LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP 1
1. Quản lý và lao động quản lý. 1
1.1. Khái niệm về quản lý 1
1.2. Lao động quản lý 2
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của lao động quản lý 2
1.2.2 Chức năng của lao động quản lý 2
2. Bộ máy quản lý 4
2.1 Khái niệm 4
2.2 Yêu cầu của bộ máy quản lý 4
3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 4
3.1. Khái niệm 4
3.2. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 4
4. Vai trò của bộ máy quản lý 11
5. Những nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý 11
5.1. Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản lý 12
5.2. Nhóm những nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý 12
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I. 14
1. Sự hình thành và phát triển của trung tâm 14
2. Một số đặc điểm kĩ thuật công nghệ ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm. 15
2.1. Đặc điểm thị trường đầu vào 15
2.2 Vốn sản xuất kinh doanh 16
2.3. Đặc điểm sản phẩm và khách hàng 20
3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm viễn thông khu vực I 21
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 21
3.2. Chức năng, quyền hạn và mối quan hệ của các đơn vị trực thuộc Trung tâm 22
3.2.1. Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương 22
3.2.2. Phòng kế toán thống kê - tài chính 28
3.2.3. Phòng Kế hoạch - Vật tư 31
3.2.4. Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ 35
3.2.5. Phòng Kinh doanh - Tiếp thị 39
4. Một số tồn tại chủ yếu trong tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm viễn thông khu vực I 41
4.1. Bộ máy quản lý và sắp xếp lao động chưa thật hợp lý 43
4.2. Công tác học tập đào tạo bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu 43
4.3. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra, thi đua khen thưởng, kỷ luật 44
4.4. Công tác tuyển chọn còn những bất cập 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 46
1. Phương hướng và phương thức hoàn thiện 46
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý 46
2.1. Sắp xếp, bố trí lại lao động trong các bộ phận quản lý 47
2.2. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý 47
2.3. Công tác học tập, đào tạo bồi dưỡng 48
2.4. Công tác tuyển chọn lao động 50
2.5. Tạo động lực cho người lao động 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
57 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm viễn thông khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng và kỷ luật. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Trung tâm theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Kế toán trưởng do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng cấp trên và pháp luật về thực hiện quyền và nhiệm vụ theo pháp luật quy định.
- Các phòng, đài, xưởng có Trưởng phòng, Trưởng đài, Trưởng xưởng phụ trách và có thể có các cấp phó giúp việc.
- Cấp trưởng và phó các đơn vị do Giám đốc Trung tâm quyết định bồ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các phòng, đài, xưởng do Giám đốc Trung tâm quyết định theo sự phân cấp của Công ty.
Việc tổ chức lại và giải thể Trung tâm do Giám đốc Công ty đề nghị Tổng Giám đốc Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt nam quyết định, việc tổ chức lại và giải thể các phòng, đài, xưởng trực thuộc Trung tâm do Giám đốc Công ty xem xét quyết định theo đề nghị của Trung tâm.
Để phục vụ đắc lực cho việc chỉ huy sản xuất kinh doanh được tập trung và thống nhất trong toàn Trung tâm, đảm bảo sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa các phòng và bộ phận, Trung tâm tổ chức ra thành 7 bộ phận như sau:
Giám đốc trung tâm.
Các phó giám đốc.
Phòng Kế hoạch vật tư – Xây dựng cơ bản.
Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương.
Phòng Tài chính – Kế toán thống kê.
Phòng Kinh doanh – Tiếp thị
Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ.
3.2. Chức năng, quyền hạn và mối quan hệ của các đơn vị trực thuộc Trung tâm
3.2.1. Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương
Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương là một phòng chức năng của Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Trung tâm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác lao động tiền lương, các công tác về chế độ, chính sách, bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh lao động, các công tác về hành chính của Trung tâm.
Xuất phát từ các chức năng đó, phòng Nhân sự – Lao động tiền lương có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
ã Nhiệm vụ:
* Công tác tổ chức Cán bộ - Lao động và Tiền lương
1/ Công tác tổ chức bộ máy
- Hướng dẫn và cùng các đơn vị thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong cùng thời kỳ theo chủ trương, phương hướng chung của Ngành theo định hướng của Giám đốc Công ty, Giám đốc Trung tâm, kết hợp với việc xây dựng cơ số lao động theo chức danh, nhiệm vụ của từng cá nhân trong các phòng chức năng và theo định mức lao động đối với các bộ phận tham gia trực tiếp sản xuất.
- Định kỳ tổng hợp phân tích hiệu quả của bộ máy quản lý và sản xuất với việc thực hiện nhiệm vụ được giao, từ đó đề xuất các ý kiến tham mưu với Giám đốc Trung tâm trong công tác củng cố, sắp xếp hợp lý hóa sản xuất đối với các đơn vị trực thuộc.
2/ Công tác cán bộ, nhân sự:
- Xây dựng quy hoạch cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
- Nắm chắc năng lực, phẩm chất cũng như lịch sử sức khoẻ bản thân của đội ngũ CBCNV Trung tâm để có những đề xuất kịp thời trong công tác sắp xếp, điều động, đào tạo, lực lượng dự nguồn bổ sung cho hướng phát triển lâu dài trong chiến lược con người của Trung tâm và các đơn vị.
- Giúp Giám đốc trong việc lựa chọn sơ bộ và tổ chức thi theo quy chế tuyển dụng lao động của Công ty và Trung tâm để tuyển chọn được những cá nhân có đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Trung tâm quản lý theo đúng quy chế quản lý hồ sơ cán bộ của ngành, lập báo cáo thống kê nhân sự định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Giúp Giám đốc thanh, kiểm tra các đơn vị cơ sở trong công tác quản lý và sử dụng lao động.
- Tham mưu đề xuất, trình Giám đốc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp.
3/ Công tác tiền lương:
- Giúp Giám đốc lập kế hoạch sử dụng tiền lương (từng quý, năm) để báo cáo cho Công ty.
- Xây dựng quy chế các hình thức trả lương, phân phối tiền thưởng, lợi nhuận năm áp dụng trong Trung tâm, đồng thời theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực trong toàn Trung tâm và tại các đơn vị.
- Tính đơn giá tiền lương hàng tháng cho CBCNV để phòng Kế toán thống kê - Tài chính dựa làm cơ sở cho việc phân phối lương tháng cho người lao động.
- Theo dõi quản lý và cùng phòng Kế toán thống kê - Tài chính thực hiện việc phân phối và thanh quyết toán quỹ thu nhập hàng năm của Trung tâm.
- Quản lý biến động lương của CBCNV, thực hiện việc xét nâng bậc lương cho CNVC theo phân cấp và theo chế độ hiện hành.
4/ Công tác đào tạo:
- Xây dựng kế hoạch công tác đào tạo năm và bổ túc nghiệp vụ (kinh tế, chính trị, kỹ thuật, ngoại ngữ) cho CBCNV toàn Trung tâm. Tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi đã được Giám đốc phê duyệt.
- Đề xuất chọn cử cán bộ đi đào tạo, bổ túc nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.
- Tổ chức bổ túc nghiệp vụ cho CBCNV đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức hướng dẫn và theo dõi kiểm tra việc thi nâng bậc cho công nhân. Liên hệ với Công ty giải quyết thủ tục xuất, nhập cảnh cho CBCNV được cử đi học tập công tác ở nước ngoài.
- Theo dõi, cùng các đơn vị chức năng đánh giá kết quả của cán bộ, học sinh, trong thời gian học tập, tập sự ở Trung tâm.
5/ Công tác chính sách và công tác bảo hiểm xã hội:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện về công tác BHXH theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty.
- Trực tiếp và kết hợp các phòng chức năng của Công ty giải quyết thủ tục hưu trí, thôi việc, tiền tuất theo chế độ, thai sản ốm đau... theo chính sách hiện hành và theo phân cấp.
- Quản lý danh sách cán bộ hưu trí, tổ chức và quản lý hoạt động của Ban hưu trí toàn Trung tâm.
- Quản lý và theo dõi thực hiện chế độ quy định đối với các bà mẹ Việt nam anh hùng do Trung tâm phụng dưỡng suốt đời, các CBCNV thuộc diện gia đình chính sách, các thương binh và những người đã tham gia lực lượng vũ trang trong Trung tâm.
- Tổ chức thực hiện lao động công ích của Trung tâm theo chế độ chính sách của Nhà nước và địa phương.
6/ Công tác bảo hộ lao động :
- Hàng năm lập kế hoạch BHLĐ để đăng ký dự trù mua sắm trang thiết bị BHLĐ của toàn Trung tâm.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện ATVSLĐ - Phòng chống cháy nổ hàng năm, theo dõi, kiểm tra thực hiện và tổng hợp báo cáo định kỳ.
- Tổ chức đăng ký thi đua xây dựng đơn vị an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng mạng lưới an toàn viên, kiểm tra các đơn vị về thực hiện ATLĐ_PCCN
- Quản lý việc cấp phát trang bị BHLĐ cho CBCNV trên cơ sở đã được Giám đốc phê duyệt.
- Phân loại hoạt động, hướng dẫn việc kiểm tra cung cấp các tiêu chuẩn của ngành quy định đối với CBCNV làm việc trong khu vực có độc hại, ca ba...
- Theo dõi việc thực hiện chế độ nghỉ phép năm, ốm đau, thai sản..., về việc sử dụng lao động nữ của Công ty.
- Phối hợp với Công đoàn, Y tế tổ chức việc nghỉ mát, điều dưỡng cho CBCNV theo chế độ.
7/ Công tác thanh tra:
- Tổ chức và quản lý công tác thanh tra của Trung tâm bao gồm việc tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện hệ thống hoá các văn bản pháp quy, các chế độ xét thanh tra và xét khiếu tố. Tổng hợp tình hình kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tiến hành qiải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo.
- Quản lý công tác khiếu nại tố cáo bao gồm: Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với CBCNV và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo, thẩm tra xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết những đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền phân cấp. Phối hợp với Công đoàn tổ chức sơ kết, tổng kết chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban thanh tra nhân dân.
8/ Công tác tổng hợp pháp chế thi đua:
- Tổng hợp tình hình mọi mặt hoạt động của Trung tâm theo định kỳ tuần, tháng, quý, năm để báo cáo Lãnh đạo Trung tâm và Công ty.
- Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng, nhiệm vụ công tác hàng quý, 6 tháng và phương hướng nhiệm vụ công tác hàng năm của Trung tâm.
- Quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản pháp quy, bao gồm việc lập kế hoạch xây dựng và hệ thống hóa văn bản pháp quy, tổ chức lấy ý kiến tham gia các dự án pháp luật của Nhà nước và phổ biến tuyên truyền hướng dẫn thực hiện pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế làm mọi người nắm vững pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Xây dựng nội dung, mục tiêu, hình thác biện pháp thi đua hàng năm, các phong trào thi đua ngắn hạn, đột xuất theo chủ trương công tác thi đua của Công đoàn Tổng Công ty và Công ty. Đề xuất chủ trương, biện pháp, hình thức thi đua có hiệu quả phù hợp với mục tiêu yêu cầu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
- Giúp Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Trung tâm và tổ chức phát động và tổng kết phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng các quy chế, tiêu chuẩn thi đua theo quy định, hướng dẫn của Công ty. Tổ chức xét chọn các danh hiệu cho cá nhân và tập thể theo tiêu chuẩn và phân cấp của Công ty.
- Đề xuất, khen thưởng và kỷ luật các đơn vị cá nhân trông Trung tâm.
Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ nhân viên trong phòng NS – LĐTL, tình hình phân bổ lao động của phòng được thể hiện cụ thể như sau:
Biểu số 1: Tình hình cán bộ của phòng NS – LĐTL
TT
Chức danh
Số
CB
Chuyên môn
Trình độ
CN
TC
CĐ
ĐH
1
Trưởng phòng
1
Vô tuyến điện
1
2
Phó phòng
1
Hữu tuyến
1
3
Nhân sự hồ sơ
1
Kinh tế
1
4
LĐT lương
1
Vô tuyến
1
5
Đào tạo
1
Vô tuyến
1
6
B. hiểm xã hội
1
Kinh tế
1
7
B. hộ LĐ
1
Vô tuyến
1
8
Thanh tra
1
Hữu tuyến
1
9
Thư ký
1
Vô tuyến
1
Nhận xét:
- Số lượng cán bộ công nhân viên trong phòng NS – LĐTL là 9 người, gồm 01 Trưởng phòng và 01 Phó phòng.
- 100% CBCNV có trình độ ĐH.
Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng.
Cán bộ công nhân viên trong phòng đều là những người trưởng thành từ thực tế sản xuất, nắm bắt được tình hình chung trong trung tâm, trong công tác đều có trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ
Từng vị trí công tác mỗi ngừoi đều nắm bắt được chuyên môn nghiệp vụ phát huy được vai trò công tác.
Nếu có điều kiện:
Trung tâm nên bổ sung thêm một đồng chí cán bộ đào tạo (vì khối lượng công tác học tập đào tạo hiện nay rất lớn).
Thêm một đồng chí vào vị trí thi đua (hoặc thanh tra) vì hiện nay đang kiêm nhiệm.
3.2.2. Phòng kế toán thống kê - tài chính
Phòng Kế toán Thống kê - Tài chính là một phòng chức năng của Trung tâm, giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê và hạch toán kinh tế của Trung tâm.
ã Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, chế độ hách toán kế toán thống kê của Nhà nước, Tổng Công ty và quy định của Công ty về: sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
- Tổ chức tính toán ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ tình hình Tài sản, Vật tư, Tiền vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
- Tính toán và trình nộp đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên, các quỹ để lại và trả các khoản nợ khác.
- Chủ trì trong công tác tổ chức kiểm kê tài sản của Trung tâm, phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê và xử lý chênh lệch thừa thiếu tài sản trong mọi trường hợp. Đề xuất xử lý tài sản, vật tư tồn đọng, thanh ký tài sản không sử dụng.
- Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán các hợp đồng kinh tế.
- Phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ Tài chính - Kế toán - Thống kê và thông tin kinh tế của Nhà nước, của Ngành và của Công ty.
- Bảo quản và lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán của Trung tâm theo đúng quy chế tài chính của Nhà nước và của Ngành.
- Tham gia xây dựng các nội dung trong các điều khoản liên quan đến tài sản chính ghi trong hợp đồng kinh tế của Trung tâm.
- Quản lý, nhận bàn giao thẻ Cardphone, thẻ cào Vinacard... từ Công ty và cung cấp thẻ theo kế hoạch cân đối của Trung tâm.
- Thống kê tình hình phát triển thuê bao của dịch vụ điện thoại di động GMS, nhắn tin, và điện thoại dùng thẻ theo nghiệp vụ tài chính tại các Bưu điện Tỉnh, Thành phố trong khu vực được phân cấp.
- Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, phát hiện những lãng phí và bất hợp lý trong kinh doanh, đề xuất khả năng phát huy tiềm tàng của Trung tâm.
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất.
ã Quyền hạn:
- Được đại diện cho Trung tâm quan hệ với cấp trên và bên ngoài về mặt KTTK - TC theo chủ trương của Giám đốc Trung tâm.
- Được quyền theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất.
ã Cơ cấu tổ chức:
Phòng Kế toán thống kê - Tài chính do Trưởng phòng và Phó phòng Lãnh đạo, trực tiếp giám sát, điều hành công việc với từng cá nhân, thành viên trong phòng.
Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CBCNV trong phòng KTTK-TC, tình hình phân bổ lao động của phòng như sau:
Biểu số 2: Tình hình cán bộ của phòng KTTK-TC
TT
Chức danh
Số
CB
Chuyên môn
Trình độ
CN
TC
CĐ
ĐH
1
Trưởng phòng (kế toán trưởng)
1
Ngân hàng
1
2
Phó phòng
1
Kế toán NH
1
3
Nhân viên
22
4
6
12
4
Tổng số
24
0
4
6
14
5
Tỷ trọng (%)
1100
0
11,1
22,2
66,7
Nhận xét:
- Số lượng CBCNV của phòng là 24 người, gồm 01 Trưởng phòng và 01 Phó phòng.
- 66,7% CBCNV có trình độ ĐH, 22,2% có trình độ CĐ, 11,1% có trình độ TC.
- Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng.
- Phòng đã thực hiện bố trí công việc và phân công chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
- Ngoài mối quan hệ giữa CBCNV nội bộ trong phòng, phòng còn có mối quan hệ công tác với các phòng, bộ phận khác trong Trung tâm, với Công ty và Tổng Công ty.
3.2.3. Phòng Kế hoạch - Vật tư
Phòng Kế hoạch - Vật tư là một phòng chức năng của Trung tâm, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Trung tâm trong việc kế hoạch, vật tư và xây dựng cơ bản của Trung tâm. Hướng dẫn và giám sát các đơn vị toàn Trung tâm thực hiện hợp đồng kinh tế theo quy định và thực thi các hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Công ty và Trung tâm.
ã Nhiệm vụ:
1/ Công tác kế hoạch hóa:
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế về kế hoạch hóa trong nội bộ Trung tâm, bao gồm từ khâu thống kê, dự báo, lập kế hoạch, báo cáo và bảo vệ kế hoạch được xây dựng với Công ty.
- Tham gia nghiên cứu chế độ kế hoạch hóa chung của Công ty theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Công ty giao cho Trung tâm. Giúp Giám đốc tổ chức triển khai đến các đơn vị việc thực hiện các chỉ tiêu đó bằng cách xây dựng đơn giá sản phẩm và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan.
2/ Công tác tổng hợp theo dõi kế hoạch của Trung tâm:
- Chủ động đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch Trung tâm đã xây dựng theo kế hoạch dự kiến của Trung tâm.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm và hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch đề ra.
- Cập nhật theo dõi và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm, báo cáo kịp thời để Lãnh đạo Trung tâm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn được Công ty giao, tính toán điều chỉnh và chỉ đạo ca đơn vị thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự cân đối chung, phân bổ đồng đều và hợp lý theo từng tháng, quý, thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Phối hợp với phòng KTTK – TC giám sát việc sử dụng các nguồn vốn trên.
3/ Công tác quản lý mua sắm vật tư, thiết bị:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch về vật tư. Phân tích đánh giá tình hình sử dụng, quản lý vật tư trong toàn Trung tâm, đảm bảo vật tư cho sản xuất kinh doanh và tiếp nhận vật tư thiết bị mua mới theo lệnh điều chuyển từ Công ty.
- Nhận vật tư, trang bị, phương tiện do Công ty giao. Mua vật tư, trang bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và ứng cứu thông tin cho toàn Trung tâm trên cơ sở cân đối nguồn vốn và phù hợp theo phân cấp về đầu tư và được Công ty uỷ quyền.
- Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục để đưa đi bảo hành, sửa chữa các thiết bị đang trong thời gian bảo hành, theo hợp đồng kinh tế đã ký hoặc theo chỉ đạo của Công ty.
- Chủ trì quyết toán vật tư của các công trình đã nghiêm thu đưa vào sử dụng.
- Quản lý kho vật tư của Trung tâm.
4/ Công tác quản lý đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản
- Chủ trì tổ chức các đơn vị liên quan thực hiện sửa chữa lớn theo phân cấp và theo uỷ quyền của Công ty.
- Thẩm định các hồ sơ thiết kế dự toán các loại công trình theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty.
- Giúp Giám đốc tổ chức tuyển, chọn tư vấn, chọn thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị mạng lưới và phục vụ hoạt động sản xuất theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty.
- Thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát thi công các công trình xây lắp trong khu vực Trung tâm quản lý.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ tài liệu nhà trạm của Trung tâm theo quy định của Công ty.
5/ Công tác hợp đồng kinh tế:
- Đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi hợp đồng bị vi phạm, đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách Nhà nước, quyền lợi của Công ty và Trung tâm.
- Chủ trì đàm phán việc ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế liên quan đến mạng lưới và do Lãnh đạo Trung tâm phân công.
- Chủ trì trong việc phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện việc khảo sát nhà trạm, đàm phán, đề xuất ký kết hợp đồng kinh tế thuê nhà trạm và hợp đồng mua điện trên cơ sở được Giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ, để phục vụ việc phát triển mạng lưới trong khu vực.
- Đối với dịch vụ Cardphone: với các Bưu điện Tỉnh, phải chủ động kế hoạch sửa chữa, thay thế để đảm bảo hoạt động của các PP được liên tục. Chủ động đề xuất giải quyết vật tư cho các Bưu điện Tỉnh, Thành phố.
- Xây dựng các hợp đồng trách nhiệm về công tác quản lý bảo vệ, phối hợp xử lý ứng cứu thông tin cho các thiết bị dịch vụ viễn thông trên địa bàn quản lý.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện hợp đồng kinh tế theo quy định. Trực tiếp và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc theo dõi và thực hiện thanh toán hợp đồng kinh tế định kỳ theo thời hạn hợp đồng đã ký kết.
- Chủ trì việc đề xuất phương án xử lý các phát sinh hợp đồng đang thực hiện.
ã Quyền hạn:
- Được quyền quan hệ với các đơn vị trong Trung tâm, với cấp trên, các đơn vị trong và ngoài Ngành để giải quyết các công việc có liên quan đến hoàn thành nhiệm vụ các Phòng.
- Được đề xuất khen thưởng và kỷ luật những đơn vị có thành tích hoặc không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch giao.
- Được quyền kiểm tra định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện kế hoạch và sử dụng vật tư, tài sản, thiết bị mạng lưới của các đơn vị trong Trung tâm.
ã Cơ cấu tổ chức:
Phòng Kế hoạch - Vật tư do Trưởng phòng và Phó phòng Lãnh đạo, trực tiếp giám sát, điều hành công việc tới từng cá nhân thành viên trong phòng.
Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng KH - VT, tình hình phân bổ lao động của phòng như sau:
Biểu số 3: Tình hình cán bộ của phòng KH - VT
TT
Chức danh
Số
CB
Chuyên môn
Trình độ
CN
TC
CĐ
ĐH
1
Trưởng phòng
1
KD - T. Mại
1
2
Phó phòng
1
TD - NH
1
3
Nhân viên
13
2
11
4
Tổng số
15
0
2
1
12
5
Tỷ trọng (%)
100
0
8,3
8,3
83,4
Nhận xét:
- Số lượng CBCNV của phòng là có 15 người, gồm 01 TP và 01 PP.
- 83,4% CBCNV có trình độ ĐH, 8,3% có trình độ CĐ và 8,3% có trình độ TC.
- Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng.
- Phòng đã thực hiện bố trí công việc và phân công chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
- Ngoài mối quan hệ giữa CBCNV nội bộ trong phòng, phòng còn có mối quan hệ công tác với các phòng, bộ phận khác trong Trung tâm, với Công ty và Tổng Công ty.
3.2.4. Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ
Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ là một phòng chức năng của Trung tâm giúp Giám đốc Trung tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ, điều hành mạng ba mạng lưới theo quy định của Tổng Công ty va Công ty.
ã Nhiệm vụ:
1/ Công tác quản lý kỹ thuật:
- Chủ trì trong công tác phát triển và quy hoạch mạng lưới, xây dựng phương án, củng cố, cải tạo, tối ưu hóa mạng lưới và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Tham gia xây dựng phương án, cơ cấu tổ chức mạng dịch vụ viễn thông từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thực hiện.
- Tổ chức thực hiện phương án hoà mạng, kết nối với các mạng liên tỉnh, mạng quốc tế, mạng nội hạt, nội tỉnh, mạng di động khác và các phương án chuyển mạng trong nước và quốc tế.
- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện và các biện pháp kỹ thuật an toàn trong công tác bảo dưỡng, vận hành, thiết bị đo thử, thiết bị trên mạng lưới theo quy định.
- Đề xuất phương án, đôn đốc theo dõi thực hiện công tác phòng chống bão lụt.
- Tổ chức quản lý, theo dõi đề xuất các biện pháp giải quyết chất lượng các kênh thông tin kết nối cho mạng 3 dịch vụ viễn thông, chất lượng thiết bị trên mạng lưới. Tổ chức hướng dẫn lập kế hoạch đo thử thiết bị trên mạng lưới định kỳ và đột xuất.
- Tổ chức và hướng dẫn các đơn vị quản lý hồ sơ lý lịch các thiết bị mạng lưới thông tin 3 dịch vụ viễn thông.
- Lập báo cáo định kỳ hay đột xuất về số lượng và chất lượng thiết bị, mạng lưới. Đề xuất việc di chuyển các thiết bị trên mạng thuộc phạm vi Trung tâm quản lý.
- Khảo sát và phản ánh các yếu tố liên quan tới các vấn đề chất lượng phr sóng. Đề xuất các biện pháp khắc phục các tồn tại trong mạng lưới.
2/ Công tác quản lý nghiệp vụ:
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu chất lượng khai thác dịch vụ viễn thông. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ viễn thông.
- Phối hợp giải quyết các biên bản nghiệp vụ, đơn từ khiếu nại của khách hàng về nghiệp vụ dịch vụ viễn thông.
- Hướng dẫn và theo dõi việc quản lý và khai thác toàn bộ mạng lưới trạm thu phát di động, nhắn tin, đóng mở các nghiệp vụ khai thác dịch vụ viễn thông, đề xuất phương thức thay đổi phương thức khai thác các dịch vụ viễn thông.
- Tổ chức việc sử dụng phối hợp các phương thức khai thác thông tin, phục các yêu cầu thông tin thường xuyên và đột xuất, đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao sản lượng.
- Xây dựng các biện pháp tăng năng suất lao động bằng kỹ thuật nghiệp vụ, các biện pháp tận dụng công suất các thiết bị, các biện pháp tiết kiệm vật tư kỹ thuật, sử dụng vật tư nguyên liệu mới thay vật tư nguyên liệu cũ khan hiếm, phối hợp sử dụng các loại thiết bị trên mạng lưới dịch vụ viễn thông.
- Nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức điều hành giám sát nghiệp vụ, tổ chức bảo vệ an toàn thông tin, chống phá hoại, lấy cắp vật tư thiết bị, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với chất lượng cao.
- Đề xuất các yêu cầu tổ chức kỹ thuật, nghiệp vụ cho CBCNV.
- Tham gia biên soạn tài liệu và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ khai thác viễn thông cho các đơn vị. Phối hợp với phòng TC – HC tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật trong công tác bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa thiết bị mạng dịch vụ viễn thông.
- Đề xuất và tham gia việc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dụng mới thể lệ thủ tục chế độ khai thác nghiệp vụ, quy trình, quy phạm chỉ tiêu định mức kỹ thuật, bảo dưỡng vận hành các thiết bị thông tin. Nghiên cứu xây dựng các quy chế quản lý kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết cấp cơ sở, nhằm quản lý thống nhất, cụ thể trong toàn khu vực. Đề xuất và tham gia ý kiến với Công ty và các Bưu điện Tỉnh, Thành phố về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật bảo dưỡng, vận hành, khai thác, sửa chữa và khai thác nghiệp vụ mạng dịch vụ viễn thông.
- Đề xuất và quản lý sử dụng các máy (điện thoại cố định, di dộng, nhắn tin, telex, fax...) ở chế độ nghiệp vụ, công vụ, thử nghiệm theo quy định.
3/ Công tác sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật và công nghệ:
- Tiệp nhận và cập nhật kịp thời các thông tin khoa học công nhgệ mới, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, phổ biến sáng chế, phát minh.
- Quản lý công tác khoa học công nghệ. Chủ trì tổ chức nghiên cứu, triển khai và tham gia nghiệm thu các đề tài khoa học kỹ thuật, tham gia xét thưởng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các đề tài khoa học kỹ thuật cấp Trung tâm.
ã Quyền hạn:
- Được quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm để giải quyết các công việc có liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Được kiểm tra các Đài, Xưởng thường xuyên, đột xuất công tác bảo dưỡng, vận hành, công tác khai thác nghiệp vụ dịch vụ viễn thông. Đề nghị đình chỉ những việc làm sai trái của các đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định, quy trình, quy phạm của Trung tâm, Công ty và Tổng Công ty.
- Được xem xét, đánh giá, đề xuất, đôn đốc và kiểm tra vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0095.doc