Đề tài Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu chè ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây

PHỤ LỤC

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu

I-Vai trò của hoạt động XK và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK

1. Khái niệm và vai trò của hoạt động XK

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới XK

II-Nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế

1. Hợp đồng xuất khẩu

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thương mạI quốc tế

III-Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

1. Các bước thực hiện hợp đồng XK

2. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng XK

ỉ Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá

ỉ Kiểm tra L/C (nếu thanh toán bằng L/C)

ỉ Chuẩn bị hàng xuất khẩu

ỉ Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu

ỉ Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm (nếu có )

ỉ Làm thủ tục hải quan

ỉ Giao hàng cho người vận ải

ỉ Thanh toán hợp đồng xuất khẩu

 

doc68 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu chè ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình bàn giao các Công ty thu mua hàng xuất khẩu huyện thuộc tỉnh Sơn Tây cũ do Hà Nội bàn giao và đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Hà Tây trực thuộc sở thương mại. Trải qua một chặng đường lịch sử biến đổi với những thăng trầm, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây với 40 năm xây dựng và trưởng thành vẫn luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ năm 1986 đến nay thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã có nhiều thay đổi trong quản lý, tổ chức và hoạt động kinh doanh để có thể phù hợp với thực tế của nền kinh tế thị trường. Thực hiện nghị định 338 của chính phủ Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một đơn vị hạch toán độc lập. Công ty có tư cách pháp nhân được uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây ra quyết định thành lập doanh nghiệp số 471/QĐ-UB ngày 01/12/1992 với số vốn là 3 tỷ 927 triệu đồng. Trong đó vốn cố định là 2 tỷ 599 triệu đồng, vốn lưu động là 1 tỷ 328 triệu đồng. -Tên bằng tiếng việt: Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, viết tắt là UNIMEX Hà Tây. -Tên giao dịch đối ngoại: Hà Tây Import- Export Corporation. - Công ty có trụ sở chính tại 16A Trần Đăng Ninh- Thị xã Hà Đông -Tỉnh Hà Tây. - Công ty là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Hà Tây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và là một pháp nhân tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ hiện tại của Công ty. 2.1 -Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty. Nguyên tắc tổ chức Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Công ty được tổ chức theo mô hình sau: Giám đốc Phòng KH-TT Phòng TC-HC Phòng KT-TC Phó giám đốc V.phòng đại diện Các chi nhánh Các trạm K.doanh Xí nghiệp Tơ thảm thêu Các phòng Nghiệp vụ KD Chú thích: quan hệ chỉ đạo trực tiếp quan hệ phối hợp Phòng KH-TT: phòng kế hoạch thị trường Phòng TC-HC: phòng tổ chức hành chính Phòng KT-TC: phòng kế toán tài chính 2.2 -Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. a)Chức năng và nhiệm vụ chung của Công ty: - Căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 471/QĐ-UB và giấy phép đăng ký kinh doanh số 2061.002-GP Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có các chức năng sau: + Về xuất khẩu: tổ chức sản xuất, chế biến gia công và thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm, hải sản, hàng may mặc, hàng thêu ren, dược liệu gốm sứ, đá ốp lát, tơ tằm và các mặt hàng xuất khẩu tổng hợp nguyên vật liệu, thiết bị, linh kiện phụ tùng sản xuất, sản phẩm cơ khí. + Về nhập khẩu: nhập vật tư hoá chất, sắt thép xây dựng phục vụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, TV, linh kiện điện tử, CKD, xe đạp, đường, sữa, thiết bị máy móc, linh kiện phục vụ sản xuất, thiết bị y tế... - Để thực hiện tốt chức năng hoạt động của mình Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đặt ra cho mình các nhiệm vụ sau: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện được các mục tiêu và nội dung hoạt động của Công ty. + Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ thương mại và nhà nước các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. + Tuân thủ pháp luật nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và đối ngoại, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. b) Chức năng của các phòng ban trong Công ty. - Phòng kế hoạch thị trường: +Xây dựng định hướng phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn (5- 10 năm) của toàn Công ty. + Tổng hợp kế hoạch quý, năm của các đơn vị trực tiếp kinh doanh. + Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối hợp với các phòng kế toán tài chính giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị thành viên. +Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản suất kinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc thời gian kiểm tra thẩm định không quá 2 ngày kể từ khi nhận được hợp đồng và các phương án các đơn vị gửi đến. + Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hoặc thất thoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra. - Phòng kế toán tài chính: + Phối hợp với phòng KH- TT xây dựng kế hoạch tài chính toàn Công ty và kế hoạch từng đơn vị thành viên. + Các phương án kinh doanh đã được giám đốc duyệt trọng thời hạn 3 ngay phải đáp ứng vốn để các đơn vị thực hiện hợp đồng. + Thanh toán tiền hàng với bạn hàng trong nước và nước ngaòi. +Giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị, đôn đốc thu hồi vốn, lãi tiền vay. + Lựa chọn phương án hạch toán phù hợp và hướng dẫn kế toán các đơn vị trong công tác hạch toán, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, lao động của Công ty, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành kỷ luật lao động. Ngoài ra còn có chức năng làm công tác hành chính, chịu trách nhiệm kiến thiết xây dựng toàn Công ty... - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: + Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng đã đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. + Trực tiếp tổ chức liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, chế bién các sản phẩm của địa phương theo hướng kinh doanh đã đặt ra. - Văn phòng đại diện ở các tỉnh: giúp giám đốc công tác tiếp thị. Trong một số trường hợp đặc biệt trưởng văn phòng đại diện được giám đốc uỷ nhiệm ký một sớ văn bản của Công ty, tổ chức xuất nhập khẩu hàng hoá do tự khai thác thị trường đảm bảo có hiệu quả, chấp hành tốt các chính sách và quy định của nhà nước, của địa phương nơi đặt văn phòng đại diện. - Các xí nghiệp, phân xưởng có chức năng sản xuất, chế biến, gia công tạo nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu. - Các trạm, chi nhánhlà nơi đặt đại diện cho Công ty thị trường tổ chức tạo nguồn hàng và tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu và nhập khẩu. 3. Môi trường kinh doanh của Công ty -Khách hàng. Nhìn chung có 5 dạng thị trường khách hàng: - Thị trường tiêu dùng: những hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân như: chiếu tre, thảm, thêu, áo len... - Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng trong quá trình sản xuất như: ván sàn tre, ván ốp gỗ... - Thị trường nhà buôn bán trung gian:tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ sau đó bán lại để kiếm lời. - Thị trường các cơ quan nhà nước: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những ai cần nó như: ô tô, máy xúc đào,bàn ghế mây tre, bàn ghế giả cổ... - Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở nước ngoài bao gồm: những người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu, các nhà buôn bán trung gian Các đối thủ cạnh tranh Những năm trước đây, khi các doanh nghiệp nhà nước như Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây vẫn còn được hưởng chế độ độc quyền ngoại thương. Công ty không có đối thủ cạnh tranh. Nhưng từ khi bước sang giai đoạn mới- kinh tế thị trường: đặc biệt từ khi nghị định 57 của thủ tướng chính phủ ban hành năm 1998 cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia vào xuất nhập khẩu trực tiếp theo nghành nghề đã đăng ký kinh doanh thì khả năng bị cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu rất lớn mạnh. Các đối thủ có tiềm năng lớn cả về nhân lực và vật lực cùng kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng giống như của Công ty sang thị trường nước ngoài đó là: Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội, tổng Công ty xuất nhập khẩu nông sản TW1, Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ... đây là những Công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn, có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu. Sự cạnh tranh của các Công ty kinh doanh xuất khẩu trong nước tập trung vào khâu thu mua và cạnh tranh về giá. Do chưa có hiệp hội các nhà xuất khẩu nên các Công ty xuất nhập khẩu trong nước luôn cạnh tranh với nhau về giá, nhiều khi làm giảm lợi nhuận và gây thiệt hại cho Công ty. Bên cạnh đó công ty cũng gặp phải các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Những đối thủ cạnh tranh mới tham gia kinh doanh cũng là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty. Mặc dù không phải bao giờ Công ty cũng gặp phải các đối thủ cạnh tranh tièm ẩn mới song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào nghành cũng ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của Công ty. Nghành sản xuất mây tre đan là nghành sử dụng nhiều lao động, đầu tư vốn ít, có thời gian thu hồi vốn nhanh, thích hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên do chỉ có một số nước mới có sản phẩm xuất khẩu nên cạnh tranh bớt phần gay gắt hơn với các mặt hàng tiêu dùng khác. Ngoài ra Công ty phải đặc biệt quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, do các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm. Vì vậy các đối thủ cạnh trạnh mạnh trực tiếp của Công ty trên thị trường là các Công ty của Trung Quốc và Inđônêxia, nhất là đối với các nhóm sảm phẩm trang trí mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Các nhà cung cấp. Hiện nay hầu hết nguyên liệu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu đều được cung ứng chủ yếu từ các địa phương trong nước. Đó là các hộ sản xuất cá thể, các Công ty thương mại huyện, các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy chi phí về nguyên vật liêu không cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài. Đây chính là một trong những lợi thế của Công ty khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế Đặc điểm thị trường. Do Công ty có quan hệ nhiều đối tác nước ngoài ở nhiều nước khác nhau nên đặc điểm thị trường của Công ty là phức tạp. Nguồn lực của Công ty. Điều kiện về tài chính Tổng tài sản của Công ty là: 25.341.147.000 đ Trong đó: TSCĐ và đầu tư dài hạn là: 2.314.771.000 đ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là: 23.026.376.000 đ Tổng nguồn vốn của Công ty là: 25.341.147.000 đ Trong đó : Vốn chủ sở hữu : 6.871.748.000 đ Vốn vay: 18.523.399.000 đ Công ty có 2 xưởng sản xuất hàng xuất khẩu :1 xưởng dệt len với công nghệ dệt của Thụy sỹ để phục vụ cho những mặt hàng len chất lượng cao, một xưởng sản xuất chiếu tre. Tình hình nhân sự của Công ty : Bảng 1: Tình hình nhân sự của công ty. Loại lao động Số người Tỷ lệ - Tổng số lao động -Lao động trực tiếp -Lao động gián tiếp - Trình độ đại học - Trình độ Trung cấp, sơ cấp 146 94 52 100 64,38 35,62 80 20 4-Thực trạng trong hoạt động kinh doanh của Công ty Tình hình và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty : Bảng 2:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 A- Tổng trị giá kim nghạch 1- Tổng trị giá kim nghạch XK 2- Tổng trị giá kim nghạch NK B- Các chỉ tiêu khác: 1.Nộp ngân sách TW 2.Nộp ngân sách địa phương 3. Kinh doanh nội địa 4. Lợi nhuận 5. Thu nhập bình quân 6. Lao động USD _ _ Tr VNĐ _ _ _ _ VNĐ 21.216.795 15.393.595 5.877.379 14.500 756 24.580 140 660.000 146 24.455.695,15 20.942.090,52 3.513.604,63 4.000 830 16.000 120 660.000 146 * Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu năm 2001: - Hàng xuất khẩu : +Hàng mây tre đan: 424.087,06 USD +Hàng may mặc : 9.084.291USD +Hàng dép xốp: 1.607.838 USD +Hàng tơ tằm:123,15tấn 2.114.550 USD +Hàng hoa quả1.154,8tấn 1.672,437 USD +Hàng dệt kim: 3.531.411 USD +Hàng chè:320 tấn 428.772 USD -Hàng nhập khẩu : +Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất : 2.648.309 USD +Máy móc thiết bị phụ tùng: 267.208 USD +Xe chuyên dùng, xe ô tô:28 chiếc 264.790 USD *Các thị trường chính :Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU, và bắt đầu xâm nhập một số thị trường mới như Mỹ. Thực trạng xuất khẩu chè của Công ty xuất nhập khẩu chè Hà Tây 2.1 Tổng quan về cây chè - Chè là cây công nghiệp phù hợp với đất đai miền núi trung du. Việt Nam là một trong số các quốc gia có lợi thế về sản xuất chè do những điều kiện về khí hậu, rất thích hợp. Đặc biệt diện tích đất đai phù hợp với khả năng phát triển trồng chè ở Việt Nam (diện tích trồng chè hiện nay của nước ta là 700.000 ha). Việt Nam có ngành công nghiệp chế biến chè phát triển hơn 10 năm na, hàng năm xuất khẩu từ 2 đến 10 vạn tấn và những năm tới sẽ là 5 đến 6 vạn tấn/năm. Bên cạnh đó những vùng đất tốt được trồng chè để phân bổ ở hầu hết những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, vì vậy Việt Nam là vùng đất hứa đối với các nhà đầu tư quan tâm đến việc phát triển chè với chính sách kinh tế ưu đãi cũng như thuận lợi về cơ hội đầu tư. Hiện nay chè được trồng ở 35 tỉnh nhưng chủ yếu là 14 tỉnh chung du miền núi phía Bắc (58.9%) và tỉnh Lâm Đồng (26.1%). Mặc dù diện tích chè chưa nhiều so với khả năng có thể, nhưng đã trở thành nguồn thu nhập của dân cư hiện nay. Sản lượng chè hàng năm không ngừng tăng lên đi liền với nó là việc tăng lên của các nhà máy chế biến và các cơ sở kinh doanh chè. Theo số liệu thống kê cho thấy ở nước ta hiện nay có 72 cơ sở chế biến và các cơ sở kinh doanh chè công nghiệp với tổng công suất 843,5 tấn/ngày. Tổng Công ty chè Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý 28 cơ sở với tổng công suất là 55,75 tấn/ ngày. Còn lại do các địa phương quản lý, ngoài ra còn có hơn 1200 cơ sở chế biến với quy mô nhỏ và hàng chục lò chế biến thủ công của các hộ gia đình để phục vụ cho thị trường nội địa. Việc sản lượng chè tăng lên khiến cho thị trường chè trong nước phải cạnh tranh với nhau để tiêu thụ sản phẩm mà còn phải cạnh tranh với một số quốc gia khác du nhập vào Việt Nam như chè Lipton, Dilman (Srilanta)... Với nhiều chủng loại chè khác nhau có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng.Những loại chè như móc câu, chè Thái Nguyên, những nhãn hiệu từ lâu đã được người dân Việt Nam tin dùng và tiếp nhận như những sản phẩm đại diện cho ngành chè của Việt Nam, thì hiện nay đang mờ nhạt dần. Trong khi đó các loại chè ngoại nhập ngày càng nhiều, chiếm được cảm tình của các tầng lớp khách hàng. Nhìn chung ngành chè Việt Nam hiện nay mặc dù công nghệ chế biến trong vài năm gần đây đã được nhà nước ngành cũng như chỉ các doanh nghiệp trong đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm, nhưng vẫn còn châm và chưa theo kịp với công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới. Vì vậy mà chất lượng sản phẩm chưa cao. Sự cạnh tranh của sản phẩm thấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm uy tín của chè Việt Nam, nó không phản ánh đúng tiềm năng của sản phẩm chè của chúng ta. Thị trường chè trong nước chủ yếu vẫn là chè xanh, tuy nhiên hiện nay về các loại chè thảo dược, chè đen ngày càng gia tăng và được người dân rất ưa chuộng với mức tiêu thụ bình quân khoảng 260 gr/người/năm Vai trò của xuất khẩu chè trong nền kinh tế quốc dân. + Sự phát triển sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới trong những năm qua phần nào khẳng định vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chè đang đứng ở vị trí khiêm tốn chừng 2 đến 3%. Tuy nhiên xuất khẩu chè của Việt Nam đóng góp vào GDP ngày càng tăng, năm 1999 xuất khẩu 36000 tấn, thu về 50 triệu USD. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế mà cây chè đem lại do những đặc điểm riêng lại có nhiều lợi ích hơn so với xuất khẩu các mặt hàng khác đó là các lợi ích về mặt XH + Chè thường được trồng ở trung du miền núi và cao nguyên đa số các vùng này kinh tế còn kém phát triển, có nhiều đồng bào dân tộc cư trú, vì vậy nên phát triển cây chè là tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc. So với trồng lúa nương trên đồi thì năng xuất chỉ có 1,5 đến 2 tấn / ha, trong khi 1 ha chè cho bình quân là 5 tấn/ ha. Mà theo giá hiện nay trên thị trường thì 1 kg búp chè tươi tương đương 1 kg thóc, như vậy nếu trừ đi khấu hao đầu tư ban đầu thì trồng 1 ha chè tương đương trồng 5 ha lúa nương. Với tỷ lệ tương ứng 1 ha chè có thể thu hút 4 lao động (kể cả lao động phục vụ và phục vụ) thì với tiềm năng mở rộng cho trồng chè xuất khẩu hiện nay chúng ta sẽ tạo được rất nhiều việc làm và ổn định đời sống cho một bộ phận dân cư trong cả nước. Ngoài ra đồng chè góp phần như phủ xanh đất trống, đồi núi trọc tạo thêm độ màu cho đất, giúp bảo vệ môi trường, môi sịnh, hiệu quả kinh tế do nó đem lại khá cao trong số các cây công nghiệp hiện nay. 2.2 Thị trường xuất khẩu 2.2.1 Khái quát tình hình xuất khẩu chè thế giới Chè chỉ được sản xuất ở 28 nước nhưng có tới hơn một trăm nước tiêu dùng chè với khối lượng lớn. Từ lâu chè đã trở thành cây công nghiệp chủ yếu của một số nước. Xét về phân bổ diện tích trồng chè thì 12 nước Châu á chiếm 90% diện tích. Châu Phi chiếm khoảng 8% và Nam Mỹ chiếm 2% (1 nước). Những chè được sản xuất và xuất khẩu chủ yếu ở Châu á. Do đó những thay đổi về giá cả sản lượng các nước xuất khẩu chè lớn trong khu vực sẽ ảnh hưởng nhất định đến cung cầu chè trên thế giới. Về sản lượng chè: Mặc dù những năm gần đây diện tích chè trên thế giới có xu hướng giảm (khoảng 0.4%/năm, nhưng nhờ các nước tập trung đầu tư vốn và kỹ thuật thâm canh tăng nhanh cho nên năng xuất thu hoạch chè vẫn tăng (khoảng 2.3 %/năm) nên đến năm 1999 sản lượng chè trên thế giới đã lên tới 2,871 triệu tấn, tốc độ tăng sản lượng bình quân mỗi năm là 1.9%. Đây là một mức tăng trưởng khá đối với một cây công nghiệp dài ngày được xem là thứ yếu như chè. Bảng sau đây sẽ phản ánh tình hình về diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới qua một số năm gần đây: Bảng3: Tình hình sản xuất chè của thế giới Danh mục Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Diện tích Năng xuất Sản lượng Nghìn ha Tấn/ha Nghìn tấn 2296 1137 2615 2310 1135 2622 2303 1213 2796 2297 1280 2870 253 1282 2871 2.2.2 Tình hình xuất sản phẩm chè của Việt Nam Chính vì sản xuất chè tại Việt Nam ngày càng phát triển cho nên xuất khẩu chè ngày càng gia tăng. Xuất khẩu chè đã đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ, nó đem lại một lượng ngoại tệ đáng kể. Sản lượng chè năm 1990 đạt 32,2 nghìn tấn xuất khẩu 16 nghìn tấn đạt giá trị 25 triệu USD (đạt 1,5% lượng chè chè xuất khẩu trên thế giới), năm 1995 chúng ta xuất khẩu 17,401nghìn tấn, đạt giá trị 21,026 triệu USD (chiếm 1,7% xuất khẩu chè thế giới) và năm 2000 đã xuất khẩu được 44,7 nghìn tấn, đạt giá trị 53,376 triệu USD (chiếm 1,95% xuất khẩu chè thế giới).Như vậy, hàng năm nước ta xuất khẩu lượng chè ngày càng lớn ra thị trường thế giới, đó là một điều đáng mừng cho ngành chè Việt Nam. Đặc biệt là khối lượng chè xuất khẩu của chúng ta chiếm một tỷ trọng đáng kể so với khối lượng chè của những nước khác ra thị trường thế giới. Mục tiêu của ngành chè Việt Nam năm 2000 là xuất khẩu hơn 2,5% lượng chè xuất khẩu của thế giới và vào năm 2010 là là 3%. Bảng 4: Lượng chè xuất khẩu của Việt nam trong mấy năm gần đây Năm Lượng chè XK (1000 tấn) Trị giá XK (Triệu USD) 1997 20.75 29.002 1998 32.292 47.302 1999 33.295 50.496 2000 36.44 45.145 2001 44.7 53.376 2.2.3 Tình hình xuất khẩu chè của Công ty Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây vào đầu những năm 90 Công ty xuất khẩu chè chủ yếu theo nghị định để trả nợ nước ngoài, vì vậy công tác xuất nhập khẩu chè của Công ty gặp rất nhiều thuận lợi. Đó là không phải tìm kiếm khách hàng cũng như không gặp rủi ro về điều kiện thanh toán, tuy nhiên chỉ đến những năm giữa thập kỷ 90 (Từ năm 1996) Công ty không còn được nhà nước phân công công tác xuất khẩu chè để trả nợ nước ngoài. Nên tình hình xuất khẩu của Công ty giảm mạnh, tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dải sau một vài năm nhờ sự cố gắng của cán bộ công nhân viên và năng lực của lãnh đạo từ năm 1999 sản lượng chè xuất khẩu của Công ty có con số lạc quan. Tuy nhiên thì lượng chè xuất khẩu vẫn còn ở con số khiêm tốn so với các năm trước đây. Bảng 5: Lượng chè xuất khẩu của Công ty Năm Đơn vị Sản lượng 1993 Tấn 1 200 1994 Tấn 950 1995 Tấn 800 1996 Tấn 140 1997 Tấn 68 1998 Tấn 118 1999 Tấn 220 2000 Tấn 290 2001 Tấn 320 Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của Công ty chè chỉ có năm thị trường đó là Anh, Nga, Nhật, irắc và Trung Quốc. Trong đó thị trường chính là irắc và Anh (sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu của Công ty là chè đen). Trong khi đó thị trường xuất khẩu của Việt Nam là: irắc, Nga, Anh, Angêri, Ba Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ai Cập. Như vậy thị trường của Công ty còn kém, Công ty cần tích cực có các biện pháp cần thiết để đẩy mạnh mở rộng thị trường. Bảng 6: Các thị trường xuất khẩu của Công ty tên nước 1999 2000 2001 1. Anh 80 90 110 2.Nga 35 35 30 3.Nhật 25 40 45 4.Irắc 70 80 85 5.Trung Quốc 20 45 50 Tổng cộng 220 290 320 Đặc điểm mặt hàng chè : Mặt hàng chè xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Hà tây nói riêng và các doanh nghiệp Việt nam nói chung chủ yếu là chè đen. Theo tiêu chuẩn Việt nam thì công ty chủ yếu xuất khẩu 4 loại hàng chè đen bao gồm :OP, FBOP, PS, OPA chất lượng chè xuất khẩu thì phụ thuộc vào các yếu tố : Giống cây trồng, đất đai , khí hậu có vai trò quan trọng để tạo ra được sản phẩm chè thô có chất lượng tốt .ở Việt nam giống chè được trồng là giống chè shan và một số giống chè khác nếu được trồng trên vùng đất ở độ cao trên 500m như Mộc châu, Sơn la, Hà giang, Lào cai hoặc là các vùng Tây nguyên thì chất lượng chè sẽ rất cao tương đương với các loại chè nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó công nghệ chế biến và phương tiện bảo quản cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lưưọng mặt hàng chè. Chất lượng chè xuất khẩu của Việt nam chưa cao như tiềm năng sẵn có là do công nghệ chế biến và phương tiện bảo quản chưa hiện đạI để đảm bảo chất lượng chè khi xuất khẩu. 2.4 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu chè của Công ty xuất nhập khẩu chè Hà Tây Sau khi Công ty và đối tác ký kết hợp đồng xuất khẩu chè nghĩa là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xác lập. Công ty XNK Hà Tây phải tiến hành sắp xếp phần việc phải làm và ghi thành bảng biểu 6 tổ theo dõi kịp thời tiến độ thực hiện hợp đồng. Việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty, bởi vì có thực hiện tốt mỗi nghĩa vụ trong hợp đồng mới tạo điều kiện thực hiện tốt các nghĩa vụ tiếp theo, tạo điều kiện cho phía đối tác thực hiện nghĩa vụ của mình. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là quá trình phức tạp, các bên phải có kinh tế có kế hoạch tổ chức thực hiện, đặc biệt là hệ thống giám sát, điều hành chặt chẽ để tối ưu hoá quá trình thực hiện. Từ tình hình của thị trường nói chung và của Công ty nói riêng, Công ty đã tổ chức thực hiện hợp đồng theo các bước Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty Xin giấy phép XK Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C Kiểm tra hàng XK Chuẩn bị hàng XK Làm thủ tục hải quan Giao hàng xuất khẩu Khiếu nại (nếu có) Thanh lý hợp đồng Lập chứng từ thanh toán Tuy nhiên quá trình thực hiện tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu Công ty không tiến hành tuần tự theo các bước trên, mà cùng 1 lúc Công ty có thể thực hiện nhiều bước như song song với việc xin giấy phép thì Công ty có thể tiến hành giục người mua mở L/C và cùng lúc đó cũng đang chuẩn bị hàng xuất khẩu. 2.3.1 Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C Thanh toán là khâu hết sức quan trọng, toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nhà xuất khẩu chỉ thực sự yên tâm khi biết chắc rằng hàng hoá xuất khẩu phải được thanh toán. Có nhiều phương pháp thanh toán khác nhau. Do đó công nợ thanh toán trong từng phương thức cũng sẽ khác nhau, nhưng nhiệm vụ cuối cùng đều giống nhau ở một điểm là thu được tiền về khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Công ty XNK Hà Tây thường sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) trong hợp đồng xuất khẩu chè . Trước khi đến thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, Công ty XNK Hà Tây phải nhắc nhở đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) theo đúng yêu cầu (về cả thời gian và nội dung hàng hoá...) mà hai bên đã thoả thuận trên hợp đồng. Bằng con đường điện thoại, fax, hay gặp trực tiếp đại diện người mua ở Việt Nam. Sau khi nhận được L/C, Công ty kiểm tra kỹ lưỡng L/C trên các nội dung tính chân thực của L/C. (căn cứ vào xác định của ngân hàng) và nội dung của L/C. Cơ sở khoa học để tiến hành kiểm tra là hợp đồng xuất khẩu chè mà Công ty và đối tác đã ký kết. Người xuất khẩu có thể nhận được L/C trực tiếp từ người mua hoặc từ ngân hàng mở L/C, nhưng với điều kiện Việt Nam thì Công ty chỉ nhận L/C từ Ngân hàng thông báo (Ngân hàng công thương Hà Tây). Bởi Ngân hàng có khả năng kiểm tra tính thật giả của L/C (Nếu L/C mở bằng thư thì đối chiếu chữ ký, nếu mở bằng điện thì kiểm tra mã số kiểm tra mục TEST ở trên L/C) Việc kiểm tra L/C là khâu rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng bởi nội dung L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng. Nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng mà Công ty cứ chấp nhận và tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì Công ty sẽ không đòi được tiền Nhưng nếu thực hiện theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng khi phát hiện thấy nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng hoặc trái với luật lệ, tập quán của các bên, hoặc không có khả năng thực hiện. Công ty yêu cầu người mua ở nước ngoài đến Ngân hàng mở L/C để sửa đổi, chỉnh L/C theo đúng nội dung trong hợp đồng mà hai bên ký kết. Các nội dung cần kiểm tra: Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C Tên ngày mở L/C Tên địa chỉ Ngân hàng thông báo (Bank of fording trade of VietNam HaTây) Tên, địa chỉ của Công ty được hưởng lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1614.doc
Tài liệu liên quan