LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 3
I- Tổng quan về kiểm toán tài chính 3
1- Khái niệm 3
2- Đối tượng kiểm toán tài chính 3
3- Mục tiêu của Kiểm toán Báo cáo tài chính 5
4- Chủ thể và khách thể trong kiểm toán Báo cáo tài chính 6
5- Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính 6
6- Trình tự kiểm toán Báo cáo tài chính 8
II - Những vấn đề lý luận về bằng chứng kiểm toán 9
1- Bản chất của bằng chứng kiểm toán 9
1.1- Khái niệm bằng chứng kiểm toán 9
1.2 - Các quyết định về bằng chứng kiểm toán 9
1.3- Phân loại bằng chứng kiểm toán 11
2- Đánh giá bằng chứng kiểm toán 11
2.1- Các tính chất của bằng chứng kiểm toán 11
2.2- Đánh giá bằng chứng kiểm toán 12
III- Những vấn đề lý luận về công tác thu thập bằng chứng kiểm toán 13
1- Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 13
1.1 - Phương pháp kiểm tra vật chất 14
1.2 - Phương pháp lấy xác nhận 15
1.3 - Phương pháp xác minh tài liệu 16
1.4 - Phương pháp quan sát 17
1.5 - Phương pháp phỏng vấn 18
1.6 - Phương pháp tính toán 19
1.7 - Phương pháp phân tích 20
2 - Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt cần thu thập 23
2.1. Ý kiến chuyên gia 23
2.2. Giải trình của Giám đốc 23
2.3. Tư liệu của các kiểm toán viên nội bộ 24
2.4. Tư liệu của các kiểm toán viên khác 25
2.5. Bằng chứng về các bên hữu quan 25
3 -Thu thập bằng chứng kiểm toán trong các giai đoạn kiểm toán Báo cáo tài chính 26
3.1 - Lập kế hoạch kiểm toán 26
3.2 - Thực hiện kiểm toán 31
3.3- Kết thúc kiểm toán 37
PHẦN HAI : CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN 42
I - Giới thiệu về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC 42
1 - Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của AASC 42
2 - Đặc điểm tổ chức và hoạt động của AASC 43
2.1 - Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 43
2.2 - Cơ cấu tổ chức Công ty 45
2.3 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 46
3 - Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của AASC ảnh hưởng tới việc thu thập bằng chứng kiểm toán 49
II – Thực tế công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC 51
1 - Lập kế hoạch kiểm toán . 51
1.1.Bằng chứng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng 51
1.2.Các bằng chứng về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 53
1.3.Kiểu mẫu bằng chứng phân tích về các thông tin tổng quan trên Báo cáo tài chính.56
1.4.Bằng chứng sơ bộ về sự thiết kế phù hợp và vận hành hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) 58
1.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tại Công ty A .61
2 - Thực hiện kiểm toán 62
2.1.Bằng chứng chi tiết về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) 62
2.2.Kiểu mẫu bằng chứng phân tích đối với các số liệu chi tiết trên Báo cáo tài chính thông qua thực hiện thủ tục phân tích .64
2.3.Bằng chứng thu được thông qua thực hiện các thủ tục kiểm tra
chi tiết 67
3. Kết thúc kiểm toán 79
3.1.Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn 79
3.2.Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ 81
3.3.Tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận kiểm toán, phát hành báo cáo
kiểm toán 81
99 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng: Công ty có trụ sở chính và năm chi nhánh tại các thành phố, trung tâm kinh tế lớn là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thanh Hóa, Quảng Ninh và Hải Phòng.
- Về đội ngũ nhân viên: Với phương châm hoạt động giữ uy tín và nâng cao chất lượng dịch vụ, chiến lược phát triển con người được Công ty đặt lên hàng đầu với chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ và chính sách khen thưởng- kỷ luật thích đáng. Từ thời điểm ban đầu khi công ty chỉ có 8 nhân viên, đến nay Công ty đã có một đội ngũ hơn 300 nhân viên với 291 kiểm toán viên, trong đó 98 kiểm toán viên đã có chứng chỉ CPA và hơn 100 cộng tác viên là các giáo sư tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
- Về tình hình kinh doanh: Trong 13 năm qua, AASC đã không ngừng phát triển với tốc độ cao nhất và không ngừng khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam. Có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng của Công ty trong thời gian qua thông qua Bảng 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của AASC
Bảng2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của AASC
2 - Đặc điểm tổ chức và hoạt động của AASC
2.1 - Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
a- Chức năng của Công ty
Theo Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991, Quyết định số 639 TC/TCCB ngày 14 tháng 9 năm 1993 của Bộ Tài chính và bản Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty ban hành kèm theo Quyết định 556 TC/QĐ/BTC, Công ty đã và đang thực hiện chức năng cung cấp sáu loại dịch vụ chính sau:
Dịch vụ Kiểm toán:
Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý hoặc 6 tháng, thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính trong các tập đoàn quốc tế.
Kiểm toán hoạt động của các dự án.
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Các hoạt động kiểm toán cụ thể khác.
Dịch vụ Kế toán: Công ty là một tổ chức chuyên ngành kế toán với nhiều năm kinh nghiệm, đã và đang cung cấp các dịch vụ kế toán như :
Mở và ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính định kỳ.
Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Trợ giúp chuyển đổi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính.
Hướng dẫn và tư vấn trong việc áp dụng các chế độ tài chính kế toán.
Dịch vụ Tư vấn Tài chính và Quản trị kinh doanh: bao gồm
Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới.
Tư vấn kiểm kê và thẩm định giá trị tài sản.
Tư vấn quyết toán vốn đầu tư.
Tư vấn tiến hành cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sáp nhập hoặc giải thể.
Tư vấn tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách tài chính.
Dịch vụ Công nghệ thông tin:
Hỗ trợ khách hàng trong việc vận hành các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với các yêu cầu về quản lý, hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh lâu dài của khách hàng.
Cung cấp và hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán
Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng:
Tổ chức các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp, ứng dụng tin học trong kế toán.
Hỗ trợ công tác tuyển dụng nhân viên trong các doanh nghiệp
Dịch vụ Tư vấn Thuế: Đưa ra các ý kiến tư vấn về thuế như
Lập kế hoạch thuế
Đăng ký, tính toán và kê khai thuế phải nộp
Rà soát đánh giá việc vận dụng các chính sách thuế hiện hành,…
Doanh thu của Công ty được tập hợp theo loại hình dịch vụ. Mặc dù khởi đầu, AASC là một công ty chỉ chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán, nhiệm vụ kiểm toán là được bổ sung vào sau, song trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành nghề kiểm toán, doanh thu từ loại hình dịch vụ này đã trở thành nguồn thu chủ yếu của công ty- chiếm 82% tổng doanh thu năm 2003 (xem biểu dưới). Ta có thể thấy rõ cơ cấu doanh thu của Công ty năm 2003 qua Bảng oơ cấu doanh thu năm 2003 của AASC
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu năm 2003 của AASC
b- Nhiệm vụ của Công ty
Theo quyết định thành lập Công ty số 164 TC/QĐ/TCCB, AASC là pháp nhân thực hiện việc hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải chi phí hoạt động bằng nguồn thu được từ các dịch vụ do khách hàng trả theo hợp đồng với Công ty. AASC có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng các lĩnh vực được Bộ Tài chính cho phép, thực hiện mọi nghĩa vụ thu nộp với Nhà nước theo luật định. Công ty có con dấu riêng và được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ ở Ngân hàng, được trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước.
2.2 – Cơ cấu tổ chức Công ty
Công ty có trụ sở chính ở Hà Nội được tổ chức thành mười phòng ban và năm chi nhánh ở các tỉnh thành, trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Các phòng ban của trụ sở tại Hà Nội
Phòng Hành chính tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý các công văn đến và đi, ra các quyết định về công tác tổ chức của Công ty như sắp xếp cán bộ đi công tác, tổ chức bộ phận lái xe, bảo vệ, bán hàng, cung cấp các tạp vụ…
Phòng Kế toán: phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát hành các Báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành.
Phòng Đào tạo: xây dựng các chương trình đào tạo và tuyển dụng đối với cán bộ công nhân viên của công ty, thực hiện dịch vụ đào tạo và tuyển dụng cho khách hàng.
Phòng Kiểm soát chất lượng: tiến hành các đợt kiểm tra chất lượng trước, trong và sau quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán do Văn phòng công ty và các chi nhánh thực hiện để đảm bảo chất lượng các dịch vụ cung cấp.
Phòng kiểm toán và tư vấn: ngoài chức năng kiểm toán các Báo cáo tài chính, phòng còn có chức năng tư vấn tài chính kế toán.
Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất: thực hiện kiểm toán các Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất.
Phòng kiểm toán thương mại và dịch vụ: thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại và dịch vụ.
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: thực hiện kiểm toán các Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình hoàn thành.
Phòng kiểm toán dự án: tiến hành kiểm toán các dự án có vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Phòng công nghệ thông tin: quản lý mạng nội bộ Công ty, thực hiện các dịch vụ tin học theo yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, việc phân chia nhiệm vụ giữa các phòng chỉ có tính chất tương đối. Các phòng nghiệp vụ đều được khuyến khích tự tìm kiếm hợp đồng cho phòng mình. Đối với các hợp đồng do Công ty ký kết được, tuỳ theo số lượng, quy mô và lĩnh vực hợp đồng, các hợp đồng sẽ được phân công về các phòng. Trong một số trường hợp, các phòng sẽ có sự phối hợp với nhau thực hiện các dịch vụ để đảm bảo về chất lượng và thời gian dịch vụ cung cấp.
Các chi nhánh.
Các chi nhánh của AASC là mô hình thu nhỏ của Công ty tại các tỉnh. Các chi nhánh này được tổ chức theo hình thức hạch toán độc lập và Công ty thực hiện Báo cáo tài chính theo hình thức hợp nhất các Báo cáo tài chính. Tại các chi nhánh đứng đầu bộ phận quản lý là Quyền giám đốc, trừ chi nhánh thành phố Hồ chí Minh có Giám đốc chi nhánh là Phó giám đốc của Công ty.
2.3 – Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
AASC có cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình quản trị chức năng kết hợp với việc tổ chức theo lãnh thổ địa lý: đứng đầu công ty là Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các phòng ban và chi nhánh, dưới Ban giám đốc là các trưởng phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng mình và các Quyền giám đốc chi nhánh.
Giám đốc Công ty : do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm, Giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý chung toàn Công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính về hoạt động của công ty. Đồng thời, Giám đốc quản lý trực tiếp các phòng hành chính tổng hợp, kế toán, kiểm soát chất lượng, công nghệ thông tin và Chi nhánh Quảng Ninh.
Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm. Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty và quản lý các phòng ngiệp vụ cụ thể; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Bộ tài chính về nhiệm vụ được phân công .
Phó Giám đốc phụ trách kiểm toán xây dựng cơ bản: quản lý trực tiếp phòng kiểm toán và tư vấn, phòng kiểm toán xây dựng cơ bản, phòng kiểm toán dự án và Chi nhánh Thanh Hoá.
Phó Giám đốc phụ trách kiểm toán Báo cáo tài chính: phụ trách phòng kiểm toán thương mại và dịch vụ, phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất, phòng đào tạo và Chi nhánh Hải Phòng.
Phó Giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của Công ty ở khu vực phía Nam, là Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đồng thời phụ trách Chi nhánh Vũng Tàu.
Trưởng phòng nghiệp vụ và phó phòng nghiệp vụ giúp Ban Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. Khi thực hiện một hợp đồng, trưởng phòng chịu trách nhiệm bố trí nhân sự thực hiện hợp đồng đó. Ngoài ra, khi có yêu cầu, trưởng- phó phòng nghiệp vụ còn tham gia công tác tuyển dụng của công ty.
Trưởng và phó phòng hành chính quản trị tổng hợp giúp Ban giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tổ chức, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ trong Công ty và các chi nhánh văn phòng Công ty.
Có thể thấy rõ cơ cấu tổ chức của Công ty thông qua Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty AASC
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty aasc
GIáM ĐốC công ty
PHó GIáM Đốc
PHó GIáM Đốc
Phòng công nghệ thông tin
Phòng Hành chính- tổng hợp
Phòng đào tạo
Phòng kiểm toán
Các ngành sxvc
Phòng kiểm toán
Thương mại & dvụ
Phòng kiểm toán
dự án
phòng kiểm toán xdcb
Phòng kế toán
PHó GIáM Đốc
Phòng kiểm toán và tư vấn
Phòng kiểm soát
Chất lượng
Chi nhánh
Thanh hoá
Chi nhánh hải phòng
Chi nhánh vũng tàu
Chi nhánh Tp hồ chí minh
Chi nhánh
Quảng ninh
3 - Đặc điểm quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của AASC ảnh hưởng tới việc thu thập bằng chứng kiểm toán
Công ty đã xây dựng một Chương trình kiểm toán chuẩn AASC để áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của khách hàng. Chương trình này là một phần của Chương trình trợ giúp kỹ thuật từ Liên minh Châu Âu (EURO – TAPVIET) thực hiện từ đầu năm 1996 đến cuối năm 1998 nhằm mục đích chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực kiểm toán, thẩm định kế toán, tư vấn cho doanh nghiệp. Với chương trình kiểm toán mẫu, việc thực hiện kiểm toán chi tiết trên từng tài khoản trở nên đơn giản và hiệu quả. Trên cơ sở tình hình cụ thể, các kiểm toán viên sẽ tiến hành một cách linh hoạt để đem lại kết quả cao nhất.
Theo Chương trình kiểm toán AASC này, AASC thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục chứ không theo chu trình. Các khoản mục trên Báo cáo tài chính sẽ được chia thành các phần hành và đánh ký hiệu tham chiếu. Các kiểm toán viên xem xét các khoản mục trên Báo cáo tài chính một cách riêng biệt song không hoàn toàn độc lập. Sau khi các phần hành kiểm toán đã được thực hiện, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả và đưa ra kết luận chung về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, từ đó hình thành nên Báo cáo kiểm toán.
Quy trình kiểm toán được bắt đầu bằng việc thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng để có được hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng một cách khái quát. Dựa vào những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên quyết định xem hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có đáng tin cậy hay không. Nếu có, kiểm toán viên sẽ tiến hành thêm các thử nghiệm khảo sát để khẳng định về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Phương pháp này giúp kiểm toán viên có thể giảm bớt các thủ tục khác ở những bước sau. Sau đó, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết. Nếu kiểm toán viên quyết định hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động không hiệu lực, kiểm toán viên không cần thực hiện các thử nghiệm khảo sát nữa mà tiến hành ngay các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.
Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận nào phụ thuộc vào đánh giá ban đầu của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhằm đảm bảo trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thu được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy với chi phí thấp nhất.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán, các kiểm toán viên tiến hành tổng hợp các giấy tờ làm việc, đưa ra các kết luận cuối cùng về các phát hiện kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán sơ bộ. Sau khi Báo cáo kiểm toán sơ bộ được lập, nhóm kiểm toán có một buổi Họp đánh giá để tổng hợp ý kiến phản hồi của khách hàng về Báo cáo kiểm toán được lập, xem xét các điều chỉnh cuối cùng trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.
Quy trình này được khái quát ở Sơ đồ 2.2: quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC
Có dựa vào HTKSNB hay không?
Thủ tục phân tích
Kiểm tra chi tiết
Tổng hợp giấy tờ làm việc , Họp đánh giá và lập Báo cáo kiểm toán.
lập Báo cáo kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý, phân tích tổng quan khách hàng.
Đánh giá khái quát về HTKSNB
Có
Không Thủ tục kiểm soát
II – thực tế công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Tại AASC
Để hiểu rõ về thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán tại AASC, bài viết này sẽ tập trung vào các bằng chứng kiểm toán AASC thực hiện thu thập trong mỗi phần hành kiểm toán, kỹ thuật sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán đó và đưa ra một số bằng chứng tiêu biểu để minh hoạ chứ không phản ánh theo quy trình kiểm toán từng khoản mục trên báo cáo tài chính nhằm làm cho bài viết được tập trung hơn vào cách thức thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán.
Đồng thời, trong báo cáo này sẽ trình bày quy trình kiểm toán các Báo cáo tài chính của hai Công ty có đặc điểm kinh doanh, đặc điểm quản lý tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ khác nhau, và một công ty là khách hàng thường niên (công ty A), một công ty là khách hàng mới của AASC (công ty B). Báo cáo tài chính của Công ty A là của kỳ kế toán từ 01-01-2003 đến 31-01-2003, Báo cáo tài chính của Công ty B là của kỳ kế toán 01-01-2003 đến 30-06-2003.
Như vậy, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để thu thập thêm bằng chứng về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty A nhằm giảm bớt khối lượng thử nghiệm cơ bản. Đối với công ty B, do đây là kiểm toán năm đầu nên kiểm toán viên sẽ phải tiến hành thêm các thủ tục nhằm khẳng định tính trung thực hợp lý của số dư đầu năm, đồng thời các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được áp dụng nhiều do hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty B được đánh giá là không đáng tin cậy. Với những điểm khác biệt như trên, quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại hai công ty này sẽ phản ánh tương đối đầy đủ các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán Báo cáo tài chính của AASC.
1 - Lập kế hoạch kiểm toán
1.1.Bằng chứng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.
Trong bước đầu tiên của việc nghiên cứu về khách hàng, các kiểm toán viên của AASC tiến hành thu thập bằng chứng về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, thông qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán chung đối với khách hàng cũ, nghiên cứu sách báo chuyên ngành đối với khách hàng mới.
Xem xét hồ sơ kiểm toán chung: Đối với công ty A là khách hàng cũ của AASC, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty này đã được các kiểm toán viên nghiên cứu và cập nhật thường xuyên qua các kỳ kiểm toán trước, được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung. Qua đó, các kiểm toán viên biết được rằng công ty A hoạt động trong các lĩnh vực sau:
Tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xây lắp bưu chính viễn thông, xây lắp cơ điện lạnh, dân dụng và giao thông
Sản xuất vật tư phục vụ các công trình trên và kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định pháp luật Việt Nam.
Nghiên cứu sách báo chuyên ngành: Công ty B là khách hàng mới của AASC, hoạt động trong ngành sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Thông qua nghiên cứu các sách báo, tìm hiểu thông tin qua các nguồn khác nhau, kiểm toán viên có được những hiểu biết sơ bộ như sau: ngành sản xuất và lắp ráp xe gắn máy đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây, nhất là từ năm 1999 khi Nhà nước bắt đầu có chính sách nhập khẩu xe gắn máy Trung Quốc, giảm giá thành xe gắn máy khiến cho số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này tăng vọt, công suất của các doanh nghiệp cũng đạt mức độ cao. Tuy nhiên, từ năm 2002, Nhà nước có chính sách hạn chế sự phát triển của xe máy, hạn chế sự đăng ký xe dẫn đến thị trường xe gắn máy bị tác động mạnh. Các doanh nghiệp trong ngành buộc phải tìm hướng phát triển khác: hoặc là tìm thị trường mới, hoặc giảm quy mô hoạt động, đồng thời cũng phải tăng cường hơn nữa việc cải tiến mẫu mã kỹ thuật và hạ giá thành.
Bên cạnh đó, các kiểm toán viên còn kiểm tra xem có thay đổi lớn nào đã xảy ra từ kỳ kiểm toán trước hay không đối với khách hàng A là khách hàng cũ thông qua thực hiện phỏng vấn trực tiếp với Ban giám đốc công ty và được biết trong thời gian từ niên độ kế toán trước đến niên độ kế toán này không có biến động nào về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như trên toàn ngành.
1.2.Các bằng chứng về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Cập nhật thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng là một trong những khâu quan trọng trong quy trình kiểm toán do AASC thực hiện do quá trình này cung cấp cho kiểm toán viên sự hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của công ty.
Xem xét hồ sơ kiểm toán chung
Đối với công ty A, do là khách hàng cũ nên những thông tin này được cập nhật trong hồ sơ kiểm toán chung, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán có được những thông tin sau đây thông qua xem xét hồ sơ kiểm toán chung:
Công ty A là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam
Hình thức pháp lý là công ty cổ phần, được thành lập theo Quyết định số 950/QĐ- TCBĐ do Tổng cục Bưu điện cấp ngày 13-10-2000, đăng ký kinh doanh số 0103000234 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 21-1-2001, có trụ sở đặt tại Số 51 Vũ Trọng Phụng Hà Nội.
Công ty A tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng: đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Bên dưới là các phòng ban chức năng được chia thành hai khối chính: khối quản lý, có 4 phòng và khối sản xuất, gồm 3 đội thi công, 3 xí nghiệp và 4 xưởng sản xuất.
Công ty A được hưởng chế độ ưu đãi thuế theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 2197 BKH/DN ngày 11- 04- 2001 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, theo đó công ty được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trong đó miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 03 năm đầu, hưởng mức thuế giảm 50 % cho 05 năm sau.
Thu thập các tài liệu pháp lý
Đối với công ty B, kiểm toán viên yêu cầu lãnh đạo công ty cung cấp các tài liệu pháp luật của công ty, gồm có: Giấy phép đầu tư, Hợp đồng liên doanh, Điều lệ liên doanh, Biên bản họp Hội đồng quản trị. Qua đó, kiểm toán viên có được những hiểu biết cơ bản như sau:
Công ty B là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại phụ tùng xe gắn máy, lắp ráp ô tô, xe máy dạng IKD. Loại hình doanh nghiệp là liên doanh, công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1420/GP ngày 31-10-1995 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, thời hạn hoạt động là 30 năm. Các bên liên doanh gồm có: phía Việt Nam là Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, phía nước ngoài là ba công ty: Chaikomol Business Co.Ltd, Thái Lan; SKR International Co.Ltd, Thái Lan; New Chip Xeng Co.Ltd, Lào.
Công ty đặt trụ sở chính tại Như Quỳnh- Mỹ Văn- Hưng Yên.
Cơ cấu tổ chức của Công ty B như sau: đứng đầu là Hội đồng quản trị, gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Dưới là các phòng ban chức năng: hành chính, kế toán, thương mại, sản xuất, phát triển.
Công ty B có năm tài chính bắt đầu từ 01 tháng 07 hàng năm.
Đối với công ty A, kiểm toán viên nhận thấy không có thay đổi trong đặc điểm tổ chức và hoạt động của công ty so với kỳ trước.
Một tài liệu quan trọng các kiểm toán viên yêu cầu Ban giám đốc của cả hai công ty là phải cung cấp là Báo cáo của Ban giám đốc (Bảng 2.3) như một bản cam kết trách nhiệm của Ban giám đốc trong việc cung cấp đầy đủ các tài liệu pháp lý cũng như các bảng khai tài chính.
Đối với công ty B, kiểm toán viên trao đổi với các kiểm toán viên công ty VACO là đơn vị đã thực hiện kiểm toán cho công ty B năm tài chính trước và được bên VACO cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình hoạt động của công ty B cũng như Báo cáo của Kiểm toán viên VACO số 175/VACO.KT.ISD. Qua đó, kiểm toán viên có thể nắm bắt thêm về tình hình của Công ty B trong năm tài chính vừa qua.
Bảng 2.3. Báo cáo của Ban Giám đốc Công ty A
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Công ty A
báo cáo của ban giám đốc
Công ty A được thành lập theo Quyết định số 950/QĐ- TCBĐ ngày 13-10-2000 do Tổng cục Bưu điện cấp. Đăng ký kinh doanh số 0103000234 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà nội cấp ngày 22-1-2001
Ban Giám đốc Công ty gồm:
Ông Phạm Hữu Xuân : Tổng Giám đốc Công ty
Ông Phan Văn Bảo : Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật
Ông Lê Hữu Tài : Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh
Trách nhiệm của Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2003 đến 31/12/2003. Trong việc lập báo cáo, các yêu cầu sau được tuân thủ:
- Tuân thủ các quy định của Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định khác có liên quan.
- Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó một cách nhất quán.
- Đưa ra các phán đoán, các ước tính một cách hợp lý và thận trọng về các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính.
Đồng thời, duy trì hệ thống sổ kế toán được ghi chép một cách phù hợp để đảm bảo tuân thủ hệ thống Kế toán Việt Nam hiện hành.
ý kiến của Ban Giám đốc
Chúng tôi, các thành viên của Ban Giám đốc, xác nhận rằng Báo cáo tài chính của Công ty cho kỳ hoạt động ngày 01/01/2003 đến 31/12/2003 đã phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12/2003 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh cho kỳ kế toán kết thúc cùng ngày, phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tại Việt Nam.
T/M Ban Giám đốc
Tổng Giám đốc
Phạm Hữu Xuân
1.3.Kiểu mẫu bằng chứng phân tích về các thông tin tổng quan trên Báo cáo tài chính
Các kiểm toán viên AASC sau khi thu thập được Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng thì tiến hành thủ tục phân tích tổng quan để có được những nhận định sơ bộ về hoạt động của khách thể kiểm toán trong năm tài chính hiện hành.
Các thủ tục phân tích được thực hiện bao gồm phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất. Đối với hai công ty A và B, thủ tục phân tích này được thực hiện tương tự như nhau, do đó sau đây sẽ là dẫn chứng việc thực hiện thủ tục phân tích đối với Công ty A và những nhận xét rút ra qua thực hiện thủ tục này, đối với công ty B bài viết sẽ chỉ trích dẫn những nhận xét mà thôi.
Phân tích tỉ suất
Kiểm toán viên sử dụng phân tích tỉ suất cho các chỉ tiêu trên cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của hai công ty. Đối với mỗi công ty, các tỉ suất được lựa chọn phụ thuộc vào đặc trưng hoạt động của công ty đó. Trong kiểm toán công ty A, kiểm toán viên thực hiện phân tích một số tỉ suất thể hiện trên Bảng 2.4
Bảng 2.4. Bằng chứng phân tích một số tỉ suất tại Công ty A
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1. Tỷ suất khả năng thanh toán
a. Hiện hành
1.22 lần
1.24 lần
0.02
b. Nợ ngắn hạn
1.17 lần
1.12 lần
0,05
2. Tỷ suất cấu trúc tài chính
a. Nợ Phải trả/ SNV
81,84%
80,92%
- 0,92%
b. NVCSH/ SNV
18,16%
19,08%
0,92%
3. Tỷ suất khả năng sinh lời
a. SLN trước thuế/DTT
7,90%
8,40%
0,50%
b. SLN trước thuế/ SNV
4,88%
4,89%
0,01%
Như vậy, thực hiện phân tích một số tỉ suất cơ bản của năm 2002 và 2003 cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp A ở mức độ bình thường, tuy nhiên trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp thể hiện mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp vẫn không cải thiện được nhiều, với tỉ suất nợ khá cao, trên 80%.
Phân tích xu hướng
Kiểm toán viên thực hiện phân tích Bảng cân đối kế toán của công ty A về cả số tuyệt đối và số tương đối như sau:
Bảng 2.5.Bằng chứng phân tích xu hướng BCĐKT Công ty A
Đơn vị tính: VNĐ
Kiểm toán viên nhận thấy tổng giá trị tài sản doanh nghiệp năm 2003 tăng so 2002 là 11.646.423.909 đồng, tương ứng 13,6%. Tài sản tăng chủ yếu là do tài sản cố định tăng một lượng 5.350.438.322 đồng do trong năm 2003 doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư mới một loạt máy móc thiết bị phục vụ cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình dở dang để kịp đấu thầu nhận các công trình trọng điểm mới được dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2003. Nguồn vốn tăng chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3.005.878.744 đồng do có sự bổ sung nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Phân tích tổng quan biến động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty A cho thấy doanh thu thuần của công ty năm 2003 tăng so với năm tài chính 2002 là 20,8%, điều này đạt được do trong năm 2003 công ty đã hoàn thành nhiều công trình xây dựng cho khách hàng dở dang từ 2002, đồng thời công ty cũng tích cực tìm hiểu mở rộng thị trường, đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng công trình. Nhờ đó, mặc dù giá vốn tăng 25,1%, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của đơn vị vẫn tăng 18,5%.
Bảng 2.6.Bằng chứng phân tích BCKQHĐKD của Công ty A
Đơn vị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0571.doc