Đề tài Hoàn thiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Quốc tế Việt Nam thực hiện

Các đơn vị khách hàng đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và thủ tục phân tích nói riêng, đơn vị khách hàng cần thực hiện các vấn đề sau:

- Theo Quyết định 167/2000 QĐ - BTC, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa qui định là Báo cáo bắt buộc, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn nên lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết được luồng tiền ra, vào ; tình hình nợ trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng giúp ích cho KTV trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích, đặc biệt trong việc tính toán các tỷ suất ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

- Cung cấp cho các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời.

 

doc131 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Quốc tế Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuần năm 2002 là 18,41%, năm 2003 tăng lên đến 27,92% điều này đặt ra cho KTV nghi ngờ về việc giá vốn hàng bán có thể bị ghi thiếu. (21) Chi phí bán hàng tăng lên: 286.024 nghìn đồng tương ứng với 89,88% trong khi lượng tình hình tiêu thụ bị kém đi. KTV nghi ngờ chi phí bán hàng bị ghi tăng. KTV cần phải kiểm tra đối với chi phí bán hàng. (22) Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng: 11.547.688 nghìn đồng tương ứng với 201,39%, điều này khiến KTV nghi ngờ chi phí quản lý doanh nghiệp bị ghi tăng. (24) Thu nhập khác tăng lên tương đối lớn trong đó chủ yếu do thu nhập hoạt động tài chính tăng lên, do vậy, KTV phải kiểm tra lại khoản thu nhập này. Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp (Trích Giấy tờ làm việc A250 của KTV) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2002 1.Bố trí cơ cấu vốn - TSCĐ/ Tổng tài sản (%) 57,89 45,98 - TSLĐ/ Tổng tài sản (%) 42,11 54,02 2. Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%) - 0,68 - Tỷ suất lợi nhuận/ vốn (%) - 1,77 3. Tình hình tài chính - Nợ phải trả/ Tổng tài sản (%) 90,85 69,85 - Tổng quát: TSLĐ/ Nợ ngắn hạn 0,45 0,997 - Thanh toán nhanh: Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn 0,0085 0,0329 TSLĐ/ Nợ ngắn hạn năm 2003 (0.45) giảm so với năm 2002 (0.997) 0.547 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn năm 2003 thấp hơn so với năm 2002. Tuy nhiên, khi so sánh với chỉ số trung bình của ngành (2,5), KTV nhận thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty ABC rất thấp. Nợ phải trả/ Tổng tài sản năm 2003 tăng lên đến 90,85%, điều này chứng tỏ phần lớn tài sản công ty ABC có được là do nguồn vốn vay. Đáng chú ý hơn đó là khả năng thanh toán tức thời năm 2002 là 0.039, năm 2003 giảm xuống còn 0.0085. Khi so sánh với chỉ số trung bình của ngành (1), KTV nhận thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty ABC hiện tại rất kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán của Công ty trong các hoạt động hàng ngày như: mua vật tư cho sản xuất - Đánh giá và phân bổ mức độ trọng yếu Hiện tại, VIA vẫn sử dụng mức ước tính trọng yếu ban đầu theo kinh nghiệm làm việc của các KTV. Thông thường, với khách hàng mới, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức độ trọng yếu cho các khoản mục nhỏ hơn nhằm đảm bảo cho việc so sánh các chênh lệch, các sai sót được phát hiện được trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đối với Công ty ABC, KTV ước lượng tính trọng yếu cho một số các chỉ tiêu sau: Bảng 8: Ước lượng mức độ trọng yếu (Trích Giấy tờ làm việc A250 của KTV) Đơn vị: Nghìn đồng STT Chỉ tiêu Số tiền Ghi tăng Ghi giảm 1 Phải thu khách hàng 13.226.547 52.906 3.402 2 Hàng tồn kho (HTK) 4.496.230 8.992 987,5 3 Doanh thu thuần 25.397.813 76.193 5.301 4 Giá vốn hàng bán 21.499.932 537.498 22.366 5 Chi phí bán hàng 32.209 145 73 6 Chi phí QLDN 17.281.799 60.486 5.342 Sau khi thực hiện các bước công việc nêu trên, KTV sẽ lưu trữ toàn bộ những dữ kiện thu thập và tính toán được vào Mục A trong hồ sơ kiểm toán để tiện cho việc soát xét sau này. Như vậy, công việc phân tích sơ bộ thực tế của các KTV bao gồm ba bước như phần lý luận đã nêu. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, KTV thực hiện các bước một cách logic. Chẳng hạn, khi tiến hành so sánh thông tin, KTV cũng thực hiện luôn việc đánh giá kết quả so sánh ban đầu. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm toán. 2.2.1.2 Thủ tục phân tích chi tiết trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC do VIA thực hiện Nhằm nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán, VIA đã xây dựng các chương trình kiểm toán cho từng phần hành, trong đó tổng hợp rất nhiều các phương pháp kiểm toán cụ thể như đối chiếu, quan sát, điều traThủ tục phân tích cũng được vận dụng rất nhiều trong các phần hành kiểm toán này. Đối với những tài khoản có tính chất tổng hợp như doanh thu, chi phí, giá vốn, thủ tục phân tích càng được thực hiện với số lượng nhiều hơn. Thêm vào đó, mối quan hệ đối với các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh có xu hướng có thể đoán được cao hơn so với mối quan hệ liên quan tới các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán. Các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh thường được trình bày giá trị luỹ kế quá trình của các giao dịch tương tự như nhau trong một khoảng thời gian hoặc thường có một mối quan hệ có thể dự đoán được với các dữ liệu khác. Trong khi đó các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán là số dư của các dạng nghiệp vụ bù trừ nhau. Chính vì vậy, KTV thường dựa vào các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh để thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản. Trong trường hợp này, khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, KTV sẽ tiến hành thực hiện thủ tục phân tích trên khoản mục giá vốn hàng bán. Mẫu 1: Chương trình kiểm toán áp dụng cho khoản mục giá vốn Thủ tục Số tham chiếu theo hồ sơ kiểm toán Chữ ký tắt và ngày 1.Thủ tục phân tích - Thu thập bảng tổng hợp giá thành, giá vốn hàng bán theo từng sản phẩm, từng phân xưởng. - Tính giá thành bình quân đơn vị sản phẩm (Tổng giá thành/số lượng sản phẩm). So sánh giá thành đơn vị thực tế kỳ này với kỳ trước hoặc với số kế hoạch. Việc so sánh này nhằm mục đích xem xét sự chênh lệch đột biến và quá lớn giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch và giá thành đơn vị. Kiểm tra và phân tích thêm nếu số chênh lệch là trọng yếu. - So sánh tổng chi phí sản xuất thực tế với các kỳ trước và giữa các tháng trong kỳ để có thể nhận thấy sự biến động của tổng chi phí. 2. Kiểm tra chi tiết. Khi thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đối với giá vốn hàng bán, KTV thu thập bản Báo cáo sản xuất cho năm 2003 và 2002 của Công ty và tiến hành so sánh các chỉ tiêu như sau: Bảng 9: So sánh số liệu sản xuất (Trích Giấy tờ làm việc số T301 của KTV) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2002 Ghi chú 1. Sản lượng hiện vật (chiếc) 16.780 18.000 2. Giá trị tổng sản lượng(nghìn đồng) 16.888.531,4 23.066.231,61 3. Tổng doanh thu (nghìn đồng) 25.397.813 34.299.067 Bảng 10: So sánh chi phí sản xuất (Trích Giấy tờ làm việc T301 của KTV) Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2002 Ghi chú 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13.368.125 19.100.836,2 2. Chi phí nhân công trực tiếp 812.786 855.528,9 3. CP khấu hao TSCĐ 272.458 280.012 4. CP bằng tiền khác 2.115.729,8 1.892.490,2 Tổng chi phí 16.569.098,8 22.128.867,3 Như vậy, chi phí sản xuất năm 2003 giảm so với 2002 là 5.559.7768,5 nghìn đồng tương ứng với 25,12%, trong đó các chi phí như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí bằng tiền khác giảm xuống một cách bình thường, tuy nhiên khoản mục giá vốn hàng bán giảm xuống rất nhiều: 5.732.711,2 nghìn đồng tương ứng với 30,02%. Do vậy, trong những bước công việc tiếp theo, KTV sẽ chú ý nhiều đến những yếu tố có liên quan đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi xem xét khoản mục giá vốn hàng bán, KTV nhận thấy khoản mục của giá vốn hàng bán năm 2003 là 21.449.932 nghìn đồng, năm 2002 là 27.984.510 nghìn đồng. Như vậy, giá vốn hàng bán giảm tuyệt đối là 6.534.578 nghìn đồng tương đương với 23,35%. Trong khi đó, doanh thu năm 2003 là 25.397.813 nghìn đồng, năm 2002 là 34.299.067 nghìn đồng có nghĩa doanh thu năm 2003 giảm so với năm 2002 số tiền 8.901.254 nghìn đồng tương đương với 25,95 %. Xem xét mối quan hệ tăng giảm của doanh thu và giá vốn thì thấy sự giảm xuống của hai chỉ tiêu này là tương thích với nhau. Tuy nhiên, khi xem xét sâu hơn, KTV nhận thấy trong giá vốn hàng bán có phần dự phòng giảm giá HTK (đã trình bày trong phần thu thập thông tin tài chính và phi tài chính) - đây là phần không đem lại doanh thu. Do vậy, khi xem xét giá vốn trong quan hệ với doanh thu, KTV sẽ loại bỏ phần giá vốn này ra. Vì vậy, giá vốn thực tế năm 2003 giảm so với năm 2002 là 9.848.578 nghìn đồng tương đương với 35,19%. Sự giảm này xét trong quan hệ với doanh thu thì không tương xứng. Do vậy, cần phải xem xét, phân tích chi tiết hơn khoản mục giá vốn hàng bán. Để thấy rõ hơn nguyên nhân cuả sự chênh lệch, KTV tiếp tục tiến hành những thủ tục phân tích ở cấp độ nhỏ hơn theo thời gian bằng cách so sánh giá vốn hàng bán theo tháng. KTV lập Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán theo tháng (Bảng 11). Qua Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán theo tháng có thể thấy giá vốn hàng bán trong 6 tháng đầu năm biến động không nhiều. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm giá vốn lại giảm đi đáng kể . Để xem xét nguyên nhân, KTV đã tiến hành xem xét các hoá đơn, chứng từ sổ sách có liên quan đến giá vốn hàng bán. Khi kiểm tra hoá đơn mua hàng KTV được biết vào 6 tháng cuối năm, giá của vật tư sử dụng giảm xuống rất nhiều, nhất là những nguyên, nhiên vật liệu chính. Theo đó, giá thành của sản phẩm do Công ty tiêu thụ cũng giảm xuống. Giá thành khi chưa giảm giá của một số sản phẩm chính như sau: - Nồi hơi đốt than: Có các loại nồi hơi từ 100 – 1000 kg/h với áp suất từ 5 –10 kg/cm3. Giá thấp nhất là 8.500.000đồng/1sản phẩm, cao nhất là155.000.000 đồng/1 sản phẩm. - Nồi hơi đốt dầu: cũng tương tự như nồi hơi đốt than, có rất nhiều loại, giá thấp nhất là 10.000.000 và cao nhất là 150.000.000 đồng/1 sản phẩm. - Dàn nhiệt: 30.000.000 đồng/1 sản phẩm. - Lò hơi đốt than: 50.000.000 đồng/1sản phẩm. - Bình nhiệt nước nóng: 20.000.000 đồng/1sản phẩm. - Bình khí nén 6m3: 10.000.000 đồng/1sản phẩm. - Đáy elip F 1200, 2100, 2300 5.000.000 đồng/1sản phẩm. - Khi giá thành vật tư vào những tháng cuối năm giảm xuống, giá thành của các sản phẩm giảm xuống rất nhiều, trung bình từ 5.000.000 - 10.000.000đồng/ 1sản phẩm. Cụ thể, một số vật tư giảm giá như sau: - Bông sợi thuỷ: 600.000 giảm xuống còn 570.000 đồng/ 1 cuộn. - Tủ điện 500 x 600: 220.000 bộ giảm xuống còn 186.000đồng/1 bộ. - Van áp lực 34: 67.000 giảm xuống còn 50.000.000 đồng/1 chiếc. - ống F 21: 54.000 giảm xuống còn 43.000 đồng/1 m. Các vật tư khác như than hoạt tính, nhôm, xi măng chịu nhiệt, chuông điện cũng giảm giá. Sau đó, KTV tiến hành tính toán lại giá vốn hàng bán theo từng loại sản phẩm bán ra và tổng hợp các chênh lệch vào bảng tổng hợp chênh lệch như sau: Bảng 12: Tổng hợp chênh lệch giá vốn (Trích Giấy tờ làm việc T301 của KTV) Đơn vị: Nghìn đồng STT Sản phẩm Sổ sách Thực tế Chênh lệch 1 Nồi hơi đốt dầu 3.119.353,82 3.117.996,50 - 1.357,32 2 Đáy elip 575.162,64 573.680,25 - 1.482,39 3 Giàn nhiệt 738.839,40 737.502,28 - 1.337,12 4 Tổng cộng 7.896.537,58 7.672.000,23 224.537,23 KTV so sánh chênh lệch thực tế của khoản mục giá vốn với mức độ trọng yếu đã phân bổ trong giai đoạn lập kế hoạch thì nhận thấy khoản mục giá vốn chênh lệch không đáng kể, do vậy có thể bỏ qua. Như vậy, sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, trên cơ sở những lập luận phân tích, những bằng chứng thu được, KTV kết luận khoản mục giá vốn được trình bày trung thực, hợp lý trên khía cạnh trọng yếu; không ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Có thể nói, trong bước thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích có những nét khác biệt nhất định so với phần lý luận đã nêu. Cụ thể: - KTV không đưa ra một giá trị ước tính về giá trị của khoản mục giá vốn hàng bán mà sử dụng số liệu của năm trước để tiến hành so sánh. Việc làm này thực tế đã tiết kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả cho cuộc kiểm toán. - KTV không xác định “ngưỡng” mà dựa vào kinh nghiệm để đánh giá mức chênh lệch này liệu có chứa đựng sai sót tiềm tàng, liệu sai sót đó có trọng yếu hay không. Kinh nghiệm của cá nhân không thể tránh khỏi tính chủ quan và tính có rủi ro. Tại VIA, mức trọng yếu này thường do các KTV có kinh nghiệm và chuyên môn đưa ra. - Các bước trong giai đoạn này cũng không thực hiện rạch ròi mà được thực hiện một cách logic, điều này sẽ giúp cho KTV tiết kiệm được thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả kiểm toán. 2.2.1.3 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC do VIA thực hiện Sau các bước thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV phải soát xét lại một lần nữa các kết quả thu được. Trong bước này, KTV lại sử dụng thủ tục phân tích như một công cụ hữu hiệu tổng hợp các kết quả thu được. Báo cáo tài chính của Công ty ABC sau khi tiến hành kiểm toán do không có sai sót trọng yếu hoặc nếu có sai sót trọng yếu thì đã được điều chỉnh bởi đơn vị. Do đó, bảng phân tích trong giai đoạn thực hiện thủ tục phân tích soát xét cũng giống như bảng phân tích trong giai đoạn thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. Tuy nhiên, cách thức phân tích của KTV có sự khác biệt với từng khoản mục, từng số dư tài khoản, KTV đưa ra thuyết minh cụ thể và những nguyên nhân về sự biến động bất thường của các số liệu tài chính đã thu thập. Bước 1: So sánh thông tin Bảng 13: Phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán (Trích Giấy tờ làm việc A340 của KTV) Đơn vị : nghìn đồng Chỉ tiêu Năm2003 Năm 2002 Chênh lệch (VNĐ) Chênh lệch (%) Ghi chú A.Tổng tài sản 31.095.167 44.893.985 -13.798.818 -30,74 1 I. TSLĐ 13.095.578 24.250.045 -11.154.467 -46,00 2 1.Tiền 246.818 800.830 -554.012 -69,18 (3) 2. Các khoản phải thu 13.226.547 9.385.155 3.841.392 40,93 (4) 3. Các khoản phải thu khác -4.874.017 535.212 -5.409.229 -1.010,67 5 4. HTK 4.496.230 13.528.844 -9.032.614 -66,77 (6) II. TSCĐ 17.999.589 20.643.940 -2.644.351 -12,81 (7) 1. TSCĐHH 36.141.651 35.406.755 734.896 2,08 8 2. TSCĐVH - - - - 9 B. Nguồn vốn và công nợ 31.095.167 44.893.985 -13.798.818 -30,74 10 I. Tổng công nợ 34.227.265 31.357.998 2.869.267 9,15 11 1. Nợ ngắn hạn 28.997.659 24.319.356 4.678.303 19,24 (12) 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 1.977.796 1.903.296 74.500 3.91 (13) II. Nguồn vốn chủ sở hữu -3.132.098 13.535.987 -16.668.085 -123.14 14 1. Nguồn vốn kinh doanh 12.949.573 12.838.146 111.427 0.87 (15) 2. Chênh lệch tỷ giá - - - - 16 3. Thu nhập năm tài chính -16.670.615 - -16.670.615 - 17 Bước 2: Phân tích kết qủa. Bảng 14: Phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán (Trích Giấy tờ làm việc A340 của KTV) (3) Tiền mặt của doanh nghiệp năm 2003 giảm xuống so với 2002 là 554.016 nghìn đồng tương ứng với 69,18%. Điều này là do chính sách bán hàng của Công ty trong năm vừa qua có xu hướng tăng lượng hàng bán, vì vậy, Công ty có cho một số khách hàng thường xuyên mua chịu. (4) Các khoản phải thu tăng lên đáng kể: 3.841.392 nghìn đồng tương ứng với 40.93%. Điều này được giải thích là do chính sách bán hàng của Công ty có cho một số khách hàng thường xuyên mua chịu vì vậy số nợ phải thu khách hàng tăng lên. (6) HTK giảm xuống 9.032.614 nghìn đồng tương đương với 66.77% là do công ty đã trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi cho hợp đồng ký kết với MSP là 3.314.215 nghìn đồng. (7) TSCĐ tăng lên 734.893 nghìn đồng tương ứng với 2,08%, sự thay đổi này là không nhiều, tuy nhiên nó vẫn được giải trình đầy đủ trong tài liệu của Công ty và KTV đã chấp nhận (Bảng 15) Trong năm không có phát sinh giảm TSCĐ (12) Nợ ngắn hạn tăng lên 19,24% tương ứng với 4.678.303 nghìn đồng thể hiện số vay ngắn hạn của Công ty đã tăng lên. Trong phần giải thích, kế toán của Công ty đã giải thích đầy đủ về khoản vay này như sau: Vay ngắn hạn ngân hàng: Năm 2003 Năm 2002 VNĐ’000 VNĐ’000 23.194.068 19.105.411 Các khoản vay ngắn hạn trong vòng 365 ngày theo điều khoản vay ngân hàng nhằm đầu tư mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất (các khoản vay này không có bảo lãnh). Bảng 14: Phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán (Tiếp theo) (13) (e) Nợ dài hạn đến hạn trả tăng 74.500 nghìn đồng là do trong năm Công ty đã vay ngân hàng một hoản vay dài hạn. Điều này được giải thích rõ hơn qua phần trình bày của Công ty như sau: Các khoản vay dài hạn của ngân hàng: - Đến ngày 15/3/2005 với lãi suất 10.8% và trả hàng quí. 16.875.000(VNĐ) 168.760 - đến ngày 31/3/2005 với lãi suất 10.2% và trả hàng quí 477.574.000(VNĐ) 7.038.642 8.941.938 7.207.402 8.941.938 - Trừ đi số tiền đến hạn trả 1.977.796 1.903.296 trong vòng 1 năm 5.229.606 7.038.642 (Các khoản vay không có bảo lãnh). (15) Vốn kinh doanh của Công ty tăng 111.429 nghìn đồng, sự biến động của nguồn vốn được trình bày trong Bảng 16 Bảng 15: Phân tích chỉ tiêu TSCĐ. (Trích Giấy tờ làm việc A340 của KTV) Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Nhà cửa Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Tài sản khác Tổng cộng I. Nguyên giá 1. Tại ngày 01/01/2003 12.466.885 21.634.097 1.305.773 - 35.406.755 2. Tăng trong kỳ 215.537 519.773 - - 734.896 3. Giảm trong kỳ - - - - - 4. Tại ngày 31/12/2003 12.682.422 22.153.456 1.305.773 - 36.141.651 II. Giá trị hao mòn 1. Tại ngày 01/01/2003 7.632.355 6.170.964 959.496 - 14.762.815 2. Tăng trong kỳ 650.980 2.602.443 125.824 - 3.379.247 3. Giảm trong kỳ - - - - - 4. Tại ngày 31/12/2003 8.283.335 8.773.407 1.085.320 - 18.142.062 III. Giá trị còn lại 1. Tại ngày 01/01/2003 4.834.530 15.463.133 346.277 - 20.643.940 2. Tại ngày 31/12/2003 4.399.087 13.380.049 220.453 - 17.999.589 Bảng 16: Phân tích chỉ tiêu nguồn vốn (Trích Giấy tờ làm việc 340 của KTV) Đơn vị: Nghìn đồng Khoản mục Số đầu kỳ Điều chỉnh nội bộ Tăng Số cuối kỳ I.Nguồn vốn KD 12.838.146 108.899 2530 12.949.570 1. Ngân sách Nhà nước 5.630.828 - - 5.630.828 2. Nguồn vốn tự bổ sung 7.207.318 108.899 2530 7.318.747 II. Quĩ 697.841 -108.899 - 588.942 1.Quĩ phát triển KD 108.899 -108.899 - - 2.Quĩ dự trữ 588.942 - - - 3.Quĩ khen thưởng – phúc lợi - - - - III. Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - - 1. Ngân sách cấp - - - - 2.Nguồn khác - - - - Tổng cộng 13.535.987 - 2.350 13.538.517 Bảng 17: Phân tích soát xét Báo cáo kết quả kinh doanh (Trích Giấy tờ làm việc số A340 của KTV) Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2002 Chênh lệch (VNĐ) Chênh lệch (%) Ghi chú 1.Doanh thu thuần 25.397.813 34.299.067 -8.901.254 -25,95 (18) Giá vốn hàng bán 21.499.932 27.984.510 -6.484.578 -23,17 (19) 2.Lãi gộp 3.947.881 6.314.557 -2.366.676 -37,48 20 Chi phí bán hàng 32.209 318.233 -286.024 -89,88 (21) Chi phí QLDN 17.281.799 5.734.111 11.547.688 201,39 (22) Chi phí khác 23 3.Thu nhập khác 602.760 56.560 546.200 965,70 (24) 4.Lợi nhuận từ HĐSXKD -12.763.367 318.773 -13.082.140 -4.103,90 25 Chi phí tiền vay 3.898.828 - 3.898.828 26 5.Thu nhập trước thuế -16.662.195 318.773 -16.980.968 -5.326,98 27 Thuế -8.420 -79.693 71.273 -89,43 28 6.Thu nhập sau thuế -16.670.615 239.080 -16.909.695 -7.072,82 29 Bảng 18: Phân tích soát xét báo cáo kết quả kinh doanh (Trích Giấy tờ làm việc A340 của KTV) (18) Doanh thu thuần giảm 8.901.254 nghìn đồng tương ứng với 25,95%, lý do là trong năm việc tiêu thụ của Công ty bị kém đi, một số mặt hàng như nồi hơi đốt than, nồi hơi đốt dầu bình thường vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ. Tuy nhiên, năm 2003 lượng tiêu thụ hai loại hàng này bị giảm xuống làm cho doanh thu thuần cũng bị giảm xuống. (19) Giá vốn hàng bán năm 2003 giảm xuống thực tế là 9.848.576 nghìn đồng (loại trừ phần dự phòng giảm giá HTK). Điều này đã được giải thích thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục giá vốn hàng bán. Giá thực tế của một số vật tư chính giảm xuống tương đối nhiều trong những tháng cuối năm làm cho giá thành của hàng bán giảm xuống đáng kể. (21) Chi phí bán hàng tăng 286.024 nghìn đồng tương ứng với 89,88 % trong khi lượng hàng bán giảm xuống đáng kể. Khi kiểm tra, KTV đươc biết : để tăng lượng hàng bán, Công ty đã chấp nhận chi phí vận chuyển và lắp đặt của một số mặt hàng như lò hơi đốt than, lò hơi đốt dầu. (22) Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11.547.688 nghìn đồng tương ứng với 201,9%, điều này là do một số TSCĐ dùng cho QLDN mua cuối năm 2002 (chưa được tính khấu hao năm trước vì mua vào tháng 12 và theo nguyên tắc tròn tháng, bắt đầu từ tháng 1 năm 2003 các TSCĐ đó mới đựợc tính khấu hao). Ngoài ra một số tài sản (đã được trình bày trong phần phân tích chỉ tiêu TSCĐ) đều được mua từ đầu năm cho QLDN, vì vậy giá trị trích khấu hao trong năm 2003 lớn hơn rất nhiều so với năm 2002. (24) Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập từ hoạt động khác. Trong đó, thu nhập từ hoạt động khác trong năm 2003 tăng lên 6060,28%. Số tiền này Công ty nhận được là do trong năm Công ty TNHH X đã vi phạm hợp đồng giao khoán nên phải chịu nộp phạt cho việc vi phạm hợp đồng. Như vậy, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV đã tiến hành soát xét lại Báo cáo tài chính của Công ty ABC để khẳng định những thay đổi trên Báo cáo tài chính là phù hợp với hiểu biết của KTV về khách hàng, phù hợp với bằng chứng mà KTV đã thu thập trong quá trình kiểm toán. Ngoài các tài khoản có biến động lớn và có khả năng sai sót KTV đã nêu trong giai đoạn phân tích sơ bộ, KTV còn phân tích soát xét đối với một số khoản mục quan trọng khác chưa được chỉ ra: Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn đến hạn trả. Việc làm này rất có ý nghĩa vì theo lý luận, KTV nên thực hiện soát xét đối với tất cả các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh để có thể rút ra những nhận xét xác đáng về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. 2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty tnhh XYZ (Khách hàng lần đầu) do VIA thực hiện 2.2.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH XYZ do VIA thực hiện Bước1: Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính Công ty XYZ là loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở nên được thành lập tại nước CHXHCNVN theo giấy Đăng ký kinh doanh số 1438/ GĐ ngày 08/04/2000 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. - Trụ sở chính: Gia lâm – Hà Nội - Nguồn vốn kinh doanh: 500.000.000 VNĐ - Ngành nghề kinh doanh: May thêu hàng xuất khẩu, sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất các mặt hàng phục vụ trong nước, nhận may theo đơn đặt hàng trong nước và nước ngoài, thiết kế mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn nhận may gia công cho các đơn vị khách hàng có nhu cầu. - Tổ chức bộ máy: Bộ máy quản lý của Công ty XYZ tương đối gọn nhẹ. Đứng đầu là giám đốc có quyền chỉ đạo điều hành mọi hoạt động đồng thời cũng là đại diện pháp nhân của Công ty. Dưới Giám đốc là Phó Giám đốc và các phòng ban. - Hệ thống kế toán và chính sách tài chính Công ty XYZ áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐ ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư bổ sung, sửa đổi kèm theo. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Hình thức sổ kế toán sử dụng là Chứng từ – ghi sổ. Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng (VNĐ) và theo qui ước giá gốc. — Ghi nhận doanh thu Doanh thu thuần là doanh thu sau khi trừ đi thuế và các khoản chiết khấu đối với hàng hoá Công ty cung cấp. Doanh thu được ghi nhận sau khi nghiệp vụ bán hàng đã được thực hiện và phát hành hoá đơn. — Hàng tồn kho (HTK) Được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng nhập kho được tính giá thực tế mua vào, hàng xuất kho được tính theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước (LIFO). Công ty tiến hành kiểm kê HTK một năm một lần vào thời gian gần kết thúc niên độ kế toán (tức là vào thời điểm gần cuối năm). Sau khi tiến hành kiểm kê HTK, Công ty tiến hành lập dự phòng HTK theo Quy định của Bộ Tài chính. — TSCĐ hữu hình TSCĐHH được xác định theo nguyên giá, khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Công ty áp dụng tỷ lệ khấu hao đã đăng ký với cơ quan Nhà nước theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính. — Xử lý ngoại tệ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được được qui đổi theo tỷ giá thực tế tại thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ ấy. Cuối kỳ kế toán, các khoản tiền và công nợ ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày lập Báo cáo tài chính, chênh lệch tỷ giá phát sinh được hạch toán theo Thông tư số 44 TC/TCDN ngày 08/08/1996 của Bộ Tài chính. Như vậy, qua quá trình tìm hiểu những thông tin sơ bộ để đạt được những thông tin sơ bộ về khách hàng, KTV đã thu thập được các bản gốc và các bản sao về những chính sách, những thay đổi, kế hoạch hay chính sách kế toán cụ thể như : Bản sao giấy Đăng ký kinh doanh, bản sao điều lệ tổ chức hoạt động KTV cũng được cung cấp Báo cáo tài chính năm 2003, bao gồm : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính. Ngoài ra, các tài liệu khác liên quan đến nội dung kiểm toán đều được cung cấp đầy đủ. KTV cũng kết luận về năng lực, trình độ, đạo đức của Ban Giám đốc cũng như nhân viên của công ty. Trong năm 2003, công ty cũng không có sự thay đổi về nhân sự. Bước hai: So sánh thông tin Do Công ty XYZ là khách hàng lần đầu giống như Công ty ABC nên bước so sánh thông tin trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty XYZ trong giai đoạn này cũng được thực hiện tươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3092.doc
Tài liệu liên quan