Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam (VNFC) thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG TỒN KHO VÀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 3

I.Lý luận chung về hàng tồn kho 3

1.Khái niệm 3

2.Đặc điểm 3

3.Phương pháp hạch toán 4

3.1Nguyên tắc hạch toán 4

3.2.Hạch toán chi tiết 6

3.3.Hạch toán tổng hợp 7

II.Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính 10

1.Mục tiêu kiểm toán đối với hàng tồn kho 10

2.Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho 11

2.1.Lập kế hoạch kiểm toán 11

2.1.1.Thu thập thông tin cơ sở 12

2.1.2.Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 15

2.1.3.Thực hiện thủ tục phân tích 15

2.1.4.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 16

2.1.5.Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát 17

2.1.6.Thiết kế chương trình kiểm toán 19

2.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán 20

2.3.Kết thúc kiểm toán 24

PHẦN II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA THỰC HIỆN 25

I.Tổng quan chung về công ty Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia thực hiện 25

1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 25

2.Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 26

2.Loại hình dịch vụ của Công ty 27

3.Khách hàng của Công ty 28

4.Quy trình kiểm toán chung trong kiểm toán tài chính của công ty VNFC 29

II.Thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho do công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện 33

1.Mục tiêu kiểm toán 33

2.Quy trình kiểm toán hàng tồn kho 33

2.1.Chuẩn bị kiểm toán 33

2.2.Lập kế hoạch kiểm toán 34

2.3.Thực hiện kiểm toán 36

2.4.Kết thúc kiểm toán 46

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN 51

I.Nhận xét về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do công ty VNFC thực hiện 51

1.Thuận lợi và khó khăn 51

2.Nhận xét đánh giá 53

II.Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do công ty VNFC thực hiện 54

1.Về phương pháp chọn mẫu 54

2.Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát 51

3.Về việc gửi thư xác nhận đối với bên thứ ba 57

4.Về việc sử dụng các chuyên gia bên ngoài 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 62

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam (VNFC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội cấp ngày 24/10/2005. Công ty hoạt động theo Điều lệ công ty được hội đồng thành viên phê duyệt theo Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12/6/1999. Địa chỉ trụ sở chính của Công ty: Phòng 1003 tầng 10, tòa nhà 18T2khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 2512792, 2512793 Fax: 2512794 Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam là thành viên của tập đoàn tái chính VNFC gồm: Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam Công ty Tư vấn Tài chính Việt Nam Công ty TNHH một thành viên thẩm định tài chính Việt Nam Trung tâm đào tạo tài chính quốc tế VNFC Công ty cổ phần bưu chính và phát triển viễn thông Việt Nam Ngoài ra công ty còn tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp như Chi hội kế toán thuộc Trung ương hội kế toán và kiểm toán Việt Nam; thành viên hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); thành viên phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI); thành viên hội kế toán công chứng Pháp, Hoa Kỳ; thành viên hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hà Nội; thành viên câu lạc bộ doanh nhân Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của công ty là “Đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp”. Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chịu trách nhiệm vật chất và giữ bí mật cho khách hàng. Công ty coi trọng chất lượng dịch vụ, hiệu quả kiểm toán và uy tín nghề nghiệp. Phương châm hoạt động của VNFC là “Cùng hợp tác và phát triển với khách hàng”. Cam kết của VNFC cung cấp các dịch vụ một cách chuyên nghiệp với chất lượng cao vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trong công ty. Đến năm 2006, công ty dự định mạng lưới cung cấp dịch vụ của mình tại các khu vực quan trọng trong nước và nước ngoài. Các trung tâm dự kiến được thành lập: Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực Đông Bắc sẽ được thành lập trong thời gian gần nhất, tháng 2 năm 2006. Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực miền Trung, tháng 5, tháng 6 năm 2006. Một số trung tâm khác tại khu vực Tây Bắc, khu vực Bắc Miền Trung; khối đầu tư xây dựng cơ bản, các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đại diện tại nước cộng hòa Pháp. 2.Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm có: Tổng số cán bộ nhân viên: 40 người trong đó có 3 người có Chứng chỉ kiểm toán viên– CPA. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, các trung tâm và các phòng ban trực thuộc. Tổng Giám đốc trực tiếp lãnh đạo toàn công ty. Các phòng ban hoạt động theo chức năng mà Tổng Giám đốc phân công. Đây là bộ máy tham mưu giúp ban giám đốc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Sơ đồ 4: Bộ máy tổ chức của công tyVNFC HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Ban tài chính kế toán Ban hành chính tổng hợp Ban đào tạo tư vấn Hội đồng khoa học Ban quan hệ quốc tế Ban thanh tra pháp chế Ban kiểm soát 2.Loại hình dịch vụ của Công ty Công ty có nhiều loại hình dịch vụ đa dạng như: v Dịch vụ kiểm toán gồm có: Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán nội bộ; Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư (kể cả kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm); Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; Kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước. v Tư vấn tài chính: Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vu cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác hinh doanh; v Tư vấn thuế v Tư vấn nguồn nhân lực v Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự v Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin v Tư vấn quản lý: tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp, xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh, tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tư vấn lập dự án khả rhi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu; v Dịch vụ kế toán v Dịch vụ định giá tài sản v Dịch vụ đào tạo: bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán, các dịch vụ liên quan khác về tài chính, thuế theo qui định của pháp luật; v Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính. 3.Khách hàng của Công ty Với sự am hiểu đặc thù kinh tế ngành VNFC đã thực hiện kiểm toán và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất, khai thác mỏ, bưu chính viễn thông, dầu mỏ, điện lực, ngân hàng, khách sạn, dệt may, hóa chất, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản... Qua đó giúp các doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao công tác quản lý tài chính kế toán cũng như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ. Khách hàng của VNFC là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đa quốc gia, công ty cổ phần, công ty TNHH và các doanh nghiệp khác... 4.Quy trình kiểm toán chung trong kiểm toán tài chính của công ty VNFC Quy trình chung của công ty VNFC như sau: Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán chung Bước 1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN Bước 2 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Bước 3 THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Bước 4 KẾT THÚC KIỂM TOÁN Bước 5 CÁC CÔNG VIỆC SAU KIỂM TOÁN Trong đó các giai đoạn cụ thể như sau: s Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán Quá trình kiểm toán bắt đầu từ khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu nhận khách hàng. Khi đến kỳ kiểm toán VNFC sẽ gửi thư mời kiểm toán tới các khách hàng cũ và khách hàng mới. Trong thư mời kiểm toán sẽ trình bày cụ thể về các loại hình dịch vụ mà công ty có thể cung cấp và uy tín của đội ngũ kiểm toán viên của công ty. Khi khách hàng đã có yêu cầu kiểm toán thì Ban giám đốc sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và Ký hợp đồng kiểm toán. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Kiểm toán viên phải xem xét đánh giá về khả năng rủi ro xảy ra các sai sót ảnh hưởng đến người sử dụng báo cáo tài chính hoặc ảnh hưởng đến uy tín của Công ty VNFC. Ở công ty VNFC mức độ rủi ro khi chấp nhận kiểm toán gồm có ba cấp độ: Thấp, Trung bình và Cao. Khi tiến hành việc quyết định có nên chấp nhận một khách hàng không thì Công ty VNFC sẽ xem xét đến: tính độc lập của các kiểm toán viên, khả năng phục vụ khách hàng và tính liêm chính của Ban giám đốc. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên: Việc lựa chọn các kiểm toán viên thích hợp tham gia vào một cuộc kiểm toán sẽ góp phần rất lớn để đem lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Ban Giám đốc của VNFC sẽ lựa chọn các kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán dựa trên: tính độc lập của kiểm toán viên, có kinh nghiệm và hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Thông thường, một nhóm kiểm toán ở VNFC thường gồm có: Một chủ nhiệm kiểm toán, một kiểm toán viên và hai trợ lý kiểm toán. Việc lựa chọn độ. ngũ kiểm toán viên còn phụ thuộc vào qui mô của Công ty khách hàng. Nếu là khách hàng lớn thì Ban giám đốc VNFC sẽ có kế hoạch tăng thêm số kiểm toán viên để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Ký kết hợp đồng kiểm toán: Sau khi xem xét các vấn đề nêu trên thì Công ty VNFC sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng. Đây là thỏa thuận chính thức của Công ty với khách hàng quy định về: qui mô, thời gian tiến hành kiểm toán, trách nhiệm của khách hàng và Công ty VNFC, phí kiểm toán và hình thức phát hành Báo cáo kiểm toán. s Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng như: hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của đơn vị, tiến hành đánh giá trọng yếu, rủi ro của các khoản mục, từ đó có thể đưa ra chương trình kiểm toán cho từng khoản mục, phần hành cụ thể. Thu thập những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng: Đây là một công việc quan trọng giúp cho kiểm toán viên có được cái nhìn khái quát nhất về doanh nghiệp. Thông thường, kiểm toán viên sẽ thu thập những thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí của Công ty khách hàng trong những năm gần đây và nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể tác động đến hoạt động kinh doanh cảu khách hàng. Tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng: Kiểm toán viên tiến hành thu thập những thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng bằng cách trao đổi với kế toán trưởng và các kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán khác. Những tài liệu mà kiểm toán viên sẽ yêu cầu kế toán trưởng cung cấp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối số phát sinh, Ghi chú Báo cáo tài chính và các báo cáo theo biểu mẫu quy định của Tổng Công ty; Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, Biên bản kiểm tra của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, quyết toán của Công ty, biên bản kiểm tra thuế của Công ty; Các quy chế tài chính của doanh nghiệp;Toàn bộ sổ cái, sổ kế toán chi tiết các tài khoản theo quy định. Đối với từng phần hành cụ thể thì kiểm toán viên sẽ trao đổi trực tiếp với các kế toán viên phụ trách phần hành đó. Bằng việc thu thập thông tin về hệ thống kế toán của doanh nghiệp, kiểm toán viên sẽ có được những nhận xét ban đầu về hiệu quả của công tác kế toán của doanh nghiệp. Đánh giá trọng yếu rủi ro và phân bổ các ước lượng về tính trọng yếu cho các khoản mục: Kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để xác định mức độ sai sót ảnh hưởng lên Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được và phân bổ mức trọng yếu đó cho các khoản mục. Kiểm toán viên thường phân bổ mức độ trọng yếu theo các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán. Mục đích của công việc này là giúp kiểm toán viên xác định số lượng bằng chứng cần thu thập đối với từng khoản mục với chi phí thấp nhất mà vẫn tổng hợp được các sai sót trên Báo cáo tài chính. Ở Công ty VNFC việc đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán chưa được tiến hành một cách bài bản mà đa số là dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên để thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục. Đưa ra chương trình kiểm toán phù hợp: Sau khi đã xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp. Đối với Hàng tồn kho, Công ty VNFC đã thiết kế được một chương trình kiểm toán: được trình bày trong Phụ lục 1. s Bước 3: Thực hiện kiểm toán Dựa và kế hoạch kiểm toán đã được lập Kiểm toán viên sử dụng các thủ tục kiểm toán như thủ tục kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích... để xác minh tính trung thực hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính của khách hàng. s Bước 4: Kết thúc kiểm toán Sau khi tiến hành xác minh báo cáo tài chính Chủ nhiệm kiểm toán xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính, đưa ra các bút toán điều chỉnh. Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến phù hợp trên Báo cáo kiểm toán, đồng thời tiến hành lập thư quản lý gửi cho Ban giám đốc của khách hàng. s Bước 5: Các công việc sau kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành soát xét lại hồ sơ kiểm toán đã lập sau đó trình cho Ban Tổng giám đốc soát xét để đảm bảo chất lượng của công việc kiểm toán đã tiến hành. b. Giấy tờ làm việc Các giấy tờ làm việc, các thông tin do khách hàng cung cấp hay các thông tin mà kiểm toán viên thu thập được về một khách hàng cụ thể được tập hợp vào một hồ sơ kiểm toán nhằm giúp cho: Quá trình lập kế hoạch kiểm toán Lập các giấy tờ làm việc Xác định và kiểm tra các bước kiểm soát Lập báo cáo kiểm toán Giao dịch và phục vụ khách hàng Hồ sơ kiểm toán tổng hợp do VNFC lập được chia thành các chỉ mục từ 1000 đến 8000: 1000: lập kế hoạch kiểm toán 2000: Báo cáo 3000: Quản lý cuộc kiểm toán 4000: Hệ thống kiểm soát 5000: Kiểm tra chi tiết – Tài sản 5400: Hàng tồn kho 6000: Kiểm tra chi tiết – Công nợ phải trả 7000: Kiểm tra chi tiết – Vốn chủ sở hữu 8000: Báo cáo lãi lỗ Trên mỗi chỉ mục chi tiết đều được đánh tham chiếu để thuận lợi cho việc theo dõi và đối chiếu. II.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN 1.Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu của kiểm toán viên khi kiểm toán khoản mục hàng tồn kho là nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho và nhằm xác định tính hiện hữu đối với hàng tồn kho, khẳng định tính trọn vẹn (đầy đủ) của hàng tồn kho, quyền của khách hàng đối với hàng tồn kho đã ghi sổ, cũng như khẳng định tính chính xác và đúng đắn của các con số trên sổ sách kế toán về hàng tồn kho và bảo đảm sự trình bày và khai báo về hàng tồn kho là hợp lý. 2.Quy trình kiểm toán hàng tồn kho Khi tiến hành kiểm toán thì đối với mỗi công ty, mỗi loại hình doanh nghiệp thì công tác kiểm toán sẽ có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với quy mô, tính chất cũng như đặc điểm hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Trong chuyên đề thực tập của mình, em xin được trình bày công tác kiểm toán Hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại 2 công ty: Công ty X là một doanh nghiệp cổ phần. 2.1.Chuẩn bị kiểm toán Công ty X là khách hàng mới của VNFC nên các kiểm toán viên chưa có những hiểu biết về tình hình kinh doanh, tài chính của công ty, các số liệu báo cáo của năm trước. Vì vậy VNFC lựa chọn các kiểm toán viên có kinh nghiệm để tham gia cuộc kiểm toán này. Theo hợp đồng kiểm toán, Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc Gia Việt Nam sẽ tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính 2005. Dự kiến các thành viên trong nhóm kiểm toán: Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ nhiệm kiểm toán Lê Thanh Phương – Kiểm toán viên Phạm Thùy Linh – Trợ lý kiểm toán Trần Gia Toàn – Trợ lý kiểm toán. 2.2.Lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, Kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng như: hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ... Tiến hành đánh giá trọng yếu, rủi ro của các khoản mục, từ đó có thể đưa ra chương trình kiểm toán phù hợp. * Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty X là Công ty Cổ phần được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000182 ngày 09/06/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp. Các cổ đông sáng lập bao gồm: Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Công ty Cổ phần VINACONEX 6, Công ty Cổ phần Xây dựng số 7 và Công ty Cổ phần Xây dựng số 11. Vốn điều lệ của Công ty: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng VN) Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng/01 cổ phần Tổng số cổ phần: 100.000 cổ phần. Hoạt động kinh doanh: Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000182 ngày 03/08/2005 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp, hoạt động kinh doanh của Công ty theo đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 03 tháng 08 năm 2005 là: Sản xuất và buôn bán ống sợi thủy tinh theo công nghệ ống cốt thủy tinh. * Chế độ kế toán Cơ sở lập Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam. Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 năm dương lịch Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hàng tồn kho mua ngoài bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Giá gốc của hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu vật liệu thành thành phẩm. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp giá bình quân gia quyền theo tháng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. * Một số chỉ tiêu về hàng tồn kho của công ty X 31/12/2005 (VND) - Hàng mua đang đi trên đường - - Nguyên liệu, vật liệu 2.650.254.134 - Công cụ, dụng cụ 11.351.686 - Chi phí SX, KD dở dang 17.185.918 - Thành phẩm 12.745.652.530 - Hàng hóa 197.730.600 - Hàng gửi đi bán 1.071.154.086 Cộng giá gốc hàng tồn kho: 16.693.328.954 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho 16.693.328.954 2.3.Thực hiện kiểm toán Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 01. Kiểm tra việc phản ánh hàng tồn kho 02. Kiểm tra việc hạch toán và phản ánh hàng tồn kho 03. Kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của hàng tồn kho 04. Kiểm tra việc điều chỉnh số dư hàng tồn kho thực tế 05. Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kiểm toán viên sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, quan sát, tìm hiểu quy chế của công ty về việc quản lý hàng tồn kho của công ty. Thông qua đó, kiểm toán viên có thể đưa ra các kiến nghị trong Thư quản lý để giúp công ty hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho để tranh hư hỏng, mất mát và dễ dàng, thuận tiện cho việc ghi sổ, hạch toán hàng tồn kho. Những hiểu biết về Hàng tồn kho sẽ được tổng hợp thành System notes for inventory (Ghi chú hệ thống hàng tồn kho). Preparer: NTN 22/02/2005 Reviewer : [ ] System notes for inventory 5420: 1/2 Các thông tin liên quan đến hàng tồn kho Nguyên vật liệu: 1. Hàng tồn kho bao gồm những loại nào? Nguyên vật liệu chính: Sợi thủy tinh, nhựa Ortho, nhựa Iso, cát thạch anh, màng phim, vải sợi thủy tinh. Nguyên vật liệu phụ: Aceton, bàn bả, đá mài D125, lưới cắt D125, ...... Thành phẩm chủ chính là: Ống DN200, ống DN600, Zoăng cao su DN250, Zoăng cao su DN300. 2. Mua nguyên vật liệu từ những nguồn nào? 3. Nguyên vật liệu được mua theo phương thức nào? Nhận tại kho hay nhận tại nơi của người bán? 4. Phòng vật tư có theo dõi và thống kê lượng nhập xuất trong từng tháng hay không? Phòng vật tư theo dõi và thống kê lượng nhập xuất trong từng tháng. 5. Phòng vật tư và phòng kế toán có thường xuyên đối chiếu số lượng và giá trị tiền với nhau hay không? Có. 6. Nếu đến cuối tháng mới có hoá đơn thì có tình trạng cuối tháng lượng nguyên vật liệu nhập chưa nhiều do vậy chưa viết hóa đơn và chưa vào sổ sách? 7. Thủ kho thuộc quyền quản lý của phòng nào? Thủ kho thuộc quyền quản lý của phòng vật tư. 8. Việc thanh toán tiền đối với các khoản mua nguyên vật liệu được quy định như thế nào quy định về thời gian hay về hạn mức giá trị? 9. Thủ kho theo dõi nguyên vật liệu như thế nào? Có thường xuyên đối chiếu với kế toán nguyên vật liệu và phòng vật tư hay không? 10. Vật liệu được kiểm kê như thế nào? Có thường xuyên hay không? Cuối năm Công ty thành lập Hội đồng kiểm kê để tiến hành kiểm kê toàn bộ nguyên vật liệu tồn kho. 11. Vật liệu trước khi nhập kho có kiểm tra chất lượng hay không? 12. Đến khi kiểm kê thì số liệu nguyên liệu có chênh lệch với nhau nhiều hay không? Nếu chênh lệch nhiều thì nguyên nhân là do đâu? 13. Trị giá của vật tư thiếu được tính theo công thức sau đây: 14. Các khoản chênh lệch nguyên vật liệu trong quá khứ có xẩy ra hay không ? nếu xảy ra thì được xử lý như thế nào? Thẩm quyền của Ban Giám đốc đối với việc xử lý các chênh lệch về nguyên vật liệu như thế nào? 15. Các sản phẩm còn tồn đọng đã được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì đến nay tình trạng như thế nào và đã được xử lý chưa? Nếu chưa được xử lý thì hướng xử lý sẽ như thế nào? Việc điều chỉnh theo số liệu kiểm kê cuối kỳ được tiến hành như thế nào? 16. Có bao nhiêu thủ kho? Có bao nhiêu kho nguyên vật liệu, địa điểm từng kho? Từ trước đến nay đã có vấn đề gì xẩy ra đối với thủ kho hay không? 17. Những người chịu trách nhiệm nhập hàng có hay thay đổi hay không? 18. Sổ sách chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu của phòng kế toán bao gồm những sổ sách gì? 19. Báo cáo sản lượng hàng ngày của phân xưởng do ai lập? Ai lập phiếu nhập kho? Phiếu nhập kho có chữ ký của những ai? 20. Quy trình nhập kho như thế nào? Từ bộ phận nào đến bộ phận nào? 21. Thành phẩm sản xuất ra được kiểm tra chất lượng như thế nào? 22. Thành phẩm của Công ty có bao nhiêu loại? Phế phẩm được xử lý như thế nào? 23. Trình tự hạch toán của phòng kế toán như thế nào? 24. Quy trình công nghệ, sản xuất như thế nào? Có bao nhiêu công nhân cho mỗi bộ phận? Số lượng công nhân nhiều như vậy đã tối ưu hoá hay chưa? 25. Nêu rõ công thức tính giá thành phẩm? Thành phẩm được tính giá theo khoảng thời gian nào? Công cụ dụng cụ: 1. Công cụ dụng cụ của Công ty bao gồm những loại gì? 2. Công cụ, dụng cụ được phân bổ như thế nào? 3. Đến cuối kỳ có kiểm kê công cụ dụng cụ hay không? Hiện nay có danh mục công cụ dụng cụ đã xuất dùng hay không? 4. Đến cuối kỳ có kiểm kê công cụ dụng cụ hay không? Hiện nay có danh mục công cụ dụng cụ đã xuất dùng hay không? 5. Quy trình mua bán và hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng như thế nào? L Period End: 12/11/2009 5:07 CH Tiến hành kiểm kê hàng tồn kho Công tác kiểm kê đã được tiến hành trước thời điểm bắt đầu kiểm toán nên kiểm toán viên không thể tham gia chứng kiến kiểm kê cùng với doanh nghiệp. Kiểm toán viên chỉ thu thập Biên bản kiểm kê của công ty và tiến hành đối chiếu với Sổ chi tiết và sổ tổng hợp. 54 30 VNFC VIET NAM NATIONAL AUDITING PARTNERSHIP COMPANY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client Prepared: Công ty X Date: 22/2/2006 Period: 31/12/2005 Reviewed by: N.T.N Date: Subject: Reviewed by: Date: * Kiểm tra, đối chiếu Biên bản kiểm kê với Sổ cái, bảng cân đối. Số liệu trên biên bản kiểm kê: Nguyên vật liệu còn tồn trong kho: 2.650.254.134 Ö Công cụ, dụng cụ: 11.351.686 Ö Thành phẩm các loại: 12.745.652.530 Ö Ghi chú: (Ö) đã đối chiếu với sổ cái tài khoản. Số liệu khớp đúng. Kiểm tra việc phản ánh hàng tồn kho Ở công ty A, trong năm công ty chưa chưa mở thẻ kho để theo dõi chi tiết cho từng mã vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Đối với thủ tục này kiểm toán viên thu thập danh mục hàng tồn kho của khách hàng và đối chiếu với Biên bản kiểm kê, với Sổ cái xem có chính xác hay không. Kiểm tra việc hạch toán hàng tồn kho Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu: 54 30 VNFC VIET NAM NATIONAL AUDITING PARTNERSHIP COMPANY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client Prepared: Công ty X Date: 22/2/2006 Period: 31/12/2005 Reviewed by: N.T.N Date: Subject: Reviewed by: Date: *Kiểm tra chi tiết việc nhập kho nguyên vật liệu: Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số lượng Số tiền (VNĐ) abc Số hiệu Ngày tháng N0036 13/08/05 Mua cát Thạch Anh (CATTA) 1521/331 539.342kg 302.398.811 ÖÖÖ N0037 13/08/05 Mua chất xúc tiến COBAN nhập kho 1521/331 800kg 22.422.094 ÖÖÖ N0045 17/08/05 Mua màng phim nhập kho 1521/331 1.281,7kg 33.169.768 ÖÖÖ N0049 18/08/05 Mua chất xúc tác MEKP 1521/331 300kg 10.922.070 ÖÖÖ N0056 23/08/05 Mua nhựa ISO nhập kho 152/331 18.920kg 637.733.999 ÖÖÖ N0061 31/08/05 Mua sợi thủy tinh 152/331 147.693,69kg 2.319775.352 ÖÖÖ N0062 31/08/05 Mua vải chứa cát 152/331 1332,2kg 72.000.944 ÖÖÖ N0065 31/08/05 Mua vải lưới 152/331 1.360,4kg 70.950.640 ÖÖÖ Ghi chú: (a) Phiếu yêu cầu mua hàng (b) Hóa đơn người bán (c) Phiếu nhập kho Kết luận: Đã kiểm tra tới phiếu yêu cầu mua hàng, hóa đơn người bán và phiếu nhập kho. Hàng tồn kho nhập trong kỳ là phù hợp, không tồn tại sai sót trọng yếu. 54 30 VNFC VIET NAM NATIONAL AUDITING PARTNERSHIP COMPANY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client Prepared: Công ty X Date: 22/2/2006 Period: 31/12/2005 Reviewed by: N.T.N Date: Subject: Reviewed by: Date: * Kiểm tra chi tiết việc xuất kho nguyên vật liệu: Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số lượng (kg) Thành tiền (VNĐ) ab Số hiệu Ngày tháng X0068 12/09/05 Xuất CATTA cho sản xuất 6211/152 97.545 54.665.179 ÖÖ X0069 13/09/05 Xuất COBAN cho sản xuất 6211/152 262,56 7.311.442 ÖÖ X0069 13/09/05 Xuất MANGP cho sản xuất 6211/152 635,60 18.410.135 Ö (1) X0075 15/09/05 Xuất MEKP cho sản xuất 6211/152 393,02 14.054.107 ÖÖ X0083 17/09/05 Xuất Nhựa ISO cho sản xuất 6211/152 8.375,16 284.568.968 ÖÖ X0098 20/09/05 Xuất Nhựa ORTHO cho sản xuất 6211/152 55.048,51 1.610.124.812 Ö (2) X0099 20/09/05 Xuất SOITT cho sản xuất 6211/152 88.814,51 1.377.714.921 ÖÖ X121 24/09/05 Xuất VAICC cho sản xuất 6211/152 893,44 45.828.515 ÖÖ Ghi chú: (a) Đã kiểm tra tới yêu cầu, phê duyệt xuất vật tư (b) Đã kiểm tra tới phiếu xuất kho cho phân xưởng sản xuất Note: (1)Không có yêu cầu xuất vật tư (2)Thiếu chữ ký của người nhận ðHàng xuất kho không tồn tại sai sót trọng yếu. * Kiểm tra tổng hợp đối ứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36538.doc
Tài liệu liên quan