Ở Công ty tiến hành đánh giá thực hiện công việc còn mang tính bình quân, nhất là việc chấm công còn thiếu công bằng. Hiện nay còn một số người lao động thường hay đi làm muộn. Theo em trong thời gian tới nên thực hiện việc chấm công tốt hơn. Bất kể cán bộ hay người lao động, không được cả nể việcnày. Và trong giờ làm việc phòng tổ chức nên cử người đi theo dõi tình hình làm việc trong toàn công ty để xem ý thức làm việc của mọi người, có ai rời vị trí của mình đi nơi khác trong giờ làm việc hay không, xem trong quá trình làm việc người lao động có vướng mắc gì?
Để hoạt động đánh giá thực hiện công việc trong công ty được tốt, phải tổ chức tốt công tác đánh giá thực hiện công việc. Trước khi đánh giá, lãnh đạo công ty cần thành lập hội đồng đánh giá, nêu rõ vị trí của từng người, đồng thời có lịch thông báo về kế hoạch đánh giá.
50 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức lao động ở Công ty vận tải Biển Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc tự giác, nhiệt tình, có trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kế hoạch kích thích vật chất rất đa dạng, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: tiền thưởng, hình thức trả lương, mức lương khác nhau, các hình thức phạt, kỷ luật bằng kinh tế, đánh vào thu nhập của nhân viên.
- Đối với hệ thống tiền lương: Toàn bộ tiền lương của các đơn vị công ty, xí nghiệp trả cho nhân viên do công việc họ làm là động lực chủ yếu giúp nhân viên làm thuê duy trì và nâng cao mức sống của họ và gia đình, do đó đối với mỗi mức độ lương được trả khác nhau sẽ có các mức chất lượng công việc khác nhau được thực hiện tương ứng.
- Những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống tiền lương:
+ Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu và có thể kiểm tra nhanh chóng.
+ Trong tiền lương phải có hai phần cứng và mềm: phần cứng là thu nhập ổn định tương đối theo thời gian, phần mềm là phần lương thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của từng thời điểm kinh doanh và dễ dàng điều chỉnh được.
+ Hệ thống tiền lương phải tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp lí, thể hiện được tính công bằng giữa các nhân viên trong công ty, có sự so sánh với hệ thống tiền lương của các công ty khác và mức lương trung bình của toàn xã hội.
+ Trả lương phải căn cứ vào năng lực, mức độ đóng góp của từng nhân viên, giúp đỡ nhân viên trong các trường hợp đặc biệt.
- Các hình thức trả lương chủ yếu hiện nay gồm có:
+ Trả lương theo sản phẩm, chất lượng sản phẩm: căn cứ vào số lượng và đơn giá sản phẩm làm ra của mỗi nhân viên để xác định mức lương hợp lý cho người lao động. Đây là hình thức trả lương phổ biến nhất hiện nay, nhất là đối với các công nhân trong lĩnh vực sản xuất và các nhân viên trong lĩnh vực tiêu thụ. Hình thức trả lương này gắn liền mức độ hoàn thành công việc của mình.
+ Trả lương theo thời gian: áp dụng đối với những loại lao động mà không thể tính được khối lượng sản phẩm, không định mức lao động chính xác được.
+ Trả lương khoán theo doanh số: Đối với doanh nghiệp thuần tuý thì thường lấy doanh số bán ra trong một thời gian nhất định làm cơ sở để tính lương. Hình thức trả lương này đôi khi không phù hợp do người lao động sẽ chỉ quan tâm đến doanh số bán ra mà không để ý đến uy tín, chất lượng của sản phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Lương kết hợp với thưởng: Hình thức này nhằm khắc phục đối với những hạn chế của các hình thức trả lương trên và cũng tạo ra sự kích thích đối với nhân viên trong công ty. Tuy nhiên hình thức trả thưởng phải đi đôi với phạt trong một số trường hợp vi phạm kỷ luật.
5.2. Những khuyến khích về mặt tinh thần
Kích thích vật chất đối với người lao động là những điều kiện cần thiết trong công tác quản trị và phát huy nguồn nhân lực doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây thì chưa đủ, do nhu cầu, mong muốn của con người là vô tận. Ngoài những nhu cầu quan trọng và không thể thiếu được. Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về đời sống tinh thần càng đòi hỏi bức thiết hơn. Nếu một doanh nghiệp biết quan tâm tới đời sống tinh thần của người lao động sẽ thúc đẩy được năng suất lao động ngày một tăng lên, lòng trung thành đối với doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, tạo động lực cho sự phát triển của người lao động và gắn đời sống của người lao động với sự sốn còn của doanh nghiệp, buộc họ phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với doanh nghiệp.
Có rất nhiều biện pháp tổ chức hoạt động tinh thần cho cán bộ công nhân viên như: Tổ chức tham quan du lịch cho người lao động: tổ chức thăm hỏi tặng quà nhân dịp cuối năm, ngày lễ, ngày tết, ngày kỉ niệm của công ty, ngày cưới xin của người lao động, thăm hỏi ủng hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, tổ chức các hoạt động thể thao văn nghệ Tuy vậy, điều đó phụ thuộc vào đặc điểm lao động của mỗi nước, mỗi khu vực do tính chất đặc thù về văn hoá và truyền thống dân tộc quyết định.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
1. Các nhân tố bên trong tổ chức có ảnh hưởng quan trọng tới tổ chức lao động
Dưới đây ta xem xét một số đặc điểm quan trọng trong nhân tố này.
1.1. Mục tiêu của tổ chức
Mỗi một tổ chức có một nhiệm vụ và mục đích riêng của mình. Do đó các nhà quản lý đều nắm rõ công việc tổ chức cần thực hiện. Mỗi một bộ phận, mỗi phòng đều có nhiệm vụ riêng để thực hiện được mục tiêu chung của tổ chức. Đặc biệt đối với công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển dụng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì mục tiêu của tổ chức có ảnh hưởng quan trọng. Dựa vào nhiệm vụ của tổ chức để có thể sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
1.2. Bầu không khí văn hoá của tổ chức
Một tổ chức bất kỳ cũng có bầu không khí riêng, đó chính là môi trường tâm lí xã hội.
Nó được định nghĩa như một hệ thống giá trị các niềm tin, các thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, tác động vào cấu trúc chính qui tạo ra chuẩn mực hành vi. Nó điều khiển các thành viên của mình nên xử sự như thế nào.
Trong mọi tổ chức có một hệ thống khuôn mẫu riêng, các giá trị, các biểu tượng, nghi thức, lịch sử.
Trong một tổ chức có thể xảy ra: một cực là bầu không khí khép kín, các quyết định đều được cấp quản trị cấp cao làm ra, cấp quản trị và cấp dưới thiếu tin tưởng lẫn nhau, bí mật bao trùm công nhân viên không được khuyến khích đề ra các sáng kiến và giải quyết các vấn đề.
Thông thường thì bầu không khí văn hoá chung của một tổ chức trong thực tế rơi vào hai cực nói trên. Chính vì vậy bầu không khí văn hoá của tổ chức ảnh hưởng đến sự hoàn thành công tác trong khắp tổ chức và hậu quả là ảnh hưởng đến sự thoả mãn của công nhân viên. Điều này khẳng định rõ bầu không khí văn hoá có ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực.
1.3. Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hợp các yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo, khả năng đáp ứng công việc, khả năng thích nghi vào công việc. Một tổ chức muốn hoạt động tốt, có hiệu quả cao thì bên cạnh các mặt như: tài chính, marketing, máy móc thiết bị, cơ hội tốt thì chắc chắn chất lượng NNL là nhân tố không kém phần quan trọng. Nếu NVL có chất lượng totó thì việc quản lý và sử dụng con người trong tổ chức trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Và ngược lại, với một đội ngũ chất lượng kém hiệu quả làm việc của tổ chức giảm đi rất nhiều. Và lúc đó các nhà quản lý cần có một chính sách để nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công việc.
1.4. Chính sách của công ty
Các chính sách này tuỳ thuộc vào chiến lược dùng người của công ty. Các chính sách là kim chỉ nam hướng dẫn, chứ không phải luật lệ cứng nhắc, do đó nó cần linh hoạt, đòi hỏi phải giải thích và cân nhắc. Nó có một ảnh hưởng quan trọng đến cách hành xử công việc của các cấp quản trị. Chẳng hạn như công ty có chính sách "mở cửa" cho phép nhân viên đưa vấn đề rắc rối lên cấp cao hơn nếu không được giải quyết ở cấp trực tiếp quản lí mình. Biết rằng cấp dưới có thể đưa vấn đề lên cấp cao hơn, các cấp quản trị cố gắng giải quyế vấn đề ở cấp mình cho xong.
1.5. Nguồn tài chính của công ty
Công ty sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư trang thiết bị, đổi mới dây chuyền sản xuất, mua dự trữ nguyên vật liệu, đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, chi phí cho công tác tuyển dụng Như vậy nguồn tài chính của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nhân lực của công ty, công ty có nguồn tài chính vững mạnh sẽ giúp cho công ty quản trị nhân lực được tiến hành dễ dàng hơn.
1.6. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao gồm: máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển, bến bãi kho hàng Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại phải đòi hỏi người công nhân có kỹ năng sử dụng thành thạo, có sự am hiểu về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Do đó, đòi hỏi nhà quản trị nhân lực phải biết sử dụng và bố trí đúng người vào những công việc cụ thể sao cho người lao động đã được bố trí đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Thiết bị văn phòng tốt trực tiếp giúp cho các nhà quản trị nhân lực thực hiện công việc của mình nhanh chóng, dễ dàng, chính xác hơn. Do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã có ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực vì nó đòi hỏi các nhà quản trị nhân lực cần có chính sách bố trí, phân công nguồn nhân lực của mình sao cho phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
1.7. Đặc điểm về sản phẩm
Nếu các sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú thì công tác quản trị nhân lực trong công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý và sử dụng lao động. Đòi hỏi người QTNL phải sắp xếp một cách khoa học trong từng công đoạn của một sản phẩm và kết hợp trong sản xuất các sản phẩm khác để đạt hiệu quả trong công việc. Có những sản phẩm mang tính chất thời vụ thì cần phải có kế hoạch sắp xếp người lao động khi công việc cần, còn khi hết công việc thì phải tạo ra công việc khác cho người lao động hoặc phân tán người lao động về các đơn vị sản xuất khác. Như vậy đặc điểm về sản phẩm cũng có ảnh hưởng đến công tác QTNL trong công ty. Nó đặt ra yêu cầu là các nhà QTNL phải có kế hoạch về nguồn nhân lực để bố trí kịp thời ngay khi công việc sản xuất sản phẩm có nhu cầu cần người.
2. Các nhân tố bên ngoài
2.1. Bối cảnh kinh tế
Chính sách kinh tế của Nhà nước cũng như chiến lược phát triển con người là hai mục tiêu cùng tồn tại song song trong chiến lược phát triển của một quốc gia. Vì thế, chủ trương của bất kỳ một tổ chức nào cũng hướng tới công tác QTNL có hiệu quả nhất để đẩy mạnh chiến lược phát triển con người trước tình hình mới.
2.2. Dân số và lao động
Chính sách dân số cũng như những ảnh hưởng của yếu tố lao động là không thể thiếu trong công tác QTNL. Chính những vấn đề này tác động trực tiếp tới hoạt động QTNL trên nhiều phương diện như nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng, phân bố lực lượng lao động
2.3. Pháp luật
Tất cả các hoạt động của tổ chức đều nằm trong khuôn khổ pháp lý. Vì vậy, QTNl chịu tác động của yếu tố luật pháp, tránh không vi phạm qui định Nhà nước. Đồng thời không tham gia vào những hoạt động trái pháp luật bảo đảm sự phát triển lành mạnh của tổ chức.
2.4. Khoa học kỹ thuật
Một đất nước phát triển sẽ không loại trừ tác động của yếu tố của khoa học kỹ thuật. Chính nó là nguyên nhân cho sự đổi mới trong cách nhìn nhận, đánh giá và khuyến khích nguồn nhân lực hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm những lực lượng lao động đảm bảo yêu cầu, tăng cường công tác QTNL một cách hữu hiệu nhất.
2.5. Đa dạng hoá lực lượng lao động
Một trong những thách thức quan trọng và phổ biến nhất của các tổ chức hiện đang đối mặt là phải lắp ráp những con người khác nhau vào cùng một tổ chức. Trong một tổ chức có thể có cơ cấu tuổi khác nhau, cơ cấu trình độ khác nhau, cơ cấu văn hóa khác nhau. Vì thế để thực hiện hoạt động quản trị nhân lực một cách có nhiệu quả cần có sự hiểu biết lực lượng lao động một cách chính xác.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới, việc sử dụng lao động ngày càng mang tính đa dạng hoá về nguồn gốc lao động. Tính đa dạng hoá lao động tác động lớn đến quá trình QTNL ở cả hai mặt: một mặt, cho phép doanh nghiệp sử dụng đội ngũ lao động được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh của nguồn lao động, nâng cao khả năng lao động của người lao động. Mặt khác, việc sử dụng đa dạng nguồn nhân lực cũng tạo ra sức ép buộc bộ máy quản trị phải tính toán sử dụng hiệu quả lực lượng lao động mới có thể tạo ra và duy trì khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
2.6. Xu hướng phát triển văn hoá- xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng vượt ra khỏi giới hạn của nhu cầu vật chất và đòi hỏi nâng cao nhu cầu về đời sống tinh thần. Các đòi hỏi của người lao động không phải chỉ là tiền lương mà là các nhu cầu về văn hoá - xã hội ngày càng phong phú, là đòi hỏi về sự phát triển nhân cách, Nền kinh tế mở từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới càng đẩy nhanh quá trình này.
Những yêu cầu về đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần như tiền lương, thời gian lao động, điều kiện làm việc, phát triển nhân cách, phát triển đời sống văn hoá, của người lao động được bảo vệ nhờ luật pháp và tổ chức công đoàn.
QTNL trong doanh nghiệp phải vừa khai thác tối đa tiềm năng lao động nhằm thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp cũng như lợi ích của người lao động, lại vừa phải phù hợp với các yêu cầu của luật pháp và các đòi hỏi của tổ chức công đoàn.
III. SỰ CẦN THIẾT, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
1. Sự cần thiết của công tác tổ chức lao động
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, lao động là nguồn chủ yếu để nâng cao tích luỹ, phát triển kinh tế và củng cố chế độ. Quá trình sản xuất đồng thời là quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quá trình sản xuất chỉ xảy ra khi có sự kết hợp giữa ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người, thiếu một trong ba yếu tố đó quá trình sản xuất không thể tiến hành được.
Tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ tác động được với nhau và biến đổi thành sản phẩm khi có sức lao động của con người tác động vào. Vì vậy, lao động của con người luôn là yếu tố chính của quá trình sản xuất, chúng ta rút ra được tầm quan trọng của lao động trong việc phát triển sản xuất như sau:
- Phát triển sản xuất nghĩa là phát triển ba yếu tố của quá trình sản xuất cả về quy mô, chất lượng và trình độ sản xuất, do đó tất yếu phải phát triển lao động. Phát triển lao động không có nghĩa đơn thuần là tăng số lượng lao động mà phải phát triển hợp lý về cơ cấu ngành nghề, về số lượng và chất lượng lao động cho phù hợp với sự phát triển của sản xuất, tức là phát triển lao động phải tiến hành đồng thời với cách mạng kỹ thuật.
- Cách mạng khoa học kỹ thuật là những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, xác lập được những hình thức lao động hợp lý hơn trên quan điểm giảm nhẹ sức lao động, cải thiện đối với sức khoẻ con người, điều kiện vệ sinh, môi trường, bảo hộ, tâm sinh lý và thẩm mỹ trong lao động.
- Lao động là nguồn chủ yếu để nâng cao tích luỹ, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội loài người. Vì vậy tổ chức lao động hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề như quyết định trực tiếp đến năng suất lao động cao hay thấp; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm; Đảm bảo thực hiện tốt hay xấu các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch và các công tác khác; Quan hệ sản xuất trong xí nghiệp có được hoàn thiện hay không, có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy sản xuất phát triển hay không vv
2. Đặc điểm và yêu cầu của việc tổ chức lao động
2.1. Các đặc điểm cơ bản.
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trong quá trình tổ chức lao động, ngành bưu chính viễn thông có một số đặc điểm sau:
- Là tổ chức kinh tế hoạt động đa ngành đa lĩnh vực nhưng lại có một chức năng chung là phục vụ truyền đưa tin tức cho các ngành kinh tế quốc dân và nhân dân.
- Hoạt động bưu chính viễn thông vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa là công cụ chuyên chính phục vụ mọi nhu cầu thông tin liên lạc của Đảng, Nhà nước, phục vụ an ninh quốc phòng.
- Cơ sở thông tin trải rộng khắp nơi, liên kết thành một dây chuyền thống nhất trong phạm vi cả nước, nhiều chức danh lao động phải thường xuyên lưu động trên đường. Do khối lượng công việc không đồng đều giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày trong tuần , giữa các tuần trong tháng, giữa các tháng trong năm nên tổ chức lao động đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc giờ nhiều việc bố trí nhiều người, giờ ít việc ít người, thực hiện điều độ lao động thay thế nghỉ bù theo ca kíp.
- Thời gian làm việc của ngành bưu chính viễn thông liên tục suốt ngày đêm 24/24 giờ trong ngày và 365 ngày trong năm không kể mưa, nắng, gió, bão , tết ,lễ.
2.2. Yêu cầu của việc tổ chức lao động
Do tính chất sản phẩm và yêu cầu phục vụ, tổ chức lao động ngành bưu chính viễn thông phải đảm bảo yêu cầu sau:
-Lãnh đạo,chỉ đạo sản xuất phải tập trung, mọi lao động phải chấp hành kỷ luật nghiêm, tự giác trong làm việc.
- Tổ chức lao động phải khoa học, hợp lý và phải có sự hợp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, thể lệ khai thác thiết bị và nghiệp vụ bưu chính viễn thông.
- Trong quản lý phải thực hiện nghiêm chỉnh Đảng lãnh đạo, cá nhân thủ trưởng phụ trách, phát huy tốt chức năng các bộ phận tham mưu và tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm tiên tiến, học tập và noi gương người tốt, việc tốt trong ngành và các đơn vị.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty vận tải Biển Bắc
Công ty vận tải Biển Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước ngành vận tải hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tiền thân là Tổng Công ty vận tải sông I, khi tổ chức lại ngành đường song I, khi tổ chức lại ngành đường sông vào năm 1993, Bộ Giao thông vận tải đã chuyển đổi tổ chức Tổng Công ty vận tải đường sông I thành Công ty vận tải Biển Bắc là quyết định Nhà nước theo quyết định số 1108 QĐ/TCCB-LĐ ngày 3/6/93- Bộ GTVT là doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 338/TTg và được giới hạn doanh nghiệp theo nghị định 50/Công ty cổ phần TM An Phúc ngày 28/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ, mã số ngành kinh tế kỹ thuật 25.
- Trụ sở chính đặt tại 278 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội.
- Tài khoản tiền Việt Nam: 710A - 00155 tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội.
- Tài khoản ngoại tệ: 362.111.370.506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Khi mới thành lập Công ty vận tải Biển Bắc trực thuộc Cục đường Sông Việt Nam, sau một thời gian hoạt động công ty gia nhập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo quyết định 598/TTg ngày 30/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty là Norwat.
Từ khi thành lập cho đến nay công ty không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế thị trường, nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công ty ngày càng phát triển mở rộng sản xuất, đa phương thức, đa ngành nghề kinh doanh.
Hiện nay công ty có 3 chi nhánh tại: Hải phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, 3 trung tâm và xí nghiệp cơ Bắc.
Là doanh nghiệp Nhà nước nhưng vốn ngân sách chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của công ty: 837 triệu đồng trong tổng vốn khi thành lập là 3804 triệu đồng.
Trong thời gian hoạt động đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui, cơ bản. Nhiệt tình tận tuỵ với công việc đã nhanh chóng trưởng thành tích luỹ được kinh nghiệm, tiếp thu và nắm bắt được những kiến thức, công nghệ và phương pháp quản lý mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu, xây dựng được uy tín và độ tin cậy đối với khách hàng trong và ngoài nước, dù với khách hàng khó tính nhất, góp phần mở rộng thương hiệu của công ty trên thị trường.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng phương tiện của Công ty đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bộ luật an toàn quốc tế trong ngành Hàng Hải, đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận phù hợp (D.O.C) và giấy chứng nhận quản lý an toàn (S.M.C) cho tất cả các tàu hoạt động trên tuyến quốc tế của Công ty khai thác.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng
- Kinh doanh vận tải biển trong nước và quốc tế bằng các phương thức:
+ Vận tải conteiner trực tiếp
+ Đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải, đường bộ và hàng không.
+ Vận tải hàng rời, hàng khô, hàng lỏng
+ Dịch vụ vận tải đa phương thức
2.2. Các dịch vụ cung cấp:
- Khai thác đội xe vận tải container bằng đường bộ.
- Tổ chức dịch vụ giao nhận vận tải container từ kho đến kho và vận tải đa phương thức qua các phương thức đường sắt, đường bộ.
- Đại lý cho các hãng tàu container nước ngoài.
- Kinh doanh kho bãi và các dịch vụ quanh kho bãi.
- Dịch vụ vận tải quốc tế.
3. Mục tiêu, phương châm kinh doanh của công ty
- Đảm bảo an toàn để sản xuất vì việc làm và đời sống của công nhân lao động, vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xây dựng công đoàn Công ty ổn định và phát triển.
- Giáo dục đào tạo "con người hàng hải có kiến thức, năng đọng, văn minh, sống nghĩa tình" góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Công ty vận tải Biển Bắc luôn thực hiện phương châm "lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng-khách hàng là chìa khoá để tạo khả năng sinh lợi nhuận". Quan điểm trên đồng nghĩa với việc khẳng định "chìa khoá để đạt được mục tiêu của công ty là xác định được những nhu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu và đảm bảo mức hoạt động thoả mãn bằng những chất lượng dịch vụ và hiệu quả khác biệt trên thị trường".
Để có thể thực hiện phương châm trên công ty quan tâm chặt chẽ đến chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng và vượt cao hơn yêu cầu và mong đợi của khách hàng bằng cách:
- Xây dựng hệ thống qui trình điều hành sản xuất kinh doanh từ khâu thực hiện cho đến hoàn thiện chứng từ, đảm bảo giảm thiểu những trục trặc bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, không làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của khách hàng
- Xây dựng chính sách hợp lý đảm bảo hiệu quả cũng như lợi ích kinh doanh của công ty và các bạn hàng.
Với quan điểm này, công ty đưa ra một mô hình kinh doanh mới với một mức độ quan trọng từ trên xuống và định hướng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên hướng theo cùng thực hiện.
Với mô hình kinh doanh cua rmình, một lần nữa Công ty vận tải Biển Bắc khẳng định lại mục tiêu kinh doanh của mình "thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, thực sự mong muốn khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty và cảm thấy hài lòng".
4. Một số kết quả đạt được của Công ty vận tải Biển Bắc trong 2 năm 2004 và 2005
Trong những năm qua Công ty vận tải Biển Bắc không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ một doanh nghiệp Nhà nước với tình trạng chung của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, vượt qua những khó khăn về vốn đầu tư, công nghệ, trình độ chuyên môn, công ty đã từng bước đi lên những thành công bước đầu đáng được khen ngợi.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và khu vực, công ty đã tìm cách huy động các nguồn lực bằng nguồn vốn tự có và nguồn huy động từ chính người lao động. Không chỉ ngồi chờ vào nguồn vốn ngân sách cấp và các chính sách chỉ đạo cải cách từ trên xuống, công ty đã từng bước cải cách bộ máy quản lý của Nhà nước nhưng lại thích nghi với nền kinh tế thị trường một cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất. Để làm rõ điều đó chúng ta có thể xem biểu sau:
Biểu số 1: Các chỉ tiêu về sản lượng
STT
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Ước 6 tháng 2006
1
Vận tải đường biểu
Tấn
604,697
662.700
311.000
Tấn . Km
1.215.245.781
1.309.702.495
650.000.000
2
Vận tải đường sông
Tấn
162.917
193.821
95.000
Tấn . Km
14.063.906
19.060.512
7.500.000
3
Vận tải khách
Tấn
45.045
1.856
Tấn . Km
5.814.330
185.600
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Biểu số 2: Các chỉ tiêu về tài chính
STT
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Ước 6 tháng 2006
Tốc độ tăng trưởng bình quân
1
Doanh thu
148.972
156.076
69.195
129,30%
2
Lợi nhuận
1.361
4.986
500
291,28%
3
Số lao động (người)
352
361
361
108,61%
4
Thu nhập bình quân người/tháng
3,18
4,73
4.451
179%
5
Các khoản nộp ngân sách
5.607
3.885
800
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Biểu số 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm (2004-2005)
Đơn vị: triệu đồng
STT
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Ước 6 tháng 2006
Tổng DT toàn công ty
Doanh số
148.972
196.076
69.199
Lãi gộp
84.574
91.286
39.603
Trong đó:
1
Vận tải biển
64.544
76.370
28.697
2
Vận tải khách
4.360
263
0
3
Vận tải sông
4.613
4.439
2.547
Ban tàu sông
1.852
1.605
980
Chi nhánh Quảng Ninh
2.761
2.834
1.567
4
Dịch vụ đại lý vận tải
(lãi gộp)
1.084
513
Chi nhánh Hải Phòng
737
378
365
Chi nhánh Quảng Ninh
224
14
17
Văn phòng Công ty
123
120
37
Chi nhánh TPHCM
5
Trung tâm CKD
Doanh thu tính thuế
52.543
39.788
6.717
Doanh thu lãi gộp
4.681
3.773
723
6
Trung tâm Đông Phong
Doanh thu tính thuế
8.358
24.444
20.713
Doanh thu lãi gộp
1.109
2.247
1.601
7
Trung tâm dịch vụ-XLLĐ
2.222
2.829
1.161
8
Trung tâm du lịch H2
1.910
763
496
9
XN CK và VLXD
58
90
56
Khi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 năm và từ đó đưa ra kế hoạch cho năm tới nên cong tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực sát với yêu cầu thực tế trong năm tới nhưng có thể nói công tác *************
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC TRONG THỜI GIAN QUA
1. Tuyển dụng nhân viên
1.1. Với lao động thừa hành
Xác định lý do tuyển dụng: tuyển dụng nhân viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó quyết định số lượng của cán bộ công nhân viên trong công ty có hợp lý không.
Nhận thức được vấn đề đó nên Công ty vận tải Biển Bắc tiến hành tuyển dụng nhân viên xuất hát từ nhu cầu lao động. Chẳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3607.doc