LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 3
I. CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN 3
1. Ý nghĩa của chu trình mua hàng - thanh toán 3
2. Chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 3
2.1. Xử lý các đơn đặt mua hàng hoá hay dịch vụ 4
2.2. Nhận hàng hoá hay dịch vụ 5
2.3. Ghi nhận các khoản nợ người bán 5
2.4. Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán. 6
3. Tổ chức chứng từ kế toán 6
3.1. Chứng từ 6
3.2. Tài khoản sử dụng và cách hạch toán 9
4. Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 9
II. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 10
1. Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính 10
2. Quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 13
2.1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 13
2.2. Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán 25
2.3. Kết thúc công việc kiểm toán 33
CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MH – TT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACCA) THỰC HIỆN 35
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ACCA 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 35
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và khách hàng của công ty: 36
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. 37
Dịch vụ tư vấn thuế. 38
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 39
4. Quy trình kiểm toán của công ty 40
II. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG 42
1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán 42
1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 42
1.2 . Thiết kế chương trình kiểm toán 54
2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 56
2.1. Thực hiện thủ tục phân tích 57
2.2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư 59
3.Kết thúc kiểm toán 68
4.Tổng kết quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC do ACCA thực hiện tại 2 khách hàng X và Y 70
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN 73
I.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DO ACCA THỰC HIỆN 73
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MH – TT TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY ACCA THỰC HIỆN. 75
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện, đổi mới các thủ tục, phương pháp kiểm toán. 75
2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán tài chính tại ACCA. 76
2.1. Vấn đề đánh giá hệ thống KSNB 76
2.2.Về công tác hoàn thiện GTLV của KTV và cập nhật vào hồ sơ kiểm toán 77
2.3. Về việc kiểm tra số dư đầu kỳ 78
2.4.Về chương trình kiểm toán 80
2.5. Vấn đề áp dụng thủ tục phân tích 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn tài chính (ACCA) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần 1: Thay đổi về trụ sở công ty. Theo quyết định số 86/TB ngày 19 tháng 3 năm 2002 chuyển về số 105, phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
+ Lần 2: Thay đổi về số thành viên góp vốn. Theo quyết định số 216/TB ngày 20 tháng 7 năm 2002.
+ Lần 3: Thay đổi địa chỉ, chuyển trụ sở về số 2, E11, Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ Lần 4: Thay đổi về trụ sở công ty và cơ cấu thành viên góp vốn. Theo quyết định số 08/ACCA - HDTV ngày 26 tháng 11 năm 2005. Công ty lấy tên là ACCAGroup, trụ sở chính tại số 14/14, đường Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trên cơ sở tập hợp những chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm, ACCA đang ngày một vững mạnh với mục tiêu là cung cập những dịch vụ chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp Viêt Nam., các tổ chực quốc tế. Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của mình, các chuyên gia của ACCA đã và đang cung cấp cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ thực hiện dự án, cac công trình tại Viêt Nam có hiệu quả kinh tế nhất. Hình thành và phát triển trong điều kiện rất nhiều công ty TNHH ra đời sau Nghị định 105 của Bộ tài chính và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Ban giám đốc và nhân viên công ty hiểu rằng, khẳng định được uy tín và vị trí của mình trên thị trường là điều không dễ dàng và cần có nỗ lực lớn cũng như sự chuẩn bị những điều kiện thật chu đáo và đúng đắn. Vì vậy hiện tại ACCA đang xây dựng cho mình một chiến lược phát triển dài hạn hướng tới tương lai, trong đó có thể kể đến chiến lược hoàn thiện hoá chương trình kiểm toán, chiến lược phát triển nhân viên, chiến lược mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp và chiến lược thu hút khách hàng.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và khách hàng của công ty:
Với tôn chỉ “ Cộng tác toàn cầu, giải pháp thiết thực “ (GlobalRelationship - LocalSolutions) trong việc triển khai cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, ACCA có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao cho khách hàng. Để đáp ứng mong muốn của khách hàng, ACCA không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ. Hiện nay,ACCA hoạt động mạnh trong 4 lĩnh vực: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn thuế.
Dịch vụ kiểm toán.
Kiểm toán BCTC;
Kiểm toán dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản;
Thẩm định giá trị tài sản và góp vốn liên doanh.
Dịch vụ tư vấn.
Dịch vụ tư vấn mà ACCA cung cấp bao gồm dịch vụ tư vấn giải pháp doanh nghiệp, dịch vụ kế toán.
- Dịch vụ tư vấn giải pháp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng chiến lược kinh doanh, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để cùng với doanh nghiệp tìm ra giải pháp trong mọi thách thức. ACCA trợ giúp doanh nghiệp thông qua các dịch vụ chủ yếu sau:
+ Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát hiệu quả.
+ Xây dưng quy chế tài chính cho doanh nghiệp.
+ Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh.
+ Tư vấn quản lý tiết kiệm cho doanh nghiệp.
+ Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp.
+ Tư vấn đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ kế toán: ACCAGroup cung cấp cho khách hàng mọi loại hình dịch vụ kế toán từ ghi sổ, lập kế hoạch ngân sách đến BCTC. Đồng thời hộ trợ doanh nghiệp chuyển đổi BCTC lập theo Chế độ kiểm toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với Chuẩn mực BCTC quốc tế. Điểm nổi bật có thể nhận thấy trong dịch vụ kế toán của ACCAGroup là khả năng xây dựng hệ thống kiểm toán đáp ứng các yêu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của ACCA chủ yếu tập trung vào: Cổ phần hoá, tư nhân hoá, tư vấn nghiệp vụ kinh doanh; tư vấn sát nhập và mua lại doanh nghiệp; tư vấn thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện…
Dịch vụ tư vấn thuế.
. Lĩnh vực chủ yếu trong tư vấn thuế của ACCA là: lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vấn đề vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế…
ACCA là công ty kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp, có đội ngũ nhân viên và cộng tác viên thành thạo và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, có khả năng cung ứng những giải pháp toàn diện cho khách hàng. ACCA đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực ngành nghề này. Khách hàng của ACCA hiện nay rất đa dạng. Khách hàng chủ yếu và quen thuộc như các công ty thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam(bưu điện Vũng Tàu, bưu điện Hà Tây, bưu điện Hà Nội, công ty cổ phần Du lịch Bưu điện…), các công ty thuộc Tổng công ty Than Viêt Nam, các công ty thuộc Tổng công ty Điện lực Viêt Nam…Số lượng khách hàng của ACCA luôn không ngừng tăng lên và được mở rộng ra nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt ACCA còn tham gia kiểm toán cho các dự án quốc tế lớn như: Dự án cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1(Ngân hàng thế giới WB), dự án cải tạo và phát triển lưới điện 3 thành phố Hà Nội-Hải Phòng-Nam Định(Ngân hàng phát triển Châu Á-ADB)…
Có thể mô hình hóa cơ cấu khách hàng của Công ty theo biểu đồ sau:
Biểu đồ: thị phần khách hàng của ACCA
Qua biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 20%. Hiện nay, đây là khách hàng có tiềm năng rất lớn. Công ty đang có kế hoạch tăng tỷ lệ khách hàng này trong cơ cấu khách hàng của mình.
Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của ACCA Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Bảng 4: Tình hình hoat động kinh doanh của công ty trong 5 năm qua
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Năm
Dịch vụ
2001
2002
2003
2004
2005
Kiểm toán đầu tư
113.000
238.000
160.000
85.000
175.000
Tư vấn
7.000
90.000
20.000
100.000
70.000
Kiểm toán BCTC
72.000
120.000
165.000
240.000
Cộng
120.000
400.000
300.000
350.000
485.000
Với những bước phát triển, những cố gắng không ngừng nâng cao và khẳng định tên tuổi của mình, công ty ngày càng lớn mạnh thể hiện qua doanh thu ngày càng tăng với sự chiếm ưu thế dần của dịch vụ kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công ty cũng gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, do không phải tất cả các doanh nghiệp đều hiểu rõ về hoạt động và vai trò của kiểm toán. Vì vậy, ACCA đang từng bước khắc phục khó khăn để khẳng định vị trí của mình.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, việc tổ chức này nhằm thống nhất mệnh lệnh, tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm với từng đối tượng cụ thể và đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên số lượng nhân viên ít nên tổ chức bộ máy của công ty khá đơn giản, được thể hiện theo sơ đồ sau(trang bên) với cơ cấu chức năng là:
+ Phòng hành chính tổng hợp chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, công tác kế toán và các vấn đề mang tính chất hành chính tổng hợp.
+ Phòng kiềm toán BCTC: Thực hiện việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC, tư vấn kế toán và thuế.
+ Phòng kiểm toán đầu tư: Thực hiện kiểm toán các dự án xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như: WB, ADB…
Tuy số nhân viên của công ty ít song mỗi thành viên từ nhân viên, trợ lý kiểm toán đến các KTV cao cấp và ban lãnh đạo của công ty đều có sự nỗ lực hết mình trong mọi công việc để khẳng định vị trí của công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán, đồng thời xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh, là doanh nghiệp có nền văn hoá đặc biệt và đạt được niềm tin của mọi khách hàng.
Sơ đồ 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại công ty ACCA
Giám đốc
Kiểm toán viên cao cấp
Phòng kiểm toán
báo cáo tài chính
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kiểm toán
đầu tư
Kỹ sư chính
4. Quy trình kiểm toán của công ty
Nhìn chung, quy trình kiểm toán BCTC của công ty cũng tuân thủ quy trình được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam, theo đó tùy vào mỗi khách hàng mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Sơ đồ 8:Quy trình kiểm toán tại ACCA
Quản lý cuộc kiểm toán
Đánh giá, kiểm soát, xử lý rủi ro kiểm toán.
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Công việc thực hiện trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiẻm toán tổng quát
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tìm hiểu môi trường kiểm soát.
Tìm hiểu chu trình kế toán.
Thực hiên các bước phân tích tổng quát .
Xác định mức độ trọng yếu.
Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các tài khoản
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Rủi ro chi tiết xác định được
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Rủi ro chi tiết không xác định được
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Không tin cậy
Tin cậy
Tin cậy
Không tin cậy
Tập trung vào kiểm tra chi tiết
Xác định các bước kiểm soát có thể làm giảm rủi ro .
Kiểm tra các bước kiểm soát để chứng minh độ tin cậy của hệ thống theo kế hoạch quay vòng. Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
Tập trung kiểm tra chi tiết
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán chi tiết
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá
Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả kiểm tra
Thực hiện việc soát xét báo cáo tài chính
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo .
Thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng .
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán.
Lập báo cáo kiểm toán.
Đánh giá chất lượng và kết quả cuộc kiểm toán
Soát xét, kiểm soát giấy tờ làm việc
Kết luận về cuộc kiểm toán và lập báo cáo
Các hoạt động sau kiểm toán
Đánh giá và quản lý rủi ro
Thực hiện các chuẩn mực phục vụ khách hàng
II. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY KHÁCH HÀNG
Để minh họa cho những nội dung đã nghiên cứu trong phần I cũng như để có được những hiểu biết về thực tiễn kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, phần tiếp sau đây của chuyên đề trình bày chi tiết các công việc mà KTV ACCA đã thực hiện khi kiểm toán chu trình này tại đơn vị khách hàng là công ty X.
1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
1.1.1. Tiếp cận và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
Qua một thời gian hoạt động, ACCA đã có được uy tín rộng lớn trên thị trường kiểm toán. Nhờ vào các mối quan hệ giữa các cá nhân với khách hàng hay của ban giám đốc với khách hàng, ACCA ngày càng nhận được nhiều hợp đồng kiểm toán. Hàng năm, ACCA đã gửi nhiều thư chào hàng đến nhiều khách hàng có nhu cầu kiểm toán. Sau khi thư chào hàng được phát hành thì đơn vị có nhu cầu kiểm toán sẽ có thông tin phản hồi. ACCA thương lượng với khách hàng về những điều khoản trong hợp đồng như về giá phí của cuộc kiểm toán, yêu cầu về KTV , yêu cầu công việc cần thực hiện và những thông tin khác. Việc thương lượng này rất quan trọng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán.
Thực tế cho thấy việc tiếp cận khách hàng đối với khách hàng truyền thống và khách hàng mới là khác nhau.
Công ty X là khách hàng truyền thống của ACCA đã được ACCA kiểm toán từ năm 2001. Hàng năm, sau khi kết thúc kiểm toán, lập thư quản lý, ACCA luôn bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục kiểm toán đối với công ty. Nên tháng 3 năm 2005, sau khi đã hoàn thành kiểm toán năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004, KTV bày tỏ nguyện vọng muốn tiếp tục kiểm toán công ty trong năm tới và được công ty chấp nhận.
Vì đã kiểm toán cho công ty X năm ngoái nên KTV biết được công ty X là công ty cổ phần, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng luật định, hiệu quả. Ngoài ra, công ty còn có bộ máy tổ chức quản lý phù hợp vói quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống KSNB được vận hành khá tốt. Vì vậy, ACCA quyết định chấp nhận lời mời tiếp tục kiểm toán BCTC của công ty X năm 2005.
Còn đối với công ty Y là khách hàng mới, lại thực hiện kiểm toán năm tài chính đầu tiên nên ACCA gửi thư chào hàng kiểm toán nêu rõ các dịch vụ mà ACCA đã có kinh nghiêm như dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng… Sau đó, ACCA nhận được thư mời kiểm toán.
Đối với công ty này, kế hoạch kiểm toán được thiết lập đơn giản hơn. Để công việc kiểm toán diễn ra thuận lợi, ACCA cử KTV THN đã thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán năm trước phụ trách. Còn công ty Y, công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán do KTV TH và trợ lý kiểm toán AKG thực hiện.
Trong hai cuộc kiểm toán thực hiện tại hai công ty, ngoài những KTV, trợ lý kiểm toán đã được phân công ở trên thì không có sự tham gia của các KTV khác và không cần sự tham gia của các chuyên gia tư vấn pháp luật. cũng như các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác.
1.1.2. Thu thập những thông tin cơ sở về khách hàng
Công ty X là khách hàng thường xuyên, các KTV đã có điều kiện tiếp xúc với khách hàng và khá hiểu biết về tình hình kinh doanh chung của khách hàng nên KTV chỉ cập nhật những thông tin về sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, cơ cấu nhân sự, tình hình sản xuất kinh doanh và những thông tin khác trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của công ty. Còn những thông tin chung về khách hàng thì được KTV rút ra từ hồ sơ kiểm toán thường niên. Kỹ thuật thu thập thông tin chủ yếu là tiếp xúc gặp gỡ Ban giám đốc, kiểm tra sơ bộ sổ sách chứng từ...Còn công ty Y. vì là khách hàng năm đầu tiên nên việc thu thập thông tin không chỉ tiếp xúc, gặp gỡ Ban giám đốc. thu thập tài liệu của khách hàng mà KTV còn nghiên cứu các tạp chí. Sách báo về ngành nghề của khách hàng xét trong mối quan hệ chung của nền kinh tế.
Sau đây là những thông tin cơ bản về công ty X và công ty Y:
Công ty X:
Bảng 5: GTLV của KTV
ACCA
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
CCCC
11
Khách hàng: Công ty X
Người lập: THN
Ngày: 30/03/06
Kì kiểm toán: 31/12/05
Người soát xét: TTN
Ngày: 02/04/06
Nội dung: tìm hiểu sơ bộ
Chủ sở hữu và cơ cấu tổ chức
Công ty X là doanh nghiệp cổ phần thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 1364/2000/QD-BTM ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Bộ thương mại. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 27-03-000-009 ngày 6/12/2000 và thay đổi lần cuối ngày 28/11/2005. Trụ sở công ty đặt tại Quán Bánh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty X là sản xuất phụ tùng xe máy và mũ bảo hiểm cho người đi xe máy
Sơ đồ 9:Tổ chức bộ máy quản lý của công ty X
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Marketing
Phòng HCTH
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch
Kế toán trưởng
Quan hệ trực tuyến
Hệ thống kế toán
Chế độ kế toán áp dụng: Các chính sách kế toán được áp dụng nhất quán trong công ty và nhất quán với chế độ kế toán áp dụng trong cả nước, không có sự thay đổi gì so với những niên độ trước. Trong kỳ không có thay đổi lớn trong chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Đơn vị chưa cập nhật những thay đổi chế độ kế toán ban hành theo các Chuẩn mực kế toán mới.
Hình thức ghi sổ: Nhật ký ghi sổ.
Niên độ kế toán: theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12.
Phương pháp kế toán TSCĐ: TSCĐ được hạch toán theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo tỷ lệ được quy định trong QĐ 206/2003/QD – BTC.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên. Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế. Giá hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo giá thực tế đích danh.
Bộ máy kế toán của công ty gốm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, thủ quỹ, kế toán mua hàng và thanh toán, kế toán tiêu thụ và thanh toán.
Kế toán chu trình mua hàng và thanh toán.
Đối với nghiệp vụ mua hàng:
Các nghiệp vụ mua hàng của công ty chủ yếu là mua hàng hóa. Khi nhận được hóa đơn, phiếu nhập kho kèm theo bản nghiệm thu, bàn giao, đánh giá chất lượng (nếu có) kế toán vật tư đối chiếu, kiểm tra số lượng, giá cả hàng mua trên hóa đơn với hợp đồng đã ký nhằm bảo đảm việc mua hàng được thực hiện đúng theo đơn đặt hàng và số tiền phải trả người bán khớp với số lượng hàng mua. Sau đó, kế toán tiến hành ghi sổ.
Đối với nghiệp vụ thanh toán:
Thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp ở công ty căn cứ vào yêu cầu thanh toán trên hóa đơn mua hàng, các chứng từ chứng minh kèm theo và căn cứ vào các quy định trên hệ thống KSNB về việc thanh toán của công ty. Có hai trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: thanh toán tiền ngay khi mua hàng, thường là những hóa đơn mua hàng với khối lượng nhỏ, thì kế toán thanh toán sẽ căn cứ vào hóa đơn và phê duyệt của Giám đốc để lập phiếu chi và ghi sổ.
+ Trường hợp 2: hàng mua trả chậm. Khi đó, kế toán công nợ sẽ hạch toán số tiền phải trả vào bên Có của sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp, sổ chi tiết này mở theo từng đối tượng.
Công ty Y:
Bảng 6: GTLV của KTV
ACCA
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
CCC
12
Khách hàng: Công ty Y
Người lập: THN
Ngày: 30/03/06
Kì kiểm toán: 31/12/05
Người soát xét: TTN
Ngày: 02/04/06
Nội dung: Kiểm tra chi tiết công nợ
Chủ sở hữu và cơ cấu tổ chức
Công ty Y là công ty 100% vốn nước ngoài Trung Quốc, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 55/ GP - KCN - HN ngày 21/11/2003 và Giấy phép Đầu tư sửa đổi số 55/ GPĐC1 - KCN - HN ngày 24/05/2005. Công ty Y có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Nội Bài, Sóc Sơn - Hà Nội.
Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ viễn thông, điện tử tin học
Sơ đồ 10:Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Y
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng
Phó giám đốc
Phòng thị trường
Phòng HCTH
Phòng vật tư
Phòng kế toán
Phòng kỹ thuật
Các PXSX
Quan hệ trực tuyến
Hệ thống kế toán
Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 người: 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán tiền mặt, 1 kế toán TSCĐ và 1 thủ quỹ.
Trong năm nay, Công ty lần đầu tiên áp dụng các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (“VAS”), cụ thể như sau:
VAS 23 Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán
VAS 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
Ngôn ngữ sử dụng chính thức trong kế toán: Trung Quốc, Việt Nam.
Đơn vị tiền tệ chính thức: đồng Việt Nam.
Tỷ giá sử dụng: các giao dịch bằng ngoại tệ được quy đổi về VND theo tỷ giá thực tế của ngân hàng tại ngày phát sinh giao dịch đó. Chênh lệch tỷ giá được xử lý theo Thông tư 44TC/TCDN ngày 07/8/1997 và Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ tài chính.
Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: hàng tồn kho được trình bày theo giá gốc và hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp thực tế đích danh. Giá trị hàng tồn kho ngày 31/12/2005 được xác định trên cơ sở theo dõi và ghi chép của thủ kho và kế toán.
1.1.3.Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Nhằm thu thập các thông tin mang tính pháp lý của mỗi công ty, KTV cần thu thập giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng mua hàng, cam kết quan trọng có liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán. Tuy nhiên, công ty X là khách hàng truyền thống nên các tài liệu này được lưu trong hồ sơ kiểm toán thường niên.
Ngoài ra, KTV cần yêu cầu công ty X, Y cung cấp các tài liệu sau:
BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm trước.
Các tài liệu kế toán liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán của năm hiện hành như:
+ BCĐKT;
+ Báo cáo kết quả kinh doanh;
+ Sổ cái tài khoản 331,156;
+ Sổ chi tiết tài khoản 331,156;
+ Biên bản đối chiếu công nợ cuối niên độ;
+ Chứng từ kế toán liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán...
1.1.4.Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Kỹ thuật phân tích được sử dụng hầu hết trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thanh toán, tình trạng lãi, lỗ cũng như khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty. Các thủ tục phân tích mà KTV ACCA thường áp dụng là tính so sánh biến động của năm này so với năm trước về số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán và tính các tỷ suất thanh toán. Kết quả được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV như sau:
Công ty X
Bảng 7: GTLV của KTV
ACCA
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
CCCC
1
Khách hàng: Công ty X
Người lập: THN
Ngày: 30/03/06
Kì kiểm toán: 31/12/05
Người soát xét: TTN
Ngày: 02/04/06
Nội dung: Kiểm tra chi tiết công nợ
Khoản mục
31/12/2005
31/12/2004
Chênh lệch%
Chênh lệch
Ghi chú
1. Tiền
2.602.076.932
4.531.805.385
-42,58
(1.929.728.453)
(1)
2. Khoản phải thu
6.486.438.423
5.317.510.169
21,98
1.168.928.254
(2)
Cộng TS thanh toán nhanh
9.088.515.355
9.849.315.554
(760.800.199)
3. Hàng tồn kho
23.054.354.121
15.491.618.745
48,82
7.562.735.376
(3)
4. TSLĐ khác
47.422.884
101.255.359
-53,17
(53.832.4745)
Cộng TSLĐ
32.190.292.360
25.442.189.658
26,52
6.748.102.702
1. TSCĐ hữu hình
10.320.005.055
11.919.956.536
(1.599.951.481)
Tổng tài sản
42.510.297.490
37.362.146.194
5.148.151.296
1. Nợ ngắn hạn
15.426.033.589
12.413.305.837
24,27
3.012.727.752
(4)
2. Nợ khác
1.000.0000
0
Cộng Nợ phải trả
15.427.033.589
12.413.305.837
24,28
3.013.727.752
Vốn chủ sở hữu
27.084.263.901
24.948.840.357
2.135.423.544
Tổng nguồn vốn
42.510.297.490
37.362.146.194
5.148.151.296
(1), (2)Tiền giảm mạnh, phải thu khách hàng tăng do thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản và khách hàng chưa thanh toán
(3)Hàng tồn kho tăng 7.562.735.376 VNĐ, trong đó nguyên vật liệu tăng 4.560.938.760 (do nhập nguyên vật liệu nhưng chưa đưa vào sử dụng), thành phẩm tăng 1.892.060.883.
(4)Nợ ngắn hạn tăng 3.012.727.752, trong đó chi tiết Khoản phải trả người bán như sau
Bảng 8: Chi tiết các khoản phải trả
Phải trả người bán
31/12/2004
31/12/2005
Công ty Hà Nam Ninh
4.626.835.845
25.853.540.573
Kho Quán Bánh
2.188.756.670
2.810.256.817
Kho I Bến Thủy
0
529.948.521
Cửa hàng Hoàng Mai
0
290.911.307
Công ty vật tư tổng hợp Nghệ tĩnh
300.239.130
268.129.137
Công ty TM Vĩnh Oanh
91.834.643
123.801.700
Xí nghiệp ô tô thương mại
3.678.512
91.882.837
Công ty TNHH TM Bình Lộc
285.161.022
78.213.327
Công ty kho vận miền Nam
23.392.983
36.957.061
Công ty Thăng Long
0
32.551.917
DNTN Sáu Hằng
18.299875
20.195.454
Trạm vật tư NN Tương Dương
0
19.167.617
Công ty Liên Sơn
18.593.612
18.593.612
Đại lý Công Xuân
0
16.709.000
Công ty TNHH Vĩnh Mạnh
0
16.666.667
Đại lý Quỳnh Lưu
18.504.333
13.594.022
CHXD Thanh Niên
81.266.753
9.149.155
Công ty TNHH Hồng Úy
0
820.100
Công ty TNHH Ninh Bình
190.969.167
0
Hợp tác xã Hà Huy Tập
309.519.147
113.593.557
Tổng
8.157.051.690
8.800.065.233
Công ty Y:
Việc phân tích sơ bộ BCTC cũng được tiến hành như công ty X. KTV nhận thấy các mục trên BCĐKT cũng như trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhìn chung không có biến động nào bất thường.
1.1.5.Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB
Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB, KTV của ACCA thường dựa vào:
- Kinh nghiệm của KTV đối với khách hàng.
- Phỏng vấn nhân viên : công việc này giúp KTV thu thập được những thông tin cần thiết ban đầu (đối với khách hàng mới) và về những thay đổi trong chính sách của đơn vị (khách hàng thường xuyên).
- Tham quan thực tế: nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà thông qua sổ sách không phản ánh hết. Tuy nhiên, công việc này KTV ít thực hiện.
- Xác minh tài liệu: đối với khách hàng mới, KTV yêu cầu được cung cấp các tài liệu liên quan đến hệ thống KSNB của doanh nghiệp, đó là quy chế tài chính, kế toán, các quyết định bổ nhiệm nhân sự.
Qua tìm hiểu công ty X, các KTV thấy rằng không có thay đổi về mặt nhân sự, phòng ban, ban giám đốc của công ty là những người có trình độ, kinh nghiệm và có trách nhiệm cao. Đối với công tác thu mua vật tư, hàng hóa và thanh toán với nhà cung cấp, công ty đã có những quy định được đề cập đầy đủ trong Quy chế kinh tế tài chính năm 2004 của Công ty (số 50 TC – KT ngày 31/12/2004). Các yếu tố khác của môi trường kiểm soát như công tác kế hoạch, bộ máy tổ chức,...cũng không có thay đổi gì đáng kể so với Hồ sơ kiểm toán năm trước. Vì vậy, KTV sử dụng kết quả đánh giá của lần kiểm toán trước, hệ thống KSNB của công ty được KTV đánh giá là có hiệu lực. Do đó, KTV cần tiến hành thử nghiệm cơ bản ở mức độ vừa phải.
Còn công ty Y, do mới thành lập nên cơ cấu tổ chức quản lý chưa đi vào quy củ. Giám đốc là người Trung Quốc nên không hiểu rõ về kế toán Việt Nam, do đó việc quản lý còn kém hiệu quả. Trong công tác thu mua vật tư và thanh toán với người bán, công tư đã đưa những quy định như sau:
Bảng 9: GTLV của KTV
ACCA
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
CCCC
2
Khách hàng: Công ty Y
Người lập: THN
Ngày: 30/02/06
Kì kiểm toán: 31/12/05
Người soát xét: TTN
Ngày: 02/04/06
Nội dung: Phân tích
...
Trong mọi trường hợp. việc mua hàng đều phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, và được hạch toán đầy đủ. Khi mua hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36416.doc