LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1 3
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM) 3
1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 3
2. Tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty. 5
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 5
3. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty 8
4. Các loại hình dịch vụ của Công ty 10
5. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 12
6. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty 15
PHẦN 2 18
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 18
1. Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do CPA VIETNAM thực hiện 18
2. Kiểm toán chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy đóng tàu Hạ Long do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện 22
2.1. Khái quát về nhà máy đóng tàu Hạ Long 22
2.2. Lập kế hoạch kiểm toán 23
Thủ tục kiểm toán 25
2.3 Thực hiện kế hoạch kiểm toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương 26
2.4. Kết thúc kiểm toán 48
PHẦN 3 50
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 50
1. Một số nhận xét về công tác kiểm toán tiền lương và nhân viên tại Công ty 50
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 54
2.1. Công việc chọn mẫu kiểm toán 54
2.2. Vấn đề ghi chép trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 56
2.4. Vấn đề khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ 56
2.5. Vấn đề về thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học 58
2.6. Vấn đề về việc nâng cao chất lượng kiểm toán 59
2.7. Vấn đề về phía các cơ quan chức năng 60
KẾT LUẬN 62
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán tài chinh do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu sản xuất của nhà máy và thị trường. Kinh doanh vật tư phụ tùng phụ kiệm trang thiết bị , phương tiện vận tải thủy, các dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ thuyền viên, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà máy. Đề xuất với tổng Công ty và nhà nước về cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp tàu thủy
2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
- Phân công công việc
Nhóm kiểm toán gồm 06 người trong đó có 02 người phụ trách kiểm toán tiền lương nhân viên
- Xây dựng phương pháp tiếp cận
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương nhân viên là những nghiệp vụ thông thường trong hạch toán. Vì vậy để kiểm toán phần hành này kiểm toán viên của CPA VIETNAM xây dựng phương pháp tiếp cận theo phương pháp hệ thống. Điều này có nghĩa là công tác kiểm toán bắt đầu từ việc phân tích dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộ lấy kiểm soát nội bộ làm căn cứ để đưa ra thủ tục phân tích thích hợp.
- Đặc điểm chi tiết của khách hàng
Những hiểu biết sơ bộ về khách hàng mà Ban Giám đốc và các kiểm toán viên nắm được chỉ phục vụ ra quyết định ký hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên khi vào công việc cụ thể kiểm toán viên phải hiểu chi tiết về khách hàng. Nhóm kiểm toán viên kiểm toán tiền lương nhân viên của CPA VIETNAM đã tiến hành tìm hiểu chi tiết về lĩnh vực tiền lương qua những phần sau:
+ Về tổ chức công tác kế toán tiền lương tại nhà máy đóng tàu Hạ Long: Tại nhà máy việc chia lương được phát hành thành hai kỳ và đại diện các phòng ban tổ đội ký nhận tiền lương. Danh sách ký nhận tiền lương được giữ lại ở các phòng ban. Tại các tổ đội định kỳ sẽ chuyển danh sách ký nhận tiền lương về khối cơ quan.
+ Về phương pháp tính lương được áp dụng tại nhà máy đóng tàu Hạ Long: Quỹ lương năm của văn phòng nhà máy được xác định theo quyết toán và theo đơn giá dự toán trong dự toán của công trình được duyệt. Việc tính nguồn lương được duyệt như sau :
Việc phân chia tiền lương tại nhà máy được tính theo lương khoán và lương thời gian.
Qua việc quan sát phỏng vấn kiểm toán viên thấy rằng khi tuyển dụng nhân viên thì trong hợp đồng có ghi rõ chức vụ, hệ số lương, lương cơ bản. Các phòng ban liên quan sẽ được thông báo bằng văn bản kịp thời về sự biến động nhân sự. Lao động được chấp nhận hồ sơ xin việc sẽ thử việc sau đó nếu đảm bảo các yêu cầu và phù hợp với tình hình của đơn vị sẽ được tuyển chính thức. Quyết định tuyển dụng có thông qua hợp đồng. Các phòng ban, tổ đội sẽ có bảng chấm công để xác định ngày công thực tế, hệ số thi đua và giờ làm thêm. Khi có căn cứ bảng châm công sẽ quy định để tính lương. Các khoản khấu trừ phải thực hiện theo đúng quy định BHXH , BHYT, KPCĐ…
- Đánh giá kiểm soát nội bộ với tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long
Qua tìm hiểu chi tiết về khách hàng nhóm kiểm toán đã có những đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Các kiểm toán viên đã thống nhất đưa ra mức rủi ro kiểm soát tối đa với hệ thống kiểm soát tối đa của khách hàng.Giảm mức rủi ro kiểm soát tối đa là điều kiệm để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản, xây dựng thực hiện các thủ tục một cách hợp lý. Tuy nhiên để đạt được điều này nhóm kiểm toán viên đã đi vào tìm hiểu hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, họ sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Kiểm toán viên xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ về tiền lương của nhà máy có gì thay đổi so với năm trước không. Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào kết quả năm trước đó xem có gì thay đổi không. Ở đây kiểm toán viên chỉ quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ của nhà máy bằng xét đoán nghề nghiệp của mình kiểm toán viên đưa ra nhận định, định hướng ban đầu về số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập được.Qua quan sát kiểm toán viên thấy rằng: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long hiệu quả rủi ro kiểm toán thấp. Qua đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các thủ tục phân tích kiểm toán viên cho rằng rủi ro kiểm toán và rủi ro tiềm tàng của nhà máy là thấp kết hợp với mức rủi ro mong muốn đặt ra kiểm toán viên xác định rủi ro phát hiện cao và do đó số lượng thu thập bằng chứng cần thu thập ít. Tuy nhiên đây chỉ là những định hướng ban đầu trong bước lập kế hoạch kiểm toán. Sau khi tiến hành các công việc trên kiểm toán viên lên chương trình kiểm toán tiền lương nhân viên tại nhà máy đóng tàu Hạ Long
Bảng 3: Chương trình kiểm toán chi phí tiền lương, phải trả công nhân viên
Thủ tục kiểm toán
Người thực hiện
Tham chiếu
Tìm hiểu cách thức tính và thanh toán tiền lương, tính và kê khai thuế TNCN, BHXH, BHYT, KPCĐ đang áp dụng tại đơn vị.
Phân tích chi phí lương(nguồn lương) thực tính trong mối quan hệ với doanh thu, so sánh với các chỉ tiêu giao kế hoạch của HĐQT/Ban giám đốc. So sánh chi phí lương kỳ này với kỳ trước và giải thích chênh
Phân tích sự biến động số dư lương phải trả cuối kỳ kiểm toán với kỳ trước, giải thích nguyên nhân. Giải thích số dư cuối kỳ của tài khoản phải trả công nhân viên
Lựa chọn một số nghiệp vụ chi lương phát sinh trong năm kiểm tra, đối chiếu tới bằng chứng sau:
Bảng tổng hợp lương
Phiếu chi thanh toán lương
Chọn một số nhân viên trong bảng lương hàng tháng
Kiểm tra tới hợp đồng lao động
Kiểm tra chữ ký trên bảng lương, khẳng định rằng tiền lương thanh toán đúng đối tượng và đúng kỳ
6. Kiểm tra việc tính toán và kê khai thuế TNCN của đơn vị. Đối chiếu với số phát sinh Có tài khoản thuế TNCN phải trả. Đề nghị đơn vị kê khai ( nếu chưa có)
7. Kiểm tra việc tính toán và kê khai hàng tháng các khoản BHXH , BHYT , KPCĐ theo quy định của nhà nước. Đối chiếu với số phát sinh Có tài khoản phải trả tương ứng( Sử dụng phương pháp phân tích nếu có thể)
8. Đánh giá kết quả kiểm tra
2.3 Thực hiện kế hoạch kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương và các khoản trích theo lương
Tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long kiểm toán viên sẽ tiến hành phỏng vấn điều tra và thu thập các văn bản quy định về chế độ tiền lương đang được áp dụng tại đơn vị. Đồng thời kiểm toán viên cũng thu thập những văn bản quy định của nhà nước có liên quan. Nhà máy đóng tàu Hạ Long là một nhà máy hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, chế độ lao động, nhân sự và tiền lương tại nhà máy được quy định dựa trên những quy chế tiền lương do Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam quy định theo quy định của nhà nước. Những nét chủ yếu trong quy định về chế độ nhân sự và tiền lương được áp dụng tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long thể hiện qua điều lệ và quy chế tiền lương như sau:
Bảng 4: Những nét chủ yếu trong quy định về chế độ nhân sự và tiền lương được áp dụng tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Điều 1: Những nguyên tắc chung:
- Trả lương và phân phối tiền lương cho người lao động phải tuân thủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Làm công việc gì và giữ chức vụ gì thì được trả lương theo công việc đó và chức vụ đó.
- Trả lương và phân phối tiền thưởng phải gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Căn cứ vào năng xuất lao động, chất lượng và hiệu quả của tập thể hay cá nhân người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, khuyến khích những đơn vị người lao động làm việc có hiệu quả hơn
- Phân phối tiền lương tiền thưởng phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý, đoàn kết nội bộ, đảm bảo dân chủ công khai.
- Tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động
- Tiền lương thu nhập của người lao động được thể hiện đầy đủ trên sổ lương của Nhà máy. Đồng thời phải thanh toán cho từng người lao động thông qua sổ lương cá nhân ( QĐ 238/ LĐTBXH – Ngày 08/4/1997 của Bộ Lao động thương binh xã hội, ban hành mẫu sổ lương của doanh nghiệp nhà nước )
- Không sử dụng quỹ tiền lương vào mục đích khác
- Mức tiền lương tối thiểu của Nhà máy áp dụng theo đơn giá khoán làm đảm bảo lớn hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm.
Điều 2: Nguồn hình thành quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng và sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng
- Tổng quỹ tiền lương của Nhà máy hàng năm bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao cho các danh mục sản phẩm của Nhà máy tính trên 1000 GTSX cho công tác đóng tàu và kinh doanh khác
+ Quỹ tiền lương của năm trước chuyển sang
+ Quỹ lương từ sản xuất kinh doanh và các dịch vụ khác
- Tổng quỹ lương của Nhà máy được trích lập như sau:
Trích 1% quỹ lương về Tổng Công ty làm quỹ khen thưởng tập chung vào Tổng Công ty
- Tổng quỹ lương còn được áp dụng: Trích 1% đóng góp quỹ sắp xếp đổi mới cơ cấu chất lượng lao động theo quy chế của Tổng Công ty ban hành tại quyết định số 971/ QĐ – H ĐQT ngày 10/9/2001
- Quỹ lương được trả cho người lao động theo lương thời gian và lương khoán
- Quỹ tiền lương dự phòng để giải quyết những trường hợp bất thường trong năm ( Tối đa không quá 12% tổng quỹ lương). Quỹ dự phòng được chi trả hết cho người lao động
- Quỹ khen thưởng trong lương dùng cho cá nhân tập thể lao động có năng xuất cao và có thành tích xuất sắc trong công tác dùng để thưởng cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy nhân ngày lễ lớn
- Căn cứ vào tỷ lệ trên Nhà máy hàng năm sẽ quyết định phân chia cụ thể quỹ tiền lương và căn cứ vào khả năng hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhà máy chủ động điều chỉnh trên nguyên tắc bổ sung chủ yếu vào quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động theo cơ chế giao khoán của Nhà máy.
Sau khi có những văn bản cần thiết kiểm toán viên thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với Ban Giám đốc và Kế toán trưởng của khách hàng về việc thực hiện tính , trích, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Như vậy kiểm toán viên có thể tập hợp được những thông tin cơ bản sau:
Bảng 5:Ghi chú hệ thống tiền lương tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Client: Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Period: 31/12/2006
Subject: Tìm hiểu hệ thống tiền lương
Prepare NHV
Reviewed by NKH
Reviewed by NKH
Date 07/03/2007
Date 07/04/2007
Date 07/04/2007
1. Cơ chế trả lương của Nhà máy như sau:
Trả lương sản phẩm được thanh toán theo số lượng và chất lượng của sản phẩm
- Đối với sản phẩm tập thể các đơn vị phải thực hiện bình quân chấm điểm
- Việc chia lương thực hiện công khai từ tổ sản xuất đến người lao động biết để kiểm tra và giám sát theo quy chế dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 07/NĐ- CP ngày 12/2/1999 của Chính Phủ, Quyết định số 936/ QĐ- CP ngày 20/5/1999 của Tổng Công ty về việc ban hành quy chế dân chủ
- Nhà máy giao quyền cho các đồng chí Quản đốc đơn vị sản xuất xây dụng quy chế trả lương của các đơn vị và có sự thống nhất của ban chấp hành công đoàn bộ phận gửi về Nhà máythẩm định và phê duyệt. Hàng tháng căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của phòng kế hoạch và bảng chấm công của từng người Quản đốc đơn vị ký nhận vào bảng chia lương chi tiết của đơn vị mình và gửi lên phòng tổ chức lao động tiền lương để phê duyệt và thẩm định. Tại phòng tài chính lao động tiền lương kế toán sẽ lập bảng tổng hợp chi lương của các phân xưởng để trình Giám đốc phê duyệt
Lương trả cho bộ phận điều hành của Nhà máy
Nguyên tắc cơ bản:
- Người giữ trọng trách có chức vụ cao mà hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng thu nhập cao hơn người có chức vụ thấp hoàn thành nhiệm vụ và cao hơn người có chức vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ khó hơn và trình độ chuyên môn cao hơn thì được hưởng mức thu nhập cao hơn
- Phụ cấp trách nhiệm được tính vào hệ số khoán
- Bộ máy điều hành Nhà máy khoán 22 công / tháng hoàn thành nhiệm vụ Nhà máy giao cho
Công thức thanh toán lương khoán cho bộ phận điều hành
Lương tối thiểu(Lmin) x HS lương x K1 xK2
Tiền lương = x ngày làm thực tế
22 Công
- Giám đốc Công ty: K = 1,8
- Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch công đoàn Nhà máy, Bí thư đảng ủy nhà máy: K = 1,45
- Trưởng phòng, phó phòng các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Bí thư đoàn thanh niên Nhà máy: K= 1,2
Nhân viên thực hiện nhiệm vụ: K= 1
K2: Hệ số hoàn thành kế hoạch tháng
- Tiền lương tối thiểu Lmin năm 2006 tại Nhà máy áp dụng là 450.000 đ/tháng
Hàng tháng các bộ phận phòng ban có bảng chấm công theo quy định và phòng lao động tiền lương căn cứ vào xác nhận mức độ hoàn thành kế hoạch của Nhà máy để tính lương, thưởng cho từng phòng ban và từng bộ phận theo quy chế khoán
- Căn cứ vào số lượng lao động và xem báo cáo thay đổi nhân sự để phòng lao động tiền lương tiến hành thông báo cho cơ quan chức năng để tiến hành tính BHXH, BHYT, Thuế TNCN… Sau đó tiến hành đối chiếu kiểm tra các bảng tính của các cơ quan chức năng với các thay đổi thực tế.
- Cuối kỳ phòng lao động tiền lương nộp các bảng tính lương, Giấy đối chiếu công nợ BHXH, BHYT cho phòng kế toán để tiến hành thanh toán và ghi sổ
- Căn cứ vào bảng tính lương kế toán tiền mặt sẽ tiến hành thanh toán lương theo 2 đợt
- Đối với các khoản phải nộp cho cơ quan chức năng Nhà máy sẽ tiến hành tính và chi trả cho các bộ phận và nhân viên nghỉ chế độ thai sản sau đó thu hồi bằng tiền mặt các đối tượng trên
2. Quản lý và hạch toán lương
Quỹ lương của Nhà máy được lập trên cơ sở chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kế hoạch và đơn giá lương kế hoạch. Nhà máy sẽ tính quỹ lương và sẽ trình Tổng Công ty CN Tàu thủy Việt Nam duyệt quyết toán quỹ lương.
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Căn cứ vào đơn giá tiền lương do Tổng Công ty phê duyệt kế toán sẽ tính ra tổng quỹ lương và phân loại chi phí đồng thời ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 641: Lương nhân viên bán hàng + chi ăn ca + chi tàu xe
Nợ TK 642: Lương nhân viên quản lý + chi ăn ca + chi tàu xe
Có TK 334: Tổng quỹ lương
- Hạch toán thanh toán lương
Căn cứ vào bảng lương do phòng Tài chính Lao động Tiền lương lập và Kế toán trưởng, Giám đốc Nhà máy phê duyệt, kế toán tiền mặt sẽ tiến hành thanh toán lương:
Nợ TK 334: Số lương trả trong tháng
Có TK 111: Lương nhân viên nhận bằng tiền
Đối với nhân viên di vắng chưa lĩnh thì kế toán sẽ ghi
Nợ TK 334: Số lương chưa có người nhận
Có TK 338: Số lương phải trả cho nhân viên đi vắng
- Hạch toán quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
Nợ TK 641: Trích vào chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Trích vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 334: Phần người lao động nộp
Có TK 3382: Kinh phí công đoàn (2%)
Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội (20%)
Có TK 3384: Bảo hiểm y tế ( 3%)
Một số khoản trích nộp cho Tổng Công ty kế toán hạch toán:
Nợ TK 334: Trừ vào thu nhập của người lao động
Có TK 336: Phần nộp cho Tổng Công ty
Khi có giấy báo có của các cơ quan chức năng và nộp các quỹ Bảo hiểm và Thuế kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 338: Số tiền nộp
Có TK 111: Chi tiền mặt
Dựa vào kết quả thu thập được về hệ thống kiểm soát nội bộ với tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long kiểm toán viên nhận thấy việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương được thực hiện theo đúng quy định. Theo giải trình của đơn vị ở Nhà máy có sự thay đổi về cmặt nhân sự của phòng kế toán. Lý do thay đổi nhân sự là do Nhà máy muốn thay đổi bộ máy kế toán thủ công còn tồn tại ở Nhà máy trước bằng những người có trình độ chuyên môn cao hơn để thiết kế bộ máy kế toán chi tiết và hiệu quản hơn. Trước khi chuyển đổi Tổng Công ty đã kiểm toán nội bộ 6 tháng đầu năm tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long. Do đó kiểm toán viên đã xem lại những kiến nghị trong thư quản lý của kiểm toán nội bộ của Tổng Công ty chủ yếu là những kiến nghị hoàn thiện sổ sách, chứng từ kế toán cũng như việc hạch toán kế toán tại Nhà máy và xem xét việc hạch toán 6 tháng cuối năm. Kiểm toán viên thấy việc hạch toán tại nhà máy đã hoàn chỉnh và chi tiết hơn. Từ những vấn đề tồn tại ở trên kiểm toán viên sẽ mở rộng kiểm tra tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà máy.
b. Thực hiện thủ tục phân tích
Sau khi đã có những thông tin ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương của khách hàng kiểm toán viên tiến hành các thủ tục phân tích để phát hiện ra những biến động lớn đối với tiền lương và các khoản trích theo lương. Với những khách hàng khác nhau sẽ có những thủ tục phân tích được áp dụng ở mức độ khác nhau.
Nhà máy đóng tàu Hạ Long thanh toán lương cho người lao động theo quỹ lương ước tính từ doanh thu trong tháng. Vì thế kiểm toán viên sẽ lập bảng phân tích chi phí tiền lương / doanh thu tính lương của các quý để thấy được những biến động của tiền lương.
Bảng 6: Phân tích sự biến động tiền lương giữa các quý
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Client: Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Peroid: 31/12/2006
Subject: Phân tích chi phí tiền lương giữa các quý
Prepare : NHV
Reviewed by: NKH
Reviewed by: NKH
Date 07/03/2007
Date 07/04/2007
Date 07/04/2007
Bảng phân tích tiền lương với doanh thu năm 2006
Quý
Doanh thu tính lương
Tiền lương
Tỉ lệ tiền lương/ doanh thu
I
4.376.104.382
569.295.002
13.10%
II
5.513.050.382
839.471.185
15,23%
III
6.410.006.691
1.050.352.096
16,38%
IV
7.004.357.184
1.180.452.912
16,59%
Tổng
23.303.536.585
3.639.571.195
15,62%
Tiền lương được tính dựa trên doanh thu và đơn giá do Tổng Công ty duyệt
Kết luận:
- Tỉ lệ tiền lương trên doanh thu tăng dần từ quý I đến IV và tăng mạnh vào quý IV
- Kiểm toán viên sẽ tập trung vào kiểm tra chi tiết 6 tháng cuối năm để phát hiện ra những biến động bất thường
Bảng 7: Phân tích biến động của tiền lương qua 2 năm 2005 và năm 2006
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Client: Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Peroid: 31/12/2006
Subject: Phân tích chi phí tiền lương giữa các năm
Prepare …NHV..
Reviewed by:NKH
Reviewed by: NKH
Date 07/03/2007
Date 07/04/2007
Date 07/04/2007
Bảng phân tích tỉ lệ tiền lương qua 2 năm
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Tổng quỹ lương
2.336.543.396
3.639.571.195
Doanh thu tính lương
15.881.248.270
23.303.536.585
Tiền lương / doanh thu
14,72%
15,62%
Kết luận:
Tỉ lệ tiền lương / doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 do tổng quỹ lương và doanh thu năm 2006 đều tăng so với năm 2005
Qua bảng phân tích biến động của tiền lương qua các năm kiểm toán viên nhận thấy tiền lương và doanh thu tính lương năm 2006 đã tăng lên rất nhiều so với năm 2005. Tốc độ tăng của tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu tính lương vì đơn giá tiền lương được Tổng Công ty phê duyệt năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005. Trước kia cơ chế lương của Nhà máy là lương phân phối bình quân nay đã chuyển thành lương khoán theo sản phẩm, mức tiền lương tối thiểu Nhà máy áp dụng đơn giá khoán lớn hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm. Vì thế mà mang lại thu nhập cao cho người lao động. Kiểm toán viên sẽ thu thập quyết định của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam về việc phê duyệt quyết toán tiền lương năm 2006 cho Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Bảng 8: Bảng quyết toán lương năm 2006
Tổng Công ty CN Tàu thủy Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số 159/QĐ- LĐTL Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY CN TÀU THỦY VIỆT NAM
VV: Duyệt quyết toán quỹ lương năm 2006 cho Nhà máy đóng tàu Hạ Long
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CN TÀU THỦY VIỆT NAM
Xét đề nghị của Giám đốc Nhà máy đóng tàu Hạ Long, trưởng ban lao động tiền lương và phát triển nguồn nhân lực
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1: Duyệt quyết toán tiền lương năm 2007 cho Nhà máy đóng tàu Hạ Long là 3.850 triệu đồng( Ba tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng)
Trong đó: - Tiền lương cho bộ phận sản xuất kinh doanh là 3.204 triệu đồng
- Tiền lương cho bộ phận sản xuất khác là 646 triệu đồng
Tiền lương trên làm cơ sở cho đơn vị quyết toán tài chính năm 2006. Đơn vị phải đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
ĐIỀU 2: Giám đốc Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Chánh Văn phòng, Trưởng ban kinh tế, Trưởng ban QLLĐTL căn cứ quyết định thi hành
Nhìn chung quỹ lương của Nhà máy đối chiếu phù hợp với bảng quyết toán tiền lương của Tổng Công ty. Kiểm toán viên cho rằng không có sai phạm mang tính trọng yếu trong việc hạch toán quỹ lương. Quỹ lương của Nhà máy được Tổng Công ty duyệt căn cứ vào doanh thu thực hiện nên kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích tổng quỹ lương / doanh thu.
Kiểm toán viên saukhi xem xét các chứng tù thanh toán lương nhận thấy Nhà máy đã có nhiều thay đổi theo tư vấn của nhóm kiểm toán năm trước. Vì thế không thấy có sự xuất hiện việc ký hộ, ký khống khi nhận lương ở các bộ phận trong Nhà máy. Kiểm toán viên tiếp tục việc tiến hành kiểm tra chi tiết việc thanh toán và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Các khoản trích theo lương tại Nhà máy được trích theo quy định của Bộ Tài chính. Đầu tiên kiểm toán viên kiểm tra tổng hợp số dư TK 3382, 3383, 3384 bằng cách đối chiếu số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ trên bảng cân đối phát sinh với số dư trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước và số liệu trên sổ chi tiết tương ứng. Kiểm toán viên đối chiếu số dư tổng hợp của BHXH, BHYT với bảng đối chiếu nộp BHXH, BHYT của cơ quan bảo hiểm và đưa ra kết luận. Việc kiểm tra số dư TK 3382, 3383, 3384 được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên như sau:
Bảng 9: Kiểm tra tổng hợp số dư TK 3382, 3383, 3384
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Client: Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Peroid: 31/12/2006
Subject: Kiểm tra số dư TK 3382, 3383, 3384
Prepare :NHV
Reviewed by : NKH
Reviewed by:NKH
Date 07/03/2007
Date07/04/2007
Date07/04/2007.
Bảng tổng hợp số dư TK 3382, 3383. 3384
Tài khoản
Nội dung
30/12/2006 (1)
30/12/2005 (2)
3382
Kinh phí công đoàn
72.791.423
46.730.867
3383
Bảo hiểm xã hội
727.914.239
467.308.679
3384
Bảo hiểm y tế
109.187.135
70.096.302
(1): Số liệu lấy từ số dư đầu kỳ bảng cân đối số phát sinh phù hợp với báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2005
(2): Số liệu lấy từ bảng cân đối số phát sinh đối chiếu khớp với sổ chi tiết
- Số dư BHYT trên sổ sách: 109.187.135
- Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm: 45.564.457
- Chênh lệch: 63.622.678
Đề nghị:
Số chênh lệch trên là khoản không phải trả nữa nên cần phân tích lại chi tiết để kết chuyển vào thu nhập bình thường và trả lại cho công nhân viên
Kết luận: Ngoại trừ vấn dề trên kiểm tra tổng hợp TK 3382, 3383, 3384 không có sai sót trọng yếu
Qua việc kiểm tra chi tiết TK 3382, 3383, 3384 kiểm toán viên đã nhận thấy việc ghi nhận số dư tài khoản trên sổ sách hoàn toàn khớp đúng. Tuy nhiên số dư tài khoản 3384 trên sổ sách của đơn vị lại có giá trị cao hơn trong Bảng đối chiếu BHYT của cơ quan bảo hiểm là 63.622.678. Kiểm toán viên đã tìm hiểu nguyên nhân của những khoản chênh lệch đồng thời đưa ra kiến nghị để xử lý. Đề nghị này sau khi kết thúc kiểm toán viên phán ánh trên thư quản lý. Ngoài chênh lệch của BHYT trên kiểm toán viên kiểm tra số dư TK 3382, 3383, 3384 không có sai sót trọng yếu. Sau khi kiểm tra chi tiết số dư trên các tài khoản trích theo lương kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết việc trích lập các khoản trích đó trên tổng quỹ lương và quá trình thanh toán. Kiểm toán viên sẽ tiến hành tính toán các con số ước tính để so với số của đơn vị đã trích trên sổ sách. Kiểm toán viên tính toán số ước tính dựa trên số tiền lương kiểm toán viên ước tính trong năm qua mỗi tháng. Cụ thể kiểm toán viên tinh và kiểm tra các khoản trích theo lương được thể hiện trên giấy tờ của kiểm toán viên như sau:
Bảng 10: Kiểm tra trích BHXH, BHYT, KPCĐ
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Client: Nhà máy đóng tàu Hạ Long
Peroid: 31/12/2006
Subject: Kiểm tra trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Prepare: NHV
Reviewed by: NKH
Reviewed by: NKH
Date 07/03/2007
Date 07/04/2007
Date 07/04/2007
Tổng lương hàng tháng của nhân viên khá ổn định vì số lượng nhân viên và mức lương của mỗi nhân viên ổn định
Ví dụ: - Tháng 1: 298.441.300 đồng
- Tháng 2: 297.656.300 đồng
- Tháng 8: 301.141.700 đồng
- Tháng 9 : 301.848.200 đồng
- Tháng 10: 300.372.400 đồng
Vậy ước tính trung bình khoảng 298.300.000 đồng/ tháng
Bảng ước tính tiền lương và các khoản trích theo lương
Chỉ tiêu
Đối chiếu
Ghi sổ
Chênh lệch
1. Tổng quỹ lương cả năm
3.639.571.195
2. BHXH
727.720.000
727.914.239
194.239
15% chi phí
545.935.679
5% trừ lương nhân viên
181.978.559
3. BHYT
45.564.457
109.187.135
63.622.678
2% chi phí
72.791.423
1% trừ lương nhân viên
36.395.711
Tổng chênh lệch
63.816.917
3. KPCĐ
71.219.532
72.791.423
1.571.891
2% chi phí
72.791.423
Nguyên nhân của chênh lệch là do đây là lương trung bình tương đối nên tổng chênh lệch không lớn và không vượt quá mức cho phép
Kết luận: Các khoản trích theo lương trích đúng quy định và không có sai sót trọng yếu
Kiểm toán viên ước tính tiền lương trung bình mỗi tháng là 298.300.000 đồng/ tháng so với số trích tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long, do chênh lệch qua đối chiếu là không lớn, không vượt quá mức cho phép và nguyên nhân chênh lệch do lương trung bình lấy tương đối vì vậy kiểm toán viên đã có kết luận các khoản trích theo lương là hoàn toàn phù hợp và theo đúng quy định của nhà nước. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản trích theo lương bằng cách chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn, mang tính đại diện trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36606.doc