Thủ tục phân tích là một trong các thủ tục quan trọng và không thể thiếu đối với một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và đánh giá chúng. Bằng thủ tục phân tích, người kiểm toán có thể xác định được những rủi ro mang tính đặc trưng của khách hàng và định hướng được công việc cần tiến hành.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng hết sức linh hoạt để xác định phạm vi các nghiệp vụ có thể xảy ra rủi ro trọng yếu. Mặt khác khi tiến hành kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thường kết hợp với thủ tục phân tích để xác định số lượng và phạm vi mẫu chọn.
Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích như một công cụ rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện của mình để có thể đưa ra các kết luận chính xác.
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được tổng hợp trên cơ sở kết quả của ba hoạt động chính này. Trong năm, giá trị xăng dầu xuất dùng cho bộ phận vận tải của Công ty được ghi nhận như một khoản doanh thu bán hàng của bộ phận kinh doanh xăng dầu và chi phí tương ứng đối với bộ phận vận tải; giá trị dịch vụ sửa chữa của bộ phận sửa chữa cho bộ phận vận tải được ghi nhận như một khoản doanh thu đối với hoạt động sửa chữa và chi phí tương ứng đối với hoạt động vận tải thay vì triệt tiêu trên Báo cáo tài chính của Công ty.
Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty được lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của ba hoạt động trên.
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - (Hạch toán trên máy).
Trong năm 2006, Công ty lần đầu tiên áp dụng:
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 do Bộ Tài chính ban hành về Chế độ kế toán doanh nghiệp.
VAS 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ.
Chuẩn mực VAS 27 quy định những nội dung tối thiểu của một bộ BCTC giữa niên độ gồm BCTC tóm lược và phần thuyết minh được chọn lọc; các
nguyên tắc ghi nhận và đánh giá cần phải được áp dụng khi lập và trình bày BCTC giữa niên độ.
2.2.2 Kiểm toán tài sản cố định của Công ty ABC do Công ty ACAGroup thực hiện
* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC đối với tài sản cố định
Phần này được lưu trong chỉ mục kiểm toán số D 100: Kiểm soát nội bộ
A. Tình hình tăng giảm tài sản cố định của ABC 9 tháng đầu năm 2006
Tăng tài sản cố định
Trong 9 tháng đầu năm, việc tăng tài sản cố định của Công ty hoàn toàn do mua sắm mới, không có tài sản tăng do xây dựng mới.
Giảm tài sản cố định
Công ty không có tài sản nào thanh lý, nhượng bán hay hư hỏng, mất mát trong 9 tháng đầu năm.
B. Việc hạch toán nguyên giá tài sản cố định của Công ty ABC
Tài sản cố định của Công ty chỉ gồm tài sản cố định hữu hình, không có tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định cho thuê hoạt động cũng như tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử.
C. Tình hình quản lý tài sản cố định của Công ty ABC
Công ty ABC cũng rất coi trọng việc quản lý và bảo quản tài sản cố định. Theo đó, Công ty có Quyết định số 049/QĐ-TCKT ngày 1/3/2002 của Ban Giám đốc quy định:
+ Đối với việc đầu tư, mua sắm TSCĐ:
Mọi TSCĐ chỉ được đầu tư, ký hợp đồng mua bán khi đã có phương án đầu tư hoặc tờ trình do các phòng chức năng lập, phòng tài chính kế toán thẩm định và các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo điều lệ của Công ty.
+ Đối vớí việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Các phòng quản lý chức năng lập tờ trình Giám đốc cho dừng khai thác TSCĐ.
Giám đốc điều hành trình Hội đồng quản trị phương án thanh lý tài sản và ra Quyết định thanh lý TSCĐ khi phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Việc đổi vật tư, tận dụng vật tư của xe thanh lý: phòng quản lý kỹ thuật phải lập bảng kê vật tư, phụ tùng có thể thu hồi sử dụng cho thay thế sửa chữa và trình lãnh đạo Công ty phê duyệt.
Tổ giá của Công ty xây dựng giá sàn bán xe thanh lý và giá nhập các vật tư, trình Giám đốc phê duyệt. Mọi trường hợp tận dụng, nhượng bán, nhập kho các vật tư thu hồi từ xe thanh lý đều phải có giá thu hồi, Biên bản quyết toán vật tư cũ và phải được Giám đốc Công ty (hoặc Phó Giám đốc theo sự uỷ quyền của Giám đốc) duyệt. Phải lập biên bản xử lý các trường hợp hụt định ngạch vật tư của các xe thanh lý.
Tổ chức bán đấu giá tài sản thanh lý theo quy định.
D. Những vấn đề còn tồn tại đối với tài sản cố định trong năm 2005
Trong Thư quản lý gửi lãnh đạo Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005, ACAGroup đã đề ra một số gợi ý cho Công ty trong việc quản lý và hạch toán tài sản cố định như sau:
Tình hình thực tế:
+ Đối với công trình trạm biến áp 100KVA-35KV chưa có quyết toán công trình, giá trị tư vấn thiết kế không có trong dự toán và chưa được Hội đồng quản trị phê duyệt. Không nhất quán trong việc lựa chọn và thực hiện cung cấp thiết bị máy biến áp cho công trình.
+ Công trình xây dựng trạm xăng dầu cho chi nhánh Bắc Ninh, trong hồ sơ tài sản cố định phần giá trị công trình chưa có hoá đơn là 1.219.730.064 VNĐ. Các tài sản thuộc công trình này đã được bàn giao cho chi nhánh sử dụng nhưng chưa bàn giao hồ sơ tài sản cho chi nhánh quản l ý.
+ Đầu tư mua sắm 11 xe Huyndai, chưa tiến hành đấu thầu, phần chi phí chưa có chứng từ gốc trị giá 28.722.000 VNĐ
+ Hồ sơ mua 4 xe Xitec, chưa tiến hành đấu thầu, phần chi phí liên quan đến việc đăng ký 4 xe này chưa có chứng từ là 31.400.000 VNĐ
+ Tất cả các tài sản cố định tăng trong năm 2005 đều chưa có quyết định tăng tài sản cố định, chưa có biên bản bàn giao đưa vào sử dụng.
Ảnh hưởng
+ Việc chưa tiến hành đấu thầu trong quá trình mua sắm các tài sản và công trình có giá trị lớn có thể dẫn đến việc chưa lựa chọn được phương án
đầu tư mua sắm tối ưu nhất về chất lượng và giá cả.
+ Các chi phí đầu tư và mua tài sản cố định chưa có đủ chứng từ hợp lệ sẽ không được tính vào giá trị của tài sản cố định và có thể sẽ bị cơ quan thuế loại ra cho mục đích xác định chi phí hợp lý để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Tài sản được sử dụng mà không có biên bản bàn giao đưa vào sử dụng sẽ thiếu chứng từ để xác định thời điểm bắt đầu tính khấu hao cho tài sản cố định.
Gợi ý của kiểm toán viên
Công ty cần thực hiện đấu thầu trong việc đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn. Đối với những chứng từ còn thiếu ở trên, Công ty cần sớm hoàn thiện và bổ sung để đưa vào hồ sơ tài sản.
E. Nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC đối với TSCĐ
Tuy có những quy định về việc quản lý tài sản như vậy nhưng qua cuộc kiểm toán cho năm tài chính 2005, ACAGroup nhận thấy các quy định này đã không được tuân thủ. Những sai sót đối với khoản mục này mà các kiểm toán viên cần chú ý là:
+ Việc tăng tài sản còn thiếu thủ tục, chứng từ và hồ sơ quy định
+ Tài sản đưa vào sử dụng nhưng hồ sơ chưa được hoàn thiện
* Thực hiện kiểm kê tài sản cố định tại Công ty ABC
Ngày 1/10/2006, Công ty ABC tiến hành kiểm kê hàng tồn kho và tài sản cố định. ACAGroup đã cử kiểm toán viên tham gia 3 cuộc kiểm kê tại 3 địa điểm của Công ty ABC. Đó là:
+ Chi nhánh Bắc Ninh
+ Xí nghiệp cơ khí thương mại
+ Văn phòng Công ty
Kiểm toán viên tập hợp tài liệu và mô tả công việc kiểm kê như sau:
Bảng 2.3: Biên bản kiểm kê tài sản cố định tại chi nhánh Bắc Ninh của Công ty ABC
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI ABC Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHI NHÁNH BẮC NINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Thời điểm kiểm kê: 14h ngày 30/9/2006
Đơn vị kiểm kê: Cửa hàng xăng dầu số 18
Thành phần kiểm kê:
– Ông Vũ Ngọc Tú Tổ trưởng Ký nhận : ………..
– Bà Nguyễn Thị Ninh Tổ viên Ký nhận: ………...
– Ông Đỗ Hữu Khiêm Tổ viên Ký nhận: ………...
Cùng nhau kiểm kê thực tế tại cửa hàng 18 như sau:
tt
Tên tài sản
Số thẻ
Nước sản xuất
Công suất
ĐV tính
Theo SS
Kiểm kê thực tế
Chênh lệch
Ghi chú
Tổng số
Đang dùng
Hỏng
Không dùng
Thiếu
Thừa
A
TSCĐ là máy móc thiết bị
1
Cột bơm dầu EPCO 3000
HQ
85L/p
Cột
1
1
X
-
-
-
-
*
2
Cột bơm dầu EPCO 3000
HQ
45L/p
Cột
1
1
X
-
-
-
-
V
3
Cột bơm xăng EPCO 3000
HQ
45L/p
Cột
1
1
X
-
-
-
-
V
4
Cột bơm xăng EPCO 3000
HQ
45L/p
Cột
1
1
X
-
-
-
-
V
5
Cột bơm xăng EPCO 3000
HQ
45L/p
Cột
1
1
X
-
-
-
-
V
6
Trạm biến áp + Đường dây
VN
180KVA
Trạm
1
1
X
-
-
-
-
*
7
Bể chứa xăng dầu
VN
25m3/bể
Cái
6
6
X
-
-
-
-
V
Ghi chú: X: Đang dùng *: Sai lệch V: Hợp lý Kiểm toán viên : Vũ Văn Quân Ký nhận:………………………
Bảng 2.4: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
ACAGroup Prepare by: xxx
Review by: xxx
MÔ TẢ CÔNG VIỆC KIỂM KÊ
Tại : Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC
ngày 1 tháng 10 năm 2006
Đánh giá chung thái độ tổ chức kiểm kê tại Công ty Cổ phần ABC
Thái độ tổ chức của ban kiểm kê mang nặng tính đối phó. Chỉ sau khi có sự sát sao của kiểm toán viên chứng kiến kiểm kê, thái độ tổ chức của ban kiểm kê mới được cải thiện.
+ Không tiến hành sắp xếp kho bãi, vật tư, hàng hoá, công cụ dụng cụ, tài sản cố định tại đơn vị trước khi kiểm kê. Không lập phiếu kiểm kê “Inventory count tag”. Hàng tồn kho, tài sản cố định không được đếm đúng theo quy định: người đọc danh điểm vật liệu, người đếm đọc số lượng. Mỗi nhóm hàng chỉ có một người đếm.
+ Các loại phụ tùng, công cụ dụng cụ hỏng để lẫn lộn với các loại phụ tùng, công cụ dụng cụ mới và đang sử dụng.
+ Sau khi đếm xong tổ kiểm kê không dán giấy đánh dấu “đã kiểm kê”.
+ Số người tham gia tổ kiểm kê thực tế chỉ đạt ¾ người (đạt 75%) so với biên bản.
Nhìn chung chỉ có chi nhánh của đơn vị tại Bắc Ninh là có thái độ chuẩn bị kiểm kê chu đáo.
Đánh giá chi tiết tình hình kiểm kê từng bộ phận
I./Tình hình kiểm kê vật liệu tồn kho
II./Tình hình kiểm kê công cụ dụng cụ
III./ Tình hình kiểm kê tài sản cố định
Tình hình kiểm kê TSCĐ tại văn phòng Công ty
Tình hình kiểm kê TSCĐ tại xí nghiệp cơ khí thương mại
Tình hình kiểm kê TSCĐ tại chi nhánh Bắc Ninh
+ 01 cột bơm dầu EPCO 3000, sản xuất ở Hàn Quốc, công suất ghi trên biên bản kiểm kê
là 85L/p, kiểm toán viên kiểm tra thực tế công suất là 45L/p.
+ 01 trạm biến áp, sản xuất tại Việt Nam. Công suất ghi trên biên bản kiểm kê là 180 KVA, kiểm toán viên kiểm tra thực tế công suất là 100 KVA.
Cả hai sai sót trên, kiểm toán viên đã yêu cầu ông Đỗ Hữu Khiêm, tổ viên tổ kiểm kê ký xác nhận lại.
Notes:
Hàng hoá xăng dầu được đo theo đơn vị tính cm, sau đó dùng Barem quy ra thể tích.
Do lực lượng kiểm kê đơn vị bố trí mỏng, kho phế liệu của đơn vị lại nhiều nên tại thời điểm đó tổ kiểm kê không kiểm kê thực tế được.
* Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Phần này được lưu tại chỉ mục số A 600: “Thực hiện thủ tục phân tích ban đầu”.
Sau khi thu thập được những thông tin về HTKSNB của Công ty ABC đối với tài sản cố định, kiểm toán viên của ACAGroup tiến hành phân tích sơ bộ BCĐKT của Công ty bằng cách so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006 so với năm 2005 để tính ra mức biến động cả về số tương đối và số tuyệt đối.
Dựa vào bảng 2.6, kiểm toán viên nhận thấy: giá trị tài sản cố định 9 tháng đầu năm tăng 2.050.583.555 VNĐ tương ứng với 10%, sự biến động này không quá lớn. Tuy nhiên chi phí xây dựng cơ bản thì tăng đột biến, tăng 3.959.105.618 VNĐ so với đầu năm, tương ứng với 135593%. Vì vậy, kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra tài khoản này.
Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty ABC
Đơn vị: VNĐ
Chênh lệch
Ghi
Chỉ tiêu
1/1/2006
30/9/2006
Số tuyệt đối
Số tương đối
chú
(VNĐ)
(%)
A. Tài sản ngắn hạn
19.949.411.308
21.781.885.446
1.832.474.138
109
B. Tài sản dài hạn
27.479.852.732
32.116.621.905
4.636.769.173
117
1. TSCĐHH
19.572.350.732
21.622.934.287
2.050.583.555
110
*
Nguyên giá
49.700.784.739
55.507.214.345
5.806.429.606
112
*
Giá trị hao mòn
(30.128.434.007)
(33.884.280.058)
(3.755.846.051)
112
*
2. Chi phí XDCB
2.922.000
3.962.027.618
3.959.105.618
135,593
*
3. Đầu tư TCNH
7.867.000.000
6.495.000.000
(1.372.000.000)
83
4. Đầu tư DH khác
37.580.000
36.660.000
(920.000)
98
Tổng tài sản
47.429.264.040
53.898.507.351
6.469.243.311
114
C. Nợ phải trả
15.657.962.012
22.804.427.280
7.146.465.268
146
D. Nguồn vốn
31.771.302.028
31.094.080.071
(677.221.957)
98
Tổng nguồn vốn
47.429.264.040
53.898.507.351
6.469.243.311
114
Trên cơ sở đó, kiểm toán viên phân tích thuyết minh của đơn vị về tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản:
Bảng 2.6: Thuyết minh tài sản cố định của Công ty ABC
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Nguyên giá
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
5.884.840.051
646.865.990
458.875.586
42.710.203.112
49.700.784.739
Mua trong kỳ
-
89.058.018
24.974.260
5.692.397.328
5.806.429.606
Thanh lý, nhượng bán
-
-
-
-
-
Tại ngày 30/9/2006
5.884.840.051
735.924.008
483.849.846
48.402.600.440
55.507.214.345
Như vậy, trong kỳ, tài sản cố định của đơn vị hoàn toàn là do mua sắm mới, không có tài sản thanh lý, nhượng bán.
Tương tự, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty ABC hoàn toàn liên quan tới việc mua sắm các máy móc phương tiện mới, không liên quan với công trình xây dựng cơ bản.
* Đánh giá mức độ trọng yếu và giá trị trọng yếu chi tiết
Phần này được lưu tại chỉ mục kiểm toán số A 700: “Xác định mức độ trọng yếu dự kiến”
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán đánh giá mức độ trọng yếu PM (Planning Materiality) để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được. Khi đã xác định được mức độ trọng yếu PM, kiểm toán viên tính toán giá trị trọng yếu chi tiết MP (Monetary Precision) dựa vào kết quả ước tính mức độ trọng yếu: MP bằng 80% đến 90% PM.
Nhóm kiểm toán sẽ được thông báo về mức độ trọng yếu chung của toàn Báo cáo tài chính để từ đó xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được đối với khoản mục kiểm toán của mình.
Đối với Công ty ABC chưa tham gia thị trường chứng khoán, chủ nhiệm kiểm toán xác định mức độ trọng yếu dựa trên doanh thu theo Bảng tỷ lệ sẵn có.
Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2006 của Công ty ABC là 181.477.394.696 VNĐ.
Tỷ giá giao dịch tại thời điểm ngày 30/9/2006 là: 1 USD = 16.012,00 VNĐ.
Như vậy, tổng doanh thu quy đổi ra USD là: 11.333.836,78 USD.
Máy tính đưa ra tỷ lệ % trên doanh thu cho Công ty ABC là 0,011.
Ta có: PM = 11.333.836,78 * 0,011 = 124.672,20 USD
quy ra Đồng Việt Nam là: 1.996.251.266 VNĐ
Và MP = PM * 80% = 1.996.251.266 * 80% = 1.597.001.013 VNĐ
Bảng 2.7: Bảng tỷ lệ tính PM theo doanh thu
Doanh thu (USD)
Tỷ lệ quy định
0 tới 500.000
0.030
600.000
0.025
700.000
0.023
800.000
0.020
900.000
0.018
1.000.000
0.017
2.000.000
0.016
6.000.000
0.015
10.000.000
0.012
15.000.000
0.010
30.000.000
0.009
50.000.000
0.008
100.000.000
0.007
300.000.000
0.006
1000.000.000 và lớn hơn
0.005
* Xác định mức độ kiểm tra chi tiết
Mức độ kiểm tra chi tiết đối với số dư tài khoản phụ thuộc vào rủi ro chi tiết phát hiện được và mức độ tin cậy của kiểm toán viên qua phân tích, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng. Đối với tài sản cố định ở Công ty ABC, kiểm toán viên xác định mức độ kiểm tra chi tiết đối với số dư tài khoản là trung bình, tức độ tin cậy R = 2.
* Hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ của Công ty ABC
Sau khi đã tìm hiểu, đánh giá và phân tích sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình biến động của tài sản cố định trên Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành hoàn thiện chương trình kiểm toán TSCĐ cho phù hợp với Công ty ABC.
Bảng 2.8: Chương trình kiểm toán tài sản cố định của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
----------
Tên khách hàng : Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC
Kỳ kế toán : Từ ngày 1/1/2006 đến hết ngày 30/9/2006.
Được hoàn thiện bởi : KTV. Vũ Văn Quân Ngày: xx/xx/2006
Phó Giám đốc : KTV. Chu Quang Tùng Ngày: xx/xx/2006
I./ Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị:
Bảng tổng hợp tài sản cố định phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh tăng (giảm) trong kỳ, số cuối kỳ về nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại của tài sản cố định theo từng nhóm tài sản.
Bảng tổng hợp nguồn vốn khấu hao cơ bản chi tiết theo từng nguồn hình thành, phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng (giảm) trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Danh sách chi tiết từng loại tài sản tăng.
Bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao trong kỳ.
Chính sách của công ty về chi phí sửa chữa lớn, chi phí nâng cấp tài sản cố định.
Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 211, 212, 213, 214, 009….
Các chứng từ, hợp đồng liên quan.
Công văn đăng ký tỷ lệ khấu hao tài sản cố định với các cơ quan quản lý nhà nước.
II./ Mục tiêu kiểm toán:
Tính đầy đủ: Toàn bộ tài sản cố định được ghi nhận trong Báo cáo tài chính.
Tính chính xác: Tài sản cố định được ghi nhận và tính toán chính xác. Khấu hao được tính toán chính xác, phù hợp với phương pháp khấu hao được chấp nhận.
Tính hiện hữu: Tài sản cố định là hiện hữu tại ngày lập báo cáo.
Sở hữu: Khách hàng có quyền sở hữu toàn bộ tài sản tại ngày lập Báo cáo tài chính, được hưởng lợi và chịu mọi rủi ro đối với những tài sản trên.
Phân loại và trình bày: Tài sản cố định được mô tả, phân loại và trình bày hợp lý
trong Báo cáo tài chính.
III./ Thủ tục kiểm toán:
Trình tự kiểm toán
A./ Thủ tục phân tích
B./ Thủ tục kiểm tra chi tiết:
1. Kiểm tra các Quyết định tăng (giảm) TSCĐ đã được duyệt bởi các cấp có thẩm quyền của đơn vị.
2. Đối chiếu Bảng tình hình tăng (giảm) TSCĐ của từng bộ phận với Bảng tổng hợp TSCĐ của toàn Công ty về nguyên giá, khấu hao luỹ kế.
3. Đảm bảo rằng các TSCĐ tăng trong kỳ được quan sát trong đợt kiểm kê và xác định các máy móc lỗi thời, không sử dụng (đã được ghi chú cẩn thận).
4. Xem xét các tài sản tăng trong năm từ Bảng tổng hợp và thực hiện những bước sau để xác minh và kiểm tra quyền sở hữu đối với TSCĐ.
+ Đối chiếu nguyên giá với chứng gốc như phiếu chi, hoá đơn mua hàng, hợp đồng mua hàng (nếu có)…
+ Kết hợp với các khoản khác như phải trả, chi phí để xác định các khoản chi phí mua TSCĐ có được phản ánh vào giá trị tài sản không?
+ Xem xét số phát sinh tăng TSCĐ có bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn.
5. Kiểm tra các tài khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thay thế phát sinh trong kỳ và xem xét có chi phí nào cần hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. Kiểm tra các chứng từ có liên quan.
6. Đối với nguồn vốn khấu hao cơ bản:
+ Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu số dư nguồn vốn khấu hao trên sổ với Báo cáo tài chính.
+ Kiểm tra số ghi tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản theo từng nội dung, đối chiếu với chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ. Giải thích nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
+ Kiểm tra và phân loại số ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản theo từng nội dung giảm.
+ Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến việc tăng giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản (tăng tài sản…)
7. Khấu hao tài sản cố định:
+ Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao luỹ kế với sổ cái. Đối chiếu chi phí khấu hao với các bảng chi phí có liên quan.
+ Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ có phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hay không? Việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán không? Nếu tỷ lệ khấu hao thay đổi thì phải đảm bảo rằng có các văn bản pháp luật cho phép.
+ Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hay thay đổi bất thường.
+ Đối với các khoản bất thường, tính toán lại chi phí khấu hao và đối chiếu với bảng chi phí đã ghi chép.
8. Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
+ Kiểm tra bảng tổng hợp chi phí xây dựng cơ bản dở dang phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong kỳ được chi tiết cho từng TSCĐ. Tính toán lại và đối chiếu bảng tổng hợp với sổ cái TK 241, Báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan như hợp đồng mua bán TSCĐ…
+ Thu thập kế hoạch mua sắm TSCĐ, các bản dự toán của khách hàng. Kiểm tra sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
C. Thủ tục kiểm toán bổ sung:
1. Kiểm tra xem liệu có khoản thế chấp nào không dựa trên Biên bản họp Hội đồng quản trị, xác nhận nợ của ngân hàng và yêu cầu của quản lý.
2. Xem xét BCTC và giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo rằng các dữ liệu đối chiếu và BCTC đã bao gồm trong giấy tờ làm việc.
IV./ Kết luận và kiến nghị:
Kết luận về mục tiêu kiểm toán:
…………………………………………………………………………………………
Kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………
Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau:
…………………………………………………………………………………………
Ngày hoàn thành: xx/xx/2006
Người thực hiện: KTV. Vũ Văn Quân
* Thực hiện kiểm toán
Các tài liệu thu thập trong quá trình kiểm toán TSCĐ được lưu tại chỉ mục kiểm toán số E 600: “Tài sản cố định”.
Trong giai đoạn này, trước tiên kiểm toán viên kiểm tra tình hình tăng giảm tài sản cố định toàn Công ty cũng như ở từng bộ phận.
Tình hình tăng giảm tài sản toàn Công ty được thể hiện ở Bảng 2.6
Tình hình tăng giảm tài sản ở các bộ phận được thể hiện ở các bảng dưới đây
Bảng 2.9: Tình hình tăng giảm tài sản cố định ở Chi nhánh Bắc Ninh
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Nguyên giá
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
2.570.642.604
320.635.513
0
0
2.891.278.117
Số tăng trong kỳ
0
0
0
0
Trong đó: Mua mới
Xây dựng mới
Số giảm trong kỳ
Thanh lý
Nhượng bán
Tại ngày 30/9/2006
2.570.642.604
320.635.513
0
0
2.891.278.117
Bảng 2.10: Tình hình tăng giảm tài sản cố định ở Xí nghiệp cơ khí
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Nguyên giá
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
1.877.883.650
309.640.000
200.000.000
15.000.000
2.402.523.650
Số tăng trong kỳ
-
57.438.018
-
-
57.438.018
Trong đó: Mua mới
57.438.018
57.438.018
Xây dựng mới
Số giảm trong kỳ
Thanh lý
Nhượng bán
Tại ngày 30/9/2006
1.877.883.650
367.078.018
200.000.000
15.000.000
2.459.961.668
Bảng 2.11: Tình hình tăng giảm tài sản cố định ở văn phòng
Nhà xưởng
Máy móc
Thiết bị
Phương tiện
Tổng
vật kiến trúc
thiết bị
văn phòng
vận tải
Nguyên giá
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
VNĐ
Tại ngày 1/1/2006
1.436.313.797
16.590.477
42.510.203.112
443.875.586
44.406.982.972
Số tăng trong kỳ
-
31.620.000
5.692.397.328
24.974.260
5.748.991.588
Trong đó: Mua mới
-
31.620.000
5.692.397.328
24.974.260
5.748.991.588
Xây dựng mới
Số giảm trong kỳ
Thanh lý
Nhượng bán
Tại ngày 30/9/2006
1.436.313.797
48.210.477
48.202.600.440
468.849.846
50.155.974.560
Sau khi kiểm tra tình hình tăng giảm tài sản cố định, căn cứ vào kết quả kiểm toán năm trước, kiểm toán viên tập trung kiểm tra tài sản cố định tại văn phòng Công ty và xí nghiệp cơ khí.
Đối chiếu số liệu nguyên giá tài sản tăng tại văn phòng và xí nghiệp với thuyết minh chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm toán viên nhận thấy: tất cả tài sản cố định ở văn phòng trước khi được ghi nhận vào tài khoản 211 đã đi qua tài khoản 241. Vì vậy, kiểm toán viên đã đề nghị Công ty cung cấp Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết TK 211 . Sau khi tính toán lại và đối chiếu tổng số liệu trên Sổ chi tiết với Sổ tổng hợp và Bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên thấy: Số liệu khớp.
Trong kỳ, đơn vị chỉ có 10 nghiệp vụ tăng tài sản cố định. Do đó, kiểm toán viên quyết định kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ tăng tài sản, bao gồm: kế hoạch mua sắm TSCĐ, hợp đồng mua hàng, hoá đơn mua kết hợp đối chiếu trên Biên bản kiểm kê.
Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên xác nhận giá trị của các tài sản tăng trong kỳ đã được phản ánh hợp lý và thực tế tồn tại khi kiểm kê. Kiểm toán viên hoàn tất các giấy tờ làm việc và chuẩn bị cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán.
Đối với nguyên giá của tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm toán viên kết luận: Không có vấn đề trọng yếu phát sinh.
Trong việc trình bày giấy tờ làm việc, kiểm toán viên sử dụng tham chiếu - một phương tiện kỹ thuật kiểm toán dùng để đối chiếu số liệu giữa các khoản mục có liên quan với nhau. Kỹ thuật này rất thuận lợi cho việc kiểm tra và soát xét.
Nguyên tắc đánh tham chiếu:
+ Nếu tham chiếu được đánh bên phải của một số liệu, ta sẽ tìm số liệu để đối chiếu với nó tại chỉ mục nhỏ hơn, tức là các trang ở sau nó.
+ Nếu tham chiếu được đánh bên trái của một số liệu, ta sẽ tìm số liệu để đối chiếu với nó tại chỉ mục lớn hơn, tức là các trang ở trước nó.
Tham chiếu đối với TSCĐ hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình : E61xx
Khấu hao TSCĐ hữu hình: E64xx
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: E67xx
Bảng 2.12: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
.. ACAGroup ..
GIẤY TỜ LÀM VIỆC
Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải ABC Prepare by: VVQ Ngày: xx/xx/2006
Kỳ ké toán : Ngày 1/1/2006 đến ngày 30/9/2006 Review by: CQT Ngày: xx/xx/2006
Tài khoản: 211 Phát sinh nợ: 5.748.991.500 VNĐ Phát sinh có: -
Tài khoản: 2113 Phát sinh nợ: 31.620.000 VNĐ Phát sinh có: -
Tài khoản: 2114 Phát sinh nợ: 5.692.397.328 VNĐ Phát sinh có: -
Tài khoả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36603.doc