Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều nhận thức được để có thể tồn tại và phát triển được sản phẩm doanh nghiệp sản xuất và phải tiêu thụ được.
Một trong những biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là thiết kế và thực hiện được một chiến lược Marketing hoàn hảo. Thực hiện các hoạt động Marketing giúp cho doanh nghiệp nhanh nhạy trong việc nắm bắt những biến động của môi trường kinh doanh và đưa ra được những biện pháp thích hợp để có thể gặt hái thành công trên thương trường.
Nội dung của chuyên đề thực tập này đưa ra những phân tích, đánh giá nhận xét về thực trạng tổ chức, hoạt động Marketing, về công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần An Việt. Trên cơ sở đó, chuyên đề này đề xuất một số biện pháp, cách thức tiến hành tổ chức, hoạt động Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ các sản phẩm của Công ty trên thị trường.
Mặc dù đã rất cố gắng những chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thầy cô cùng các bạn.
32 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức và hoạt động Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần An Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mua cuối cùng. Đáng chú ý nhất là những đại lý bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối độc quyền, các công ty kho vậnHoạt động của các đối tượng này qua đó tác động đến uy tín, khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất.
2.1.2.6. Công chúng trực tiếp.
Đó là bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm thực sự hoặc có thể sẽ quan tâm hay ảnh hưởng tới khả năng đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các giới công chúng có thể ủng hộ hoặc chống đối lại các quyết định của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhóm công chúng sau: giới tài chính, các tổ chức phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng trực tiếp như tổ chức của người tiêu dùng, nhóm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ 2.2. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp.
2.2.1. Giá bán sản phẩm.
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp đưa ra được mức giá phù hợp với chất lượng và được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn, nếu mức giá thấp hơn mặt bằng của các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, thậm chí khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
2.2.2. Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm tác động đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm chất lượng sản phẩm tốt sẽ thu hút được đông đảo khách hàng hơn vì trên thị trường hiện nay cạnh tranh về giá cả đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng. Chất lượng tốt sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Thông thường, mọi sản phẩm có sức cạnh tranh cao đều có chất lượng tốt.
2.2.3. Mẫu mã, bao bì sản phẩm.
Khách hàng ngày càng quan tâm đến mẫu mã, bao bì sản phẩm. Do đó, trong quá trình thiết kế mẫu mã sản phẩm cần tạo ra những mẫu mã đa dạng, đẹp cả về hình dáng lẫn màu sắc, thu hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng. Bao bì phải thể hiện được hình ảnh của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm và các thông số, đặc tính khác của sản phẩm.
2.2.4. Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp.
Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều mặt như các hình thức bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bántất cả các mặt này đều có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu áp dụng nhiều hình thức bán như: bán buôn, bán lẻ, đại lý thì việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn. Khách hàng sẽ ưa thích mua sản phẩm của doanh nghiệp hơn nếu sử dụng nhiều hình thức thanh toán, các dịch vụ sau bán như dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo hành. Nhờ đó sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên.
2.2.5. Quảng cáo, xúc tiến bán.
Quảng cáo cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết, đặc trưng nhất về sản phẩm. Nó giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến. Nếu quảng cáo có hiệu quả thiết thực gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến bán là tập hợp các biện pháp có thể làm tăng lượng bán ngay tức thời nhờ tạo ra một lợi ích vật chất kích thích người tiêu dùng.
2.2.6. Các nhân tố khác.
Đó là các nhân tố như tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp, nguồn tài lực, vật lựcNếu doanh nghiệp có trang bị máy móc hiện đại, cán bộ quản lý tốt, công nhân có tay nghề tức là điều kiện thuận lợi để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ.
Chương II
Thực trạng tổ chức, hoạt động Marketing và hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
Cổ phần An Việt
I. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Cổ phần An Việt là doanh nghiệp cổ phần.
. Đăng ký kinh doanh số 108902 do Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 26/6/1995.
- Tên đơn vị : Công ty Cổ phần An Việt.
- Tên giao dịch quốc tế : An Viet Joint Stock Company
- Địa chỉ : 81 tổ 3 Thành Công, làng Thành Công
- Điện thoại : 04 3.7761864
- Fax : 04 3.7764865
Đến nay Công ty Cổ phần An Việt đã có bề dầy truyền thống 14 năm xây dựng và phát triển. Trong 14 năm qua, được sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể Trung ương và địa phương các cơ quan, xí nghiệp bạn, cùng với nỗ lực của bản thân, Công ty Cổ phần An Việt đã trưởng thành về mọi mặt.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty.
Công ty Cổ phần An Việt là một công ty cổ phần hoạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho yêu cầu phát triển ngành Cơ khí, ngành Giao thông vận tải, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm đầu mới thành lập, nhiệm vụ chính của Công ty là tiêu tu, bảo dưỡng các loại xe du lịch. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất phụ tùng tự sản, tự tiêu phục vụ sửa chữa và bán ra ngoài theo chỉ tiêu được giao.
Trong những năm gần đây, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ sản xuất của Công ty đã mở rộng hơn.
- Nghành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là:
+ Đóng mới các loại thùng xe, lắp cẩu, lắp hệ thống nâng hạ cho xe ô tô.
+ Đóng mới các loại xe khách từ 8 đến 60 chỗ ngồi.
+ Sản xuất các loại phụ tùng ô tô xe máy.
+ Gia công các loại mặt hàng cơ khí chính xác.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các loại xe ô tô.
+ Kinh doanh các loại phụ tùng ô tô xe máy, các phương tiện giao thông.
+ Sản xuất, kinh doanh tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
+ Kinh doanh và đại lý xăng dầu, nhiên liệu.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện đúng đắn chế độ hoạch toán kinh tế và kinh doanh, đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế, lãi, lợi nhuận, khấu haotheo đúng chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.
- Tổ chức chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty.
Công ty Cổ phần An Việt tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất theo mô hình “trực tuyến chức năng” .
Sơ đồ 4. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần An Việt.
Giám đốc
Phòng
nhân chính
Phòng
kế toán
P.Giám đốc sản xuất- kinh doanh
P.Giám đốc kỹ thuật-chất lượng
Phòng
kỹ thuật
Phòng
kế hoạch
Phòng
kinh doanh
Phân xưởng ô tô I
Phân xưởng ô tô II
Phân xưởng cơ khí I
Phân xưởng cơ khí II
Phân xưởng cơ khí III
II. Tổ chức và hoạt động Marketing ở Công ty Cổ phần An Việt.
1. Tổ chức bộ phận Marketing ở Công ty
Trong những năm gần đây, ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã chuyển biến quan trọng nhận thức về lĩnh vực Marketing. Nhận thức ấy được cụ thể hoá trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm, phần các giải pháp thực hiện phương hướng sản xuất kinh doanh trong các năm tới. Đó là thành lập một bộ phận tiếp thị, bộ phận này đi sâu tìm hiểu thị trường và gắn kết mật thiết mối quan hệ giữa Công ty và khách hàng, thông qua bộ phận tiếp thị, Công ty sẽ khai thác được nhiều hợp đồng kinh tế mới, đẩy mạnh khâu tiêu thụ, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình – các báo địa phương, trung ương để các cá nhân, đơn vị biết đến năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Bộ phận tiếp thị này trực thuộc phòng kinh doanh, nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng kinh doanh
Sơ đồ 5. Tổ chức bộ phận Marketing ở Công ty hiện nay.
Nhân
Viên
1
Trưởng phòng kinh doanh
Nhân
Viên
5
Nhân
Viên
6
Nhân
Viên
7
Nhiệm vụ bán hàng
Nhiệm vụ bán hàng
Chức năng Marketing
Với cách thức tổ chức bộ phận Marketing như vậy thì hoạt động Marketing không thể có được tính chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và kết quả không như mong muốn. Song, với sự cố gắng của bản thân, sự nhiệt tình năng động và hỗ trợ lẫn nhau phòng kinh doanh đã đạt được kết quả nhất định trong hoạt động Marketing.
2. Hoạt động Marketing ở Công ty.
2.1. Công tác nghiên cứu thị trường.
Trong công tác nghiên cứu thị trường, nhân viên phòng kinh doanh đã đi sâu xâm nhập thực tế để tìm kiếm thông tin cần thiết sau đó cung cấp thông tin cho cấp trên.
Các thông tin thường được nhân viên phòng kinh doanh thu thập là:
- Thông tin về khách hàng.
- Thông tin về đối thủ cạnh tranh.
- Thông tin môi trường tạo thuận lợi, khó khăn hay nguy cơ và cơ hội đối với Công ty. Chẳng hạn các thông tin về chính sách của Chính phủ về thuế, các chính sách khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu sản phẩm liên quan nào đó, chính sách tăng tỉ lệ nội địa hoá xe gắn máy đều được cập nhập kịp thời.
- Xác định những khiếu nại, yêu cầu của khách hàng về các tiêu chuẩn khác nhau của các sản phẩm để khắc phục sửa chữa các khiếm khuyết của sản phẩm.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng của Công ty.
- Đánh giá thái độ chung của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty, thái độ đối với Công ty.
- Đưa ra được chính sách phù hợp từng mối tương quan cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Chính sách sản phẩm.
Chính sách sản phẩm được Công ty Cổ phần An Việt đặc biệt coi trọng. Từ năm 2002 đến nay, Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phảm. Công ty cung cấp cho khách hàng nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng.
Các sản phẩm mang tính chiến lược của Công ty là các loại xe ca từ 8 đến 60 chỗ ngồi, khung xe máy Wave – Dream – Yamaha và phụ tùng xe máy. Sản phẩm, dịch vụ truyền thống của Công ty là sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô các loại. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất cấu kiện thép, gia công các mặt hàng cơ khí chính xác theo hợp đồng ký kết.
Hai lĩnh vực được đưa lên hàng đầu là chất lượng sản phẩm và nghiên cứu cải tiến sản phẩm, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới.
Mặc dù sản xuất khá nhiều loại sản phẩm có chất lượng, mẫu mã phong phú nhưng để có thể nghiên cứu thiết kế được sản phẩm mới, chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường, thoả mãn nhu cầu của khách hàng lại là công việc rất khó khăn cho Công ty trong điều kiện hiện này.
2.3. Chính sách giá.
Trong điều kiện hiện tại, Công ty Cổ phần An Việt vẫn coi là giá cả là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Do vậy, Công ty luôn tìm ra mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, chi các khoản cho quản lý và bán hàng hợp lý nhằm xây dựng được mức giá bán phù hợp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
Thực tế cho thấy, Công ty định giá bán sản phẩm của mình theo hai cách chủ yếu:
- Định giá dựa vào chi phí:
Theo phương pháp này, giá được xác định theo công thức:
Giá dự kiến
=
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm
+
Lãi dự kiến
Như vậy, thực chất của phương pháp định giá này là chủ yếu dựa vào kết quả của việc tính toán và phân tích chi phí doanh nghiệp với mức lãi cần thiết để dự kiến mức giá. Một trong những ưu điểm của nó là đơn giản, dễ tính vì chi phí sản xuất là đại lượng mà Công ty có thể kiểm soát được.
- Định giá hướng vào nhu cầu: thực chất của phương pháp này là định giá đi từ mức giá được khách hàng chấp nhận. Trong điều kiện đó, Công ty phải tổ chức sản xuất để chi phí nhỏ hơn thu nhập.
Đối với các hợp đồng đã ký kết thì mức giá đã được xác định như trong hợp đồng. Đối với từng giao dịch cụ thể giá bán là khá linh hoạt, có thể lên xuống trong khung giá đã quy định.
Cũng có thời điểm, Công ty chấp nhận bán hoà vốn hoặc lỗ vốn nhưng chỉ để giải quyết các sản phẩm thanh lý, tồn kho để thu hồi vốn nhanh chóng. Nhưng đó không phải là chiến lược giá lâu dài.
2.4. Kênh phân phối.
Công ty Cổ phần An Việt sử dụng kênh phân phối trực tiếp để lưu thông sản phẩm từ Công ty đến tay khách hàng. Sơ đồ biểu diễn kênh phân phối như sau:
Sơ đồ 6. Kênh phân phối của Công ty Cổ phần An Việt.
Công ty
Cổ phần An Việt.
Khách hàng
tiêu thụ sản phẩm
Theo sơ đồ này thì Công ty bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng mà không qua đại lý.
Việc phân phối hàng hoá nhanh chóng đảm bảo yêu cầu chủ động cho Công ty và thu lợi nhuận cao vì không phải chi phí ở khâu trung gian. Hơn nữa lại có thể thiết lập quan hệ trực tiếp với khách hàng.
Về kinh doanh ngành hàng ô tô, Công ty tiến hành mua xe ô tô sát xi, sau đó đóng thùng lắp cẩu hay đóng thành xe khách để bán trực tiếp cho khách hàng. Tất cả các loại sản phẩm đều được Công ty trực tiếp phân phối cho khách hàng không phải qua đại lý.
Công ty đã thực hiện tốt phương châm: “Mua tận gốc, bán tận ngọn” góp phần nâng cao doanh số và hiệu quả kinh tế. Thực hiện phương châm trên, năm 2007 Công ty đã cho xây dựng trung tâm thương mại trực thuộc phòng kinh doanh nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm ô tô, xe máy, các loại phụ tùng ô tô.
2.5 Chính sách xúc tiến hỗn hợp.
Các hoạt động mà Công ty đã thực hiện trong thời gian qua là:
* Quảng cáo.
- Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng: Hiện tại, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định thì hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, phát thanh, báo chí không được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập, hay vào dịp năm mới
- Quảng cáo bằng catalô: Catalô của Công ty là một bản bìa cứng, khổ A3 in màu. Trên đó có in biểu tượng của Công ty, tên giao dịch bằng tiếng Việt và tiếng Anh, địa chỉ, số điện thoại, fax ngành nghề kinh doanh chủ yếu để khách hàng tiện giao dịch.
- Ngoài ra Công ty còn quảng cáo qua thư, qua điện thoại, trên chính sản phẩm mà Công ty đang sản xuất như sản phẩm xe ca.
III. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần An Việt
1. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần An Việt.
1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức lớn nhưng Công ty Cổ phần An Việt vẫn liên tục trưởng thành, đứng vững trên thị trường, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu mà Công ty thông qua Đại hội công nhân viên chức đầu năm đều hoàn thành, tăng doanh thu cho Công ty, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Những kết quả đó thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Biểu 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu thời kỳ 2005 – 2008.
Đơn vị: 1000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
2
3
4
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Thu nhập bình quân 1 công nhân viên 1 tháng
11.027.232
52.000
456.709
810
34.787.403
410.000
1.320.937
1.000
67.180.000
1.600.000
2.527.832
1.400
100.965.217
952.000
3.200.000
1.978
Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Cổ phần An Việt.
Biểu 5. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2005- 2008.
Đơn vị:1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KH
TT
KH
TT
KH
TT
KH
TT
Doanh thu
Lợi nhuận
10000000
40000
11027232
52005
20050000
100000
34787403
410000
60000000
900000
67180000
1600000
90000000
1200500
100965217
952005
Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Cổ phần An Việt.
Qua hai bảng số liệu trên, ta thấy rằng Công ty thực hiện một mức kế hoạch về doanh thu tiêu thụ qua các năm từ 2005 – 2008. Mức doanh thu tiêu thụ thời kỳ 2005 – 2008 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch và doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Về mức lợi nhuận, từ năm 2005 – 2007, lợi nhuận đạt được năm sau cao hơn năm trước và đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Riêng năm 2008 Công ty đã không hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận, thực tế đạt 952.000.000 đồng so với kế hoạch là 1.200.000.000 đồng, giảm 248.000.000 đồng, tương ứng là 20, 67%. Mức lợi nhuận năm 2008 cũng thấp hơn mức lợi nhuận năm 2007 (16.000.000 đồng). Chỉ tiêu nộp ngân sách, thu nhập bình quân một người lao động một tháng đều tăng lên.
1.2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm.
Qua các bảng số liệu phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định, tài sản lưu động, bảng số liệu, biểu đồ về các chỉ tiêu chủ yếu ở trên, ta đã hình dung được phần lớn bức tranh về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng của Công ty.
Thực tế cho thấy, Công ty đã tìm được hướng đi đúng và khẳng định được vị trí cuả mình trên thương trường trong thời gian từ năm 2005 đến nay. Mức doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm và con số 100.965.217.000 đồng là mức doanh thu kỷ lục từ trước đến nay. Mức lợi nhuận cũng đi vào xu thế chung là tăng lên, mức lợi nhuận cao nhất là 1.600.000.000 đồng năm 2007.
Đạt được những kết quả to lớn đó là do có sự năng động sáng tạo, sự nhạy bén nắm bắt cơ hội của Lãnh đạo Công ty.
Cũng trong thời gian này, Công ty cũng dự báo được đầu năm 2006 là thời điểm Chính phủ sẽ ban hành quy định về việc đảm bảo an toàn giao thông, cấm các xe khách quá thời gian sử dụng 15 năm không được lưu hành, cho nên ngay từ đầu năm 2005, Công ty đã cho nghiên cứu đóng mới các loại xe ô tô chở khách từ 8 đến 60 chỗ, đặc biệt là loại xe từ 30 đến 32 chỗ rất phù hợp với điều kiện đường xá và vận chuyển hành khách ở Hà Nội và các tỉnh.
Biểu 6. Số lượng hai loại sản phẩm chính tiêu thụ qua các năm 2005 – 2008.
TT
Sản phẩm
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Xe ô tô khách
Xe
0
6
29
117
2
Khung xe máy
Cái
4000
70448
103214
129000
Nguồn:Phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần An Việt.
Nghành nghề truyền thống của Công ty là bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô đang dần đi vào thế ổn định và phát triển.Theo số liệu thống kê, số xe sửa chữa lớn theo hợp đồng năm 2002 là 86 xe, năm 2005 là 197 xe, năm 2006 là 380 xe, năm 2007 là 570 xe, năm 2008 là 630 xe. Có được như vậy là nhờ Công ty đã mở rộng quan hệ với các Công ty liên doanh và các đại lý bán xe. Đồng thời, quan hệ này cũng mở ra nhiều nguồn công việc khác như đóng các loại thùng kín, thùng hở cho xe tải, đóng thùng cho máy phát điện, lắp cẩu thang nâng cho các loại xe chuyên dùng.
Về mặt hàng cơ khí, Công ty cũng có được nhiều hợp đồng. Một mặt là dợ hỗ trợ từ phía Tổng Công ty giới thiệu bạn hàng, mặt khác là do nỗ lực từ phía Công ty tự tìm kiếm khách hàng hoặc tham gia đấu thầu.
Như đã đề cập ở phần trên, trong thời gian từ 2005 đến 2007 doanh thu và lợi nhuận Công ty không ngừng tăng lên là do cả hai loại sản phẩm đều là sản phẩm mới, chưa có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh. Riêng năm 2008, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận, và mức lợi nhuận cũng thấp hơn năm 2007.
Biểu 7. Phân tích chung tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Mức biến động so với năm 2007
Tỉ lệ so với doanh thu
Số tiền (1.000đ)
Tỉ lệ (%)
Năm 2007 (%)
Năm 2008 (%)
1
Doanh thu
67.180.000
100.965.217
33.785.217
150,29
100,00
100,00
2
Giá vốn hàng bán
61.630.828
94.206.719
32.575.891
152,87
91,74
93,31
3
Lợi nhuận gộp
5.549.172
6.758.498
1.209.326
121,79
8,26
6,69
4
Chi phí bán hàng
647.331
1.610.191
962.860
248,74
0,96
1,59
5
Chi phí quản lý
3.364.305
4.278.307
914.002
127,16
5,01
4,24
6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.537.536
870.000
(-667.536)
56,58
2,29
0,86
Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Cổ phần An Việt.
Dựa vào bảng phân tích, có thể thấy rằng năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu thuần có 91,74 đồng giá vốn hàng bán, 8,26 đồng lợi nhuận gộp, 0,96 đồng chi phí bán hàng, 0,51 đồng chi phí quản lý, và 2.29 đồng lợi nhuận trước thuế. Trong năm 2008, hiệu quả đạt thấp hơn. Cụ thể, trong 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm 93,31 đồng, lợi nhuận gộp là 6,96 đồng, chi phí bán hàng chiếm 1,59 đồng, chi phí quản lý tuy có giảm nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ còn 0,86 đồng. Công ty cần xem xét tính hợp lý của các khoản tăng lên để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Mặc dù không thực hiện được kế hoạch về lợi nhuận nhưng điều đáng mừng là Công ty đã chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, lượng hoá ảnh hưởng của môi trường tới kết quả kinh doanh. Vì thế Công ty mới đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận năm 2008 là 1.200.000.000 đồng, thấp hơn mức lợi nhuận năm 2007 trong khi mức doanh thu lại cao hơn. Trong thời gian tới, Công ty cần có các biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhằm đạt mức lợi nhuận cao hơn.
3. Những tồn tại và hạn chế trong tổ chức và hoạt động Marketing tại Công ty cổ phần An Việt.
Qua xem xét việc tổ chức bộ phận Marketing và hoạt động Marketing ở Công ty, ta có thể rút ra một số hạn chế dưới đây.
- Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing, chưa lập được chiến lược cho hoạt động này. Các hoạt động Marketing do nhân viên phòng kinh doanh tiến hành mới chỉ ở dạng hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Do vậy có thể nói Công ty thiếu một chức năng cơ bản và quan trọng – chức năng Marketing – chức năng đảm nhiệm vai trò liên kết Công ty với thị trường. Cũng chính vì vậy mà các hoạt động Marketing do nhân viên kinh doanh tiến hành gặp nhiều khó khăn.
- Trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường thông tin thu thập được thường không đầy đủ và kết luận sau khi xử lý thông tin thường ở dạng định tính là chủ yếu.
- Giá cả vẫn chưa được sử dụng với tư cách là một chiến lược để cạnh tranh.
- Khâu phân phối chỉ sử dụng kênh trực tiếp chắc chắn trong tương lai gần sẽ không còn hiệu quả cao khi thị trường mở rộng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
- Quảng cáo và xúc tiến bán chưa được tập trung, chưa quảng bá được nhãn hiệu và hình ảnh về Công ty và sản phẩm của Công ty đến với người tiêu dùng một cách rộng rãi.
- Việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ bán hàng chưa đạt kết quả, công ty đã bỏ quên những kênh quảng cáo rất hiệu quả như: Trang website của doanh nghiệp, quảng cáo qua các catalog, tờ rơi, trên truyền hình, truyền thanh.
- Chính sách chăm sóc khách hàng chưa được vận dụng và phát huy tối đa, chưa chuyên nghiệp. Khách hàng chưa thoả mãn 100% với chính sách hậu mãi và chưa được nhận những chăm sóc sau bán hàng.
- Với những thị trường mới, công ty chưa có những bản đánh giá thị trường, những nghiệp vụ Marketing để tìm hiểu thị trường, từ đó có được những quyết định đúng đắn về chiến lược Marketing.
Những hạn chế cơ bản trên gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công ty cần xây dựng các biện pháp mang tính chiến lược và cụ thể để khắc phục trong thời gian.
Chương III
Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần An Việt
I. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động Marketing.
1. Nhóm các giải pháp mang tính chiến lược nhằm xây dựng định hướng Marketing toàn Công ty.
Xét về nguyên tắc, tất cả các chức năng của một Công ty phải có mối quan hệ qua lại hài hoà để theo đuổi những mục tiêu chung của Công ty. Để có thể xây dựng được một nền nếp hoạt động Marketing chạy theo khách hàng Công ty cần thực hiện những biện pháp chính sau:
(1). Thuyết phục các cán bộ quản lý khác về sự cần thiết phải chạy theo khách hàng. Ban giám đốc phải trực tiếp nêu gương tận tuỵ với khách hàng và khen thưởng những người trong Công ty làm được như vậy.
(2). Cử ra một quan chức Marketing cấp cao và một lực lượng đặc nhiệm của Marketing. Công ty cần tuyển dụng một quan chức Marketing cấp cao và thành lập một lực lượng Marketing đặc nhiệm để hỗ trợ việc xây dựng những chương trình vận dụng tư duy và thực tiễn Marketing hiện đại vào Công ty. Lực lượng đặc nhiệm cần bao gồm cả giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, kế toán, kế hoạch, kỹ thuật và một số chủ chốt khác.
(3). Tìm hiểu sự giúp đỡ và hướng dẫn ở bên ngoài. Lực lượng đặc nhiệm Marketing sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích từ những ý kiến tư vấn chuyên môn ở bên ngoài trong việc xây dựng nền nếp hoạt động Marketing của Công ty. Các Công ty tư vấn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc giúp đỡ Công ty chuyển sang định hướng Marketing.
(4). Thay đổi chế độ khen thưởng trong Công ty. Công ty sẽ phải thay đổi chế độ khen thưởng, nếu muốn thay đổi hành vi của các phòng.
(5). Tuyển dụng nhân tài giỏi về Marketing.
(6). Xây dựng những chương trình huấn luyện Marketing tại chức.
(7). Thiết lập một hệ thống kế hoạch Marketing hiện đại.
(8). Xây dựng một chương trình khen thưởng thành tích Marketing xuất sắc hàng năm.
(9). Xem xét việc cải tổ từ một Công ty lấy sản phẩm làm trung tâm thành một Công ty lấy thị trường làm trung tâm.
Công ty có thể tham khảo các lĩnh vực hoạt động dưới đây để xem xét, đánh giá những phòng ban nào của Công ty thực sự chạy theo khách hàng.
* Nghiên cứu phát triển.
- Dành nhiều thời gian để gặp gỡ khách hàng và lắng nghe những vấn đề của khách.
- Sẵn sàng đón nhận sự tham gia của các phòng Marketing, sản xuất và các phòng khác vào các đề án mới.
- Đối chiếu với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm giải pháp tốt nhất.
- Tính đến những phản ứng và đề xuất của khách hàng khi xây dựng đề án.
- Không ngừng cải tiến và hoàn thiện sản phẩm trên cơ sở thông tin phản hồi của thị trường.
* Cung ứng.
- Tích cực tìm kiếm những người cung ứng tốt nhất, chứ không chỉ lựa chọn trong số những người đến đặt quan hệ làm ăn.
- Xây dựng những quan hệ lâu dài với một số ít người cung ứng có tín nhiệm về chất lượng hàng cao.
- Không nhân nhượng chất lượng để tiết kiệm được về giá.
* Sản xuất.
- Mời khách hàng đến thăm và đi xem xưởng máy.
- Đến thăm xưởng máy của khách hàng để thấy khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty như thế nào.
- Sẵn sàng làm thêm giờ khi thấy việc đảm bảo đúng lịch giao hàng là quan trọng.
- Không ngừng tìm cách làm ra sản phẩm tốt hơn và hay giá thành rẻ hơn.
- Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, phấn đấu không có phế phẩm.
- Đáp ứng những yêu cầu của khách hàng để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1907.doc