Đề tài Hoàn thiên tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP 3

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong DNXL 3

1.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp 3

1.1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 2

1.1.3. Yêu cầu quản lý đối với công tác kế toán chi phí giá thành trong DNXL 5

1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong DNXL 6

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm DNXL 7

1.2.1. Nội dung phân loại chi phí sản xuất trong DNXL 8

1.2.2. Nội dung phân loại giá thành sản phẩm trong DNXL 11

1.3. Tổ chức kế toán CPSX và giá thành sản phẩm trong DNXL 13

1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm 13

1.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang DNXL 15

1.3.3. Quy trình kế toán CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp theo công việc 16

1.3.4. Tổ chức sổ và báo cáo kế toán về CPSX và tính giá thành sản phẩm 18

1.3.5. Đặc điểm tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán trên máy vi tính 21

 

CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN SUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ – XÂY DỰNG HÀ NỘI 25

2.1. Đặc điểm chung của công ty 25

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 27

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ được giao 29

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 30

2.1.5. Đặc điểm bộ máy và tổ chức công tác kế toán 35

2.2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình 41

2.2.1. Công tácquản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đầu tư – xây dựng Hà Nội 41

2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí xây lắp 42

2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45

2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 48

2.2.5. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 52

2.2.6. Kế toán chi phí sản xuất chung 59

2.2.7. Tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ 67

2.2.8. Phương pháp tính giá sản phẩm dở dang và sản phẩm xây lắp hoàn thành 68

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI 71

3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 71

3.1.1. Những mặt ưu điểm 72

3.1.2. Những mặt hạn chế 73

3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình XDCB ở công ty Đầu tư xây dựng Hà nội 75

3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện 75

3.2.2. Một số ý kiến đề xuất 76

 

KẾT LUẬN

doc110 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiên tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất đinh nhằm hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, cùng với trình độ nghiệp vụ của phòng kế toán của đơn vị với điều kiện kế toán thủ công, để chuyên môn hoá cán bộ kế toán nên kế toán công ty đã sử dụng hình thức tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. + Sổ nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 7, 8, 9, 10 + Sổ cái. + Bảng kế số 1 á 6 và số 8 á 11 + Bảng phân bổ. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Biểu số 05 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ được thể hiện như sau: Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi định kỳ cuối tháng Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Chứng từ gốc và các bảng phân bổ * Chế độ kế toán áp dụng:     - Niên độ kế toán của đơn vị: Từ 01/01 đến 31/12       - Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam(VNĐ)       - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên       - Phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ       - Kỳ kế toán : quý * Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. - Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng bê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của ác Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo Tài chính. 2.2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình 2.2.1. Công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Đầu tư – xây dựng Hà Nội Tại công ty Đầu tư – xây dựng Hà Nội, để phục vụ cho công tác quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí. Bao gồm: *Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621) Nguyên vật liệu chính : Gạch ngói, xi măng, cát, vôi .. Vật liệu kết cấu : Tấm panel, kèo, cột ... Vật liệu luân chuyển : Giàn giáo ... và các vật liệu khác *Chi phí nhân công trực tiếp (TK622) - Tiền lương chính, lương phụ BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất thuộc quản lý của công ty. - Tiền lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý XN, đội. - Tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài theo hợp đồng ngắn hạn. *Chi phí sử dụng máy thi công (TK623) - Chi phí thiết bị (TK623.1) - Chi phí vật liệu (TK623.2) - Chi phí thuê máy thi công (TK623.3) - Chi phí khấu hao máy thi công (TK623.4) - Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK623.7) - Chi phí bằng tiền khác (TK623.8) *Chi phí sản xuất chung (TK627) - Chi phí nhân viên quản lý đội sản xuất (TK627.1) - Chi phí vật liệu (TK627.2) - Chi phí dụng cụ sản xuất (TK627.3) - Chi phí KH TSCĐ (TK627.4) - Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK627.7) - Chi phí bằng tiền khác (TK627.8) Với sự phân loại như trên, nhà quản lý sẽ thấy được tỷ lệ của từng loại chi phí sản xuất trong tổng chi phí từ đó có biện pháp thích hợp trong công tác quản lý chi phí giá thành. 2.2.2.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí xây lắp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là giới hạn mà các chi phí phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí của doanh nghiệp. Việc tập hợp chi phí sản xuất chính xác đúng đối tượng là phương châm của công ty: Toàn diện - chặt chẽ, uy tín - chất lượng. Mặt khác xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khoản đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tại công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội, do đặc điểm sản phẩm xây lắp là đơn chiếc, thời gian xây dựng dài cho nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là tập hợp theo từng quý. Vào thời điểm cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết chi phí sản xuất và kết chuyển sang sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của từng công trình nhưng không tính giá thành ngay, mà cuối tháng sau khi đã tập hợp và kết chuyển chi phí của từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng trong quý, căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất và sổ chi tiết chi phí sản kinh doanh dở dang kế toán lập biểu tính giá thành của từng công trình trong quý. Khi công trình được hoàn thành giá thành sản phẩm được phản ánh trên biểu tính giá thành và được theo dõi trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của từng công trình. Trong năm 2005 vừa qua đối tượng để tập hợp chi phí có thể kể tên cụ thể là các công trình, hạng mục công trình như: Khu Liên hợp nhà ở và biệt thự 262 Nguyễn Huy Tưởng, Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình….và nhiều công trình hạng mục công trình khác. Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi, tập hợp các khoản mục chi phí. - Chi phí NVL trực tiếp. - Chi phí NC trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung - Chi phí sử dụng máy thi công. Trong thời gian thực tập tại công ty em xin lấy số liệu quý IV (số liệu chi tiết tháng 12) của công trình cải tạo điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình khoán gọn do Xí nghiệp xây lắp Điện I thi công. Các hợp đồng đã được ký kết như sau: - Hợp đồng kinh tế xây dựng: + Bên giao thầu: BTL bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh + Bên nhận thầu: Công ty đầu tư – xây dựng Hà Nội - Hợp đồng giao nhận xây lắp: + Bên giao: Công ty đầu tư – xây dựng Hà Nội + Bên nhận: XN xây lắp Điện I Do là công trình giao khoán nên tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc thi công công trình đều do chủ công trình chịu trách nhiệm thanh toán và sau đó về hoàn ứng chứng từ với công ty. Kế toán công ty căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ gốc, các bảng thanh toán tổng hợp do chủ công trình gửi về làm căn cứ tập hợp chi phí và tính giá thành. Trước khi khởi công công trình chủ công trình phải lập bảng giải trình chi phí thưc hiện công trình gửi cho công ty. Sau khi được duyệt, chủ công trình có thể thực hiện ứng tiền làm nhiều lần khi cần thanh toán các khoản chi phí cho việc thi công. Để tiến hành ứng trước tiền phải có giấy đề nghị gửi lên phòng kế toán của công ty, nếu được giám đốc công ty và kế toán trưởng phê duyệt thì mới được kế toán tiền mặt viết phiếu chi. Giấy đề nghị tạm ứng Ngày 1/12/2005 Kính gửi: Tên tôi là: Lê Văn Nghĩa Địa chỉ: Đội xây lắp – XN xây lắp Điện I Đề nghị tạm ứng số tiền 500.000.000 (Viết bằng chữ: Năm trăm triệu đồng chẵn) Lý do tạm ứng: Mua vật liệu thi công công trình cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị Phiếu chi Ngày 1/12/2005 số 918 Nợ:TK3311 Có: TK1111 Họ tên người nhận tiền : Lê Văn Nghĩa Địa chỉ: Đội xây lắp – XN xây lắp Điện I Lý do chi: tạm ứng tiền mua NVL Số tiền:500. 000 .000đ Kèm theo 01 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền(viết bằng chữ): Năm trăm triệu đồng chẵn Ngày 1/10/2005 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (ký,họ tên) Người lập phiếu (ký, họ tên) Thủ quỹ (ký, họ tên) Người nhận tiền (ký,họ tên) 2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung khoản mục chi phí NVL trực tiếp Khoản mục chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về NVL chính, vật liệu phụ,vật liệu kết cấu, công cụ, dụng cụ tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp ( như gạch ngói sắt thép, đá, xi măng, kèo, cột, đà giáo, cốp pha...). Tại công ty đầu tư – xây dựng Hà Nội, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công tác xây lắp thường từ 65%-80% tổng giá thành. Việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí NVL trực tiếp có vai trò dặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công, phản ánh tình hình sử dụng vật liệu trực tiếp cho thi công từng công trình, hạng mục công trình cũng như trong việc xác định giá thành công trình theo khoản mục chi phí NVL trực tiếp, đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. *Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 – Chi phí NVL trực tiếp. Tài khoản này dùng phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng xây lắp. Đối với công trình cải tạo hệ thống điện Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh chi phí NVL trực tiếp được phản ánh qua TK621- chi phí NVL trực tiếp công trình cải tạo hệ thống điện Lăng chủ tịch Hồ Chí Mính *Chứng từ sử dụng Các chứng từ làm căn cứ để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các Hóa đơn mua hàng, các Bảng kê chứng từ do nhân viên thống kê tại đội xây lắp gửi về phòng kế toán của công ty. Bên cạnh đó còn có các chứng từ khác như Phiếu xuất kho, Phiếu giao hàng… Các chứng từ trên phải được đảm bảo tính chính xác tính hợp lý, hợp lệ và đảm bảo được tập hợp vào đúng thời gian quy định. Đối với công trình , thì thời gian quy định ở đây là tập hơp theo từng tháng và gửi về vào cuối tháng. Cụ thể đối với công trình cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chứng từ sử dụng như sau: - Đối với vật liệu xuất kho: việc xuất vật tư phục vụ cho xây lắp tại DN được quản lý và tuân theo một nguyên tắc, đó là: nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất. Trên phiếu xuất kho phải ghi rõ mục đích xuất vật tư, tên, chủng loại, xuất tại kho nào, số lượng theo yêu cầu (cột đơn giá, số lượng xuất, thành tiền) đồng thời phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. (Biểu số 06 ) Phiếu xuất vật tư được lập làm 3 liên: một liên gốc lưu tại phòng tổ chức sản xuất kinh doanh, liên 2 và 3 đưa cho người đi lĩnh vật tư giao cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào đó để xuất vật tư theo yêu cầu, ghi vào cột thực xuất, ký nhận vào phiếu xuất kho, ghi vào thẻ kho. Khi xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho xây lắp, kế toán tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho. Ví dụ: Đối với tiếp địa sắt dẹt 40x4, mạ kẽm, nhập kho với đơn giá chưa có GTGT là 13.600đ/cái, như vậy đơn giá xuất kho của mặt hàng này cũng sẽ là 13.600đ/cái. Cuối tháng, nhân viên thống kê căn cứ vào các phiếu xuất kho ghi vào bảng kê xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp. (Biểu số 07) sau đó gửi lên phòng kế toán của công ty. Trên bảng kê xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp phải ghi rõ đối tượng tập hợp, ngày xuất, số chứng từ, nội dung, xuất với số lượng, đơn giá là bao nhiêu, tài khoản đối ứng: Nợ TK621/ Có TK152. Các số liệu trên bảng kê này được dùng làm căn cứ vào sổ chi tiết TK621 và bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7. - Đối với vật liệu mua ngoài: hàng ngày nhân viên thống kê sẽ tập hợp các hóa đơn GTGT (Biểu số 08) làm căn cứ lập bảng kê hóa đơn GTGT (Biểu số 09). Trên bảng kê hóa đơn GTGT phải ghi rõ ngày tháng, số hóa đơn, nội dung hóa đơn, giá trị chưa thuế, thuế suất GTGT, tổng tiền thanh toán và phải có chữ ký của các bên liên quan. Số liệu trên bảng kê hóa đơn GTGT được sử dụng làm căn cứ vào sổ chi tiết TK621. *Quy trình ghi sổ Cuối tháng, nhân viên thống kê đội sẽ gửi về phòng kế toán Hóa đơn mua hàng và bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT, bảng kê xuất dùng nguyên vật liệu. Nhân viên kế toán có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác đầy đủ, hợp lý của các loại chứng từ sau đó tiến hành ghi sổ chi tiết TK621 (Biểu số 10). Sổ kế toán chi tiết 621 dùng để ghi chép chi tiết chi phí NVL trực tiếp nhằm phục vụ yêu cầu tính toán tổng hợp, phân tích và kiểm tra của DN. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK621 : 98.356.914 Nợ TK133 : 7.984.704 Có TK 331: 74.124.914 Có TK 111: 5.722.125 Có TK 152: 18.509.875 Song song với việc hạch toán chi tiết, từ bảng kê xuất dùng NVLTT, bảng tổng hợp hóa đơn GTGT, kế toán lập bảng kê số . Bảng kê số 4 gồm có cột số thứ tự, các cột phản ánh số phát sinh bên Có của các TK152, 153…, các dòng ngang phản ánh chi phi trực tiếp sản xuất đối ứng Có với các tài khoản liên quan phản ánh ở các cột dọc. Số liệu tổng hợp của bản kê số 4 sau khi khóa sổ vào cuối tháng được dùng để ghi vào NKCT số 7. NKCT số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí xây lắp của doanh nghiệp và dùng để phả ánh số phát sinh bên Có các tài khoản liên quan đén chi phí xây lắp. NKCT số 7 gồm có 3 phần: - Phần I: tập hợp chi phi xây lắp toàn DN, phản ánh toàn bộ số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí xây lắp. - Phần II: chi phí xây lắp theo yếu tố - Phần III: luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí xây lắp. Tháng 12/2005, NKCT số 7 được ghi như sau: tại dòng TK621 cột TK152 ghi 18.509.875, cột NKCT số 5 (TK331) ghi 74.124.914, cột NKCT số 1 (TK111) ghi 5.722.125. Các số liệu này được dùng để vào sổ cái TK 621 tháng 12/2005 (biểu số 11). Sổ cái TK 621 là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm sổ cái chỉ ghi một vào ngày cuối tháng sau khi đã khóa sổ và kiểm tra,đối chiếu số liệu trên các NKCT. 2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp *Nội dung khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, thi công công trình, hạng mục công trình. Công ty áp dụng hình thức trả lương chính là giao khoán và ngoài ra còn áp dụng lương theo thời gian. Lương khoán được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công, xây dựng công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành theo từng đơn đặt hàng và khoán gọn công việc. Lương theo thời gian cho cán bộ chỉ đạo, quản lý thi công (hạch toán vào tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”) cho cán bộ thuộc bộ máy quản lý. Hiện nay lực lượng lao động của công ty gồm lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách. + Lao động trong danh sách của công ty bao gồm các cán bộ công nhân viên trong biên chế cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế. Đối tượng lao động này công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước: BHXH trích 15% tiền lương cơ bản, BHYT trích 2% tiền lương cơ bản, KPCĐ trích 2% tiền lương cơ bản và các khoản này được hạch toán vào tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” do công ty trả hộ người lao động và 6% (5% BHXH, 1% KPCĐ) công nhân viên phải nộp hoặc khấu trừ vào thu nhập của họ được hạch toán vào tài khoản 334 “phải trả công nhân viên”. + Lao động ngoài danh sách: Tuỳ theo tiến độ thi công công trình mà đội xây dựng chủ động thuê đưa về công ty ký hợp đồng lao động và an toàn lao động. Đối với đối tượng này công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho họ mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trực tiếp trả cho người lao động. Tại Công ty đầu tư – xây dựng Hà Nội khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ trọng khoảng 10% trong giá thành các công trình. Việc hạch toán chi phí nhân công một cách chính xác sẽ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình. *Tài khoản sử dụng Để phản ánh khoản mục chi phí nhân công trực tiếp kế toán công ty sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể dối với công trình cải tạo hệ thống điện Lăng CT HCM là TK622-Chi phí nhân công trực tiếp- cải tạo điện Lăng CT HCM *Chứng từ sử dụng Làm căn cứ để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công và bảng thanh tóan lương của các tổ các đội tập hợp vào cuối mỗi tháng gửi về phòng kế toán của đơn vị. Đối với công trình cải tạo hệ thống điện Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là lương khoán (thể hiện trên hợp đồng giao khoán). Căn cứ vào bảng chấm công kế toán đội xác định số công được hưởng cho từng công nhân trực tiếp sản xuất. Các đội gửi bảng chấm công, hợp đồng giao khoán… về phòng kế toán của công ty Đơn giá một công Tổng số lương khoán Tổng số công = Căn cứ vào bảng chấm công do đội gửi lên kế toán xác định đơn giá một công và tiền lương mỗi công nhân được hưởng: Lương khoán của một công nhân = Đơn giá một công x Số công của mỗi công nhân Căn cứ vào phiếu xác nhận công việc hoàn thành (biểu số 12)và bảng chấm công tháng 12/2005 của tổ lắp điện gửi lên, xác định tổng số lương 7.870.810 đồng và số công thực hiện là 172 công. 197 40.000 đ 7.870.810 Đơn giá một công = = Do đó ta tính được lương của công nhân Vũ Đình Hợi là: lương khoán : 40.000 x 26 = 1.040.000(đ) Thưởng :245.000(đ) => Lương thực tế: 1.040.000+245.000=1.285.000(đ) Căn cứ trên số lương tính được kế toán lập bảng thanh toán lương tháng 12/2005 cho tổ lắp điện - XN Điện I (biểu số 13) . Biểu số 13 TCT đầu tư & phát triển nhà Hà Nội Công ty đầu tư – xây dựng hà nội ttl12 Bảng thanh toán lương Tháng 12 năm 2005 CT: cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh XN xây lắp Điện I – tổ lắp điện đơn vị : VNĐ STT Họ tên Lương khoán Thưởng Tổng Công Tiền 1 2 5 6=4*40000 7 8 1 Vũ Đình Hợi 26 1,040,000 245,000 1,285,000 2 Phạm Văn Đăng 25 1,000,000 115,000 1,115,000 3 Vũ Hoàng 25 1,000,000 145,600 1,145,600 4 Nguyễn Khoa 25 1,000,000 125,000 1,125,000 5 Lê Văn Nghị 24 960,000 136,200 1,096,200 …. Tổng cộng 7,870,810 Trên bảng thanh toán lương phải ghi rõ tên tổ, họ tên công nhân, số công, tiền lương, thưởng và chữ ký của các bên liên quan. Tương tự như vậy kế toán cũng lập bảng thanh toán lương cho các tổ còn lại. Số liệu trên bảng thanh toán lương được dùng để vào sổ chi tiết TK 622. *Quy trình ghi sổ Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng tổ để ghi sổ chi tiết TK 622 (biểu số14). Sổ chi tiết TK 622 dùng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp nhằm phục vụ yêu cầu tính toán, phân tích và kiểm tra của DN. Trên sổ chi tiết TK 622 phải ghi rõ đối tượng tập hợp chi phí, nội dung, ngày, số chứng từ và ghi theo định khoản sau: Nợ TK622 : 27.204.769 Có TK334 : 27.204.769 Trường hợp tạm ứng để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ, kế tóan không sử dụng TK141- tạm ứng mà coi đó như một khoản phải thu và hạch toán vào TK131- phải thu. Khi bản quyết toán về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt thì riêng phần chi phí nhân công trực tiếp sẽ ghi: Nợ TK622- chi phí nhân công trực tiếp Có TK131- phải thu Song song với việc hạch toán chi tiếp, căn cứ vào các bảng thanh toán lương của các tổ kế toán ghi vào bảng kê số 4 sau khi khóa sổ vào cuối tháng được dùng để ghi vào NKCT số 7. Số liệu trên NKCT số 7 tháng 12/2005 được ghi như sau: tại dong TK622 cột TK334 ghi 27.204.769. Số liệu này được sử dụng làm căn cứ vào sổ cái TK 622 tháng 12/2005 (biểu số 15) Sổ cái TK 622 là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng. Sổ cái TK 622 chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng sau khi đã kiểm tra, đối chiếu số liệu. Trên sổ cái TK 622 phải ghi rõ từng thánh trong niên độ kế toán, ghi Có TK 334 đối ứng Nợ với TK 622. 2.2.5. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công * Nội dung khoản mục chi phí sử dụng máy thi công Tại DN chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công bao gồm: - Chi phí thiết bị - Chi phí thuê máy thi công - Chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy thi công - Chi phí NVL cho máy thi công - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khấu hao xe, máy thi công ở các đội máy thi công - Chi phí bằng tiền khác * Tài khoản sử dụng Đối với công trình cải tạo hệ thống điên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không tổ chức đội máy thi công riêng biệt nên không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. Để tập hợp chi phí này, kế toán sử dụng TK623- Chi phí sử dụng máy thi công CT cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí như sau: - TK623.1: Chi phí thiết bị - TK623.2: Chi phí vật liệu - TK623.3: Chi phí thuê máy thi công - TK623.4: Chi phí khấu hao máy thi công - TK623.7:Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK623.8: Chi phí bằng tiền khác * Chứng từ sử dụng Chứng từ làm căn cứ để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công là Hợp đồng thuê máy thi công, các Hóa đơn GTGT, các bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT… Các loại hóa đơn chứng từ này đều do nhân viên thống kê của đội tập hợp về phòng kế toán công ty vào cuối mỗi tháng. *Quy trình ghi sổ - Chi phí thiết bị – TK 623.1 Công trình cải tạo hệ thống điện Lăng CT HCM là một công trình có quy mô tương đối lớn, do đó khoản mục chi phí thiết bị chiếm một tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ chi phí liên quan đến công trình. Các thiết bị bao gồm: bộ nạp ắc quy, tủ điện hạ thế, máy phát điện, tủ tín hiệu điều độ các nguồn cho công trình… Do đặc thù công trình đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị điện hiện đại, có quy mô và số lượng lớn lên các thiết bị điện được mua ngoài và vận chuyển trực tiếp đến chân công trình. Hàng tháng nhân viên thống kê của đội sẽ tập hợp các chứng từ liên quan như: hóa đơn GTGT, bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT (biểu số 16) sau đó chuyển lên phòng kế toán của công ty.Trên bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT phải ghi rõ nội dung hóa đơn, ngày tháng, số hóa đơn, giá tri trứơc thuế và giá trị sau thuế. Số liệu trên bảng kê này được nhân viên kế toán sử dụng ghi sổ chi tiết TK 623.1 (biểu số 17). Trên sổ chi tiết TK 623.1 phải ghi rõ nội dung nghiệp vụ số bảng kê, TK đối ứng theo định khoản như sau: Nợ TK623.1: 517.272.732 Nợ TK133 : 51.727.273 Có TK331,111: 569.000.005 - Chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy thi công: Do công cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình khoán gọn, khi thực hiện thi công công trình thuê toàn bộ máy thi công kèm theo cả người điều khiển nên không phát sinh khoản mục chi phí này. Khi thuê máy thi công thì bên thuê phải chịu trách nhiệm trả tiền thuê máy thi công và tiền nhiên liệu cho máy thi công hoạt động. Các chi phí còn lại như công nhân điều khiển máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công … đều do bên cho thuê chịu trách nhiệm. Tổng công ty phát triển nhà hà nội Công ty đầu tư xây dựng hà nội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Hợp đồng kinh tế Hôm nay ngày 05/12/2005 Chúng tôi gồm có: I.Đại diện bên A: Công ty đầu tư- xây dựng Hà Nội Người đại diện: Hoàng Mạnh Tùng Chức vụ: Đội trưởng II.Đại diện bên B: Công ty Huy Hoàng Người đại diện: Nguyễn Huy Hoàng Chức vụ: Giám đốc Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau: Điều I: Bên A thuê máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy đầm đất và bên B cho thuê cần cẩu, xe vận chuyển vật tư, máy khoan bêtông theo bảng kê dưới đây: STT Tên máy ĐVT Số lợng Đơn giá Thành tiền 1 Cần cẩu ca 1 233,240 233,240 2 Xe vận chuyển vật tư ca 2 117,590 235,180 3 Máy khoan bêtông ca 4 56,470 225,880 Tổng cộng 694,300 (Đơn giá trên chưa bao gồm thuế GTGT) Điều II: Các điều kiện đảm bảo hợp đồng 2.1. Trách nhiệm bên A: -Chuẩn bị hiện trường thi công, nhiên liệu, động lực cho xe, máy. -Cử cán bộ kĩ thuật giám sát thi công. 2.2. Trách nhiệm bên B: -Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, xe, máy để thi công theo đúng tiến độ, kĩ thuật. -Tự chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động, tự phục vụ ăn uống. Đại diện bên A Đại diện bên B - Chi phí NVL - TK623.2 Đối với công trình cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chi phí này bao gồm các chi phí về nhiên liệu dùng cho hoạt động của máy thi công như xăng, dầu và các loại, vật liệu, hóa chất khác. Hàng ngày, nhân viên thống kê tập hợp các hoá đơn, chứng từ về việc mua nhiên liệu, động lực cho máy thi công hoạt động vào bảng kê tổng hợp hoá đơn GTGT (biểu số 18) Cuối tháng 12/2005, các bảng kê tổng hợp hóa đơn GTGT gửi về phòng kế toán của công ty. Kế toán công ty kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính chính xác của các hoá đơn chứng từ …rồi căn cứ vào bảng kê chứng từ để vào sổ chi tiết TK623.2 (biểu số 19) theo định khoản: Nợ TK623.2 : 3.082.899 Nợ TK133 : 308.290 Có TK111 : 3.391.189 - Kế toán chi phí thuê máy thi công – TK623.3 Khoản mục chi phí này bao gồm toàn bộ tiền thuê máy thi công phục vụ cho công trình cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hệ thống máy thi công phục vụ cho công trình được thuê ngoài từ các công ty cho thuê máy. Hợp đồng cho thuê dược ký kết vào thời điểm khi có nhu cầu sử dụng máy thi công. Đối với công trình cải tạo hệ thống điện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh , khoản mục chi phí này chiếm một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0645.doc
Tài liệu liên quan