Lời nói đầu 1
Chương I: Tổ chức phục vụ nơi làm việc – một nội dung quan
trọng của tổ chức lao động khoa học. 3
I. Nội dung cuả tổ chức phục vụ nơi làm việc. 3
A. nơi làm việc và phân loại nơi làm việc 3
B. Tổ chức nơi làm việc. 5
1. Thiết kế nơi làm việc. 5
2. Trang bị nơi làm việc. 6
3. Bố trí nơi làm việc. 8
C. Phục vụ nơi làm việc. 12
1. Nội dung của phục vụ nơi làm việc. 12
2. Các nguyên tắc phục vụ nơi làm việc. 14
3. các hình thức và chế độ phục vụ nơi làm việc. 14
II. Ý nghĩa của tổ chức phục vụ nơi làm việc trong các xí nghiệp. 16
Chương II. Thực trạng công tác tổ chức nơi làm việc tại xưởng máy công cụ. 17
I. Đặc điểm quá trình phát triển của xưởng máy công cụ. 17
1. Quá trình hình thành và phát triển 17
1. Những đặc điểm của xưởng máy công cụ. 20
1.1. Nguyên vật liệu. 20
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm. 21
1.3. Đặc điểm máy móc thiết bị của xưởng máy công cụ 24
1.4. Đặc điểm về đội ngũ lao động 25
1.5. Đặc điểm bộ máy quản lý phân xưởng. 27
II. Thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc của xưởng 27
1. Thực trạng công tác tổ chức nơi làm việc. 27
1.1. Trang bị nơi làm việc.
1.2. Bố trí nơi làm việc. 27
2. Thực trạng công tác phục vụ nơi làm việc tại phân xưởng máy công cụ. 38
2.1. Điều kiện nơi làm việc ảnh hưởng phục vụ đến nơi làm việc. 38
2.2. Phục vụ nơi làm việc tại xưởng. 42
3. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 48
Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc của xưởng 51
I. các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 51
II. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc 52
Kết luận 54
Tài liệu tham khảo 55
58 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3219 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc tại xưởng máy công cụ công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một nội dung không thể thiếu được của tổ chức lao động khoa học. đối với mỗi xí nghiệp, trình đọ tổ chứcphục vụ nơi làm việc còn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nặng nhọc, sự mệt mỏi và hưởng thụ lao động. Nơi làm việc được tổ chức càng hợp lý,càng thuận tiện, được trang bị những thứ thiết bị cần thiết càng đầy đủ thì lao động càng đỡ mệt mỏi, khả năng và năng suất lao động của công nhân càng được nâng cao.
Chương II. Thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc tại xưởng máy công cụ- công ty cơ khí Hà Nội.
Đặc điểm quá trình phát triển của xưởng máy công cụ.
Quá trình hình thành và phát triển.
Xưởng máy công cụ là một phân xưởng lớn của công ty cơ khí Hà Nội. Nó ra đời cùng với sự ra đời của công ty, nên quá trình hình thành và phát triển của xưởng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành đến nay công ty cơ khí HN đã trải qua những thăng trầm, biến đổi của lịch sử kinh tế chính trị của đất nước, có thể chia quá trình đó ra những giai đoạn biến đổi sau:
a.Những bước đi ban đầu và kế hoạch 3 năm, 5 năm lần thứ nhất( 1958/1965)
Trong giai đoạn này nhà máy có nhiệm vụ sản xuất các loại máy móc có độ chính xác cấp hai, để trang bị cho ngành cơ khí non trẻ Việt Nam, đáp ứng được các yêu cầu khôi phục của đất nước rên cơ sở đó để công ty cơ khí HN phát huy vai trò của nhà máy trong nền kinh tế quốc dân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
ở thời kỳ này đội ngũ cán bộ công nhân viên chỉ vỏn vẹn có khoảng 600 người và hầu hết là cán bộ, công nhân chuyển từ ngành khác sang, tay nghề còn non kém do vậy việc sản xuất còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với lòng lao động hăng say nhiệt tình, toàn nhà máy đã thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm, 5 năm lần thứ nhất. đạt được một số thành tựu đáng kể như: đã xuất xưởng 600 đến 800 máy công cụ các loại có độ chính xác cấp II, giá trị tổng sản lượng tăng lên gấp 8 lần so với năm 1988, tăng 122% năng lực sản xuất máy công cụ so với thiết kế ban đầu va bước đầu nghiên cứu chế tạo đưa vào sản xuất như:T260, T603002 do có những thành tích đó nên ngày 30/08/1958 công ty được vinh dự đón Bác Hồ về thăm hỏi chúc mừng và căn dặn toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy cố gắng hơn nữa trong lao động sản xuất góp phần thúc đẩy sự phát triển cua ngành công nghiệp non trẻ của đất nước, đây là sự quan tâm kịp thời của đảng và Bác Hồ đối với công ty làm cho không khí hăng say, hào hứng trong lao động lên cao để đưa nhà máy sang những giai đoạn phát triển mới.
Giai đoạn sản xuất và chiến đấu(1966/1976).
Trong thời kỳ này Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền bắc và đàn áp dã man ở miền Nam, đảng ta chủ trương chuyển sang quản lý cho phù hợp với tình hình hiện tại là sơ tán nhỏ các nhà máy, xí nghiệp xa các thành phố lớn để tiếp tục sản xuất.
Trong điều kiện khó khăn chung của nhà nước, nhà máy cũng phải sơ tán hơn 30 địa điểm khác nhau để tránh thiệt hại do bom mỹ.
Trong hoàn cảnh như vậy để chỉ đạo sản xuất là vô cùng khó khăn nhưng nhà máy vẫn giữ vững nhiệm vụ truyền thống của là sản xuất máy công cụ, bên cạnh đó để nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam nhà máy đã sản xuất va cung cấp cho quốc phòng hàng ngàn tấn phụ tùng các loại cho xe đạp, xe vận tải, ống phóng hoả
Mặt khác nhà máy đã tiễn hàng ngàn cán bộ công nhân viên lên đường đánh Mỹ góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
c. Công ty cùng cả nước xây dựng CNXH
Hoà bình thống nhất mà chúng ta đã dành được trong cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc thật là hào hùng, vẻ vang song những tổn thất thiệt hại không phải là nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
Với tinh thần khẩn trương hào hứng cùng cả nước bước vào công cuộc xây dựng kinh tế sau chiến tranh, đi lên xây dựng CNXH trong cả nước nhà máy cơ khí HN đã tập trung lại và đi vào khôi phục sản xuất.
Sau năm 1975 nhà máy mở rộng mặt bằng sản xuất tăng gấp 2.6 lần, trang thiết bị tăng gấp 2.7 lần so với ban đầu. Bằng việc thực hiện kế hoạch 5 năm, các hoạt động sản xuất của nhà máy đã hoàn thành kế hoạch toàn diện và vượt mức chỉ tiêu.
Đến năm 1980 nhà máy đã đổi tên thành nhà máy chế tạo công cụ số một với những thành tích đạt được trong giai đoạn này nhà máy đã được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương huy chương và đặc biệt được phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng.
d. Giai đoạn từ 1987 đến nay.
Thời kỳ đổi mới kinh tế đảng ta quyết định xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp sang có chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do chưa thích ứng với cơ chế mới nên nhà máy gặp không ít những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi.
Nhưng được sự quan tâm kịp thời của đảng và nhà nước đối với ngành cơ khí nói chung và công ty cơ khí HN nói riêng, nhà máy đã từng bước dần vượt qua những khó khăn tồn tại và phát triển như ngày nay, khẳng định lại vị trí ban đầu của ngành chế tạo máy Việt Nam.
Và để kịp thích ứng với cơ chế thị trường nên năm 1995 nhà máy dổi tên thành công ty cơ khí HN với tên giao dịch là HAMECO theo quyết định của bộ công nghiệp, với ngành chủ yếu là: công nghiệp sản xuất cắt gọt kim loại, thiết bị công nghệ, phụ tùng thay thế, thiết kế chế tạo, lắp đặt các máy, thiết bị toàn bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.
Hiện nay công ty đang thực hiện dự án năng cấp thiết bị đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng thị trường đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất máy công cụ, thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường, xi măng và các trạm bơm cỡ lớn
Qua đó khẳng định: với bề dày hơn 40 năm hình thành và phát triển, HAMECO ngày càng phát triển dần dần thích ứng với cơ chế thị trường, là một công ty lớn đã và đang cung cấp cho nền công nghiệp nước nhà nhiều máy thiết bị và các loại máy đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay. HAMECO ngày càng phấn đấu hơn nữa để trở thành công ty hiện đi với đội ngũ công nhân lành nghề, công nghệ tiên tiến, để xứng đáng với danh hiệu đơn vị anh hùng, con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam.
2. Những đặc điểm của xưởng máy công cụ ảnh hưởng đến công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc của phân xưởng.
2.1.Đặc điểm nguyên vật liệu của xưởng.
Nguyên vật liệu là một trong bốn yếu tố của chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng cao hay không, phụ thuộc vào nguyên vật liệu được sử dụng. Vì vậy công ty nói chung và phân xưởng nói riêng rất thận trọng trong việc mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liêu đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu ISO 9002. Nguyên vật liệu được sử dụng tại phân xưởng máy công cụ chủ yếu là gang, thép ngoài ra còn có một số phụ liệu khác. bảng 1 sẽ cho thấy một số loại nguyên vật liệu chính của phân xưởng.
Bảng 1 : Một số nguyên vật liệu chính của phân xưởng.
STT
Chủng loại
Giá mua(đ/kg)
Nơi sản xuất
1
21-40
6500
Tự sản xuất
2
Thép 35,45
5000
Tự sản xuất
3
Thép 9*C
8000
Nga
4
Thép tròn
5000
Nga, Ân độ
5
Thép tấm
4500
Nga, Việt nam
6
Thép định hình
5000
Nga, Việt Nam
7
Que hàn
5000
Nga, Việt Nam
Nguồn: Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư chế tạo máy.
Quy trình mua nguyên vật liệu của phân xưởng hoàn toàn tuân thủ theo các yêu cầu của ISO9002 như sau:
Bước 1: Định mức vật tư và hàng mua ngoài theo thiết kế của sản phẩm được phòng kỹ thuạt gửi vè điều độ sản xuất để tập hợp và lập dự trù vật tư theo từng kỳ sản xuất, sau đó chuyển cho phòng vật tư để cung ứng.
Bước 2: Phòng vật tư đối chiếu số lượng vật tư theo yêu cầu và vật tư sẵn có, lập doanh mục các vật tư cần mua, chuyển lại phòng điều độ sản xuất xác nhận, trình duyệt và liên hệ với các nhà cung ứng để mua.
Bước 3: phòng vật tư liên hệ với các nhà cung ứng trong danh sách để ký các hợp đồng cung cấp cho cả kỳ kế hoạch, trong đó thoả thuận việc cung ứng có thể chia thành từng giai đoạn.
Với những vật tư cho sản phẩm đơn chiếc, sản phẩm cho hợp đồng, phòng vật tư dựa vào dự trù của đơn vị yêu cầu mua phiếu vật tư, gửi đơn hàng đến các nhà cung ứng.
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của phân xưởng máy công cụ.
Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ được bắt đầu từ khâu tiếp nhận mẫu phôi và mẫu gỗ. Sau khi tiếp nhận mẫu phôi và mẫu gỗ xưởng sẽ tiến hành làm khuôn theo đặc điểm kích thước của phoi mẫu. Công đoạn tiếp theo của quy trình là công đoạn nấu thép(công đoạn 4), thép được nấu thành nước rồi rót vào các khuôn(công đoạn 5). Sau khi rót thép ra khuôn công đoạn tiếp theo là làm sạch mẫu phôi(công đoạn 6) và chuyển sang bộ phận cắt gọt (công đoạn 7). Phải tiến hành công đoạn 7 vì phôi được đúc ra không bao giờ được hoàn hảo đúng như mẫu phôi, do vậy cần phải tiến hành cắt bỏ các đầu thừa của phôi. Thực chất của tất cả các khâu từ 1đến 7 là công việc xưởng tiến hành công việc đúc phoi(công đoạn 8). Sau khi phoi được đúc xong sẽ đưa vào công đoạn chính là tiến hành gia công cơ khí (công đoạn 9). Tuỳ theo yêu cầu của các sản phẩm đầu ra mà phân xưởng tiến hành sử dụng các thao tác sản xuất khác nhau như: tiện , mài, bào, doaQuá trình này tạo ra được các chi tiết, sản phẩm mong muốn và sau đó sẽ được chuyển sanngs bộ phận lắp ráp(công đoạn 10) để tiến hành lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm mong muốn.công đoạn tiếp theo là đưa sản phẩm vừa dược làm ra vào phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm để kiểm tra chất lượng(công đoạn11) và khâu cuối cùng trong quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ là đưa các sản phẩm vào nhập kho thành phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ- công ty cơ khí Hà Nội(sơ đồ trang bên)
Với đặc điểm là một đơn vị sản xuất cơ khí sản xuất nhiều chi tiết sản phẩm qua nhiều khâu từ chuẩn bị khuôn mẫu đến khâu tạo phôi gia công cơ khí, nhiệt luyện mạ, lao động sống chiếm tỷ lệ nhiều trong sản xuất các hệ thống máy móc rất lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp có nhiều giai đoạn, do đó đòi hỏi phải thực hiện nghiêm ngặt triệt để các quy trình công nghệ áp dụng trong sản xuất, có như vậy mới tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng. Hiện nay ở công ty cơ khí HN sản phẩm chủ yếu là máy công cụ và thép cán
1.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị của xưởng máy công cụ.
Trang thiết bị máy móc là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của doanh nghiệp.
Tình hình máy móc thiết bị của xưởng công cụ được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Máy móc thiết bị của phân xưởng máy công cụ .
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Máy tiện
25
2
Máy phay
8
3
Máy bào
12
4
Máy mài
13
5
Máy doa
6
6
Máy khoan
19
7
Máy cắt đột
11
8
Cần trục
5
Nguồn: xí nghiệp lắp đặt đại tu và bảo dưỡng thiết bị công nghiệp.
Qua bảng 2 ta thấy hệ thống máy móc thiết bị ở phân xưởng máy công cụ có số lượng lớn và đa dạng về chủng loại với gần 100 đầu máy chính. Cùng nằm trong tình trạng chung của công ty, hầu hết máy móc trong đó đều có thời gian sử dụng lâu, công nghệ lạc hậu, chủ yếu các máy là của liên xô cũ, tiệp khắc, đức và một số do Việt Nam tự sản xuất. Máy móc của xưởng hiện nay thiếu tính đồng bộ, thuộc nhiều dòng máy, đời máy khác nhau. Thời gian sử dụng kéo dài chủ yếu là từ những năm 60 nên đã khấu hao gần hết, nhiều máy được sử dụng từ hơn 40 năm nay, từ những ngày công ty mới thành lập. điều này đã gây ra những bất lợi không nhỏ vì sản phẩm sản xuất ra khó thích ứng với thị trường. Song việc chuyển đổi công nghệ mới, trang thiết bị máy móc hiện đại không phải là vấn đề đơn giản vì nó đòi hỏi kinh phí lớn, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Thời gian qua công ty đã nỗ lực đầu tư chế tạo và mua một số máy mới cho xưởng như: máy tiện SUT160, máy doa đứng cỡ lớn W250, máy tiện đứng SKT32-60 tuy nhiên những kết quả đó vẫn còn rất khiêm tốn so với yêu cầu của sản xuất.
1.4.Đặc điểm đội ngũ lao động của phân xưởng.
Con người là nhân tố có tính quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tại phân xưởng máy công cụ do đặc là ngành sản xuất công nghiệp, công việc nặng nhọc đòi hỏi sức khoẻ. Vì thế đa số lao động ở phân xưởng là nam giới, số công nhân là nữ giới chiếm rất ít. Xưởng máy công cụ là một trong những xưởng mũi nhọn của công ty, ra đời cùng thời điểm ra đời của công ty nên lực lượng lao động của xưởng nhiều người đã gắn bó rất lâu năm với phân xưởng. Nhiều người được đào tạo ở Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Đức thời gian dau này lực lượng lao động cũng được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau như: thông qua các buổi học chuyên môn, cử đi học, đi tìm hiểu kinh nghiệm thực tếđào tạo thông qua trường học công nghệ chế tạo máy của công ty.
Theo báo cáo lao động ngày 7/4/2002, thực trạng lao động tại công ty có thể tóm tắt như sau:
Qua bảng chất lượng lao động ta thấy tuổi trung bình lao động của phân xưởng tương đối trẻ, tay nghề cao và khá đồng đều. Bộ phận công cụ dụng cụ công nhân bậc cao chiếm nhiều nhất. Bậc 5 và 6 chiếm 43%, bậc 1,2 không có. Bộ phận lắp ráp cấp bậc công nhân ở mức trung bình, trong đó công nhân bậc 1,2,3 chiếm 41,18% cao nhất trong toàn phân xưởng.
Bảng : chất lượng lao động ở phân xưởng
Stt
Bộ phận
Số lượng
Cấp bậc công nhân
Tuổi đời
1
2
3
4
5
6
30<
30ữ40
40
1
Bộ phận CC-DC
45
0
0
15
12
10
8
15
19
11
2
Bộ phận lắp ráp
36
13
9
8
6
0
0
9
17
10
3
Bộ phận cơ khí chế tạo
57
17
13
11
9
6
1
18
18
21
Tổng số
138
Nguồn: phòng tổ chức lao động công ty cơ khí HN
1.5. Đặc điểm bộ máy quản lý ở phân xưởng.
Ban quản đốc là người trực tiếp điều hành và tổ chức sản xuất ở phân xưởng. Ban quản đốc gồm quản đốc và một phó quản đốc, các tổ sản xuất đứng đầu là các tổ trưởng, chịu trách nhiệm theo dõi ngày công, sản lượng của từng cá nhân trong tổ, tổ chức sản xuất và là người trực tiếp sản xuất. Qua đó ta thấy cơ cấu quản lý ở phân xưởng khá quy cũ và chặt chẽ, có hệ thống, phân công lao động trách nhiệm rõ ràng. Bộ phận gián tiếp ít nhưng vẫn đảm nhiệm tốt công việc. Sự phân chia các tổ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức nơi làm việc sao cho hợp lý, do đó với cơ cấu nàu giúp cho người quản lý sắp xếp bố trí, trang bị nơi làm việc một cách dễ dàng.
II. Thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc tại phân xưởng.
Thực trạng công tác tổ chức nơi làm việc.
Trang bị nơi làm việc.
Phân xưởng máy công cụ là phân xưởng mũi nhọn của công ty, do đó việc trang bị máy móc cho nơi làm việc của công nhân rất được ban lãnh đạo công ty quan tâm.
Bộ phận cơ khí chế tạo là bộ phận tập trung nhiều máy móc thiết bị nhất, chủ yếu là các thiết bị chính thể hiện ở bảng 3:
Bảng 3: Máy móc thiết bị của bộ phận cơ khí chế tạo.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Máy tiện T6M16
5
2
Máy tiện T16*1000
1
3
Máy tiện 11A62
1
4
Máy tiện 16A20
2
5
Máy tiện 1A62
2
6
Máy tiện 16A25
2
7
Máy tiện SU50A
1
8
Máy tiện T16A
1
9
Máy tiện SU63A
1
10
Máy tiện 16K20
1
11
Máy khoan 2A125
1
12
Máy khoan 2A135
1
13
Máy khoan 2H55
1
14
Máy khoan 2A55
2
15
Máy bào B665
2
16
Máy bào giường 7210
2
17
Máy xọc 7420
1
18
Máy doa 2620B
3
19
Máy doa đơn giản
1
20
Máy mài phẳng 3B722
2
21
Máy mài tròn 3M173
4
22
Máy mài 2 đá
2
23
Máy phay
9
24
Máy mài 3A64
1
25
Máy khắc vòng số
3
26
Máy hút bụi
1
27
Máy cẩu
2
28
Quạt điện, tụ điện
2
29
Tủ đựng dụng cụ
3
30
Thùng đựng rác
1
31
Thùng đựng phôi
1
32
Kệ đựng chi tiết
1
33
Kệ đựng phôi
1
34
Giá để bản vẽ
2
35
Tấm chắn phôi
1
36
Bàn giá vuông
2
37
Xe cải tiến, xe chở phôi
2
38
Bàn làm nguội, Eto làm nguội
9
Tổng
83
Nguồn: phòng kỹ thuật công ty cơ khí HN
Hiệu quả lao động của công nhân phụ thuộc trực tiếp vào mức độ trang bị nguyên vật liệu về mặt công nghệ và tổ chức. Không có những trang thiết cần thiết và cấu tạo của trang thiết đó không hoàn thiện sẽ làm cho các đối tượng lao động nằm ngổn ngang ở nơi làm việc, làm phức tạp cho việc vận chuyển và do đó sẽ tạo ra những chuyển động thừa, làm tăng phế phẩm và giảm chất lượng của sản phẩm chính. Vì vậy phân xưởng rất chú trọng việc trang bị máy móc thiết bị cho bộ phận này.
Nhìn vào bảng 3 ta thấy trang thiết bị ở bộ phận này đa số là máy cũ. Trong mấy năm gần đây công ty cũng đã đầu tư cho bộ phận này một số máy mới nhập về từ cộng hoà liên bang Đức như: máy tiện T18A, máy tiện 16A20còn lại các máy chủ yếu là mua từ những năm 58-60, một số máy còn có thời gian sử dụng từ trước đó nữa.
Do tình trạng chung máy móc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ nên việc sắp xếp máy móc thiết bị chiếm rất nhiều diện tích nơi làm việc. Bên cạnh đó máy móc thiết bị kém còn kéo theo việc tiêu hao nhiều điện năng và năng suất và chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu.
- Bộ phận công cụ dụng cụ và bộ phận lắp ráp là hai bộ phận có số máy móc thiết bị ít hơn. số máy móc thiết bị của hai bộ phận này được thể hiện qua bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4: Máy móc thiết bị của bộ phận máy công cụ dụng cụ.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Máy tiện T630
1
2
Máy tiện A20
1
3
Máy tiện 16K20
2
4
Máy tiện T616
1
5
Máy phay W222
1
6
Máy phay 6M12
2
7
Máy phay 6H81
2
8
Máy phay 6R825
1
9
Máy phay 676
1
10
Máy mài rãnh 345-1B
1
11
Máy mài tiện hớt lưng 1811
2
12
Máy mài lỗ 3K227
1
13
Máy mài lỗ 3K228
1
14
Máy mài phẳng tròn 3B740
1
15
Máy mài phẳng 3725
2
16
Máy đứng tâm 3A92
1
17
Máy mài tròn 3Y131
4
18
Máy khoan K125
2
19
Máy mài ren 5823
2
20
Máy doa 2B460
1
21
Máy doa 2B450
1
22
Máy doa 2A450
1
23
Máy mài khô 3815M
1
24
Máy mài khô 3M634
8
25
Máy cưa cần C720
1
26
Cần trục 1.5 tấn
2
Tổng
43
Nguồn: phòng kỹ thuật công ty cơ khí HN
Bảng 5: Thiết bị máy móc của bộ phận lắp ráp.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Máy khoan đứng K125
2
2
Máy khoan đứng 2A125
1
3
Máy khoan cần K525
3
4
Máy khoan cần Kk325
4
5
Máy mài phẳng 3B222
2
6
Máy ép thuỷ lực R411a
1
7
Máy phay 6H815
1
8
Máy nén khí phun cát
1
9
Cầu trục 5 tấn
1
10
Cầu bấm tay 3 tấn
1
11
Máy gia nhiệt
1
12
Máy mài 2 đá
1
13
Máy nén khí
1
Tổng
20
ở hai bộ phận này các máy đa số là có thời gian sử dụng lâu, có một số may được dùng từ những năm 1958 như: máy mài 3725, máy doa 2450do máy móc cũ kỹ như vậy cho nên nơi làm việc của bộ phận này nhiệt độ và tiếng ồn rất cao, lại không được trang bị máy hút bụi nên nồng độ bụi ở đây rất lớn vượt qua giới hạn cho phép của bộ y tế.
Mặc dù hầu hết các máy ở hai bộ phận này đều được nhập ngoại (chủ yếu từ Liên Xô, Tiệp Khắc, Đức) nhưng kích thước lại rất phù hợp với người công nhân. các thao tác của máy rất đơn giản, nhịp độ vừa phải và có độ an toàn cao trong lao động. Tuy nhiên việc trang bị các máy móc không đồng đều như số máy tiện nhiều(20 máy) trong khi máy mài còn quá ít so với yêu cầu nên làm cho quá trình sản xuất không được diễn ra liên tục.
Qua việc phân tích trên ta thấy việc trang bị các máy móc dụng cụ phục vụ cho nơi làm việc ở phân xưởng là tương đối đầy đủ các máy móc được trang bị phù hợp với tầm vóc của người công nhân, các bệ kê cũng được bố trí phù hợp thuận tiện cho các thao tác của công nhân. Tuy nhiên việc máy móc lạc hậu, thiếu tính đồng bộ cũng như thiếu một hệ thống các máy hút bụi, máy điều hoà nhiệt độ dẫn đến năng suất lao động giảm và chất lượng sản phẩm cũng không đạt được tiêu chuẩn.
Bố trí nơi làm việc.
Bố trí máy móc thiết bị cho nơi làm việc.
Trong hệ thống các biện pháp tổ chức nơi làm việc, việc bố trí nơi làm việc hợp lý có một ý nghĩa quan trọng. Bố trí nơi làm việc hợp lý có nghĩa là sắp xếp vị trí kích thước trong không gian của các thiết bị, các phương tiện và các đối tượng lao động phù hợp với phạm vi làm việc quy định.
Bố trí nơi làm việc chung tại phân xưởng.
Với diện tích mặt bằng của toàn nơi làm việc là 3436 m2 việc bố trí chung nơi làm việc được thể hiện ở sơ đồ dưới.
Sơ đồ1:Sơ đồ bố trí nơi làm việc chung nơi làm việc của phân xưởng máy công cụ.
Bộ phận cơ khí chế tạo
Bộ phận lắp ráp
Bộ phận máy công cụ , dụng cụ.
Nhìn vào sơ đồ 1 ta thấy toàn bộ phân xưởng được chia thành ba nơi làm việc. đó là nơi làm việc dành cho bộ phận máy công cụ dụng cụ, tiếp đến là bộ phận lắp ráp và kế tiếp là bộ phận cơ khí chế tạo. Giữa các bộ phận có đường cận chuyển nguyên vật liệu, các thành phẩm và các bán thành phẩm thông nhau tạo thuận tiện cho công tác vận chuyển bốc dỡ. ở mỗi bộ đều có lối cho ô tô vào để từ đó vận chuyển nguyên vật liệu hoặc các thành phẩm, bán thành phẩm theo các đường goòng ở giữa bộ phận vuông góc với đường goòng chính.
Như vậy qua cách bố trí chung nơi làm việc của phân xưởng ta thấy việc bố trí chung nơi làm việc của xưởng là tương đối phù hợp. Tuy máy móc nhiều nhưng nhờ sử dụng tối đa diện tích nên đường vận chuyển trong các gian vẫn rộng rãi, đảm bảo an toàn khi vận chuyển. Các đường vận chuyển cắt nhau và tạo thành góc vuông không có đường cụt. Các thiết bị máy móc được bố trí vuông góc với đường vận chuyển như vậy rất thuận tiện cho quan sát của người công nhân.
Bố trí riêng nơi làm việc cho từng bộ phận.
Theo yêu cầu của sản xuất và công nghệ sản xuất nơi làm việc của từng bộ phận trong phân xưởng bố trí máy móc thiết bị ở các bộ phận như sau:
Bộ phận máy công cụ: Việc bố trí máy móc được thể hiện ở sơ đồ 2:
Sơ đồ 2: Sơ đồ mặt bằng xưởng máy công cụ – ngành công cụ.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy việc bố trí máy móc thiết bị cho nơi làm việc ở bộ phận này chưa được hợp lý thể hiện rõ nhất ở chỗ các máy được bố trí không đều nhau, không phân đều nhau trong các nơi sản xuất. Với diện tích mặt bằng chung của bộ phận này là 1720 m2 nhưng nhìn vào sơ đồ ta nhận có cảm giác với một diện tích rộng như thế nhưng nơi làm việc vẫn chật chội. điều này một phần được lý giải là do việc bố trí máy móc chưa khoa học. Bên tay trái của đường goòng tập trung rất nhiều máy trong khi ở bên phải lại chỉ có một số máy dẫn đến gian thì qua chật , gian thì lại còn rất nhiều khoảng trống làm cản trở quá trình sản xuất.
Mặc dù vậy việc bố trí khoảng cách đến tường và giữa máy với các giá đựng lại rất phù hợp. Các bệ đứng vừa tầm với các thao tác của công nhân tạo thuận tiện cho người công nhân trong các thao tác.
Bộ phận cơ khí chế tạo máy:
Việc bố trí máy móc thiết bị cho nơi làm việc tại bộ phận này được thể hiện ở sơ đồ 3.
Sơ đồ 3: Sơ đồ mặt bằng xưởng máy công cụ- ngành cơ khí chế tạo.
Đây là bộ phận tập trung nhiều máy móc thiết bị nhất của xưởng (83 đầu máy các loại) nhưng nhìn vào sơ đồ ta thấy việc bố trí máy móc ở đây ly rất hợp lý. Các máy được bố trí đều cho các gian, khoảng cách giữa các máy với nhau và giữa các máy với tường rất hợp lý làm cho việc vận hành máy của công nhân khá thuận lợi.
Bộ phận lắp ráp:
Bộ phận lắp ráp là bộ phận có ít máy móc thiết bị nhất. Do tính chất đặc thù của công việc nên với diện tích mặt bằng là 850 m2 nhưng ở đây chỉ có 19 đầu máy các loại. Nhìn vào sơ đồ ta thấy các máy được bố trí trong khoảng không gian khá rộng rãi phù hợp với đặc thù của bộ phận này là cần phải có nhiều khoảng trống để tiện việc lắp ráp các chi tiết.
Qua việc phân tích trên cho ta thấy việc bố trí máy móc thiết bị của phân xưởng còn nhiều bất hợp lý, tuy nhiên nó cũng có những ưu điểm nhất định, phù hợp với đặc thù của từng bộ phận sản xuất, từng nơi làm việc.
Việc bố trí máy móc thiết bị như ở phân xưởng hiện nay phù hợp với tầm vóc của công nhân, không làm ảnh hưởng đến vùng nhìn của mắt. điều này góp phần làm giảm hao phí năng lượng trong quá trình lao động, người công nhân có thể thực hiện các thao tác một cách chính xác, thuận lợi, kích thích hưng phấn trong khi làm việc. Các máy đều được sơn màu xanh dịu tạo thẩm mỹ trong sản xuất và làm giảm sự căng thẳng về thần kinh làm tăng tinh thần hăng say làm việc.
Tuy vậy việc bố trí máy móc ở từng ngành vẫn còn nhiều điều bất cập chưa được tốt như ở ngành công cụ dụng cụ các máy được bố trí không đều nhau trong một không gian làm cho chỗ thì có nhiều máy, chỗ lại quá rộng dẫn đến nhiều nơi có nồng độ bụi cao, tiếng ồn lớn làm cho chất lượng sản phẩm, năng suất lao động bị giảm sú, công nhân dễ mắc các chứng bệnh về nghề nghiệp.
Bố trí lao động nơi làm việc.
Với đặc thù của của ngành là sản xuất công nghiệp, công việc nặng nhọc đòi hỏi người công nhân phải có sức khoẻ tốt do vậy lực lượng lao động trong phân xưởng chủ yếu là nam giới. Việc bố trí lao động trong phân xưởng còn có nhiều điểm chưa hợp lý như:
+ Bố trí cơ cấu lao động ở các bộ phận chưa hợp lý, bộ phận lắp ráp số lượng máy móc đang hoạt động là 20 máy mà có tới 36 công nhân, trong khi đó bộ phận cơ khí chế tạo số lượng máy đang hoạt động là 83 máy mà số công nhân chỉ có 57 người là quá ít. Vì vậy xưởng cần bố trí lại lao động cho phù hợp với từng bộ phận sản xuất.
+ Mặt khác bố trí cấp bậc công nhân chưa phù hợp với cấp bậc công việc như bộ phận công cụ dụng cụ cần nhiều công nhân thợ bậc cao nhưng ở đây thực tế công nhân thợ bậc 5,6 chỉ chiếm có 41% trong khi ở bộ phận cơ khí chế tạo công nhân thợ bậc 5,6 là 43%.do đó không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
2. Thực trạng công tác phục vụ nơi làm việc tại phân xưởng.
2.1. Điều kiện lao động ảnh hưởng đến côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3591.doc