LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN 3
1.1.1 Khái niệm TSCĐ 3
1.1.2 Phân loại TSCĐ 4
1.1.3 Quản lý tài sản cố định 6
1.1.4 Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ 9
1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 14
1.2.1 Vai trò của Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 14
1.2.2 Các sai phạm liên quan đến TSCĐ 14
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 16
1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ 16
1.3.2 Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán tài chính 18
PHẦN II: QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ THỰC HIỆN 34
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ (ATC) 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty 36
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Kiểm toán – Tư vấn thuế (ATC) 40
2.1.4 Quá trình tiến hành cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế thực hiện 44
2.1.5 Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 46
2.2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ THỰC HIỆN 48
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 49
2.2.2 Thực hiện kiểm toán: 61
2.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: 62
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 77
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ 80
3.1 . TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 80
3.2 NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ THỰC HIỆN 81
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ THỰC HIỆN 82
3.3.1 Sử dụng ý kiến chuyên gia 82
3.3.2 Hoàn thiện công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 84
3.3.3 Áp dụng thủ tục phân tích 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 105/NĐ-CP, Ban Giám Đốc Công ty xác định tiềm năng của thị trường kiểm toán trong nước và việc cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động thu hút khách hàng mới để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Công ty sử dụng hình thức thư chào hàng để thu hút thêm các khách hàng mới, hình thức này đã và đang đem lại hiệu quả tích cực.
Trong quá trình phát triển thị trường, Công ty tập trung vào các doanh nghiệp có số vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là loại hình doanh nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất trên thị trường Việt Nam do ưu thế về vốn và tính năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp này chiếm tới 70% trong tổng số khách hàng của Công ty. Trong đó phải kể đến một số các tập đoán lớn như:
- Tập đoàn dệt Pang Rim Yoochang (Hàn Quốc)
- Tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp EH (Trung Quốc)
- Tập đoàn sản xuất thực phẩm IMEI (Đài Loan)
- Và một số công ty lớn như:
- Công ty Marumitsu (100% vốn đầu tư của Nhật Bản)
- Công ty IT Solution (100% vốn đầu tư của Nhật Bản)
- Công ty LG Vina Cable (liên doanh)
- Công ty liên doanh JINIL Phú Thọ
- Công ty liên doanh nhựa Vĩnh Phúc
Nhóm khách hàng là các công ty nhà nước chiếm vị trí số 2 trong chiến lược phát triển của Công ty, nhóm khách hàng này chiếm khoảng 15% trong tổng số khách hàng của Công ty. Bao gồm các đơn vị như:
- Các đơn vi thành viên của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam
- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam
- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam
- Các đơn vi thành viên của Tổng Công ty công trình xây dựng giao thông 8
- Công ty may Ninh Bình; Nhà máy in và văn hoá phẩm Phúc Yên
Nhóm khách hàng là các công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số các khách hàng của Công ty, khoảng 10%. Bao gồm các công ty như:
- Công ty cổ phần đầu tư Trung Dũng
- Công ty taxi Thành Hưng
- Công ty TNHH Thành Công
- Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc Hà Nội
- Công ty cổ phần Cao Hà
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Kiểm toán – Tư vấn thuế (ATC)
Là một doanh nghiệp cổ phần có qui mô không lớn, để phù hợp với đặc điểm của nghành nghề Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng.
Mô hình này giảm thiểu chi phí hành chính, các bộ phận trung gian trong quá trình quản lý. Các kế hoạch, chiến lược hoạt động của Ban Giám Đốc được truyền thẳng xuống cho bộ phận thực thi và ngược lại mọi sự phản hồi từ các bộ phận triển khai hoạt động cũng được Ban Giám Đốc nắm bắt nhanh chóng.
Do đặc thù hoạt động là hướng vào khách hàng, Công ty thực hiện việc quản lý theo danh mục khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách nhiệm một số khách hàng nhờ đó mà chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng sẽ được nâng cao do sự am hiểu khách hàng và việc qui kết trách nhiệm trong quản lý.
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty được khái quát theo sơ đồ 6. Trong mô hình này dấu mũi tên thể hiện sự điều hành của cấp trên đối với cấp dưới về chức năng nhiệm vụ.
Sơ đồ1.6: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần kiểm toán- tư vấn thuế ( ATC)
Phòng hành chính kế toán
Phòng kiểm toán XDCB
Đại hội Cổ Đông
Phó giám đốc
(Phụ trách tư vấn)
Phó giám đốc
(Phụ trách kiểm toán)
Chủ tịch hội đồng quản trị
Phòng nghiệp vụ 2
Phòng nghiệp vụ 3
Phòng nghiệp vụ 1
Phòng tư vấn
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Chú thích:
Quản lý trực tiếp:
Theo mô hình này bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
Đại hội cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông của Công ty, mỗi cổ đông đều là chủ sở hữu của Công ty có quyền lợi theo pháp luật, và điều lệ công ty qui định. Các vấn đề quan trọng như bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, quyết định sửa đổi điều lệ công tyặ đều phải thông qua đại hội cổ đông.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất, do Đại hội cổ đông bầu ra, điều hành quyết định những vấn đề theo pháp luật và điều lệ của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị là anh Lê Thành Công do Hội đông quản trị bầu ra, làm nhiệm vụ như lập chương trình kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị, chủ toạ cuộc họp Đại hội cổ đông.
Ban Giám Đốc bao gồm Giám đốc và hai phó giám đốc giúp việc cho giám đốc.
Anh Lê Thành Công là giám đốc công ty kiêm chủ tịch hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, là đại diện của Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước hội đồng quản trị về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Hai phó giám đốc phụ trách hai mảng công việc khác nhau (kiểm toán và tư vấn) giúp việc cho giám đốc.
Phó giám đốc phụ trách kiểm toán anh Bùi Thế Dũng ( cũng là một kiểm toán viên có chứng chỉ CPA)
Phó giám đốc phụ trách mảng tư vấn chị Đoàn Thị Thanh Xuân, trước là một cán bộ thuế nay chuyển sang Công ty làm quản lý và cũng là một thành viên của Hội đồng quản trị.
Dưới sự điều hành quản lý trực tiếp của các phó giám đốc là các phòng ban chức năng, bao gồm các phòng Phòng nghiệp vụ 1,2,3; Phòng kiểm toán XDCB; Phòng tư vấn; Phòng hành chính kế toán.
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản chuyên chịu trách nhiệm kiểm toán các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Phòng tư vấn chịu trách nhiệm các hợp đồng tư vấn cho khách hàng
Các phòng Nghiệp vụ 1, 2, 3 tuỳ theo các hợp đồng dịch vụ cung cấp sẽ thực hiện các nhiệm vụ được phân công từ Ban Giám Đốc.
Phòng hành chính kế toán: đảm nhiệm công tác kế toán của Công ty. Phòng được cơ cấu rất gọn nhẹ, bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên và 1 thủ quỹ.
Kế toán trưởng đảm nhiệm việc tổ chức và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về hoạt động của phòng kế toán.
Kế toán viên là người thực hiện việc xử lý các nghiệp vụ kế toán, ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu trình kế toán trưởng phê duyệt.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm giữ tiền, thực hiện thu chi theo yêu cầu khi có sự phê duyệt của kế toán trưởng và Ban Giám Đốc.
Công ty tự thiết kế 1 phần mềm kế toán chuyên dụng để thực hiện công tác kế toán của Công ty do đó công tác kế toán được thực hiện đơn giản, tiết kiệm và chính xác.
Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp hạch toán theo hình thức nhật ký chung, hình thức này phù hợp với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
2.1.4 Quá trình tiến hành cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế thực hiện
Quá trình tiến hành cuộc kiểm toán tại Công ty Cổ phần kiểm toán- tư vấn thuế tuân thủ theo qui trình chung của mọi cuộc kiểm toán bao gồm ba giai đoạn theo trình tự thời gian:
Sơ đồ 1.7: Quá trình tiến hành cuộc kiểm toán
Giai đoạn IChuẩn bị kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Thiết kế chưong trình kiểm toán
Giai đoạn IIThực hiện kiểm toán
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Giai đoạn IIIKết thúc kiểm toán
Hoàn thành kiểm toán
Công bố báo cáo kiểm toán
2.1.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là bước chuẩn bị quan trọng đảm bảo cho cuộc kiểm toán diễn ra đúng thời gian, giúp kiểm toán viên và Ban Giám Đốc nhận diện các vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán.
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xây dựng được chương trình kiểm toán chi tiết các công việc sẽ phải thực hiện trong giai đoạn sau.
Trong giai đoạn này, Ban Giám Đốc của Công ty sẽ trực tiếp thực hiện các công việc sau:
Trực tiếp gặp mặt khách hàng để trao đổi qua đó khảng định khả năng có chấp nhận thực hiện cuộc kiểm toán hay không.
Thực hiện việc ký kết hợp đồng kiểm toán.
Phân công nhóm kiểm toán viên sẽ thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán. Đối với các khách hàng đặc biệt quan trọng chủ nhiệm kiểm toán có thể do các phó giám đốc đảm nhiệm.
Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, nhóm kiểm toán viên được phân công sẽ tiến hành thủ tục ban đầu bao gồm:
Thu thập các thông tin về khách hàng
Thực hiện các thủ tục phân tích
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiếm soát
Kết quả thu được sẽ được sử dụng để đánh giá tính trọng yếu, rủi ro, công việc này thông thường do Ban Giám Đốc trực tiếp thực hiện, đặc biệt đối với các cuộc kiểm toán cho khách hàng có qui mô lớn và khách hàng mới. Từ đó chủ nhiệm kiểm toán cùng với Ban Giám Đốc sẽ xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể.
2.1.4.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Trong giai đoạn này kiểm toán viên cùng với các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán với thời gian, nội dung và phạm vi như chương trình kiểm toán đã thiết kế.
Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán sẽ được phân công thực hiện các phần hành kiểm toán cụ thể. Trong quá trình thực hiện các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán phải tuân thủ tuyệt đối chương trình kiểm toán, mọi sự thay đổi phải có sự xem xét đánh giá của chủ nhiệm kiểm toán.
Chủ nhiệm kiểm toán là người chịu trách nhiệm về cuộc kiểm toán, giám sát công việc thực hiện và báo cáo tình hình với Ban Giám Đốc.
2.1.4.3 Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán trên cơ sở kết quả các thủ tục kiểm toán tiến hành lập báo cáo kiểm toán.
Trước khi tiến hành lập báo cáo kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phải rà soát lại toàn bộ các bước công việc đã thực hiện, đưa ra các bút toán điều chỉnh, gặp mặt khách hàng để bàn bạc và trao đổi các vấn đề liên quan đến báo cáo kiểm toán nhằm giảm thiểu tối đa những bất đồng có thể phát sinh sau khi báo cáo kiểm toán được công bố.
Công việc cuối cùng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, Ban Giám Đốc tiến hành đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán đã thực hiện và rút kinh nghiệm cho cuộc kiểm toán sau.
2.1.5 Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán
Với phương châm đặt chất lượng lên hàng đầu, Ban Giám Đốc Công ty luôn quan tâm và đã xây dựng một hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện và hiệu quả. Hệ thống kiểm soát chất lượng của Công ty đảm bảo tất cả các khía cạnh của công việc có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán bao gồm: kiểm soát tiến độ, nội dung công việc do các nhân viên thực hiện, nhấn mạnh vào năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cụ thể hệ thống kiểm soát chất lượng của Công ty bao gồm các yếu tố:
Kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán: là một yếu tố và đồng thời là công cụ quan trọng nhất trong việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán được lập một cách chi tiết cụ thể là cơ sở để theo đó các kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ của mình sao cho đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng.
Đối với một cuộc kiểm toán, Ban Giám Đốc sẽ tiến hành phân công công việc cho nhóm bao gồm các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán viên. Phụ trách chung cuộc kiểm toán đó là một nhóm trưởng. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công việc cụ thể, hướng dẫn, chỉ đạo các thành viên trong nhóm của mình theo đúng nội dung, phạm vi, thời gian cụ thể. Các kiểm toán viên và các trợ lý có trách nhiệm thực hiện công việc do nhóm phân công, chịu trách nhiệm trước nhóm trưởng về công việc được giao.
Trong quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, nhóm trưởng phải thường xuyên định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo tiến độ lên chủ nhiệm kiểm toán và Ban Giám Đốc. Từ đó chủ nhiệm kiểm toán và Ban Giám Đốc sẽ có những chỉ đạo kịp thời, đảm bảo cuộc kiểm toán luôn được giám sát về chất lượng, tiến độ thực hiện.
Khi cuộc kiểm toán kết thúc, chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ kiểm toán, tổng hợp và lưu trữ các thông tin trong hồ sơ kiểm toán. Đây là cơ sở để Ban giám đốc đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán cũng như đánh giá chất lượng công việc do từng nhân viên tiến hành.
Các qui tắc làm việc được Ban Giám Đốc đề ra và áp dụng với mọi nhân viên trong quá trình làm việc.
Các yêu cầu chung đối với các nhân viên trong Công ty: độc lập, khách quan, có năng lực chuyên môn, thận trọng và bí mật. Các kiểm toán cần tuân thủ tuyệt đối nội dung, thời gian và yêu cầu của cuộc kiểm toán, tuân thủ chặt chẽ kế hoạch đã xây dựng.
Mọi thành viên của Công ty phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, không ngừng học hỏi để hoàn thành tốt công việc được giao.
Tuyển dụng nhân viên: vấn đề tuyển dụng nhân viên luôn được Ban Giám Đốc quan tâm thích đáng vì nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu để đảm bảo cho chất lượng cho mọi cuộc kiểm toán.
Mỗi năm Công ty đều thông báo tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao, công tác tuyển dụng được Ban Giám Đốc trực tiếp tổ chức, mỗi đối tượng tham gia dự tuyển đều phải trải qua các vòng thi để đành giá về chuyên môn và các kỹ năng cần thiết.
Hệ thống tài liệu chuyên nghành để hướng dẫn chuyên môn, cập nhật các kiến thức và các kỹ năng mới cho nhân viên.
Đối với mỗi một lĩnh vực cụ thể, Công ty đều có một hệ thống tài liệu được bảo quản và lưu hành nội bộ, các tài liệu này phục cho các nhân viên trong quá trình làm việc có thể tham khảo tra cứu. Hệ thống tài liệu này được thường xuyên cập nhật, đặc biệt là các văn bản pháp qui, chính sách, luật chuyên nghành và các luật có liên quan. Hệ thống tài liệu này một mặt dùng làm cơ sở cho quá trình làm việc, mặt khác dùng để soát xét chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp, trong đó chỉ rõ phương pháp, kỹ năng làm việc, các yếu tố tiến hành công việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
2.2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ THỰC HIỆN
Để minh họa lại qui trình kiểm toán kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế, em xin được mô tả lại qui trình kiểm toán cụ thể do Công ty tiến hành đối với hai khách hàng ABC và XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2004.
Các thông tin khái quát về hai khách hàng ABC và XYZ như sau:
Công ty ABC: là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực may mặc, công ty thành lập từ năm 1997 theo Quyết định số 421/QĐ- BCN ngày 18 tháng 9 năm 1997.
Công ty ABC hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 08765422210 ngày 21 tháng 9 năm 1997 với số vốn điều lệ là 5.500.000.000 VNĐ. Trụ sở Công ty đặt tại số 31 phố An Dương - Yên Phụ - Hà Nội.
Công ty XYZ: là một công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 1971 A/GP ngày 15 tháng 4 năm 1994 của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát đóng hộp với số tổng số vốn đầu tư là 30.076.321 USD. Vốn pháp định của Công ty là 15.130.451 USD. Thời gian đăng ký hoạt động của Công ty là 30 năm. Trụ sở Công ty đặt tại Đông Anh Hà Nội.
Do việc kiểm toán khoản mục TSCĐ là một phần trong chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính nên để tăng tính gắn kết giữa các giai đoạn trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, phẩn trình bày được thể hiện qua văn phong của người viết.
Qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được tiến hành theo trình tự sau:
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhằm mục đích kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo tài chính có bao gồm các khoản mục về TSCĐ của hai khách hàng ( công ty ABC và Công ty XYZ), kiểm toán viên thực hiện các bước công việc sau:
Thu thập những hiểu biết về khách hàng:
Thông qua việc phỏng vấn và kiểm tra số sách của khách hàng, Kiểm toán viên thu thập được những thông tin cần thiết được trình bày trong giấy tờ làm việc như sau:
Bảng1.6: Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về thu thập hiểu biết về khách hàng Công ty ABC
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu:
Bước công việc: Tìm hiểu khách hàng
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh: hoạt động sản xuất chính của Công ty ABC là sản xuất các sản phẩm may đo như quần, áo các loại và các sản phẩm dùng trong gia đình có chất liệu vải sợi như: chăn, ga, gối, đệm, mành, rèm…
Thị trường cung cấp sản phẩm: công ty cung cấp sản phẩm chủ yếu cho thị trường trong nước
Các chính sách kế toán áp dụng:
Đơn vị tiền tệ:Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty ABC được lập bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam Đồng (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc.
Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Hình thức kế toán: nhật ký chung
Ghi nhận doanh thu: Doanh thu của Công ty được ghi nhận khi đủ 3 điều kiện: hàng hoá đã được chuyển giao cho khách hàng, Công ty phát hành hoá đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Thuế: Công ty thực hiện việc hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Mức thuế giá trị gia tăng đầu ra áp dụng cho các sản phẩm của công ty là 10%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty phải nộp theo luật thuế doanh nghiệp là 28%.
Các thông tin liên quan dến TSCĐ: Công ty thực hiện việc quản lý và hạch toán TSCĐ theo hướng dẫn của Quyết định 206/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Hệ thống TSCĐ của công ty bao gồm chủ yếu là hệ thống máy may công nghiệp, nhà xưởng và kho lưu trữ nguyên vật liệu đặt tại khu sản xuất của công ty, ngoài ra là một số thiết bị văn phòng đặt tại văn phòng đại diện của công ty.
TSCĐ của công ty chủ yếu hình thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2002 công ty đã tiến hành đầu tư lại toàn bộ hệ thống thiết bị may đo, từ đó đến nay hàng năm công ty đều có hoạt động đầu tư, nâng cấp sửa chữa các máy móc để duy trì chất lượng sản xuất và đáp ứng với nhu cầu của các đơn đặt hàng mới.
Bảng1.7: Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về thu thập hiểu biết về khách hàng Công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu:
Bước công việc: Tìm hiểu khách hàng
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty sản xuất các loại đồ uống đóng hộp không gas.
Thị trường tiêu thụ: các sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Chính sách kế toán áp dụng:
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty XYZ được lập bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam Đồng (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc.
Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Hình thức kế toán: nhật ký chứng từ
Ghi nhận Doanh thu: Doanh thu của Công ty được ghi nhận khi đủ 3 điều kiện: hàng hoá đã được chuyển giao cho khách hàng, Công ty phát hành hoá đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hạch toán ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đều được quy đổi sang Đồng VN theo tỷ giá bình quân trên thị trường do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
Thông tin liên quan dến TSCĐ: Công ty hạch toán TSCĐ theo nguyên giá, khấu hao lũy kế, giá trị còn lại và áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Hệ thống TSCĐ của Công ty bao gồm dây truyền sản xuất, nhà xưởng, nhà kho, hệ thống xe vận tải. Trong năm 2004 công ty có tiến hành xây dựng thêm một nhà máy mới đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng.
Đánh giá mức độ trọng yếu
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải tiến hành đánh giá và phân bổ mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính của đơn vị. Tuy nhiên tại ATC, trong thực tế việc đánh giá tính trọng yếu chưa được đánh giá một cách có hệ thống trên toàn báo cáo tài chính, để đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ công ty ATC đã xem xét các vấn đề sau:
Trên cơ sở định tính: Cả hai khách hàng đều là doanh nghiệp sản xuất, tài sản chủ yếu là hệ thống máy móc, kho tàng, thiết bị nhà xưởng và các sản phẩm luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh nên TSCĐ sẽ đóng vai trò quan trọng thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trên cơ sở định lượng: Kiểm toán viên đã áp dụng thủ tục phân tích để xem xét tỷ trọng của khoản mục TSCĐ trên báo cáo tài chính của hai đơn vị như sau:
Công ty ABC: 43%
Công ty XYZ: 73%
Trên cơ sở xem xét các vấn đề trên kiểm toán viên kết luận TSCĐ là một khoản mục có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của hai đơn vị. Đặc biệt đối với Công ty XYZ khoản mục TSCĐ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của đơn vị (73%).
Đánh giá rủi ro: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm mục đích nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí kiểm toán, Ban giám đốc ATC luôn coi trọng việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để có thể xác định đúng đắn mức độ rủi ro phát hiện cần đạt được.
Để thực hiện việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và đưa ra nhận định ban đầu về rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên dựa vào các yếu tố sau:
Môi trường kiểm soát:
Công ty ABC: Ban giám đốc Công ty không có thái độ coi trọng thích đáng đối với các vấn đề liên quan đến TSCĐ, điều này thể hiện ở việc quyết định mua sắm TSCĐ chỉ dựa trên thông tin một chiều từ đội kiểm tra chất lượng sản phẩm; quy chế quản lý TSCĐ được Ban giám đốc xây dựng từ thời điểm thành lập Công ty nhưng đến nay chưa được thay đổi mặc dù tổng giá trị TSCĐ đã tăng lên nhiều.
Công ty XYZ: Ban lãnh đạo Công ty XYZ có chú trọng tới vấn đề tài chính kế toán. Công ty đã xây dựng được môt môi trường kiểm soát cho hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở một hệ thống quy chế cụ thể và thường xuyên được xem xét sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Số lượng các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ:
Công ty ABC: trong một năm các nghiệp vụ tăng TSCĐ với giá trị lớn không nhiều nhưng các nghiệp vụ sửa chữa nhỏ, thay thế một số linh kiện máy móc diễn ra thường xuyên, các nghiệp vụ này có số phát sinh không lớn.
Công ty XYZ: số lượng các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh khá nhiều, trong năm 2004 công ty còn tiến hành đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất mới nên số lượng các nghiệp vụ phát sinh tăng.
Bộ máy kế toán: bộ máy kế toán của cả hai công ty ABC và XYZ đều được đánh giá là gọn nhẹ có hiệu quả, tuy nhiên tại công ty XYZ do số lượng nghiệp vụ lớn nên đôi khi còn vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ này.
Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ:
Công ty ABC: không có một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm quản lý TSCĐ về mặt chất lượng số lượng. Hàng năm Công ty ABC có tiến hành kiểm kê TSCĐ vào thời điểm cuối năm.
Công ty XYZ: công tác quản lý TSCĐ được tổ chức chặt chẽ, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng như: hỏng hóc cần sửa chữa, điều chuyển đều được giám sát chặt chẽ và yêu cầu lập biên bản có sự phê chuẩn của bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm quản lý TSCĐ. Định kỳ sáu tháng công ty tiến hành kiểm kê tài sản cố định.
Việc xem xét các yếu tố trên kiểm toán viên đã nhận định:
Công ty ABC: rủi ro tiềm tàng đối với các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ là cao, hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập chưa đầy đủ để ngăn chặn các sai phạm xảy ra.
Công ty XYZ: hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra có hiệu lực nhưng do mức độ phức tạp của các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ nên các thủ tục kiểm soát chưa đủ khả năng để được đánh giá là có hiệu lực cao.
Xác định trọng tâm và phương pháp kiểm toán vận dụng đối với khoản mục TSCĐ:
Công ty ABC: do số lượng các nghiệp vụ TSCĐ không lớn và phức tạp, hệ thống kiểm soát nội bộ lại được đánh giá là không có hiệu lực nên phương pháp kiểm toán được lựa chọn sẽ tập trung vào kiểm tra chi tiết, kiểm tra 100% chứng từ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ mua mới TSCĐ.
Công ty XYZ: kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm soát để khẳng định mức độ rủi ro kiểm soát phù hợp và trên cơ sở đó thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Thiết kế chương trình kiểm toán: kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tiến hánh xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho cả hai khách hàng ABC và XYZ như sau:
Khoản mục TSCĐ:
Bảng 1.8: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
Mục tiêu chung
Mục tiêu kiểm toán chi tiết
Tính có thật
TSCĐ mua sắm trong kỳ phải có thật
TSCĐ có tại thời điểm lập BCTC phải có thật
Tính chính xác
TSCĐ mua sắm trong năm phải được ghi chép một cách chính xác về giá trị
Quyền và nghĩa vụ
Đơn vị phải có quyền sở hữu đối với TSCĐ mua sắm trong kỳ
Tính đúng kỳ
TSCĐ phải được hạch toán đúng kỳ kế toán đơn vị đang áp dụng
Trình bày
BCTC phải được trình bày đủ các chỉ tiêu: Nguyên giá, việc phân loại TSCĐ
Bảng 1.9: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ
TT
Các vấn đề cần tìm hiểu
Trả lời
Tham chiếu
1
Tiêu chuẩn xác định TSCĐ tại đơn vị
2
Cơ chế phê duyệt việc mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ tại đơn vị
3
Khi nhận TSCĐ hoặc khi điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác có lập Biên bản giao nhận TSCĐ không?
4
Hệ thống sổ sách kế toán và thẻ theo dõi TSCĐ tại đơn vị
5
Đơn vị có thực hiện việc kiểm kê TSCĐ không? Các thủ tục kiểm kê?
6
Tại đơn vị có tài sản thuê tài chính hay không
Nhận xét:
Bảng 2.1: Thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ
Nội dung
KTV
Tham chiếu
Xác định các chỉ tiêu tỷ suất đầu tư: nguyên giá/ Tổng TS
Phâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0724.doc