DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 3
1.1. Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán tài chính 3
1.1.1. Trọng yếu trong kiểm toán tài chính 3
1.1.2. Rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính 13
1.1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán tài chính 28
1.2. Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính 30
1.2.1.Quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán tài chính 30
1.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính 41
1.2.2.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 41
1.2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát 45
1.2.2.3. Đánh giá rủi ro phát hiện 50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC HIỆN 53
2.1. Đặc điểm của Công ty Kiểm toán Việt Nam với vấn đề đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính 53
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 53
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Công ty 55
2.1.3. Khái quát Hệ thống Kiểm toán Audit System (AS/2) 61
2.2. Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam hiện nay 62
2.2.1. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính 62
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính 73
2.2.2.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính 73
2.2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính 75
2.2.2.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính 91
2.2.3. Xác định mức độ trọng yếu 92
2.2.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 99
2.2.4.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 99
2.2.4.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 106
2.2.4.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 110
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC HIỆN 113
3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính của Công ty 113
3.2. Nguyên tắc hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán tại Công ty 117
3.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty 120
3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát 120
3.3.2. Sử dụng tư liệu của chuyên gia 121
3.3.3. Đánh giá xác đáng độ tin cậy kiểm soát trong kiểm tra chi tiết 124
3.4. Những kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty 125
KẾT LUẬN 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
137 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam trách nhiệm hữu hạn (VACO) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án đến mức thấp nhất. Các Giám đốc nghề nghiệp và chuyên gia nước ngoài sẽ thường xuyên trao đổi với chủ nhiệm kiểm toán để tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. Trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành, trực tiếp Giám đốc Công ty Kiểm toán Việt Nam sẽ là người soát xét cuối cùng để bảo đảm không có các rủi ro kiểm toán trọng yếu xảy ra. Hiện nay, theo hướng dẫn kiểm toán mới của Deloitte, quá trình soát xét các tài liệu kiểm toán được thực hiện ngày càng nghiêm ngặt nhằm ràng buộc trách nhiệm của kiểm toán viên. Vì vậy, chất lượng kiểm toán của VACO không ngừng được nâng cao.
Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch
S¬ ®å 2.2: M« h×nh tæ chøc bé m¸y t¹i VACO
Phòng Hành chính Tổng hợp
Phòng ISD 2
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Phó Giám đốc 3
Phó Giám đốc 4
Phó Giám đốc 5
Phòng Tư vấn Thành phố
Hồ Chí Minh
Phòng Xây dựng cơ bản
Phòng
Nghiệp vụ 3
Phòng ISD 2
Phòng
Nghiệp vụ 1
Phòng Tư vấn Hà Nội
Phòng Nghiệp vụ 2
Chi nhánh
Hải Phòng
Chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh
Ban Quản lý kỹ thuật và rủi ro
Phòng ERS & Training
Phòng ISD 1
Phòng
Nghiệp vụ 4
Phó Giám đốc 6
Chi nhánh Đà Nẵng
2.1.3. Khái quát Hệ thống Kiểm toán Audit System (AS/2)
Hệ thống Kiểm toán AS/2 là một hệ thống kiểm toán tiên tiến theo tiêu chuẩn của Delloitte toàn cầu. Hệ thống này được Delloitte chuyển giao cho VACO ngay sau khi VACO trở thành thành viên chính thức của Delloitte. Hệ thống bao gồm 3 bộ phận là: Quy trình kiểm toán theo AS/2, Hệ thống hồ sơ kiểm toán theo AS/2 và các Phần mềm kiểm toán ứng dụng theo AS/2.
Quy trình kiểm toán theo AS/2 được Delloitte thiết kế và áp dụng tại tất cả các thành viên của mình. Đây là một quy trình khá phức tạp và chặt chẽ, bắt đầu từ khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán đến khi kết thúc cuộc kiểm toán, trong đó có quy định cụ thể và bắt buộc đối với các bước công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng cũng như kiểm soát chất lượng kiểm toán nói chung. Quy trình này được khái quát tại Phụ lục và có thể chia thành 6 bước công việc như sau:
- Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán
- Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
- Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
- Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán
Hệ thống Hồ sơ kiểm toán theo AS/2 được VACO xây dựng gồm 2 mẫu: mẫu VACO để kiểm toán các công ty khách hàng trong nước và mẫu DTT để kiểm toán các công ty khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, Hệ thống Hồ sơ kiểm toán của VACO gồm 2 loại: Hồ sơ kiểm toán thông minh và Hồ sơ kiểm toán thông thường.
- Hồ sơ kiểm toán thông minh: với sự trợ giúp của Phần mềm kiểm toán ứng dụng trong AS/2 đã góp phần rút ngắn quá trình lập kế hoạch kiểm toán, đưa ra các khả năng rủi ro ở từng phần hành khi lập kế hoạch kiểm toán. Do đó, loại hồ sơ này giúp kiểm toán viên có thể thực hiện việc đánh giá và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
- Hồ sơ kiểm toán thông thường: loại hồ sơ này chủ yếu chỉ phục vụ công tác lưu trữ thông tin khách hàng, từ đó sẽ phục vụ cho quá trình tìm hiểu thông tin khách hàng hỗ trợ cho việc đánh giá trọng yếu và rủi ro thông qua việc so sánh giữa các năm thực hiện kiểm toán.
Các Phần mềm kiểm toán ứng dụng theo AS/2. Ngoài việc cung cấp cho VACO một Quy trình kiểm toán hiệu quả và Hệ thống Hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc tiên tiến, AS/2 còn cung cấp các Phần mềm kiểm toán ứng dụng để trợ giúp kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc. Trong Phần mềm này, Delloitte đã thiết kế những hướng dẫn kiểm toán cụ thể cho quy trình kiểm toán nói chung cũng như cho việc giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng. Vì vậy đây là cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm toán tại VACO.
2.2. Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam hiện nay
2.2.1. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính
Đối với mọi khách hàng, trước khi bắt đầu một cuộc kiểm toán VACO đều tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Mục đích của công việc này nhằm xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ hoặc thực hiện một hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới. Các tài liệu và thông tin thu thập được trong giai đoạn này được lưu tại:
- Chỉ mục 1100: Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.
- Chỉ mục 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán.
Với mỗi khách hàng, để bắt đầu một cuộc kiểm toán, hàng năm VACO đều gửi thư chào hàng không phân biệt đó là khách hàng truyền thống hay khách hàng của năm kiểm toán đầu tiên. Thư chào hàng có tác dụng như một thư hẹn kiểm toán và giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về các dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp. Mặt khác, thư chào hàng còn là cơ sở đầu tiên để thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Theo hướng dẫn kiểm toán của Delloitte, trước khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên VACO thực hiện các công việc:
- Thảo luận và thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.
- Lựa chọn nhóm thực hiện hợp đồng kiểm toán.
- Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro kiểm toán.
Trong thực tế, tại VACO, trước khi chính thức ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập các thông tin sơ bộ về khách hàng, bao gồm: thông tin về môi trường, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; đối thủ cạnh tranh; hình thức sở hữu; các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máy quản lý…Các thông tin này kiểm toán viên có thể tìm trong hồ sơ kiểm toán chung (Permernent file) đối với khách hàng truyền thống. Riêng đối với khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, kiểm toán viên phải tự thu thập sau đó lưu vào hồ sơ kiểm toán chung để phục vụ cho các năm kiểm toán sau. Qua các thông tin thu thập được kiểm toán viên bước đầu đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán:
- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán thấp, Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho VACO sẽ chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng.
- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao, Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho VACO không chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì khi đó cuộc kiểm toán được dự đoán sẽ gặp khó khăn, chất lượng kiểm toán không đảm bảo theo các tiêu chuẩn theo Delloitte.
Để thu thập được các nguồn thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên có thể dựa vào các cách thức sau:
- Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nếu trong các năm kiểm toán trước kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng.
- Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu khách hàng là khách hàng truyền thống của VACO nhưng vì các lý do khác nhau, VACO có thể thay đổi nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán công ty khách hàng đó.
- Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước.
- Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.
- Trao đổi với ban giám đốc công ty khách hàng, kế toán trưởng công ty khách hàng.
Trong năm kiểm toán 2005, Phòng ISD 1 của VACO thực hiện kiểm toán cho 2 khách hàng là Công ty X và Công ty Y. Trong đó, Công ty X là khách hàng truyền thống, Công ty Y là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của VACO. Qua quá trình thu thập thông tin, kiểm toán viên thu được kết quả như sau:
Công ty X là công ty liên doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu giữa bên Việt Nam và bên Hồng Kông. Công ty X được thành lập theo giấy phép 1012/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20/10/2002. Công ty X là khách hàng truyền thống của VACO từ năm 2003 cho đến nay. Trong Hồ sơ kiểm toán chung lưu trữ các thông tin sau:
Đối với các bên tham gia liên doanh và thông tin liên quan kiểm toán viên thu thập được thông tin:
- Bên Việt Nam: Công ty May Chiến Thắng góp 30% vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Bên Hồng Kông: Ông Lý Diệu Quang góp 70% bằng tiền mặt.
- Tổng số vốn đăng ký kinh doanh: 50.000.000.000VNĐ
- Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Thăng Long – Hà Nội
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Châu Âu (EU). Công ty X tuyệt đối không được bán các sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam. Nếu vi phạm điều khoản này, Công ty X sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm kinh tế do Hải quan Việt Nam quy định.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty X bao gồm 5 thành viên, trong đó 2 thành viên mang quốc tịch Việt Nam, 3 thành viên mang quốc tịch Hồng Kông. Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị Công ty X được thể hiện quan bảng sau:
Bảng 2.4: Hội đồng quản trị Công ty X
STT
Họ và tên
Quôc tịch
Chức vụ
1
2
3
4
5
Ông Lý Diệu Quang
Ông Lưu Hiểu Khánh
Ông Dương Văn Long
Ông Kim Hải Phong
Ông Phạm Hùng
Hồng Kông
Hồng Kông
Việt Nam
Hồng Kông
Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Uỷ viên
Uỷ viên
Ban Giám đốc điều hành và Kế toán trưởng: danh sách Ban Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty X được thể hiện qua Bảng 2.5
Bảng 2.5: Ban Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty X
STT
Họ và tên
Quôc tịch
Chức vụ
1
2
3
4
Ông Triền Gia Huy
Ông Hoàng Anh Hùng
Ông Phạm Quốc Cường
Bà Lưu Thị Hoa
Hồng Kông
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Kế toán trưởng
Nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán Cho công ty X không thay đổi, qua tìm hiểu các thông tin bổ sung và trao đổi với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty, kiểm toán viên nhận thấy:
- Tình hình kinh doanh trong năm qua của Công ty ổn định.
- Tính liêm chính của Ban Giám đốc khách hàng được đánh giá cao.
- Hệ thống kế toán của Công ty cung cấp đầy đủ các tài liệu mà kiểm toán viên yêu cầu, có thái độ tích cực hợp tác với kiểm toán viên.
Vì vậy, kiểm toán viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty X ở mức trung bình. Thực tế cũng cho thấy trong các năm kiểm toán trước đây, khi kiểm toán cho Công ty X, kiểm toán viên không thấy tồn tại các sai phạm nghiêm trọng. Do đó, Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho VACO đã chính thức ký kết và chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty X cho năm kiểm toán 2005.
Công ty Y là công ty liên doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí giữa bên Việt Nam và Tập đoàn vui chơi giải trí Singapore. Công ty Y mới được thành lập cuối năm 2004, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2005 do vậy Công ty Y là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của VACO:
Sau khi thu thập các thông tin về các bên tham gia góp vốn, lĩnh vực kinh doanh, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Công ty Y kiểm toán viên nhận định đây là một lĩnh vực kinh doanh nhiều mạo hiểm. Hơn nữa Công ty Y mới đi vào hoạt động do vậy trong công tác tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế toán có thể tồn tại nhiều sai phạm. Mặc dù Ban Giám đốc Công ty Y đã cam kết về tính liêm chính của mình song rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty Y được kiểm toán viên nhận định cao trên mức trung bình. Kiểm toán viên VACO đã liên lạc với Chi nhánh Delloitte tại Singapore để tìm hiểu thông tin thêm về Tập đoàn vui chơi giải trí này, kiểm toán viên thu được thông tin phản hồi do Delloitte Singapore cung cấp khẳng định Tập đoàn vui chơi giải trí Singapore là tập đoàn kinh doanh hiệu quả và ổn định trong những năm qua. Giám đốc nghề nghiệp phụ trách cũng liên lạc với Văn phòng Quản lý rủi ro khu vực Châu Á tại Hồng Kông để tìm hiểu các thông tin về mức đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán mà Deloitte Singapore đã thực hiện đối với Tập đoàn vui chơi giải trí Singapore. Do vậy, mặc dù rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán được đánh giá ở mức trên trung bình song VACO vẫn chấp nhận kiểm toán cho Công ty Y.
Tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những điều kiện cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, VACO có quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên. Trước khi tiến hành mỗi cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên thuộc các nhóm kiểm toán đều phải cam kết về tính độc lập của mình trong quá trình thực hiện kiểm toán. Bản cam kết này được coi là cơ sở chắc chắn và ràng buộc về tính độc lập của kiểm toán viên. Mặt khác, hàng năm Deloitte Mỹ đều cử các chuyên gia sang VACO để rà soát lại tính độc lập của kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán. Nếu phát hiện có sự vi phạm quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên, Deloitte Mỹ có quyền bác bỏ vị trí thành viên của VACO trong Hãng Kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu. Nếu điều này xảy ra, danh tiếng và uy tín của VACO sẽ bị giảm sút. Do vậy, để bảo đảm sự phát triển bền vững của Công ty, VACO luôn yêu cầu các nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên. Đối với Công ty X bản cam kết được lập như sau:
Bảng 2.6: Bản cam kết về tính độc lập
VACO Deloitte
A Member Firm of
Deloitte Touche Tohmatsu
CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu
BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP
Kính gửi: Tổng Giám đốc
Từ nhóm kiểm toán: Công ty TNHH X
Phòng: ISD 1
V/v: Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên
Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ quy chế độc lập của kiểm toán viên nêu trong bản quy chế nhân viên của Công ty Kiểm toán Việt Nam – Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin cam đoan, với sự trung thực tuyệt đối của mình là:
đã thực hiện đúng quy chế và
không thấy có dấu hiệu nào được xem là vi phạm quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên.
Thành viên nhóm kiểm toán
Vị trí trong nhóm
Chữ ký
1. Nguyễn Quang Trung
2. Nguyễn Minh Hiền
3. Lê Việt Hà
Chủ nhiệm kiểm toán
Kiểm toán viên chính
Trợ lý kiểm toán
Ngày 20/2/2006
Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên được lập một cách hoàn toàn tương tự đối với Công ty Y. Các bản cam kết này được lưu ở phần đầu của hồ sơ kiểm toán năm cùng với bản phê duyệt hợp đồng kiểm toán. Để có cơ sở đảm bảo cho bản cam kết tính độc lập của mình, kiểm toán viên VACO phải trả lời các câu hỏi về tính độc lập như sau:
Bảng 2.7: Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên
VACO Deloitte
A Member Firm of
Deloitte Touche Tohmatsu
CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu
CÂU HỎI VỂ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
Khách hàng: Công ty TNHH X Kỳ kế toán kết thúc: 31/12/2005
Câu hỏi
Có
Không
1. Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến hành kiểm toán không?
x
2. Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không?
x
3. Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng không?
x
4. Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không?
x
5. Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với công ty khách hàng không?
x
6. Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không?
x
7. Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thích với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng phó phòng và những người tương đương) của khách hàng không?
x
8. Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng không?
x
9. Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng không?
x
10. Kết luận: Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập.
x
Sau khi đã xác định được tính độc lập của kiểm toán viên đối với khách hàng kiểm toán và đánh giá được rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập bản phê duyệt tiếp tục bảng phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán với Công ty X và bản phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán với Công ty Y. Các bản phê duyệt này sẽ trực tiếp được Giám đốc nghề nghiệp phụ trách thay mặt Ban Giám đốc VACO ký duyệt.
Bảng 2.8: Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán
VACO Deloitte
A Member Firm of
Deloitte Touche Tohmsatsu
CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu
BẢN PHÊ DUYỆT TIẾP TỤC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Khách hàng: Công ty TNHH X
Kỳ kiểm toán: 31/12/2005
Năm bắt đầu: 2003
Hoạt động kinh doanh: Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
Kiểm toán viên của các năm trước: Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Minh Hiền, Lê Việt Hà
Lý do thay đổi kiểm toán viên: Không áp dụng
Dịch vụ cung cấp: Kiểm toán báo cáo tài chính
Số liệu thuế thu nhập doanh nghiệp gần đây nhất: Công ty đang trong giai đoạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2005
PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG
Là công ty liên doanh có vốn đầu từ nước ngoài
ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN
Mô tả chi tiết (trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro cần mô tả chi tiết trong bản ghi chú riêng kèm theo)
Tham chiếu tới mục 1210
Tính chính trực của Ban quản lý khách hàng
Không có vấn đề gì
Số 1,2,3
Cơ cấu tổ chức quản lý
Không có vấn đề gì
Số 4,5,6,7,8,9
Nội dung hoạt động kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 10
Môi trường kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 11
Kết quả tài chính
Không có vấn đề gì
Số 12,13
Bản chất hợp đồng kiểm toán
Kiểm toán nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2005
Số 14,15,16
Mối quan hệ trong kinh doanh với các bên liên quan
Không có rủi ro
Số 17
Kinh nghiệm và thông tin đã có trước đây của chúng ta về khách hàng
Kiểm toán viên VACO đã thực hiện kiểm toán từ năm 2003 nên có thể kết luận kiểm toán viên VACO có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Số 18,19
Bản chất của các sai sót cố hữu
Không có
Số 20
ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN
Có vấn để gì đáng lưu ý trong hợp đồng kiểm toán các năm trước không
Không
Khách hàng có ý định thay đổi kiểm toán viên không?
Không
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN: BÌNH THƯỜNG
Phí kiểm toán dự tính
8,000USD (chưa bao gồm VAT)
Thời gian kiểm toán dự tính
900 giờ
Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích
Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán và khách hàng
Quyết định của thành viên Ban Giám đốc về việc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Có
Như vậy, quyết định cuối cùng của Ban Giám đốc VACO là tiếp tục kiểm toán cho Công ty X. Vấn đề cần lưu ý trong bản phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán là rủi ro kiểm toán trong phần đánh giá tổng hợp có thể không đồng nhất với rủi ro kiểm toán mong muốn được kiểm toán viên sử dụng sau này. Rủi ro kiểm toán trong phần đánh giá tổng hợp này chỉ là cơ sở để chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được kiểm toán viên sử dụng sau này chỉ được xác định sau khi kiểm toán viên đã tìm hiểu các thông tin chi tiết và toàn diện hơn đối với khách hàng kiểm toán. Mặt khác, mức rủi ro kiểm toán mong muốn cũng phụ thuộc vào uy tín và chất lượng kiểm toán của bản thân công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán danh tiếng thường yêu cầu rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn mức trung bình để có thể tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Bảng 2.9: Bảng phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán mới
VACO Deloitte
A Member Firm of
Deloitte Touche Tohmsatsu
CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu
BẢN PHÊ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN MỚI
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Khách hàng: Công ty TNHH Y
Kỳ kiểm toán: 31/12/2005
Năm bắt đầu: 2005
Hoạt động kinh doanh: Kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi giải trí
Kiểm toán viên của các năm trước: Không áp dụng
Lý do thay đổi kiểm toán viên: Không áp dụng
Dịch vụ cung cấp: Kiểm toán báo cáo tài chính
Số liệu thuế thu nhập doanh nghiệp gần đây nhất: Công ty đang trong giai đoạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2005
PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG
Là công ty liên doanh có vốn đầu từ nước ngoài
ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN
Mô tả chi tiết (trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro cần mô tả chi tiết trong bản ghi chú riêng kèm theo)
Tham chiếu tới mục 1210
Tính chính trực của Ban quản lý khách hàng
Không có vấn đề gì
Số 1,2,3
Cơ cấu tổ chức quản lý
Không có vấn đề gì
Số 4,5,6,7,8,9
Nội dung hoạt động kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 10
Môi trường kinh doanh
Không có vấn đề gì
Số 11
Kết quả tài chính
Không có vấn đề gì
Số 12,13
Bản chất hợp đồng kiểm toán
Kiểm toán nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2005
Số 14,15,16
Mối quan hệ trong kinh doanh với các bên liên quan
Không có rủi ro
Số 17
Kinh nghiệm và thông tin đã có trước đây của chúng ta về khách hàng
Chưa có
Số 18,19
Bản chất của các sai sót cố hữu
Không có
Số 20
ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN
Có vấn để gì đáng lưu ý trong hợp đồng kiểm toán các năm trước không
Không áp dụng
Khách hàng có ý định thay đổi kiểm toán viên không?
Không áp dụng
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN: CAO HƠN MỨC TRUNG BÌNH
Phí kiểm toán dự tính
12,000USD (chưa bao gồm VAT)
Thời gian kiểm toán dự tính
1000 giờ
Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích
Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán và khách hàng
Quyết định của thành viên Ban Giám đốc về việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Có
Như vậy, kiểm toán viên VACO đã đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán đối với Công ty X ở mức trung bình và rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán đối với Công ty Y cao hơn mức trung bình. Mặc dù, Công ty X là khách hàng truyền thống, trong các năm kiểm toán trước kiểm toán viên đã xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính Công ty X nhưng để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, kiểm toán viên vẫn phải đánh giá rủi ro kiểm toán chấp nhận hợp đồng kiểm toán đối với Công ty X ở mức trung bình. Hợp đồng kiểm toán phải được lập phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 210 - "Hợp đồng kiểm toán”. Các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán giữa VACO và các công ty khách hàng được lưu ở chỉ mục 1300 - "Các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán”. Hợp đồng kiểm toán được coi là một trong những cơ sở để kiểm toán viên lập kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểm toán.
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính
Vì Công ty X là khách hàng truyền thống nên kiểm toán viên dự kiến rủi ro kiểm toán mong muốn đối với Công ty X ở mức thấp. Công ty Y là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên nhưng để đảm bảo chất lượng kiểm toán nên rủi ro kiểm toán mong muốn đối với Công ty Y ở mức trung bình.
2.2.2.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính, theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte, kiểm toán viên VACO phải thu thập các thông tin sau về khách hàng:
- Tính chính trực, kinh nghiệm và năng lực của ban giám đốc khách hàng.
- Sự thay đổi ban giám đốc và hội đồng quản trị.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kế toán trưởng, nhân viên kế toán và nhân viên kiểm toán nội bộ.
- Áp lực bất thường đối với ban giám đốc.
- Các chính sách kế toán mà công ty khách hàng áp dụng.
- Các thay đổi về thị trường, đối thủ cạnh tranh.
- Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm.
Các thông tin mà kiểm toán viên thu thập được trong bước công việc này được lưu trong chỉ mục 1400 - "Tìm hiểu hoạt động của khách hàng”. Trong quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính, có 3 mức độ được kiểm toán viên sử dụng: mức trung bình (normal), mức cao hơn trung bình (greater than normal) và mức rất cao (much greater than normal).
Đối với Công ty X là khách hàng truyền thống của VACO. Trong năm kiểm toán 2005, kết quả kinh doanh cho thấy không có những bất thường xảy ra, khách hàng không có sự thay đổi nhân sự đối với Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị. Vì vậy kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng với Công ty X ở mức trung bình.
Đối với Công ty Y là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của VACO, do vậy những kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên đối với khách hàng này không có. Mặt khác, lĩnh vực kinh doanh vui chơi giải trí là một lĩnh vực đầy rủi ro và mạo hiểm. Trong năm 2005, thiên tai liên tiếp diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch Việt Nam. Do đó, các hoạt động kinh doanh khách sạn và vui chơi giải trí của Công ty Y cũng bị ảnh hưởng. Kiểm toán viên dự đoán nhiều khả năng doanh thu trong những tháng đó bị giảm đột biến. Ban Giám đốc Công ty Y đã cam kết về tính chính trực của mình, tuy nhiên các rủi ro tiềm tàng vẫn có khả năng xảy ra cao hơn mức bình thường vì đây là năm hoạt động đầu tiên của Công ty. Bảng 2.10 thể hiện quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với Công ty X và Công ty Y:
Bảng 2.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá
rủi ro tiềm tàng của khách hàng
Yếu tố
Khách hàng
Công ty X
Công ty Y
1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
Cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí và khách sạn
2. Hình thức sở hữu công ty
Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hồng Kông
Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Singapore
3. Tính chính trực của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc cam kết báo cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36381.doc