Đề tài Hoàn thiện quá trình hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Trong cơ chế thị trường tiêu thức quan trọng để đánh giá doanh nghiệp là kết quả kinh doanh tức là doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận là chủ yếu. Để các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đó thì cơ chế, chính sách tài chính đóng một vai trò quan trọng. Và những tồn tại của nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lý cũng như hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán xác định kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng. kết quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ việc tính thuế DT tuy là thuế gián thu nhưng thuế này bị đánh trùng lắp gây thiệt thòi cho DN. Tuy nhiên thuế này sẽ được thay bằng thuế GTGT vào đầu năm 1999. Còn đối với vấn đề phân phối lợi tức cũng có vấn đề phải đề cập đến. Trước hết việc tính toán số lợi tức chịu thuế ( sau này là số thu nhập chịu thuế thu nhập của công ty ) nên xác định theo mức khoán. Có ý kiến cho rằng có thể căn cứ vào tình hình lợi nhuận của 5 năm vừa qua để xây dựng mức khoán cho năm năm tới và ổn định thu theo mức đó. Các tài liệu về định mức kinh tế kỹ thuật do các cơ quan quản lý nhà nước tập hợp và công bố chỉ là các tài liệu tham khảo khi quyết định duyệt về mức lợi tức chịu thuế cho doanh nghiệp. Trong việc phân phối lợi tức sau thuế còn một vấn đề đang được bàn cãi rất nhiều dó là chế độ thu vốn ngân sách nhà nước. Chế độ thu vốn ngân sách nhà nước đã được thức hiện trong hơn 6 năm qua với mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước sử dụng hiệu quả hơn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên đến quá trình thực hiện nó đã bộc lộ những tồn tại. Có quan điểm cho rằng vẫn nên duy trì chế độ thu này vì nó vừa thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn có hiệu quả chống lãng phí vốn, vừa đóng góp một phần thu nhất định cho thu ngân sách nhà nước, đồng thời tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp có lượng vốn ngân sách nhiều ít khác nhau. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên xoá bỏ chế độ thu này.

 

doc25 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quá trình hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội tham gia đóng góp ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế lợi tức.Đồng thời lợi nhuận là nguồn tài chính bù đắp thiệt hại rủi ro trong kinh doanh cũng như khuyến khích vật chất cải thiện đời sống công nhân viên trong doanh nghiệp. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có nhiều biện pháp quản lý các mặt công tác khác nhau và cũng có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các biện pháp đó. Nhưng điều quan trọng cần chú ý là phải xem xét đánh giá hiệu quả các biện pháp trong mối quan hệ với lợi nhuận. Cuối cùng điều chúng ta đều biết là doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh tế là để thu lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. Trong kỳ hoạt động kinh doanh lợi nhuận của doanh nghiệp được tạm phân phối cho tới cuối niên độ khi quyết toán năm được xét duyệt doanh nghiệp mới phân phối chính thức. Chính vì thế phân phối lợi nhuận đúng đắn hợp lý sẽ có tác dụng phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thánh kế hoạch tiết kiệm chi phí từ đó tăng lợi nhuận. Mặt khác phân phối lợi nhuận được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế trong việc khai thác những tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp, phát huy cao độ quyền tự chủ tài chính, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Để đạt được điều này thì lợi nhuận cũng như phân phối lợi nhuận cần được phản ánh đúng đắn, chính xác hợp lý. Tuy nhiên trong thực tế, do những mục đích không lành mạnh doanh nghiệp có thể phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh theo những định hướng khác nhau không phản ánh đúng thực tế. Do đó các doanh nghiệp phải theo dõi và phản ánh đúng tình hình xác định kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp những thông tin chính xác cho cơ quan quản lý cấp trên nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý phân phối kết quả . Cùng với việcphản ánh sai lệch kết quả kinh doanh theo những mục đích khác nhau công tác kế toán ở nhiều doanh nghiệp còn nhiều tồn tại và yếu kém, chất lượng của tài liệu không được đảm bảo, thiếu chính xác và kịp thời, lập chứng từ kế toán chưa đầy đủ, chưa hợp lý, hợp lệ, ghi chép sổ sách không cập nhật đầy đủ, hiện tượng gian lận để ngoài sổ, các phương pháp cập nhật phân bổ chi phí không rõ ràng không đúng chế độ, thiếu trung thực. Kết quả xác định sai lệch để trốn thuế, công nợ dây dưa, phân phối thiếu công bằng. Tình trạng "lãi giả lỗ thật" là hạch toán thiếu để báo cáo đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp với cấp trên hoặc để thu hút sự tham gia đầu tư hùn vốn của các đơn vị kinh tế ngoài doanh nghiệp khuyếch trương. phóng đại kết quả của mình. Hạch toán " lỗ giả lãi thật" là hạch toán để trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước. Việc xác định kết quả cũng còn nhiều bất hợp lý như kết cấu các quỹ không phù hợp với xu thế kinh tế hiện nay, việc sử dụng các quỹ còn tuỳ tiện chưa đúng mục đích. Đồng thời với cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận đã tạo ra sự phân hoá bất bình đẳng trong xã hội. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhà nước chưa quản lý được lợi nhuận của họ vì vậy chưa có căn cứ để tính thuế. Tình trạng trốn lậu thuế buôn bán qua biên giới trong nước, làm hàng giả, núp bóng các doanh nghiệp quốc doanh để trốn thuế còn khá phổ biến. Do vậy cần hoàn thiện quá trinh hạch toán xác định kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh tiến hành với cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận có sự đồng bộ với việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế. 2. Nội dung của việc hoàn thiện quá trình hạch toán xác định kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh. Để việc hạch toán xác định kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh được chính xác thì yêu cầu quá trình hạch toán phải hợp lý khoa học hay nói cách khác là để tổ chức hạch toán vừa phải phù hợp với chế độ nhà nước vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh đồng thời đảm bảo đầy đủ chức năng kế toán với chất lượng cao nhất, chi phí hạch toán ít nhất. 2.1 Hoàn thiện về phương pháp xác định kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó không chỉ đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, mở rộng kinh doanh mà còn là chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất đến các thông tin về kết quả kinh doanh, vì thế đòi hỏi kế toán phải xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đúng nguyên tắc qui định chính xác. Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định giống như mục 2 phần I. Tuy nhiên trong phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh còn một số vấn đề tồn tại đối với các doanh nghiệp. Do tính chất quan trọng của kết quả hoạt động kinh doanh và những vấn đề còn tồn tại trong việc xác định kết quả cho nên việc hoàn thiện phương pháp xác định là hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện kế toán kết quả và phân phối Kết quả hoạt động kinh doanh . Cùng với việc hoàn thiện phương pháp xác định kết quả, phương pháp phân phối kết quả cũng rất quan trọng . Vì phân phối lợi nhuận nhằm mục đích tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, khuyến khích người lao động . Kết quả hoạt động kinh doanh được chia làm hai phần: một phần chia và một phần không chia. Tỷ lệ phần chia và không chia cũng như tỷ lệ hình thành các quĩ xí nghiệp tuỳ thuộc vào chính sách của nhà nước ( đối với doanh nghiệp nhà nước) chính sách chia lãi cổ phần của đại hội cổ đông (đối với công ty cổ phần) trong từng thời kỳ nhất định.Về nguyên tắc kết quả hoạt động kinh doanh được phân phối giống như mục 2 phần II. Tuy trong quá trình phân phối kết quả hoạt động kinh doanh đã bộc lộ những tồn tại trong chế độ tài chính cũng như trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp . Vì vậy để việc phân phối kết quả đảm bảo lợi ích cho nhà nước doanh nghiệp và người lao động phản ánh đúng đắn nghĩa vụ đối với nhà nước thì việc hoàn thiện phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh là tất yếu. 2.2 Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu của quá trình hạch toán kết quả và phân phối kết quả . Hạch toán ban đầu là quá trình theo dõi ghi chép hệ thống các hiện tượng kinh tế các quá trình kinh tế trên chứng từ làm cơ sở cho hạch toán tổng hợp và chi tiết. Hạch toán ban đầu là quá trình xác định kết quả kế toán sử dụng những chứng từ ban đầu như: - Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh - Các chứng từ gốc phản ánh thu chi về nghiệp vụ tài chính thu chi bất thường. - Các biên bản về xử lý tài sản thiếu hụt, chi thừa 2.3 Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Để phản ánh tổng hợp kết quả các hoạt động kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 911 " Xác định kết quả kinh doanh" và các tài khoản có liên quan như: TK 511 " Doanh thu bán hàng" TK 711 " Thu hoạt động tài chính " TK 721 " Thu hoạt động bất thường" TK 632 " Giá vốn hàng bán" TK 641 " Chi phí bán hàng" TK 642 " Chi phí quản lý" TK 821 " Chi phí bất thường" TK 811 " Chi phí tài chính" TK 421 " Lãi chưa phân phối" Tài khoản 911 dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau một kỳ hạch toán. Ngoài việc hạch toán tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ và các hoạt động khác). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, ngành hàng, lao vụ dịch vụ. Doanh thu bán thành phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ được chuyển sang tài khoản 911 là doanh thu thuần tức là doanh thu đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Đồng thời để phản ánh kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh cũng như tình hình phân phối kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 421 "lãi chưa phân phối" và một số tài khoản liên quan như: TK 111 " Tiền mặt" TK 112 " Tiền gửi ngân hàng " TK 3334 " Thuế lợi tức" TK 411 " Nguồn vốn kinh doanh" TK 414 " Quĩ đầu tư phát triển" TK 4151 " Quĩ dự phòng tài chính" TK 416 " Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm" TK 413 " Quĩ khen thưởng phúc lợi" Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh bên có tài khoản 421 là lợi nhuận trước khi nộp thuế lợi tức của doanh nghiệp bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác. Việc tạm nộp thuế lợi tức theo kế hoạch thực lãi hàng tháng, quí và việc tạm trích lập các quĩ của doanh nghiệp trong năm phải đảm bảo đúng qui định của chế độ tài chính hiện hành. Ngoài ra tài khoản 421 còn phải theo dõi hạch toán chi tiết lãi năm trước và lãi năm nay trong đó cần theo dõi từng nội dung phân phối ( như thuế lợi tức, trích lập các quĩ bổ sung nguồn vốn kinh doanh). Trên đây là quá trình vận dụng hệ thống tài khoản vào hạch toán kết quả và phân phối kết quả . Tuy nhiên trong quá trình vận dụng này còn có những vấn đề tồn tại cần phải hoàn thiện. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp có qui mô lớn với nhiều chi nhánh, cửa hàng..., những tồn tại đó sẽ ảnh hưởng tới yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về xác định kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh. Như vậy đòi hỏi kế toán kết quả và phân phối kết quả bên cạnh việc vận dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ kế toán tài chính cần phải lập thêm các tài khoản chi tiết theo từng đối tượng chi tiết thu nhận để đáp ứng yêu cầu quản lý về lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.4 Hoàn thiện về sổ sách kế toán Việc vận dụng sổ sách kế toán tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, và đội ngũ cán bộ kế toán và tuỳ thuộc vào mức độ trang bị kỹ thuật cho công tác kỹ thuật cho công tác kế toán. Có bốn hình thức kế toán đang được áp dụng tại các doanh nghiệp bao gồm: - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán nhật ký chung - Hình thức kế toán nhật ký chứng từ Việc vận dụng sổ sách kế toán hợp lý sẽ tạo điều kiện cho kế toán thu nhập hệ thống hoá các chỉ tiêu kinh tế một cách kịp thời đầy đủ, cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý đồng thời tạo điều kiện cho việc phân phối lao động kế toán hợp lý trên cơ sở đó phát huy được khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán góp phần nâng cao hiệu quả kế toán. Mỗi hình thức kế toán đều có hệ thống sổ sách kế toán riêng. Doanh nghiệp lựa chọn hình thức nào sẽ sử dụng hệ thống sổ sách của hệ thống đó. Dựa vào đặc điểm kinh doanh, tổ chức trình độ đội ngũ kế toán, yêu cầu quản lý doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán phù hợp.Sau khi lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với doanh nghiệp mình các doanh nghiệpphải xây dựng hệ thống sổ sách kế toán của hình thức kế toán đó đảm bảo các yêu cầu sau: + Hệ thống sổ sách đó phải đơn giản gọn nhẹ tiện lợi cho việc ghi chép giảm tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý. + Tuỳ theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như yêu cầu quản lý mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ + Ghi chép sổ sách kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và các nhà quản lý. 2.5 Hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại thời điểm hoăc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản đơn vị tại những thời điểm kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong thời kỳ nhất định. Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài hính tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra quyết định thích hợp. + Theo chế độ kế toán hiện hành , hệ thống báo cáo tài chính thống nhất bắt buộc bao gồm ba báo cáo: "Bảng cân đối kế toán", "Kết quả hoạt động kinh doanh", "Thuyết minh báo cáo tài chính". Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng thông tin tài chính rất rộng rãi: Các nhà quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, chủ đầu tư, tài trợ... Vì vậy việc lập các báo cáo tài chính đầy đủ chính xác trung thực, nộp đúng thời hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính do các cơ quan nhà nước qui định cụ thể. Đối với " Bảng cân đối kế toán và "Báo cáo kết quả kinh doanh " phải lập vào ngày cuối cùng của quý, năm bản "Thuyết minh báo cáo tài chính" lập vào thời điểm 31/12. Thời gian công bố công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập và gửi báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc hoàn thiện báo cáo tài chính vẫn là cần thiết. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, ngoài việc lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp cần lập thêm báo cáo kết quả kinh doanh theo từng đối tượng chi tiết ( Báo cáo quản trị ). Việc lập báo cáo quản trị về kinh doanh có thể dựa vào các sổ kế toán chi tiết của tài khoản 911 và sổ kế toán liên quan để lập. Hoàn thiện lập báo cáo tài chính là rất cần thiết, quan trọng bởi vì chúng cung cấp chỉ tiêu kinh tế tài chính giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra giám sát tình hình hạch toán nói chung cũng như hạch toán kết quả và phân phối kết quả nói riêng, tình hình chấp hành chế độ tài chính, chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp, cung cấp những số liệu để phân tích đánh giá khả năng tiềm năng kinh tế tài chính. Chương 2: Tình hình hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TM Phụ tùng thiết bị SPM I/ Tình hình tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán ở Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM. 1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 1.1 Chức năng nhiệm vụ và tính chất hoạt động của Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM là một DN ngoài quốc doanh được thành lập với mục đích: - Khai thác các nguồn vật tư máy móc chuyên dùng cho tổng công ty và ngành - Tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm cơ khí công nghiệp cho các đơn vị trong tổng công ty sản xuất - Nhập khẩu, cung cấp các loại vật tư thiết bị trong nước chưa sản xuất được - Xây dựng hệ thống phân phối tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp thông qua hệ thống cửa hàng chi nhánh Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ: - Kinh doanh các loại máy móc thiết bị công nghiệp dụng cụ phụ tùng cho các cơ sở trong nước và nước ngoài sản xuất như các loại máy công cụ, máy bơm dụng cụ cắt, dụng cụ đo đá mài, thiết bị cầm tay... đồng thời cung cấp các loại sắt thép chế tạo thông dụng và chuyên môn cho ngành cơ khí. - Nhận làm đại lý giới thiệu cung ứng tiêu thụ vật tư sản phẩm cho các nhà sản xuất trong nước và ngoài nước về các mặt hàng thiết bị công nghiệp. - Chuyên bán các sản phẩm ổ bi cầu, ổ lăn liên ổ bi đặc biệt dụng cụ tháo lắp ổ bi thiết bị đo kiểm vòng bi mở các loại. - Thực hiện các dịch vụ tháo lắp, đo kiểm các vòng bi đặc chủng. - Tổ chức hội thảo và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vòng bi. 1.2 Qui mô, tổ chức quản lý của Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM có nhiều cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều. Đây là đơn vị tổ chức quản lý theo một cấp, giám đốc công ty là người lãnh đạo và chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên và toàn công ty. Giúp việc cho giám đốc là các phòng chức năng. + Phòng kinh doanh chuyên ngành 1: Có chức năng chuyên doanh các loại vật tư chuyên dụng như thép chế tạo, thép hợp kim, thép không rỉ chịu nhiệt, các loại kim loại mầu, các loại dây chuyền thiết bị toàn bộ, hàng hoá. + Phòng kinh doanh chuyên ngành 2 Chuyên kinh doanh cung cấp các dụng cụ đo cơ khí điện , vòng bi, các thiết bị bảo dưỡng lắp ráp vòng bi + Phòng tổ chức (Phó giám đốc nhân sự): Sắp xếp tổ chức thực hiện các chế độ theo Bộ luật lao động và luật pháp của nhà nước đối với doanh nghiệp. + Văn phòng: Nơi tổng hợp in ấn các tài liệu , tiếp khách, lo các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động công ty. + Phòng tài chính - kế toán: Tổ chức công tác tài chính hạch toán kế toán phần giám sát hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động kinh doanh 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được áp dụng theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán-tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng kế toán- tài chính của công ty từ khâu tập hợp số liệu ghi sổ, lập báo cáo tài hính, lưu trữ chứng từ, kiểm ,giám sát tình hình nhập xuất tồn hàng hoá, vật liệu.Cuối tháng kế toán kho quĩ và nhân viên kế toán tiến hành kểm kê Hiện nay Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM sử dụng chế độ kế toán theo đúng qui định 1141-TC/QĐ/CĐKT và sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là chủ yếu bên cạnh đó có kết hợp hình thức nhật ký chứng từ. * Mô hình tổ chức công tác kế toán, phân công lao động kế toán + Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty theo yêu cầu đổi mới * Tổ chức ghi chép, tính toán, và phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản vật tư tiền vốn, đồng thời phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty + Xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản định kỳ, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục cần thiết cho việc xử lý khoản mất mát hao hụt hư hỏng đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý. + Tính toán trích nộp các khoản thanh toán cho ngân sách nhà nước và để lại công ty theo chế độ tài chính qui định. + Theo dõi các khoản công nợ và tiến hành thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản nợ phải trả đồng thời phản ánh chính xác các khoản thừa thiếu và xử lý theo đúng chế độ + Quản lý giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng các loại vốn của công ty. + Tổ chức và thực hiện việc thanh toán với khách hàng và cán bộ trong công ty, chỉ đạo theo dõi việc kiểm tra nội bộ. + Lập đầy đủ và sử dụng đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế độ qui định phục vụ cho công tác kế toán được chính xác đầy đủ. + Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các nhân viên kế toán. * Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. + Phòng tài chính kế toán đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Đứng đầu phòng kế toán tài chính là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm chuyên môn hoá lao động bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: + Một kế toán trưởng phụ trách chung về tài chính, kế toán theo dõi kiểm tra tình hình kinh doanh chung của công ty. + Một kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán điều hành công tác kế toán trong nội bộ phòng + Một kế toán lao động tiền lương + Một kế toán thanh toán tài chính + Một kế toán kho quĩ: theo dõi tình hình thu chi, tiền mặt và tình hình biến động của hàng hoá, vật tư, TSCĐ II/ Tình hình hạch toán kết quả và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh ở Công ty TM Phụ tùng thiết bị SPM 1. Hạch toán Kết quả hoạt động kinh doanh 1.1 Xác định kết quả kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM được xác định theo đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành, bao gồm kết quả kinh doanh, hoạt động tài chính bất thường. * Kết quả kinh doanh của công ty: Là kết quả được hình thành từ việc tiêu thụ các loại máy móc, công cụ, máy bơm, dụng cụ cắt, dụng cụ đo, thiết bị cầm tay, các loại thép thông dụng và chuyên môn cho ngành cơ khí, các sản phẩm vòng bi, thiết bị đo kiểm vòng bi các loại. Kết quả hoạt động này được xác định như sau: Bước 1. Xác định doanh thu thuần bán hàng hoá Doanh thu thuần bán hàng hoá = Tổng doanh thu bán hàng hoá - Các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại) - Thuế doanh thu & thuế xuất khẩu Bước 2: Xác định lãi gộp bán hàng hoá Lãi gộp bán hàng hoá = Doanh thu thuần bán hàng hoá - Trị giá vốn hàng hoá bán ra Bước 3: Xác định lãi thuần bán hàng hoá Lãi thuần bán hàng hoá = Lãi gộp bán hàng hoá - Chi phí bán hàng hoá - Chi phí quản lý phân bổ cho hàng hoá bán ra * Kết quả hoạt động tài chính: Thu nhập hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là lãi tiền gửi: Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập thuần hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính * Kết quả bất thường: Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm thanh lý tài sản cố định, tiền được phạt, bồi thường từ các hợp đồng Kết quả hoạt động bất thường = Thu nhập thuần bất thường - Chi phí bất thường * Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM trong năm 1997: Đơn vị: đồng Khoản mục Giá trị Doanh thu thuần bán hàng 30.903.642.667 Giá vốn hàng bán 26.436.807.522 Chi phí bán hàng 2.315.052.564 Chi phí quản lý 1.337.708.300 Thu hoạt động tài chính 24.342.820 Thu bất thường 62.797.601 Chi phí hoạt động tài chính 5.344.848 Chi phí bất thường 79.221.128 1.2 Hạch toán ban đầu Hạch toán ban đầu là quá trình theo dõi, ghi chép hệ thống hoá các hiện tượng kinh tế. các nghiệp vụ kinh tế trên các chứng từ làm cơ sở cho hạch toán tổng hợp và chi tiết. Những tài liệu hạch toán ban đầu được chi chép đầy đủ, chính xác, chỉnh lý, tổng hợp phân tích có thể phản ánh toàn diện quá trình kinh doanh của công ty, phục vụ nhu cầu quản lý của các cấp lãnh đạo. Chứng từ sử dụng trong hạch toán kế toán bao gồm: + Các chứng từ gốc về các khoản thu, chi nghiệp vụ tài chính, nhập, xuất hàng bán, tài sản, sổ phụ ngân hàng. + Biên bản xử lý tài sản thiếu hụt, chi thừa, thanh lý tài sản cố định + Chứng từ gốc về các khoản thu chi bất thường. 1.3 Vận dụng hệ thống tài khoản và trình tự hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Việc vận dụng hệ thống tài khoản và hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện theo chế độ kế toán mới ban hành. Kế toán công ty sử dụng tài khoản 911 " Xác định kết quả kinh doanh", để phản ánh tổng hợp kết quả tài chính kế toán sử dụng tài khoản 421 " Lãi chưa phân phối” Phân phối Kết quả 2.1 Nguyên tắc phân phối Kết quả Kết quả của công ty hàng quí, năm được phân phối theo các đối tượng: - Nộp thuế lợi tức đối với kết quả hoạt động kinh doanh ( thuế suất 45%) - Kết quả còn lại sau khi nộp thuế lợi tức - Nộp khoản thu trên vốn ( tỉ lệ 4,8%/năm ) - Lập qũi đầu tư phát triển 50% - Lập quĩ dự phòng tài chính 10% - Lâp quĩ dự trữ bắt buộc 5% Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trích các quĩ trên Công ty kinh doanh thiết bị công nghiệp trích lập quĩ khen thưởng phúc lợi theo đúng yêu cầu của thông tư 70 TC/TCDN * Một số chỉ tiêu về tình hình phân phối kết quả tại Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM Đơn vị: đồng Khoản mục Giá trị Tổng lợi tức trước thuế 876.648.726 Thuế lợi tức 394.492.000 Quĩ đầu tư phát triển 208.092.000 Quĩ dự phòng tài chính 20.809.200 Quĩ khen thưởng phúc lợi 82.196.317 - Công ty thực hiện phân phối kết quả theo hai bước + Bước 1 : Tạm phân phối theo kế hoạch trong năm + Bước 2: Sau khi quyết toán năm được duyệt xác định, số phân phối chính thức kế toán tiến hành điều chỉnh theo số thực tế 2.2 Hạch toán ban đầu Chứng từ sử dụng trong quá trình phân phối lợi nhuận bao gồm: + Bảng kế hoạch hoá lợi nhuận + Căn cứ báo cáo quyết toán năm + Giấy báo nợ ngân hàng 2.3 Việc vận dụng hệ thống kết quả và trình tự hạch toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM Kế toán công ty sử dụng TK 421 " Lãi chưa phân phối" để phản ánh Kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh hoạt động khác và tình hình sử dụng phân phối kết quả của doanh nghiệp, đồng thời sử dụng các tài khoản liên quan: Tài khoản 3334: " Thuế lợi tức" Tài khoản 414 : " Quĩ đầu tư phát triển" Tài khoản 415 : " Quĩ dự phòng tài chính" Tài khoản 431 : " Quĩ khen thưởng phúc lợi" Tài khoản 421 : “Lãi chưa phân phối” Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp II - TK 4211 : "Lãi năm trước" - TK 4212 : "Lãi năm nay" Phương pháp hạch toán quá trình phân phối kết quả tài chính tại Công ty TM phụ tùng thiết bị SPM - Hàng quí. khi tạm tính thuế lợi tức phải nộp theo kế hoạch căn cứ vào bảng tính thuế kế toán ghi: Thuế lợi tức phải nộp theo kế hoạch Nợ TK 4212 Có TK 3334 Khi công ty nộp thuế, kế toán ghi: Số thuế đã nộp Nợ TK 3334 Có TK 112 - Tạm trích lập các quĩ xí nghiệp , kế toán ghi: Nợ TK 4212 : Có TK 414/415/416/431 : Số lãi tạm phân phối trong kỳ Số bổ sung các quỹ - Cuối năm kế toán kết chuyển số lãi chưa phân phối năm nay sang lãi chưa phân phối năm trước, kế toán ghi: Số lãi hiện còn Nợ TK 4212 Có TK 4211 - Khi báo cáo quyết toán năm được xét duyệt xác định thuế lợi tức phải nộp các quĩ được tính kế toán tính và xác định số thuế lợi tức phải nộp thêm và các quĩ được trích thêm + Số thuế lợi tức phải nộp thêm: Số thuế phải nộp thêm Nợ TK 4211 Có TK 3334 + Trích thêm cho các quĩ xí nghiệp Số trích thêm Nợ TK 4211 Có TK 414/415/431 Ví dụ : khi quyết toán năm được xét duyệt, lãi của công ty 876.648.726đ . Xác định số thuế lợi tức phải nộp và lợi nhuận để lại được công ty thực hiện như sau: Thuế suất thuế lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1258.doc
Tài liệu liên quan