Đề tài Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Lời nói đầu 2

PHẦN THỨ NHẤT 4

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC 4

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4

1. Khái niệm về tổ chức 4

1.1. Định nghĩa 4

1.2. Những đặc điểm chung của các tổ chức 4

1.3 Phân loại tổ chức 5

1.3.1. Các tổ chức kinh doanh mưu lợi 5

1.3.2. Các tổ chức cung cấp dịch vụ phi lợi nhuận. 5

Những tổ chức loại này được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên của nó. Để tồn tại, những tổ chức loại này cũng phải hoạt động một cách hiệu qủa và hữu hiệu. Những tổ chức loại này bao gồm các nghiệp đoàn, các tổ chức chính trị, các hiệp hội, hội đoàn .v.v. 6

1.3.4. Các tổ chức cung ứng các dịch vụ công cộng 6

2. Cơ cấu tổ chức của một đơn vị 6

2.1. Khái niệm 6

2.2. Những thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức 7

2.2.1. Chuyên môn hoá 7

2.2.2. Tiêu chuẩn hoá 7

2.2.3. Sự phối hợp 7

2.2.4. Quyền lực 7

2.3. Các loại cơ cấu tổ chức 8

2.3.1. Cơ cấu theo chức năng 8

2.3.2. Cơ cấu theo khu vực địa lý 10

2.3.3. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hay dịch vụ 11

2.3.4. Cơ cấu tổ chức ma trận 13

3. Sự phối hợp các bộ phận trong tổ chức 15

3.1. Khái niệm 15

3.2.Mục đích của sự phối hợp 15

3.3. Các phương pháp phối hợp 15

3.3.1. Các phương pháp phi hình thức 16

3.3.2. Các phương pháp hình thức 16

4. Quyền hạn 16

4.1. Khái niệm 16

4.2. Trách nhiệm 17

4.3. Sự chịu trách nhiệm 17

4.4. Uỷ quyền 18

5. Các nguyên tắc để hình thành cơ cấu tổ chức 18

6. Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức 19

6.1. Những quan điểm hình thành cơ cấu tổ chức 20

6.2. Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức 20

6.2.1. Phương pháp tương tự 20

6.2.2. Phương pháp phân tích theo yếu tố 21

6.2.2.1. Trường hợp thứ nhất: đối với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức đang hoạt động 21

6.2.3.2. Trường hợp hình thành cơ cấu tổ chức mới 22

II. CÁC LOẠI LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH Y TẾ 23

1. Lao động quản lý 23

2. Lao động chuyên môn nghiệp vụ y tế 24

3. Lao động phục vụ y tế 25

PHẦN THỨ HAI 26

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CẤU CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. 26

I. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU. 26

1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội 26

2. Đặc điểm hệ thống y tế, cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế và kết quả của ngành Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 27

2.1. Đặc điểm hệ thống y tế 27

2.2. Đặc điểm cơ cấu cán bộ theo ngạch công chức viên chức y tế 30

2.3. Đặc điểm cơ cấu cán bộ y tế theo trình độ đào tạo tại các đơn vị 33

3. Đặc điểm bệnh dịch và trang thiết bị y tế 34

4. Đặc điểm riêng của lao động trong ngành Y tế 34

II- THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, CƠ CẤU CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU 35

1. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 35

2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 38

3. Đặc điểm cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế theo trình độ đào tạo và chức danh công việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 38

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu cán bộ và chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng, ban trong bệnh viện 41

4.1.Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Ban giám đốc 42

4.2. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Kế hoạch tổng hợp 43

Số lượng 43

4.3. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Tổ chức- Hành chính 45

4.4 Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Quản trị 47

4.5. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Tài chính - Kế toán 48

4.6. Đặc điểm công tác và cơ cấu cán bộ của Khoa Khám bệnh 50

4.7. Đặc điểm nhiệm vụ, cơ cấu cán bộ của Khoa Hồi sức-Cấp cứu 51

4.8. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Nội - Nhiễm 52

Số lượng 53

4.9. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Ngoại tổng hợp 54

4.10. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Sản 55

4.11. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Nhi 57

Số lượng 57

4.12. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Liên chuyên khoa 58

Số lượng 58

4.13. Đặc điểm nhiệm vụ của Khoa Phẫu thuật -Gây mê hồi sức 59

4.14. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ tại Khoa Cận lâm sàng 60

4.15. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Dược 61

4.16. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Y học dân tộc cổ truyền. 62

4.17.Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Giải phẫu bệnh 63

5. Một số kết quả của bệnh viện trong năm qua 64

III. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CẤU CÁN BỘ HIỆN NAY CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÀ RỊA 67

1. Những ưu điểm 67

2. Những nhược điểm 67

PHẦN THỨ BA: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CƠ CẤU CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÀ RỊA. 69

I. Ý NGHĨA VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC HOÀN THIỆN. 69

1. Ý nghĩa 69

2. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện 70

3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ cấu cán bộ cho Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa. 70

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ 73

1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 73

1.1. Tách chức năng hành chính từ Phòng Tổ chức- Hành chính chuyển sang Phòng Quản trị. Khi đó thành hai phòng: Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Quản trị- Hành chính. 73

1.2. Thành lập thêm Phòng trang thiết bị- vật tư y tế 73

1.3. Tách Khoa Nhiễm từ Khoa Nội- Nhiễm 74

1.4. Tách Liên chuyên khoa (Tai Mũi Họng- Răng Hàm Mặt- Mắt) thành hai khoa: Tai Mũi Họng và Liên chuyên khoa Răng Hàm Mặt- Mắt) 74

1.5. Tách Khoa Cận lâm sàng thành hai khoa: Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Khoa Xét nghiệm 74

1.6. Thành lập Phòng chống nhiễm khuẩn 74

1.7. Thành lập Liên chuyên khoa Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền 75

1.8. Thành lập Khoa Dinh dưỡng 75

2. Bố trí lại cán bộ tại các khoa, phòng trong bệnh viện 77

2.1.Ban giám đốc (bố trí như cũ) 77

Hai phó giám đốc giúp việc cho giám đốc 77

2.2.Phòng tổ chức cán bộ 77

2.3. Phòng Kế hoạch tổng hợp 78

2.4. Phòng điều dưỡng 78

2.5. Phòng Quản trị- Hành chính 79

2.6. Phòng Tài chính - Kế toán 79

2.7.Phòng Vật tư thiết bị y tế. 80

2.8. Phòng chống nhiễm khuẩn 80

2.9. Khoa dinh dưỡng. 81

2.10. Khoa Ngoại tổng hợp 82

2.11. Khoa Nội 82

2.12. Khoa Sản 83

2.13. Khoa Nhi 84

2.14. Khoa Hồi sức- Cấp cứu 84

2.15. Khoa Giải phẫu bệnh 85

2.16. Khoa Phẫu thuật- Gây mê hồi sức 85

2.17. Liên chuyên khoa (Răng - Hàm - Mặt - Mắt) 86

Thực trạng 86

2.18. Khoa Tai- Mũi- Họng. 87

2.19. Khoa Nhiễm 87

2.20. Khoa Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền. 88

2.21. Khoa khám bệnh. 89

2.22. Khoa Xét nghiệm 89

2.23. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 90

2.24. Khoa dược. 91

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HOÀN THIỆN 93

KẾT LUẬN 94

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Kỹ thuật viên đại học y 1 11 Kỹ thuật viên trung cấp y 14 12 Kỹ thuật viên sơ cấp y 2 13 Dược sỹ đại học 3 14 Dược sỹ trung cấp 6 15 Kỹ thuật viên trung cấp dược 16 Dược tá 6 17 Hộ lý 29 18 Y công 6 19 Nhân viên nhà xác 3 20 Lương y 21 Đại học kế toán 3 22 Trung cấp kế toán 5 23 Sơ cấp kế toán 4 24 Văn thư 2 25 Thủ kho 1 26 Bảo vệ 9 27 Lái xe 4 28 Đại học khác 29 Trung cấp khác 5 30 Lao động khác 1 Tổng số: 310 Biểu số 3: Cơ cấu cán bộ y tế theo trình độ đào tạo và chức danh công việc của bệnh viện đa khoa Bà Rịa Đv: người Số TT Các chỉ tiêu QĐ07-UB/ĐTL (hệ số 1) Bệnh viện Bà Rịa Thiết kế chuyên gia 1 Tỉ lệ lao động y tế/ 100 giường bệnh 100 103,3 120 2 Tỉ lệ Bác sỹ/ 100 giường bệnh 7,7 23,66 25 3 Tỉ lệ Y sỹ/ 100 giường bệnh 12,5 9 0 4 Dược sỹ đại học/ Bác sỹ 1/3,5 1/23,66 1/9 5 Tỉ lệ Bác sỹ/ nhân viên phục vụ (Y tá, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên) 1/3 1/1,76 1/2,5 6 Tỉ lệ Dược sỹ/ nhân viên phục vụ (dược trung cấp, dược tá, KTV dược) 1/3 1/4 1/3 7 Tỉ lệ Dược sỹ đại học/ 100 giường bệnh) 1,3 1 1,6 Biểu số 4: Một số chỉ tiêu tổng hợp của bệnh viện đa khoa Bà Rịa hiện nay Nó còn được thể hiện là toàn bệnh viện với 300 giường bệnh chỉ có 3 Dược sỹ đại học, trong khi đó quy định tại QĐ- 07 phải là 4 Dược sỹ đại học. Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của bệnh viện như vậy, trong khi công suất sử dụng giường bệnh luôn rất cao: năm 1997 là 109,95% và 1998 là 109,86%. Hầu hết các phòng, khoa lâm sàng hiện nay của bệnh viện không có Y tá hành chính mà nhiệm vụ này Y tá trưởng khoa phải đảm nhiệm. Các nhân viên phục vụ nhiều khi không còn thời gian để làm sổ sách mà phải đem về nhà làm thêm. Nhiều quy trình nghiệp vụ trong công tác khám chữa bệnh bị làm tắt hoặc bỏ qua, do thiếu người mà số lượng bệnh nhân lại quá đông. Hơn thế nữa, do bệnh viện nằm ở vị trí gần một số trung tâm Y tế các huyện lân cận cho nên người bệnh thường đến thẳng bệnh viện mà không qua các trung tâm Y tế. Điều đó làm cho công tác khám và điều trị bệnh càng thêm quá tải. Qua đó ta thấy rằng hiện nay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức y tế tại bệnh viện đa khoa Bà Rịa chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Cơ cấu cán bộ còn nhiều bất hợp lý, do đó cần được bổ sung thêm cán bộ với một cơ cấu hợp lý để bệnh viện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu cán bộ và chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng, ban trong bệnh viện Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện đa khoa Bà Rịa. Ban giám đốc Phòng Quản trị Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Tổ chức- Hành chính Các khoa, phòng lâm sàng và cận lâm sàng Các phòng ban chức năng Khoa Dược Khoa Xét nghiệm- Xquang Liên chuyên khoa RHM-M-TMH Khoa Nội- Nhiễm Khoa Giải phẫu bệnh Khoa Sản Khoa Ngoại tổng hợp Khoa Phẫu thuật Khoa Y học dân tộc cổ truyền Khoa Hồi sức- Cấp cứu Khoa Nhi Khoa Khám bệnh- Cấp cứu Phòng Kế hoạch tổng hợp- Y vụ 4.1.Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Ban giám đốc Ban giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất của bệnh viện tổ chức duy trì mọi hoạt động của bệnh viện. Ban giám đốc gồm 3 Bác sỹ: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về mọi hoạt động của bệnh viện, cụ thể là: - Giám đốc là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việc sử dụng ngân sách của bệnh viện có hiệu quả và đúng quy định của Nhà nước. - Căn cứ vào kế hoạch của ngành và nhiệm vụ của bệnh viện tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm và lâu dài của bệnh viện trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện. - Tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của cấp trên giao, giáo dục, động viên các thành viên trong bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện. - Tổ chức bộ máy quả lý của bệnh viện phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế độ đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định. - Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo quy định của Nhà nước. ... Phó giám đốc là người giúp giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 2 phó giám đốc được phân công nhiệm vụ cụ thể: một người phụ trách khối lâm sàng; một người phụ trách khối hành chính và cận lâm sàng. Như vậy cơ cấu ban giám đốc của bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là rất hợp lý, có đủ khả năng lãnh đạo bệnh viện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. 4.2. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện hoặc phó giám đốc được giám đốc uỷ quyền. Phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng; đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện; tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện. Cơ cấu cán bộ, nhân viên như sau: Chức danh công việc Số lượng Bác sỹ 3 Y sỹ 3 Y tá trung cấp 5 Kỹ thuật viên trung cấp 1 Kỹ thuật viên sơ cấp 1 Dược tá 1 Y công 1 Tổng số 15 Trong đó: 1 trưởng phòng phụ trách chung. 1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng. 1 điều dưỡng trưởng bệnh viện tổ chức, thực hiện việc chăm sóc người bệnh toàn diện. Các thành viên khác trong phòng thực hiện công việc theo sự phân công, chỉ đạo của trưởng phòng và theo qui chế bệnh viện. Trong cơ cấu cán bộ hiện nay của phòng Kế hoạch tổng hợp bao gồm cả cơ cấu cán bộ của phòng Điều dưỡng, do đó phòng còn có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. Nhiệm vụ cụ thể: - Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện. - Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho các thành viên. - Tổng kết, đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện. - Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện. - Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước. - Phối hợp với các phòng ban chức năng để chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới. - Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. - Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện. - Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên. - Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên. - Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và tổ chức thực hiện. Bên cạnh những nhiệm vụ trên, bộ phận làm công tác điều dưỡng, đứng đầu là điều dưỡng trưởng bệnh viện, thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức chỉ đạo Y tá (điều dưỡng), Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên và Hộ lý thực hiện đúng các quy định kỹ thuật bệnh viện và quy chế bệnh viện. - Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho Y tá (điều dưỡng), Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên và Hộ lý. Tham gia hướng dẫn thực hành cho học viên và kiểm tra tay nghề cho Y tá, Nữ hộ sinh , Kỹ thuật viên và Hộ lý trước khi tuyển dụng. - Lập kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư cho công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh; kiểm tra việc sử dụng và bảo quản theo quy định. - Kiểm tra công tác về sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa. - Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ, bố trí và điều động Y tá (điều dưỡng), Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên và Hộ lý. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. - Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, báo cáo cho giám đốc bệnh viện. Qua chức năng và nhiệm vụ của phòng Kế hoạch tổng hợp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ta thấy rằng, tuy cùng một phòng nhưng được tách thành hai bộ phận riêng và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng. Cơ cấu tổ chức của phòng như vậy còn gây khó khăn cho lãnh đạo phòng cũng như lãnh đạo bệnh viện trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ còn thiếu, chưa có cán bộ có chuyên môn về lập kế hoạch và thống kê, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như năng suất lao động. 4.3. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Tổ chức- Hành chính là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu tránh nhiệm trước giám đốc về tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác hành chính của bệnh viện . Cơ cấu cán bộ, nhân viên như sau: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Y sỹ 2 2 Văn thư 2 Tổng số 4 Trong đó bố trí như sau: 1 trưởng phòng phụ trách chung. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công chỉ đạo của trưởng phòng và theo qui chế bệnh viện. Đây là phòng kiêm nhiệm hai chức năng tổ chức và hành chính, với nhiệm vụ cụ thể là: - Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch tổ chức bộ máy,sắp xếp nhân lực , đào tạo nhân lực , tổ chức thi tuyển nhân lực để trình giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện. -Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ, lý lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo qui định. -Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa phòng trình giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện. -Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan. -Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành Y tế đối với mọi thành viên và người bệnh. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách, văn hoá, ngoại ngữ để nâng cao Y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ. -Phối hợp với các khoa, phòng chức năng, đề xuất với giám đốc bệnh viện giải quyết những vấn đề có liên quan đến người bệnh thuộc diện chính sách xã hội. -Nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của mọi thành viên trong bệnh viện để đề xuất với giám đốc giải quyết. -Tổ chức công tác quản lý các công văn đi và đến của bệnh viện, bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện. Qua chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của phòng Tổ chức-Hành chính, ta thấy rằng số lượng cán bộ chưa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng. Cơ cấu cán bộ còn chưa hợp lý, chưa có cán bộ có chuyên môn về tổ chức, do đó ảnh hưởng đến công tác cán bộ của bệnh viện. Bên cạnh đó, sự lồng ghép các chức năng chưa phù hợp cũng gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của phòng. 4.4 Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Quản trị Phòng Quản trị là phòng chức năng, nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác quản trị trong bệnh viện. Cơ cấu cán bộ của phòng như sau: STT Chức danh công việc Số lượng 1 Đại học kế toán 1 2 Thủ kho 1 3 Bảo vệ 9 4 Lái xe 4 5 Thợ mộc 1 6 Nhân viên nhà xác 1 7 Thợ điện,nước 3 8 Thợ bảo dưỡng máy móc,thiết bị 2 9 Y công 4 Tổng cộng 26 Trong đó: 1 trưởng phòng phụ trách chung. 1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng. Các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, chỉ đạo của trưởng phòng và theo qui chế bệnh viện. Nhiệm vụ cụ thể của phòng Quản trị: - Căn cứ vào kế hoạch công tác của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã duyệt, đảm bảo đầy đủ, đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính. - Đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ các buổi hội nghị toàn bệnh viện. - Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng vận hành các máy móc, thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong bệnh viện. - Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiết bị thông dụng của bệnh viện. - Quản lý phương tiện vận tải của bệnh viện. Điều động ôtô đi công tác, cấp cứu theo quy định. - Tổ chức việc thực hiện sửa chữa nhà cửa, dụng cụ, duy tu, bảo dưỡng các máy móc thiết bị thông dụng theo kế hoạch. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung ứng điện, hơi để sấy, hấp tiệt trùng và sử lý chất thải của bệnh viện. - Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch đẹp (vườn hoa, cây cảnh...), hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện. Định kỳ tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong bệnh viện. - Đảm bảo công tác trật tự trị an chung. Tham gia kiểm tra công tác bảo hộ trong bệnh viện. - Định kỳ tổng kết công tác cung ứng, mua sắm vật liệu, vật tư, trang thiết bị thông dụng, báo cáo giám đốc bệnh viện. - Định kỳ báo cáo giám đốc và nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc xem xét việc khen thưởng, kỷ luật. - Nghiên cứu xây dựng định mức vật tư thông dụng để trình giám đốc duyệt,và tổ chức thực hiện. Qua chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Quản trị, ta thấy rằng số lượng cán bộ còn ít so với quy mô của bệnh viện cũng như nhiệm vụ của phòng. Cơ cấu cán bộ của phòng còn chưa hợp lý, chưa có cán bộ có chuyên môn quản trị.Cường độ làm việc của cán bộ nhân viên trong phòng còn cao, và công tác điều hành công việc còn gặp khó khăn. Vì vậy cần bổ sung thêm cán bộ để phòng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. 4.5. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tài chính - Kế toán của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của bệnh viện. Nhiệm vụ cụ thể của phòng: - Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của bệnh viện, lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu, chi của bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được duyệt. - Theo định hướng hạch toán kinh trong công tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức quả lý chặt chẽ việc thu, chi viện phí theo quy định. - Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện. - Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động, tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác, kịp thời. Tổ chức hướng dẫn kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu, chi của bệnh viện. - Định ký thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản. - Tổ chức bảơ quản, lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định. - Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện. Cơ cấu cán bộ của Phòng Tài chính - Kế toán như sau: STT Chức danh công việc Số lượng 1 Kế toán Đại học 2 2 Kế toán Trung cấp 5 3 Kế toán Sơ cấp 4 Tổng số 11 Trong đó: Một trưởng phòng phụ trách chung. Một phó phòng giúp việc cho trưởng phòng. Các nhân viên trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng. Theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Tài chính - Kế toán của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa hiện nay thì số lượng và cơ cấu cán bộ là phù hợp đối với quy mô của một bệnh viện hạng III, 300 giường bệnh. Do bệnh viện hiện nay đã thực hiện hạch toán kinh tế mà bệnh viện đang có kế hoạch tăng số lượng giường bệnh. Vì vậy cũng cần tăng thêm cán bộ. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công việc thu, chi viện phí thì Phòng cũng cần có cán bộ am hiểu về chuyên môn ngành Y. 4.6. Đặc điểm công tác và cơ cấu cán bộ của Khoa Khám bệnh Khoa Khám bệnh của bệnh viện là Khoa lâm sàng, có nhiệm vụ tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú, thực hiện điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật. Khoa thường xuyên được cán bộ có chuyên môn kỹ thuật tại các khoa điều trị ra công tác tại khoa theo chuyên khoa. Cơ cấu cán bộ của Khoa Khám bệnh: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Bác sỹ 10 2 Y sỹ 3 3 Nữ hộ sinh sơ cấp 1 4 Y tá trung cấp 11 5 Y tá sơ cấp 5 6 Hộ lý 7 Tổng cộng 37 Trong đó, bố trí như sau: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc cho trưởng khoa và làm công tác chuyên môn. Một Y tá trưởng khoa. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế bệnh viện và chịu sự phân công chỉ đạo của trưởng khoa. Với nhiệm vụ đón tiếp bệnh nhân đến cấp cứu và khám bệnh ban đầu, cho nên biên chế hiện nay của khoa chưa đáp ứng được nhu cầu do bệnh nhân quá đông. Hiện tại Bác sỹ nội - cấp cứu phải trực tua 3, không đảm bảo sức khoẻ. Y tá ( điều dưỡng ) tại Phòng khám bệnh chưa có và tại Phòng cấp cứu không đủ người trực. Khoa chưa có Y tá hành chính, nhiệm vụ này hiện nay do Y tá trưởng khoa đảm nhịêm, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến công tác của Y tá trưởng khoa. Mặt bằng của phòng khám rộng, hai Hộ lý không đảm nhiệm nổi. Riêng phòng cấp cứu có 5 Hộ lý không đủ trực tua 3. Hơn nữa bệnh nhân hiện nay quá đông và Hộ lý phải đảm nhiệm công việc chuyển bệnh nhân đến Phòng cấp cứu và các khoa điều trị, Y tá còn phải theo xe cứu thương đi đón bệnh nhân hoặc phải đưa bệnh nhân chuyển viện. Qua đó ta thấy rằng để đảm bảo tốt nhiệm vụ thì Khoa Khám bệnh cần được bổ sung thêm cán bộ với cơ cấu hợp lý. 4.7. Đặc điểm nhiệm vụ, cơ cấu cán bộ của Khoa Hồi sức-Cấp cứu Khoa Hồi sức- Cấp cứu là Khoa lâm sàng, điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe doạ cần phải hỗ trợ. Đây là khoa được ưu tiên bố trí nhân lực đào tạo chuyên khoa, đầu tư trang thiết bị và các điều kiện làm việc đáp ứng công tác hồi sức cấp cứu 24/24 h. Khoa được tổ chức giây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa, và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới. Khi bệnh nhân đã ổn định thì chuyển về các khoa thích hợp. Các cán bộ tại khoa phải thường xuyên có mặt bên giường bệnh để theo dõi những diễn biến bất thường của người bệnh, chuyển bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thuốc men theo quy định sẵn sàng phục vụ người bệnh. Cơ cấu cán bộ của Khoa Hồi sức- Cấp cứu: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Bác sỹ 6 2 Y sỹ 1 3 Y tá trung cấp 13 4 Hộ lý 3 Tổng cộng 23 Trong đó sắp xếp như sau: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện và chịu sự chỉ đạo của trưởng khoa. Một số chỉ tiêu tổng hợp: - Giường bệnh: 12 - Cán bộ cho một giường bệnh ( 23/12 ): 1,9. - Số giường bệnh một Bác sỹ phụ trách ( 12/6 ): 2. - Tỉ lệ Bác sỹ/ nhân viên phục vụ ( 6/14 ): 1/ 1,33. - Công suất sử dụng giường bệnh: 114%. Nhìn chung, số lượng cán bộ và cơ cấu cán bộ tại Khoa Hồi sức-Cấp cứu hiện nay của Bệnh viện đa khoa Bà Rịa là phù hợp với quy mô bệnh viện và quy mô giường bệnh. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của khoa này đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao và trách nhiệm rất nặng nề, do vậy cán bộ cần có thời gian học tập nghiên cứu. Cho nên, cần bổ sung thêm cán bộ để tránh tình trạng làm việc quá tải trong khoa, nhất là khi có người đi học, bị ốm đau hoặc nghỉ phép. Hơn nữa công suất sử dụng giường bệnh hiện nay là rất cao 114%. 4.8. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Nội - Nhiễm Khoa Nội- Nhiễm là Khoa lâm sàng thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh. Trong khám bệnh, chữa bệnh, phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa. Khoa Nội- Nhiễm là một khoa trọng điểm có liên quan đến nhiều chuyên khoa trong bệnh viện, do đó được bố trí tại trung tâm bệnh viện thuận lợi cho việc cấp cứu người bệnh, làm xét nghiệm cận lâm sàng. Bác sỹ của Khoa Nội phải tham gia khám bệnh tại Khoa khám bệnh. Khi khám bệnh Bác sỹ phải khại thác tiền sử của người bệnh, kết hợp với phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng để chuẩn đoán, xác định bệnh, làm hồ sơ bệnh án ban đầu theo quy chế chuẩn đoán và kê đơn điều trị. Khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải chuyển sang phòng khám chuyên khoa thích hợp mà người bệnh mắc là chính. Đối với bệnh nặng mới cho vào viện, bệnh nhẹ thì kê đơn về nhà điều trị hoặc thực hiện điều trị ngoại trú, với bệnh nhân chưa xác định bệnh phải cho nằm lưu để theo dõi. Tại khoa điều trị Bác sỹ phải thăm khám bệnh nhân ngay để bổ sung bệnh án đối với người bệnh mới vào, cho làm các xét nghiệm cần thiết để chuẩn đoán xác định bệnh, ghi y lệnh điều trị, chế độ chăm sóc dinh dưỡng. Hiện tại Khoa Nội- Nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa được sát nhập từ hai chuyên khoa Nội và Nhiễm. Tuy nhiên khu vực bệnh nhiễm được cách ly xa các khoa khác để tránh lây lan. Cơ cấu cán bộ của Khoa Nội- Nhiễm: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Bác sỹ 10 2 Y sỹ 4 3 Nữ hộ sinh trung cấp 1 4 Y tá trung cấp 11 5 Y tá sơ cấp 2 6 Hộ lý 4 Tổng cộng 32 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa Nội- Nhiễm và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Một số chỉ tiêu tổng hợp: - Giường bệnh (Nội: 60;Nhiễm: 20): 80 - Cán bộ cho một giường bệnh (32/80 ): 0,4. - Số giường bệnh một Bác sỹ phụ trách ( 80/10 ): 8. - Tỉ lệ Bác sỹ/ nhân viên phục vụ ( 10/18 ): 1/ 1,8. - Công suất sử dụng giường bệnh: 117%. Hiện nay Khoa Nội- Nhiễm có các phòng nội chuyên sâu như phòng cấp cứu, Phòng bệnh tim mạch, Phòng bệnh thường và khu bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Hiện nay Khoa rất thiếu cán bộ, vì phải chia làm hai khu vực. Y tá trưởng khoa phải kiêm nhiệm vụ của Y tá hành chính. Cơ cấu cán bộ cũng chưa phù hợp, một Bác sỹ phụ trách 8 giường bệnh quá cao so với mức hợp lý. Tỷ lệ giữa Bác sỹ và nhân viên phục vụ quá thấp (1/1,8) dẫn đến tình trạng thiếu Y tá làm công tác điều dưỡng, 4 Y sỹ hiện nay đang làm công tác điều dưỡng, với 4 Hộ lý phụ trách 80 giường bệnh chia làm 2 khu vực và phải trực 24/24 h thì quá vất vả. Trong khi công suất sử dụng giường bệnh lại rất cao ( 117% ). Do đó cần phải bổ sung thêm cán bộ cho phù hợp, đảm bảo được tốt công tác của khoa cũng như có thời gian học tập, nghiên cứu nâng cao chuyên môn. Điều đó giải quyết được vấn đề làm việc quá tải của nhân viên trong khoa hiện nay. Hơn nữa để có đủ cán bộ và nhân viên tách thành hai:Khoa Nội và Khoa Nhiễm. 4.9. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Ngoại tổng hợp Khoa Ngoại tổng hợp là Khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật. Đây là khoa được bố trí liên hoàn thuận lợi cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận chuyển người bệnh. Các cán bộ: Bác sỹ, Y tá, Kỹ thuật viên phải tham gia phẫu thuật theo sự phân công của trưởng khoa, có trách nhiệm theo dõi và điều trị người bệnh trước và sau khi phẫu thuật. Thực hiện mọi quy định của Khoa Ngoại theo quy chế bệnh viện. Hiện nay, Khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện Đa khoa Bà Rịa hoạt động chuyên môn tập trung 3 chuyên khoa lớn là Ngoại thần kinh, Ngoại tổng quát, Ngoại chỉnh hình. Trong khoa có một phòng Hồi sức- Cấp cứu để chăm sóc bệnh nhân nặng. Cơ cấu cán bộ của Khoa Ngoại tổng hợp: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Bác sỹ 10 2 Y sỹ 2 3 Y tá trung cấp 9 4 Y tá sơ cấp 3 5 Hộ lý 4 Tổng cộng 28 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa Ngoại và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Một số chỉ tiêu tổng hợp: - Giường bệnh: 60. - Cán bộ cho một giường bệnh (28/60): 0,46. - Số giường bệnh một Bác sỹ phụ trách (60/10): 6. - Tỉ lệ Bác sỹ/ nhân viên phục vụ (10/14): 1/ 1,4. - Công suất sử dụng giường bệnh: 110%. Qua số liệu trên ta thấy rằng số lượng cán bộ nhân viên/1 giường bệnh là rất thấp (0,46). Trong khi công suất sử dụng giường bệnh lại rất cao gây ra tình trạng làm việc rất vất vả của cán bộ nhân viên trong khoa. Khoa chưa có Y tá hành chính, nhiệm vụ này Y tá trưởng khoa phải đảm nhiệm, do đó ảnh hưởng tới công việc chăm sóc người bệnh. Cơ cấu cán bộ trong khoa cũng chưa hợp lý, Bác sỹ chưa đủ cho các chuyên khoa sâu như: Ngoại chỉnh hình và Ngoại thần kinh. Cán bộ điều dưỡng thiếu nghiêm trọng. Khoa có nhiều phòng bố trí mặt bằng rộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0012.doc