiền ghi trên hối phiếu phải nằm trong trị giá của L/C và phải bằng 100% trị giá hóa đơn thương mại. Số tiền bằng chữ và bằng số phải trùng khớp với nhau và trùng khớp với số tiền ghi trên hóa đơn, đơn vị tiền tệ phải giống trên L/C.Có những trường hợp mà số tiền trên L/C không trùng với số tiền ghi trên hối phiếu: 43 -Nếu L/C cho phép giao hàng từng phần (Partial shipment: allowed), thì số tiền trên hối phiếu có quyền khác với L/C mà không bị coi là bất hợp lệ, nhưng số tiền trên hối phiếu phải nhỏ hơn số tiền trên L/C. -L/C cho phép dung sai là +/-x%, dung sai áp dụng cho số tiền, thì số tiền trên hối phiếu có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn số tiền trên L/C. *Hóa đơn thương mại (commercial Invoice): +Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C hay không. +Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua (tên công ty, địa chỉ, số điện thoại …)so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không. +Nếu như không được quy định khác trong L/C, hóa đơn phải do người hưởng phát hành có tên và địa chỉ trùng với tên và địa chỉ của người thụ hưởng trong L/C. Nếu hóa đơn không phải do người thụ hưởng lập thì hóa đơn được coi là hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập:commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable. +Sự mô tả hàng hóa phải phù hợp với sự mô tả hàng hóa trong L/C.Đây chính là cơ sở để người vận chuyển lập vận đơn.Khi kiểm tra phần này trong vận đơn phả có đối chiếu với hóa đơn thương mại. +Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, vận đơn hàng không… +Khi việc giao hàng từng phần bị cấm, thì giá trị của hóa đơn thương mại phải phù hợp với giá trị ghi trong L/C hoặc có thể ít hay nhiều hơn 5% giá trị L/C nếu không có sự hướng dẫn khác trong L/C. *Vận đơn đường biển : (bill of lading) B/L là một chứng từ quan trọng nên khi kiểm tra phải hết sức thận trọng và theo sát những quy định của L/C và những quy định của UCP DC 600.Thường thì ngân hàng kiểm tra theo trình tự sau: +Kiểm tra số bản chính được xuất trình 44 +Kiểm tra loại vận đơn căn cứ vào quy định của L/C, kiểm tra xem loại vận đơn có phù hợp hay không. +Kiểm tra tính chính xác thực của vận đơn: nhà nhập khẩu kiểm tra vận đơn có chữ ký của người chuyên chở (hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và tư cách pháp lý. +Kiểm tra mục người gởi hàng (shipper).Tuy nhiên ngân hàng vẫn chấp nhận một chứng từ vận tải mà trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong L/C không quy định như vậy. +Kiểm tra mục người nhận hàng (consignee): đây là mục quan trọng trên B/L và luôn được quy định rõ trong L/C nên người lập vận đơn phải tuân thủ theo quy định một cách nghiêm ngặt. -Nếu L/C quy định B/L được lập theo lệnh của người gửi hàng và ký hậu để trắng thì người gửi hàng sẽ phải ký hậu để trắng ở mặt sai của B/L. -Nếu L/C quy định B/L được lập theo lệnh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa thì trên mục người nhận phải ghi “To the order of Agribank bien hoa branch” .Nếu trên B/L không ghi rõ người nhận là NHN0&PTNT BH thì vận đơn không được chấp nhận. +Kiểm tra mục thông báo (notify): thường là ghi tên và địa chỉ của người làm đơn xin mở L/C (applicant). +Kiểm tra tên cảng xếp hàng (port of loading), cảng dỡ hàng (port of discharge) có phù hợp với quy định của L/C hay không. +Kiểm tra nội dung hàng hóa được nêu trên B/L có phù hợp với quy định trong L/C và các chứng từ khác hay không. Nội dung này bao gồm: tên hàng hóa, ký mã hiệu hàng hóa, số lượng, số kiện, tổng trọng lượng hàng hóa, đặc biệt ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu hàng hóa ghi trên thùng hàng, số hiệu container với nội dung của L/C và Packing list. +Kiểm tra mục cước phí:có phù hợp với quy định của L/C hay không.Ví dụ: nhà nhập khẩu thường nhập hàng theo điều kiện CIF và CFR nên hầu hết các L/C 45 thường quy định cước phí trả trước (Freight Prepaid).Nếu vận đơn nêu cước phí phải thu (Freight to collect ) thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận chứng từ này. +Các sửa đổi bổ sung trên B/L phải được xác nhận bằng chữ ký và con dấu đồng thời kiểm tra các thông tin như số L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ như hóa đơn, hợp đồng…. *Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate /Policy): +Kiểm tra loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không :chứng thư bảo hiểm (Insurance policy), hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate ). +Kiểm tra tên, địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng với quy định của L/C hay không? thông thường, tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu và việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa cho nhà nhập khẩu phải được thể hiện bằng hình thức ký hậu để trắng tương tự như trường hợp chuyển quyền sở hữu đối với chứng từ vận tải. +Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểm.Trong thực tế các L/C đều quy định giá trị bảo hiểm bằng 110% trị giá hóa đơn. Do vậy thanh toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên chứng từ bảo hiểm và hóa đơn theo quy định của L/C. +Kiểm tra nội dung hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm: các mô tả về hàng hóa và số liệu khác phải phù hợp với L/C và các chứng từ khác.Việc mô tả hàng hóa có thể chung chung nhưng không được mâu thuẩn với L/C. +Kiểm tra ngày lập chứng từ bảo hiểm: ngày lập chứng từ bảo hiểm phải được lập trước hoặc trùng với ngày B/L. Nếu ngày lập chứng từ bảo hiểm sau ngày lập vận đơn, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. *Các loại chứng từ khác: Hầu hết trong các bộ chứng từ được xuất trình thì bao giờ cũng có những chứng từ như hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra tùy theo từng trường hợp cụ thể mà L/C sẽ yêu cầu xuất trình một hoặc một số các loại chứng từ: +Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng 46 +Bản copy, fax hay telex +Biên nhận gởi chứng từ bằng dịch vụ chuyển phát nhanh +Giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of Inspection) +Giấy chứng nhận của người thụ hưởng (Beneficiary’s certificate) +Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) +Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) ……………. Nguyên tắc chung để kiểm tra các chứng từ này: +Đơn vị xuất trình đầy đủ các chứng từ về cả chủng loại và số lượng như L/C yêu cầu. +So sánh đối chiếu với những yêu cầu của L/C về các loại chứng từ này, kiểm ta xem chúng có thể hiện được những yêu cầu mà L/C đòi hỏi hay không. +Các chi tiết trên chứng từ như tên người thụ hưởng, người mở, tên tàu, số L/C, số lượng quy cách …phải phù hợp với L/C, B/L, Invoice. 3.2.1.5 Thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu: ■ Nếu hàng hóa về trước bộ chứng từ thì ngân hàng thực hiện các thao tác nghiệp vụ sau: Khi khách hàng ký quỹ 100% trị giá L/C, khác hàng có quyền yêu cầu một B/L được gởi nhanh về trước cho mình để nhận hàng, còn 2/3 B/L còn lại sẽ được gởi về cho ngân hàng kiểm tra sau. Đơn vị nhập khẩu muốn nhận được hàng hóa thì phải làm một thư bảo đảm gửi đến Agribank Biên Hòa.Cũng có khi L/C yêu cầu 1/3 B/L sẽ được gởi nhanh về cho Agribank Biên Hòa và nhà nhập khẩu muốn nhận được hàng thì phải nộp vào ngân hàng 100% trị giá L/C và cam kết chấp nhận bất hợp lệ nếu có. Khi L/C quy định trên B/L là “made out to order of Agribank Bien Hoa branch” thì khách hàng muốn nhận được hàng thì phải được ngân hàng ký hậu. Nếu L/C quy định 3/3, B/L gửi về cho ngân hàng thì trong trường hợp hàng về trước chứng từ thì đơn vị nhập khẩu muốn nhận hàng phải làm đơn chấp nhận bất hợp 47 lệ nếu có và nộp đủ tiền toàn bộ giá trị của L/C cho NHN0&PTNT BH.Thanh toán viên sẽ lập một thư bảo lãnh nhận hàng do chưa có B/L chính do nhà nhập khẩu nhận hàng.Thư bảo lãnh thường bao gồm những nội dung sau: Nêu lý do và cam kết chịu trách nhiệm thanh toán cho người hưởng về lô hàng. +Hàng hóa (commodity) +Số lượng (quantity) +Tên tàu (name of vessel), số B/L (number of B/L) +Ngày của B/L (B/L date) +Chủ hàng (shipper) +Người nhận (notify party) ……… Trong trường hợp này khi bộ chứng từ về đến ngân hàng nếu phát hiện thấy có bất hợp lệ, ngân hàng vẫn tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng mà không cần thông báo cho đơn vị nhập khẩu vì trong thư đã có cam kết là đơn vị nhập khẩu sẽ chấp nhận tất cả các bất hợp lệ (nếu có)và không có quyền từ chối thanh toán.NHN0&PTNT BH chỉ thông báo bất hợp lệ nếu có cho đơn vị nhập khẩu và thu phí bất hợp lệ. Phí mở thư bảo lãnh là 50USD. ■Nếu bộ chứng từ về trước hàng hóa thì ngân hàng thực hiện các thao tác nghiệp vụ sau: Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ thì sẽ đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu và đánh điện cho ngân hàng thông báo. Dù cho nhà nhập khẩu thông báo chấp nhận bất hợp lệ hay không thì trong vòng 7 ngày làm việc ngân hàng mở L/C phải thông báo về các điểm bất hợp lệ cho ngân hàng thông báo.Nếu sau 7 ngày làm việc, ngân hàng mở L/C nếu không có thông báo gì thì phải bắt buộc thanh toán tiền cho ngân hàng thông báo dù chứng từ có bất hợp lệ hay không. -Trong trường hợp nhà nhập khẩu chấp nhận bất hợp lệ, ngân hàng đánh điện trả tiền. Trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối các bất hợp lệ thì ngân hàng nông 48 nghiệp và phát triển nông thôn Biên Hòa có quyền từ chối thanh toán. Khi bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản trong L/C thì ngân hàng mở sẽ thanh toán cho ngân hàng thông báo. Đối với trường hợp ký quỹ 100%: NHN0&PTNT BH sẽ trích tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài mà không cần ý kiến của nhà nhập khẩu. -Đối với trường hợp ký quỹ không đủ: đơn vị nhập khẩu muốn nhận được bộ chứng từ thì phải ký quỹ phần còn lại.Trường hợp nhà nhập khẩu muốn nhận bộ chứng từ nhưn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND_BAO_CAO_NCKH_2.pdf
Tài liệu liên quan