Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp 3
1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 3
1.1.1 Chi phí sản xuất 3
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất 3
1.1.1.2 Phân loại chi phí 4
1.1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí. 7
1.1.2 Giá thành sản phẩm. 7
1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của giá thành 7
1.1.2.2 Phân loại giá thành 9
1.1.2.3 Đối tượng tính giá thành 10
1.1.2.4 Kỳ tính giá thành 10
1.1.2.5 Ý nghĩa của việc tính giá thành sản phẩm 11
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 11
1.2 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. 12
1.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất . 12
1.2.1.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp 12
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp gián tiếp 12
1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí 13
1.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp thực
hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 13
1.2.2.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 13
1.2.2.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 15
1.2.2.1.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 17
1.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 19
1.2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp. 19
1.2.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 20
1.2.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. 20
1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang 21
1.2.3.1 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương 21
1.2.3.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. 22
1.2.3.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo nvl trực tiếp hoặc theo chi phí
nguyên vật liệu chính. 22
1.2.3.4 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. 22
1.2.4. Các phương pháp tính giá thành 23
1.2.4.1 Phương pháp giản đơn( hay còn gọi là phương pháp trực tiếp) 23
1.2.4.2 Phương pháp tổng cộng chi phí 23
1.2.4.3 Phương pháp hệ số 24
1.2.4.4 Phương pháp tỷ lệ 24
1.2.4.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 25
1.2.4.6 Phương pháp đơn dặt hàng 26
1.2.4.7 Phương pháp phân bước 27
1.2.4.7.1 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước phương án có tính giá thành bán thành phẩm ( Phương án kết chuyển tuần tự) 28
1.2.4.7.2 Tính giá thành theo phương pháp phân bước theo phương án khôngtính giá thành bán thành phẩm (phương án kết chuyển song song). 28
1.2.4.8 Phương pháp định mức 29
1.2.4.9 Phương pháp liên hợp 29
1.2.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 30
1.2.5.1 Hình thức nhật ký sổ cái ( NKSC ) 30
1.2.5.2 Hình thức chứng từ ghi sổ (CTGS ) 31
1.2.5.3 Hình thức nhật ký chung (NKC) 32
1.2.5.4 Hình thức nhật ký chứng từ ( NKCT ) 33
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 34
2.1 Tình hình chung của công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 34
2.1.2 Phương hướng sản xuất kinh doanh chính. 36
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 36
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty. 36
2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát ceramic. 37
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty cở phần gạch ốp lát Thái Bình. 38
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 41
2.1.5.1 Đặc điểm. 41
2.2 Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 43
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 43
2.2.1.1 Đối tượng và phương pháp tính chi phí sản xuất 43
2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 43
2.2.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ liên quan 44
2.2.2.1 Tài khoản sử dụng 44
2.2.2.2 Chứng từ liên quan 44
2.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 45
2.2.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 46
2.2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp 46
2.2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công 53
2.2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 57
2.2.4.3.1 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 57
2.2.4.3.2 Chi phí khấu hao TSCĐ 58
2.2.4.3.3 Chi phí về VL , CC - DC 63
2.2.4.3.4 Chi phí dich vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 66
2.2.5 Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 68
2.2.5.1 Đối với khoản mục NVL trực tiếp 68
2.2.5.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp 69
2.2.5.3 Phân bổ chi phí sx chung 70
2.2.6 Xác định sản phẩm dở dang 74
Chương III: Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 76
3.1 Nhận xét chung về công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 76
3.2 Nhận xét chung về công tác hạch toán kế toán ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 76
3.2.1 Về tổ chức bộ máy kế toán 77
3.2.3 Về công tác kiểm tra kế toán 77
3.3 Đánh giá thực trạng về công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 78
3.3.1 Những ưu điểm của công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 78
3.3.1.1 Về kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào và công tác quản lý chi phí tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình. 78
3.3.1.2 Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 78
3.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 80
3.3.2.1 Về hình thức tổ chức bộ máy kế toán 80
3.3.2.2 Về kỳ tính giá thành 81
3.4 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình 81
3.4.1. Kiến nghị 1 : Về hình thức kế toán tại công ty 82
3.4.2. Kiến nghị 2 : Về quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình . 85
3.4.3. Kiến nghị 3: Lập lại bảng tính giá thành 87
3.4.4. Kiến nghị 4 : Phương hướng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 89
3.4.5. Kiến nghị 5: 91
Kết luận 95
101 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên nợ của các tài khoản đối ứng
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT
Chứng từ gốc, các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Chương II
Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
2.1 Tình hình chung của công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình có tên gọi ban đầu là Công ty gạch ốp lát Thái Bình, được thành lập theo quyết định số 327/QĐ-UB ngày 14/8/1997 của UBND tỉnh Thái Bình, với ngành nghề sản xuất và kinh doanh các loại gạch ceramic cao cấp ốp tường và lát nền, kinh doanh xuất nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất gạch ceramic và xuất khẩu gạch ceramic các loại.
Khi thành lập năm 1997, Công ty gạch ốp lát Thái Bình với sản phẩm chính là gạch Ceramic lát nền ,được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đồng bộ của ITALIA, công nghệ Tây Ban Nha với công suất thiết kế là 1.050.000 m2/năm. Doanh thu công ty đã đạt được trong năm là 50 tỷ VNĐ.
Đến năm 1999, công ty đã đầu tư và mở rộng thêm dây chuyền II sản xuất gạch ceramic ốp tường, nâng công suất sản xuất và cung ứng của công ty lên 2.100.000 m2 gạch ốp lát các loại/năm.Doanh thu của công ty đã nâng lên đáng kể, đạt 73 tỷ VNĐ.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, ngày 09/12/2004, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định số 3067/QĐ-UB v/v chuyển đổi Công ty gạch ốp lát Thái Bình thành Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
Ngày 23/02/2005, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình đã cấp giấy phép kinh doanh số 0803000177 cho Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình với:
Tên gọi :công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Thai Binh Joint Stock Ceramic Tiles Company.
Thương hiệu :Long hau ceramic
Trụ sở chính đặt tại: xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Công ty có các văn phòng đại diện tại Hà Nội( 147 Khuất Duy Tiến-phường Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội), tại Đà Nẵng ( 345 Ngô Quyền-TP Đà Nẵng), tại TP. Hồ Chí Minh (E1/132 Tô Hiến Thành-P15-Q10-TPHCM) .
Số vốn điều lệ:10 tỷ VNĐ, vốn nhà nước chiếm 51%, 49% là vốn của các cổ đông.
Số vốn lưu động: 50 tỷ VNĐ.
Hiện nay ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:sản xuất các mặt hàng ceramic ốp tường, lát nền, dạy nghề ngắn hạn sản xuất gạch ceramic ốp lát và hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm.
Hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình gặp không ít khó khăn , thử thách. Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm, bùng nổ các dây chuyền sản xuất gạch ceramic trong cả nước, làm cho cung vượt quá cầu. Song với sự nỗ nực của mình, công ty vẫn phát triển không ngừng , sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường. Hiện tại công ty có 450 cán bộ công nhân viên ; đội ngũ cán bộ công nhân viên đều được đào tạo đúng ngành nghề , có năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý và sản xuất.Công ty luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tiếp tục học tập, nâng cao trình độ và tay nghề, nâng cao đời sống cho người lao động.
Thị trường tiêu thụ của công ty rộng khắp cả trong và ngoài nước, thị trường nước ngoài chủ yếu là các nước IRAC, Nhật Bản,...Sản phẩm của công ty được khách hàng tiếp nhận và đánh giá cao.Chất lượng gạch ceramic ốp tường và lát nền của công ty đạt nhiều giải thưởng quốc tế: giải thưởng Cúp vàng chất lượng-2003, Cúp Bạch kim Vòm Cung-2004, Cúp Ngôi sao Kim Cương - 2005. Đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm2003 cho thương hiệu LONG HAU CERAMIC, cup bạc chất lượng Việt Nam 2003, cúp Vàng ngành xây dựng Việt Nam cho thương hiệu LONG HAU CERAMIC năm2005...Là doanh nghiệp nhà nước (nay là công ty cổ phần) sản xuất gạch ceramic đầu tiên tại Việt Nam được hợp chuẩn hoá theo quy trình quản lý chất lượng Quốc tế ISO-9000 năm1999,đến năm 2003 được công nhận hợp chuẩn hoá theo quy trình quản lý chất lượng ISO- 9001:2000. Công ty còn được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp TW, bộ, nghành và địa phương cho nhiều thành tích khác của công ty.
Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình phát triển của công ty:
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng doanh thu
98.750.980.760
112.880.780.980
128.900.789.000
Nộp ngân sách
4.012.780.960
4.512.978.520
4.914.512.700
Lợi nhuận sau thuế
1.182.987.340
1.372.095.725
1.542.573.890
Thunhập BQ/người/tháng
1.150.000
1.250.000
1.300.000
2.1.2 Phương hướng sản xuất kinh doanh chính.
Sản xuất và cung cấp các loại gạch ceramic cao cấp ốp tường và lát nền
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình huy động, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh các loại gạch men ốp lát cao cấp.
Tận dụng năng lực thiết bị hiện có, ứng dụng khoa học công nghệ mới, đổi mới công nghệ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, cải tiến thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, động lực.Nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV-LĐ không ngừng nâng cao tay nghề bậc thợ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất.
Thực hiện quy chế dân chủ và chế độ làm theo năng lực, hưởng theo kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện theo hành lang của pháp luật quy định, đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng lãng phí và vi phạm pháp luật.
Công ty chịu trách nhiệm đóng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính.
Tập thể CBCNV-LĐ công ty chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy lao động, quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động.
2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát ceramic.
Gạch ốp lát Cramic được sản xuất theo quy trình công nghệ kiểu phức tạp chế biến liên tục khép kín sản xuất với khối lượng lớn.Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, kết thúc ca máy thì sản phẩm hoàn thành, do đó không có sản phẩm dở dang.
Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát Cramic
Hỗn hợp nguyên liệu
Nghiền bi
Sấy phun
ép
Sấy đứng
Tráng men
In hoa văn
Sấy modul
Nung tuynen
Phân loại
Đóng gói
Nhập kho
Nghiền men
Nghiền mầu
Men
Mầu
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty cở phần gạch ốp lát Thái Bình.
Việc tổ chức quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thiết và không thể thiếu được. Nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, có tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của công ty, bộ máy tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:
- Hội đồng quản trị (HĐQT).
+ Ban giám đốc
+ Ban kiểm soát
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế hoạch
- Phòng kỹ thuật
- Phòng kế toán
- Phòng kinh doanh
- Phân xưởng sản xuất
- Phân xưởng cơ điện
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị của công ty có chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch HĐQT và các thành viên.
Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền lập kế hoạch, chương trình hoạt động của HĐQT; tổ chức việc thông qua các quyế định của HĐQT, chủ toạ họp đại hội cổ đông...
Phó chủ tịch HĐQT có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ do HĐQT phân công, thay mặt chủ tịch HĐQT thực thi công việc được uỷ quyền khi chủ tịch HĐQT vắng mặt. Thành viên HĐQT trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được HĐQT phân công, không uỷ quyền cho người khác.
Giám đốc công ty điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động SXKD của công ty theo quyết định của đại hội đồng cổ đông., quyết định của HĐQT, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật.
Các phó giám đốc công ty (gồm PGĐ kinh doanh và PGĐ sản xuất): trợ giúp giám đốc trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh cũng như các vấn đề trong tổ chức, các vấn đề về khoa học kỹ thuật , chính trị tư tưởng...
Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động SXKD trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội cổ đông...
Các phòng ban chức năng của công ty không trực tiếp quản lý nhưng có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất, các quy trình kỹ thuật, các định mức kinh tế. Cụ thể như sau:
+ Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ tổ chức lao động khoa học hợp lý , quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty , quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương , tiền thưởng trên cơ sở quy chế đã ban hành .
+ Phòng kế toán tài chính : Đảm bảo ghi chép tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty . Là phòng giúp việc cho giám đốc trong công tác tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn đúng chế độ , hợp lý và phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao . Phòng có chức năng chung là thực hiện chế độ hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, phát hiện những chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
+ Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng diều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty , cung ứng và quản lý vật tư sản xuất .
+ Phòng kế hoạch : Tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh , tổ chức quản lý cung ứng NVL để phục vụ sản xuất xử lý các yêu cầu phát sinh trong quá trình sản xuất .
Nhiệm vụ của phòng :
Xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty .
Xây dựng cung ứng vật tư cho sản xuất .
Phân bổ và lập kế hoạch từng tháng , quý , năm để giám đốc ra quyết định điều hành trong tổ chức sản xuất
Quản lý vật tư , thành phẩm và tổ chức bán hàng theo kế hoạch tháng , quý , năm.
+ Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất , kiểm tra chất lượng sản phẩm , chất lượng NVL đưa vào sản xuất .
Nhiệm vụ của phòng:
Quản lý toàn bộ thiết bị kỹ thuật của cong ty , các thông số kỹ thuật và quy trình công nghệ , tổ chức theo dõi việc sử dụng thiết bị máy móc thiết bị và lập kế hoạch sửa chữa.
Giải quyết các sự cố trong sản xuất , xây dựng nội dung , quy trình , quy phạm máy móc thiết bị và thực hiện các biện pháp quản lý kỹ thuật , an toàn lao động .
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng cơ điện
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
2.1.5.1 Đặc điểm.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt dộng và quy mô sản xuất, công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, công ty có một phòng kế toán đóng tại trụ sở chính.
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán BRAVO , áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Niên độ kế toán công ty áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 .
Kỳ kế toán được tính theo tháng, quý.
Chế độ kế toán công ty áp dụng theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC.
Phòng kế toán có chức năng thu nhận và xử lý thông tin , cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty hiện nay bao gồm 6 người:
Ông Nguyễn Xuân Thuỷ - Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty. Kế toán trưởng là trợ thủ cho Tổng Giám đốc trong kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về mọi mặt của công tác kế toán ở công ty.
Ông Nguyễn Đình Phúc - Kế toán phó(Bộ phận kế toán tổng hợp): tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm ,lên các báo cáo kế toán định kỳ, ngoài ra còn kiểm kê tính toán tài sản cố định và tiền lương.
Bà Đinh Thanh Hương - Bộ phận kế toán thanh toán công nợ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:lập các phiếu thu, phiếu chi, bảng kê các khoản thanh toán.
Ông Phạm Mạnh Cường - Bộ phận kế toán vật tư : theo dõi phản ánh về số hiện có, tình hình nhập xuất vật tư.
Bà Bùi Hải Lý - Bộ phận kế toán tiêu thụ thành phẩm : chịu trách nhiệm hạch toán nhập xuất kho thành phẩm tiêu thụ.
Ông Lê Ngọc Tân - Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, và quyết toán công trình của công ty.
Để công tác kế toán đạt hiệu quả, công ty đã tổ chức nên một bộ máy kế toán mà trong đó hầu hết các nhân viên đều có trình độ đại học, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán vật tư
Bộ phận kế toán công nợ, tiền mặt, TGNH
Bộ phận kế toán đầu tư xây dựng cơ bản
Bộ phận kế toán tiêu thụ thành phẩm
Bộ phận kế toán tổng hợp
2.2 Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình.
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
2.2.1.1 Đối tượng và phương pháp tính chi phí sản xuất
- Đối tượng hạch toán chi phí :2 loại sp gạch ốp và gạch lát
-Phương pháp tập hợp chi phí: Phương pháp kê khai thường xuyên
2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
+ Đối tượng tính giá thành
Tại Công ty cổ phần gạch ốp lát thái bình đối tượng tính giá thành là : Sản phẩm gạch lát ceramic và sản phẩm gạch ốp ceramic.
+Kỳ tính giá thành được tính theo từng quý. Cuối quý kế toán tổng hợp tiến hành công việc tính giá cho các đối tượng tính giá thành
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp dựa trên số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong quý và chi phí của sản phẩm lao động đã xác định , giá thành của sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản mục chi phí.
Công thức:
∑ Zsp
=
Giá trị sp dở dang ĐK
+
CPPS trong kỳ
-
Giá trị sp dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị = ∑ Giá thành / số lượng sp hoàn thành nhập kho
2.2.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ liên quan
2.2.2.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng các tài koản 621, 622,627,154, để hạch toán chi phí sản xuất.
Cụ thể như sau:
TK 621:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: Giá trị nguyên vật liệu xương, men màu, hoá chất, CCDC, phụ tùng thay thế, sử dụng cho việc SXSP.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : Tiền lương và các khoản trích trên lương của công nhân sản xuất
TK 627: Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân công phân xưởng , chi phí vật liệu , CCDC phục vụ phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
2.2.2.2 Chứng từ liên quan
+ Các phiếu xuất kho
+ Bảng tính lương
+ Các phiếu thu chi
2.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Các phiếu thu, chi, bảng kê chi phí nhân công
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng báo cáo tài chính
Sổ các tài khoản 621. 622,627
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ ghi sổ: TK 621, 622,627
Phân loại chứng từ và nhập dữ liệu
Sổ chi tiết CPSX: TK 621, 622,627
Bảng tính giá thành sản phẩm
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
2.2.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình
2.2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp
Trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm gạch ốp lát thì chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn do đó việc hạch toán chính xác đầy đủ chi phí có vai trò quan trọng trong quá trình xác định lượng tiêu hao vật chất cho quá trình sản xuất .
Tại công ty cổ phần gạch ốp lát thái bình chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí NVL xương, men màu và hoá chất. Trong đó
+ NVL chính : Đất sét , thạch anh , cao lanh , đá vôi gọi chung là NVL xương
+ NVL phụ : Men , màu , hoá chất
Để hạch toán, quản lý NVL kế toán mở TK152”Nguyên vật liệu”.TK này có các TK cấp II sau:
- TK1521.Giá trị NL xương
- TK1522.Giá trị men màu
- TK 1523.Nhiên liệu khí,điện
- TK1524.Phụ tùng thay thế
Khi phát sinh chi phí NVL dùng cho sản xuất thì toàn bộ các chi phí này được tập hợp vào bên Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” và đến cuối kỳ được chuyển vào TK154 để tính giá thành.
- TK621 được mở chi tiết:
- TK 62111.chi phí NVL xương cho gạch lát
- TK62112.Chi phí men màu cho sp gạch lát
- TK 62121.Chi phí NVL xương cho sp gạch ốp
- TK 62122.Chi phí men màu cho sp gạch ốp
NVL xuất kho ở công ty chủ yếu để sx sản phẩm trên cơ sở chứng từ xuất kho đã phân loại kế toán tập hợp theo dõi từng bộ phận tiếp nhận vật tư để phản ánh kịp thời và bố trí chính xác cho từng đối tượng cụ thể là:
Khi xuất NVL dùng cho sx kế toán căn cứ vào phiếu đề nghị cấp phát vật tư để viết phiếu xuất kho sau đó vào sổ chi tiết 152 .Các phiếu xuất kho hàng ngày được cập nhật vào máy tính đến cuối quý kế toán chốt sổ và trên phương trình kế toán máy sẽ tự tính giá trị thực tế của NVL xuất dùng theo phương pháp “đơn giá bình quân gia quyền”.
Công thức tính :
Đơn giá NVL thực tế bquân xuất dùng
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ+Số lượng NVL nhập trong kỳ
Giá trị thực tế của NVL xuất dùng trong kỳ
=
Số lượng NVL xuất dùng trong kỳ
x
Đơn giá thực tế bình quân
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán vật tư hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, đồng thời ghi sổ chi tiết và sổ cái TK152 . Cụ thể như sau:
_Xuất NVL xương trực tiếp cho sản xuất gạch lát
Nợ TK 62111: CP NVL xương trực tiếp cho SX gạch lát
Có TK 1521: NL xương
_Xuất NL xương cho SX gạch ốp
Nợ TK 62121: CPNVL xương trực tiếp SX gạch ốp
Có TK 1521: : NL xương
_Xuất men màu trực tiếp cho sản xuất gạch lát
Nợ TK62112: CP men màu trực tiếp cho SX gạch lát
Có TK 1522: NL men màu
_Xuất men màu trực tiếp SX gạch ốp
Nợ TK 62122 : CP men màu trực tiếp cho Sx gạch ốp
Có TK 1522 :NL men màu
Cuối quý kế toán vật tư cập nhật các số liệu thực tế xuất trên các phiếu xuất kho lên máy để lưu giữ .Đồng thời lập bảng kê xuất NVL và bảng phân bổ vật liệu
Sau khi lập bảng kê xong, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ với mỗi bảng kê.Bảng kê xuất NVL thì lập chứng từ ghi sổ xuất kho,còn bảng kê nhập NVL thì lập chứng từ nhập kho.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ xuất nhập NVL kế toán lên sổ cáiTK 621 và TK 152
Bảng kê phiếu xuất
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/03/2007
Chứng từ
Diễn giải
Mã
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ngày
Số
03/01
857
Xuất men ENGOB
12.909.419
Thạch anh men
020303
250,00
699,99
175.000
Trường thạch men
020304
1.200,00
999,99
1.200.000
Đất sét men
020305
960,00
451,01
432.977
ZKCON Nam phi
F.ZC
400,00
19.260,35
7.704.144
AL2O3
026005
400,00
8.493,24
3.397.298
07/01
858
Xuất dầu điezen cấp xe xúc
1.233.241
Dầu diêzen
0302
200,00
6.166,20
1.233.241
07/01
859
Xuất bài màu (H124=4000 m2)
1.100.096
Vàng cam đậm
CT1202
1,45
384.294,84
557.228
Vàng chanh
CT1301
0,88
122.676,40
107.954
Xanh cobalt đậm
CT1402
0,88
432.020,40
380.178
Màu đen tuyền
CT1701
0,22
193.496,59
42.569
Màu nâu hồng
CT1800
0,11
110.605,05
12.167
31/01
1083
Xuất nguyên liệu sản xuất xương gạch ốp
173.472.080
Đất sét Trúc Thôn
FA1
757.520,0
229,00
173.472.080
Cộng quý
15.373.886.990
Sổ chi tiết
tài khoản : 6212
sản phẩm : gạch ốp
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
SDDK
.........
..........
..............
859
07/01
Xuất bài màu SX gạch ốp
1523
1.100.096
.........
.......
..................
1083
31/01
Xuất đất sét trúc thôn sx
xương gạch ốp
1521
173.472.080
.........
...........
.............
K/C chi phí NVLTT
154
4.200.000.000
Cộng phát sinh quý
4.096.547.947
4.096.547.947
SDCK
Sổ chi tiết
tài khoản : 6211
sản phẩm : gạch lát
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
SDDK
.........
..........
..............
857
03/01
Xuất bài men ENGOB sản xuất gạch lát
1522
12.909.419
........
........
.....................
K/C chi phí NVLTT
154
3.517.923.900
Cộng phát sinh quý
3.641.375.953
3.641.375.953
SDCK
Công ty cổ phần gạch ốp lát thái bình
Mẫu số s02a - DN
Đông Lâm - Tiền Hải - Thái Bình
Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC
Chứng từ ghi sổ (trích sổ)
Tháng 1 năm 2007
Chứng từ xuất kho NVL
số 11
Đơn vị tính: VNĐ
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Xuất bài men ENGOB sản xuất gạch lát
62112
1522
12.909.419
Xuất dầu điêzen cấp xe xúc
6275
1523
1.233.241
Xuất bài màu sản xuất
gạch ốp
62122
1522
1.100.096
Xuất đất sét trúc thôn sx
xương gạch ốp
62121
1521
173.472.080
Cộng
3.980.652.000
Công ty cổ phần gạch ốp lát thái bình
Mẫu sổ : S 02 c1 – DN
Đông lâm - Tiền hải – Thái Bình
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC
Sổ CáI TàI KHOảN
TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Quý I/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số
Nợ
Có
Số dư đầu quý I
.
..
03/01
11
Xuất bài men ENGOB sx gạch lát
1522
12.909.419
.
.
07/01
11
Xuất bài màu sx gạch ốp
1523
1.100.096
.
.
..
31/01
11
Xuất đất set trúc thôn sx xương gạch ốp
1521
173.472.080
.
31/03
Kết chuyển chi phí để tính giá thành
154
7.737.923.900
Cộng phát sinh quý I
7.737.923.900
7.737.923.900
Số dư cuối quý I
2.2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công
Tiền lương là bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác chi phí tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm , cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp .
Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận chủ yếu trong toàn bộ chi phí nhân công nói chung của công ty . Nó là khoản mục chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm theo chế độ quy định . Tại công ty cổ phần gạch ốp lát thái bình khoản mục chi phí này bao gồm : Tiền lương , BHXH , BHYT và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất được trích theo tỷ lệ quy định trên số tiền lương chính của CNTT sản xuất.
Cách tính lương :
- Đối với lao động trực tiếp sản xuất
+ Để thúc đẩy phát triển sản xuất và khích lệ tinh thần làm việc doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho lao động trực tiếp sản xuất . Theo hình thức này quỹ tiền lương được lập thông qua đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành.
+ Công thức tính :
Tiền lương
khoán sp của
1 CNTTSX
=
Đơn giá tiền lương x(cả tổ làm ra)
x
Số ngày công của người
công nhân
ố ngày công (cả tổ)
- Đối với lao động gián tiếp công ty trả lương theo thời gian. Đồng thời công ty cũng áp dụng hình thức thưởng cho CNSX theo quy định của công ty : Thưởng cho công nhân sản xuất ra sp có chất lượng tốt , năng xuất cao ... Từ đó sẽ khuyến khích động viên người lao động tích cực làm việc và không ngừng nâng cao năng suất lao động.
+ Ngoài ra doanh nghiệp cũng tiến hành trích BHXH , BHYT và KPCĐ theo quy định của chế độ kế toán tài chính :
Trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh = 15% x lương chính
Trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh = 2% x lương chính
Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh = 2% x lương chính
- Về mặt hạch toán để phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các tài khoản :
+TK 334 (3341) : phải trả công nhân viên
+TK 338 : Phải trả , phải nộp khác
3382 : Kinh phí công đoàn
3383 : BHXH
3384 : BHYT
+Để tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp
- Hàng tháng bộ phận tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào phiếu xác nhận hoặc công hoàn thành , kết hợp phiếu báo nghiệm thu sản phẩm do phân xưởng báo lên để tính lương cho CNTTSX . Đồng thời dựa vào bảng chấm công và các phiếu làm thêm giờ , thêm ca để tính lương cho công nhân sản xuất
- Trên cơ sở đó kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho các phân xưởng , bộ phận và tiến hành trính quỹ BHXH ,BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định sau đó vào sổ kế toán , lập bảng phân bổ tiền lương . Căn cứ để vào sổ cái TK 622 là bảng phân bổ tiền lương
VD : Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương phân xưởng sản xuất tháng 1 quý I năm 2007 ta có định khoản sau:
Nợ TK 622 : 731
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6648.doc