Đề tài Hoạt động công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam Thực trạng và giải pháp

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận về Hoạt động công bố thông tin 3

1.Khái niệm về hoạt động công bố thông tin 3

2. Sự cần thiết và vai trò của hoạt động công bố thông tin đối với hoạt động của TTCK . 4

2.1. Sự cần thiết 4

2.2. Vai trò 5

3. Nguyên tắc và tiêu chí trong công bố thông tin 8

3.1.Tính chính xác,trung thực và đầy đủ. 8

3.2. Nguyên tắc công bố thông tin kịp thời,liên tục. 10

3.3.Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng. 11

3.4.Trách nhiệm của bên công bố thông tin. 11

4. Phân loại thông tin công bố 12

5. Các nguồn thông tin trên thị trường chứng khoán 13

5.1.Thông tin từ tổ chức niêm yết 13

5.2. Thông tin từ SGDCK, TTGDCK. 14

5.3. Thông tin từ các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và từ các phương tiện thông tin đại chúng. 15

6. Thông tin không đối xứng và hoạt động giám sát công bố thông tin trên TTCK 15

7. Điều kiện để phát triển Hoạt động công bố thông tin trên TTCK. 19

Chương II : Thực trạng của Hoạt động công bố thông tin trên TTCK ở Việt Nam hiện nay 22

1. Những vấn đề chung. 22

2. Thực trạng công bố thông tin ở các TTGDCK ở nước ta hiện nay. 27

3. Thực trạng công bố thông tin của các tổ chức chào bán chứng khoán ở nước ta hiện nay. 33

3.1. Thực trạng công bố thông tin của các công ty đại chúng trên TTCK VN. 33

3.2.Thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK VN. 40

4. Thực trạng công bố thông tin của các tổ chức dịch vụ, kinh doanh CK. 48

5. Thực trạng công bố thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng. 51

Chương III: Kiến nghị và Giải pháp cho Hoạt động công bố thông tin trên TTCK ở Việt nam hiện nay. 56

1. Các kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động công bố thông tin trên TTCK ở nước ta hiện nay. 57

2. Các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống công bố thông tin trên TTCK VN. 58

2.1. Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả củas hoạt động công bố thông tin từ phía cơ quan quản lý 58

2.1.1. Cần có kế hoạch cụ thể về việc nâng cấp các điều kiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ thông tin cho hệ thống thông tin. 59

2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về TTCK nói chung và mảng công bố thông tin nói riêng. 60

2.1.3.Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát hoạt động công bố thông tin trên thị trường. 61

2.1.4. Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm doanh nghiệp. 64

2.1.5. Có kế hoạch đào tạo và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong công tác công bố thông tin chứng khoán. 65

2.2. Giải pháp phát triển hoạt động công bố thông tin từ các công ty chứng khoán. 67

2.3. Chuyên nghiệp hoá thông tin chứng khoán của các công ty niêm yết. 69

2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông đại chúng 71

2.5. Nâng cao nhận thức thông tin về chứng khoán cho nhà đầu tư 72

Kết luận 74

Danh mục tài liệu tham khảo 75

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tham gia thị trường mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của họ đối với sự phát triển ổn dịnh của thị trường cũng như ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh về một TTCK đang trong thời kì phát triển trong con mắt bạn bè quốc tế. 3. Thực trạng công bố thông tin của các tổ chức chào bán chứng khoán ở nước ta hiện nay. 3.1. Thực trạng công bố thông tin của các công ty đại chúng trên TTCK VN. Theo Luật chứng khoán hiện hành, công ty đại chúng phải tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin tại Điều 10 Chương VIII về Công bố thông tin. Cụ thể, về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng, tại Điều 101 Luật chứng khoán quy định: Công ty dại chúng phải công bố thông tin định kì về Báo cáo tài chính (BCTC) năm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có BCTC năm được kiểm toán. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24h, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như: Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; Tạm ngừng kinh doanh hoặc công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động... Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72h, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như: quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở lên; quyết định của hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng; công ty nhận được thông báo của toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Đồng thời theo yêu cầu của UBCKNN, công ty đại chúng phải thông báo khi xảy ra một trong các sự kiện: Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. Đối với tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, ngoài nghĩa vụ công bố thông tin định kì theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72h, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại các điểm a, b, và c khoản 2 và khoản 3 Điều 101 của Luật. Việc mua bán chứng khoán của các tổ chức phát hành chưa được niêm yết trên TTCK tạo ra một thị trường mua bán chứng khoán không chính thức (hay còn gọi nôm na là thị trường tự do) mặc dù lâu nay vẫn diễn ra, có lúc lặng lẽ, có lúc ồn ào không kém gì thị trường chính thức, nhưng đây vẫn là thị trường không được thừa nhận. Và trong chừng mực nào đó việc tổ chức thị trường này sẽ là bất hợp pháp. Bởi theo Luật chứng khoán vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, ngoài SGDCK, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán (khoản 3 Điều 33). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường tự do (cổ phiéu của các công ty cổ phần chưa niêm yết trên sàn TP.HCM hoặc chưa đăng kí giao dịch trên sàn HN).Thị trường tự do còn được xem là gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư cũng như làm xáo trộn TTCK nói chung. Hiện nay, thị trường tự do này ngày càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mua bán. Các giao dịch được tiến hành trên thị trường này cũng rất đơn giản và nhanh chóng, theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán. Giá cổ phiếu trên thị trường này luôn được nâng lên cao và không có mức nhất định, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ tình hình này để phát hành cổ phiếu để huy động vốn với giá phát hành khá cao. Thêm vào đó, việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp này hiện nay cũng không cần lưu kí qua công ty chứng khoán, nên giá cả đều do doanh nghiệp tự quyết định. Có thể nhận thấy giá chứng khoán trên thị trường tự do có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường niêm yết. Một khi giá chứng khoán trên thị trường này bị đẩy lên cao, sẽ kích giá cổ phiếu trên thị trường chính thức. Sự tác động qua lại giữa hai thị trường này sẽ tạo ra những cơn sốt “nóng”, tạo “bong bóng” cho thị trường. Thực tế, hiện chưa có bất cứ sự kiểm soát nào đối với việc phát hành cổ phiếu và công bố thông tin của những công ty này. Chính vì vậy, để có thể tiến hành những phân tích dự báo đối với những chứng khoán phát hành trên thị trường này hầu như là không thể, bởi với lực lượng “cò” cổ phiếu đang phát triển chóng mặt, thông tin trên thị trường tự do cũng bùng nổ và rất nhiễu loạn, không đảm bảo được độ chính xác.Các nhà đầu tư đang tiến hành mua bán chứng khoán trên thị trường này chủ yếu là theo phong trào, theo cảm tính, theo tâm lý “cái gì tăng thì nó tiếp tục sẽ tăng”, thông tin mà họ thu lượm được chủ yếu là từ các tin đồn, tin truyền miệng, mà người ta thường gọi chung chúng là các tin “vỉa hè”. Nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán nhưng thiếu hiểu biết đã tự biến mình thành nạn nhân của các tin đồn. Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là một trong những cổ phiếu được giao dịch nhiều trên thị trường chưa niêm yết vào thời điểm trước và sau khi Ngân hàng này tổ chức Đại hội cổ đông ngày 26/1/2007. Trước ngày 26, xuất hiện những thông tin lan truyền cho rằng tỷ lệ cổ tức cao, tỷ lệ cổ phiếu thưởng trong lần tăng vốn tới sẽ là 1-1 với giá chỉ một chấm (tức là bằng mệnh giá), chuyện SHB sẽ bán cho một tập đoàn lớn 20% cổ phần đã khiến cho giá cổ phiếu này trong 3 tuần tăng từ 420.000 đồng lên 620.000 đòng. Tuy nhiên, sau đại hội cổ đông, giá cổ phiếu SHB có dấu hiệu giảm do thông tin được kiểm chứng không giống như tin đồn. Không riêng gì SHB, trong vòng 3 tháng đầu năm 2007 thị trường chứng khoán chưa niêm yết liên tục sốt nóng và nhiệt độ của nó chưa có dấu hiệu giảm bởi 3 tháng đầu năm là mùa tổng kết, mùa chia cổ tức... Và đó là thời điểm tin đồn liên tục bung ra. Một thông tin gây chấn động giới đầu tư trên thị trường này vào đầu tháng 3/2007 là tin đồn Công ty dầu khí ATIP là thành viên của tập đoàn ATI có trụ sở chính tại 142 Fairbanks, Oak Ridge, Tennessee, USA và Công ty Thác Đa ATIP chào bán cổ phiếu ATIP tại Việt Nam. Nhà đầu tư săn lùng cổ phiếu này đến nỗi UBCK phải ra thông báo là chưa nhận được hồ sơ xin phép phát hành, kể cả báo cáo của công ty ATIP về việc niêm yết trên thị trường Euronext. Một thông tin có tính chất lừa đảo là Ngân hàng Việt Hoa và Ngân hàng Châu Á TBD chuẩn bị được NHNN VN bãi bỏ lệnh giám sát đặc biệt đã đẩy giá cổ phiếu (giấy cam kết viết tay) của hai ngân hàng này tăng vọt lên từ 3-4 lần chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007. Trong đầu tháng 3 số lượng tin đồn về chuyện một số CTNY sẽ chuyển sàn giao dịch từ HN vào Tp.HCM và giá cổ phiếu của các công ty này sẽ tăng mạnh. Thực tế, các công ty bị đồn thổi chưa có kế hoạch chuyển sàn vào Tp.HCM. Điển hình nhất là tin đồn công ty cổ phần nông dược HAI có kế hoạch chuyển sàn từ HN vào Tp.HCM và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng đã kích giá cổ phiếu của HAI từ 4.5 chấm lên 9 chấm chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007. Ngày 9/3. công ty này chính thức tuyên bố chưa có kế hoạch chuyển sàn và tăng vốn, lập tức giá cổ phiếu HAI sụt giảm xuống mức cũ. Cổ phiếu của một ngân hàng cổ phần nông thôn mới nâng cấp lên ngân hàng cổ phần đô thị (GP Bank), mạng lưới hoạt động còn thưa thớt, kết quả kinh doanh còn chưa công bố nhưng những thông tin về việc có Tổng công ty lớn của Nhà nước đứng phía sau và các thông tin đối ngoại được đăng tải trên báo chí đã khiến hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân đeo bám. Có những doanh nghiệp khi công bố kết quả kinh doanh đã cố tình gây hiểu lầm cho công chúng. Có một cổ phiếu tuần đầu của tháng 2 gần như không có bán ra mà chỉ có mua vào là cổ phiếu của một ngân hàng có tỷ lệ cổ tức trên 40%. Một ngân hàng khác công bố cổ tức là 38%, nhưng trong đó 8% chia bằng tiền và 30% chia bằng cổ phiếu. Thực ra, tỷ lệ cổ tức tính kiểu đó đã bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu thưởng. Bởi không có một tỉ lệ cổ tức cao hơn tỉ lệ lợi nhuận. Những kiểu thông tin như vậy đã tác động mạnh đến giá cổ phiếu trên thị trường chưa niêm yết. Trên thị trường tự do, “cò” cổ phiếu có khá nhiều chiêu để kích giá cổ phiếu lên đén mức chóng mặt. Trong đó, chiêu độc nhất và hiệu quả nhất là tung tin công ty A sẽ tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1( cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được thưởng 1 cổ phiếu).Một chiêu nữa “cò” cổ phiếu thường dùng là rỉ tai, truyền miệng, úp úp, mở mở đến các “bầy đàn” đầu tư (nhóm các nhà đầu tư cá nhân tập hợp thành hội đàu tư chứng khoán) về công ty A,B chuẩn bị là đối tác chiến lược của một tập đoàn hùng mạnh trong nước hay nước ngoài, ngân hàng A,B ...chuẩn bị bán cổ phiếu cho một ngân hàng hàng đầu Châu Âu hoặc Châu Mỹ, Công ty N,M.... có nhiều dự án lớn chuấn bị đầu tư, tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.000 tỷ đồng hoặc vài trăm triệu USD. Một chiêu có hiệu quả không nhỏ là tung tin đồn về thay nhân sự chủ chốt của công ty, người tài sẽ về thế chỗ lãnh đạo cũ, thâu tóm quyền lực, cổ đông lớn mua hoặc bán tháo cổ phiếu với số lượng lớn do nắm được “nội tình” công ty .... Có thể nói TTCK không chính thức không bảo vệ cho nhà đầu tư, không có cơ chế thị trường hiệu quả, công bằng và trật tự, cũng không có được sự minh bạch như ở các TTGDCK. Do các quy định của thị trường chứng khoán không được áp dụng bên ngoài các TTGDCK có tổ chức, và do vậy, UBCKNN không có khả năng quản lý thị trường chứng khoán không chính thức. Do vậy, quyền lợi của các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ, lẻ thường bị xâm phạm do nghĩa vụ công bố thông tin của các tổ chức phát hành chưa được thực hiện đúng. Có thể thấy rõ điều này ở phiên đấu giá cổ phần của Công ty Lắp máy và Xây dựng 45-1( số 138-140 Điện Biên Phủ, quận 1, Tp.HCM). Theo nguyên tắc đấu giá do Hội đồng đấu giá của chính công ty công bố, công ty phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện thông tin của các tổ chức thực hiện bán đấu giá về những thông tin liên quan về việc bán đấu gia cổ phần trước khi tổ chức bán đấu giá tối thiểu là 20 ngày. Tuy nhiên, quy định này đã bị chính công ty Lắp máy và xây dựng 45-1 vi phạm, công ty đăng thông báo bán đấu giá cổ phần trên báo Người Lao động 3 kỳ vào ngày 22, 25 và 26/12 (ngày 25 và ngày 26 là ngày đăng ký, nộp tiền cọc tham dự đấu giá cổ phần làm cho rất nhiều nhà đầu tư cá nhân không biết được thông tin hoặc biết rất chậm, không kịp đăng kí tham dự đấu giá. Một vi phạm nữa của công ty là không cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2005 và phương hướng phát triển công ty sau cổ phần hoá cho các nhà đầu tư, chỉ dán mỗi bản quy chế bán đấu giá cổ phần ở trụ sở công ty. Hơn nữa, ở trụ sở công ty có dán 2 bảng thông báo (không có ai kí tên và đóng dấu), bảm thứ nhất thủ tục đăng kí tham gia vào nộp tiền đặt cọc, trong đó quy định mức tối đa nhà đầu tư cá nhân được mua là 30.000 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), nhà đầu tư là tổ chức được mua tối đa là 100.000 cổ phần. Bản thứ hai thông báo: “Hiện nay, do tình hình có quá nhiều người đăng kí mua cổ phần phổ thông, công ty thông báo kể từ ngày 26/12/2006, mỗi cá nhân, tổ chức đến đăng kí mua cổ phần chỉ được đăng kí không quá 10.000 cổ phần. Mong các nhà đầu tư thông cảm”. Như vậy. một câu hỏi đặt ra là: Tại sao Công ty này lại hạn chế số lượng đăng kí một cách kỳ cục như vậy? Bởi càng nhiều nhà đầu tư đăng kí mua cổ phần, càng làm cho nhu cầu mua cao hơn số lượng chào bán và giá trúng thầu sẽ cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Như vậy, việc có quá nhiều nhà đầu tư đăng kí mua là điều rất mừng cho Công ty. Những sự việc trên, cho thấy có hành vi hạn chế nhà đầu tư bên ngoài tham gia đấu giá cổ phần để bảo vệ quyền lợi cho một hay nhiều nhóm người nào đó ở trong và ngoài công ty. Bởi càng ít người tham gia đấu giá cổ phần (cầu thấp hơn cung), nhóm người này càng dễ trúng thầu với giá thấp, có khi bằng giá khởi điểm. Và khi công ty này niêm yết trên sàn giao dịch giá có thể tăng gấp 4-5 lần mệnh giá, với tình hình thị trường cổ phiếu đang sôi động như thời điểm đó, nhất là thị trường tự do giá cổ phần của công ty có thể tăng gấp 7-9 lần mệnh giá. Nếu nhóm người trong công ty mua được khoảng 80% số lượng cổ phần chào bán ( trị giá gần 9 tỉ đồng) thì sau khi lên sàn hoặc bán ra thị trường tự do, họ sẽ thu được một khoản lợi nhuận “trời cho” rất lớn, thấp nhất cũng khoảng 35 tỷ đồng. Đối với tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng, những quy định về công bố thông tin còn chưa được hoàn chỉnh và thiếu minh bạch. Việc phát hành trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và hiện tượng tăng giá cổ phiếu của các Ngân hàng Thương mại là minh chứng cho điều đó. Trong khi lãi suất thông thường có lãi suất 9.5%/năm, thì trái phiếu chuyển đổi của VCB chỉ có lãi suất là 6% mà sau hơn 6 tháng đã tăng giá hơn 80%. Tại sao vậy? Vì trái phiếu này hứư hẹn chuyển đổi thành cổ phiếu VCB sau khi VCB cổ phần hoá. Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu là chưa rõ ràng. Người nắm giữ trái phiếu được quyền chuyển đổi ra cổ phiếu theo giá hình thành tại phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Trường hợp đấu giá theo phương thức của Mỹ, có nhiều giá trùng thầu khác nhau, thì tỉ lệ chuyển đổi tính theo giá bình quân gia quyền. Nhà đầu tư không hề biết 1 trái phiếu sẽ được sở hữu bao nhiêu cổ phiếu theo tỉ lệ như thế nào và thời hạn chuyển đổi là bao nhiêu lâu. Tuy nhiên, do VCB là ngân hàng được đánh giá là tốt nhất tại Việt Nam nên các nhà đầu tư đã cạnh tranh quyết liệt để hi vọng sở hữu 1 phần tài sản của nó sau này. Vào cuối tháng 12/2005, sau khi bán xong 80 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi cho các tổ chức trong nước trước khi cổ phần hoá VCB còn bán tiếp 360 tỉ đồng trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân người Việt Nam. Điều đàng nói là 360 tỉ đồng trái phiếu này không được tổ chức bán công khai trên sàn, mà nó được bán tại các hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch của VCB trên toàn quốc. Do đó, chỉ có thể những người trong ngân hàng và có quan hệ cá nhân mới mua được trái phiếu này. Như vậy bên mua là người phải gánh chịu mọi rủi ro (nếu có) khi nắm giữ trái phiéu chuyển đổi của VCB. Mặt khác, không phải nhà đầu tư nào cũng có cơ hội sở hữu loại trái phiếu này. Nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu này, UBCKNN đã đưa ra một số điểm cần lưu ý, trong đó nêu rõ những đặc điểm của trái phiếu tăng vốn 2005 của VCB và những rủi ro liên quan đến việc chuyển đổi trái phiếu này. Đây cũng là một trong các nỗ lức của cơ quan quản lý nhằm hạn chế và can thiệp đến mức thấp nhất thông tin không đối xứng trong việc công bổ thông tin trên TTCK. 3.2.Thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK VN. Về nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tại Điều 103 Luật Chứng Khoán quy định, ngoài nghĩa vụ công bố thông tin quy định tại Điều 101 của Luật này, tổ chức niêm yết còn phải công bố các thông tin trong thời hạn 24h, kể từ khi bị tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên; công bố thông tin về BCTC quý trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quỹ: công bố thông tin theo quy chế của SGDCK, TTGDCK. Tổ chức niêm yết khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo SGDCK hoặc TTGDCK về nội dung thông tin được công bố. Trong thời gian qua tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán thông qua công bố thông tin của công ty niêm yết đã từng bước được nâng lên, phần lớn các công ty niêm yết tuân thủ việc công bố các thông tin định kì. Tuy nhiên, việc công bố thông tin của các công ty niêm yết vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể: Đối với việc công bố thông tin bất thường, một công việc hết sức quan trọng có tác động ảnh hưởng trực tiếp tới giá chứng khoán trên thị trường thì trên thực tế một số doanh nghiệp đã không đạt yêu cầu. Đặc biệt, đa số các công ty niêm yết vẫn chưa chủ động công bố những thông tin bất thường ra thị trường, cho đến tận khi báo chí tung thông tin chính thức trên mặt báo, công ty mới chịu giải trình hay giải thích thông tin bất thường, điển hình là vụ thông tin về Chi nhánh Sacombank Lâm Đồng và thông tin về kết luận của Thanh tra về Công ty Gemadept Thông tin tới các nhà đầu tư không được đầy đủ, chính xác, kịp thời. Có trường hợp công ty có giao dịch của cổ đông nội bộ nhưng trong báo cáo giao dịch gửi đến TTGDCK chỉ báo cáo mục đích bán là để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân song thực tế cổ đông này đã bán cổ phiếu cho đối tác chiến lược. Trường hợp khác, khi công ty đã thực hiện giao dịch cổ đông nội bộ xong rồi thì mới báo cáo về TTGDCK. Hoặc khi TTGDCK có yêu cầu các doanh nghiệp công bố thông tin theo yêu cầu khi giá chứng khoán của các doanh ngiệp tăng liên tục từ 5 phiên trở lên nhưng có rất ít các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh việc công bố thông tin này. Đặc biệt, đối với quy định công bố thông tin bất thường trong 24h và 72h kể từ khi xảy ra sự việc (như: quyết định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của hội đồng quản trị trong việc mua lại cổ phiếu quỹ, quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu, quyết định của hội đồng quản trị về chiến lược phát triển hoặc kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty...), thì các công ty niêm yết tại TTGDCK, đặc biệt là các công ty niêm yết tại HASTC đều chưa tuân thủ. Ngay cả đối với việc công bố thông tin định kì, các công ty niêm yết tại HASTC thì có tới 20 công ty nộp báo cáo tài chính quý IV/2006 chậm so với thời hạn quy định, mặc dù đã có công văn xin gia hạn nộp báo cáo. Nhiều thông tin do các công ty niêm yết đưa ra còn thiếu tính trung thực,chính xác, do chưa có cơ quan nào thẩm định, thị trường nhiều rủi ro, bất lợi cho các nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán hiện có tình trạng lợi dụng sự thiếu đồng bộ của quy chế để trục lợi cá nhân, liên minh khống chế thị trường. Có hiện tượng nhiều công ty niêm yết che giấu, thay đổi thông tin hoặc không thông báo chính xác tới nhà đầu tư. Do vậy, thông tin cáo bạch của các công ty đôi khi không có giá trị. Nhà đầu tư lớn có điều kiện kiểm tra thông tin nhưng đối với nhà đầu tư cá nhân, việc này không dễ dàng. Nhiều nhà đầu tư cũng đà tững bức xúc về vấn dề minh bạch hoá trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp, chẳng hạn có thể dẫn chứng một số trường hợp sau: Một số doanh ngiệp cố tình công bố thông tin sai sự thực, như trường hợp công ty Bánh kẹo Biên Hoà (Bibica) công bố thông tin không đúng và sai sự thật, cấu kết với công ty kiểm toán đưa ra những thông tin không đúng và sai sự thật, cấu kết với công ty kiểm toán đưa ra những thông tin không đúng về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2002. Kết quả là giá chứng khoán của công ty sụt giảm liên tục, tính từ phiên giao dịch đầu năm 2003 cho đến ngày19/5/2003, giá cổ phiếu của Bibica giảm khoảng 30%, so với thời điểm cổ phiếu đó lên sàn trước đó 1 năm thì giá giảm khoảng 60%. hậu quả là các nhà đầu tư mất niềm tin vào TTCK và làm giảm sự phát triển của thị trường. Trong vấn đề này, ngoài yếu tố cấu kết giữa công ty niêm yết và công ty kiểm toán, chúng ta còn thấy những kẽ hở trong công tác kiểm toán để DN lợi dụng, đó là về nguyên tắc, kiểm toán có chức năng kiểm tra tính chính xác của các số liệu dựa trên sổ sách kế toán do DN cung cấp. Dù vậy, ngay trong chuẩn mực kế toán hiện nay, nếu các doanh nghiệp không tôn trọng một số nguyên tắc trong việc hạch toán thì vẫn có thể vận dụng các mánh khoé để “làm đẹp” BCTC. Như vậy, không loại trừ khả năng các CTNY “qua mặt” đơn vị kiểm toán để đánh lừa nhà đầu tư và ai dảm đảm bảo rằng, những số liệu mà công ty niêm yết cung cấp cho các đơn vị kiểm toán là hoàn toàn trung thực. Bước sang năm 2005, Trong quý I, Bibica báo cáo lợi nhuận tới 4 tỷ đồng, sang quý II lại báo lỗ chỉ còn 1 tỷ. Khi được hỏi, doanh nghiệp này “hồn nhiên trả lời” là chưa trả lãi cho ngân hàng. Trên thị trường vừa qua đã xảy ra hiện tượng khi các bản tin cung cấp thông tin tình hình kinh doanh tốt đẹp của một công ty tới nhà đầu tư trên thị trường thì cũng là lúc giá cổ phiếu của công ty đó lại bắt đầu tụt dốc và ngược lại. Điều này đã khiến công chúng đầu tư suy luận rằng, các thông tin tốt khi được công bố đến công chúng thì nó đã trở thành thông tin “chết”, tức là nó có thể được “xử lý” từ trước lúc được công bố. Trường hợp của Bông Bạch Tuyết là một ví dụ, trước khi bản tin về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm được công bố công khai, thị trường đã có thông tin, giá cổ phiếu này tăng mạnh, sau vài phiên giao dịch do tác động từ cung cầu, khi thông tin đến tay nhà đầu tư cổ phiếu này đã sụt giá. Trường hợp về thay đổi thông tin hay thông báo thông tin không chính xác tới các nhà đầu tư gây thiệt hại tới nhà đầu tư thời gian qua, điển hình là vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (mã chứng khoán là ACB) khi ngân hàng này thay đổi ngày cuối cùng đăng kí danh sách cổ đông để trả cổ tức. Sự việc tưởng như đơn giản nhưng đã gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Điều này xuất phát từ thông báo ngày 12/3/2007 của ACB về việc sẽ chia cổ tức năm 2006 là 30% bằng cổ phiếu theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Á Châu trong phiên họp thường niên năm 2007 và quyết định ngày đăng kí cuối cùng để trả cổ tức bằng cổ phiếu là 26/3/2007 và sẽ thực hiên quyết định này sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.Thông tin này xuất hiện trên thị trường lập tức tạo tâm lý thuận lợi đối với nhiều nhà đầu tư đang nhắm tới cổ phiếu ACB, những phiên sau đó giá của cổ phiếu này trên sàn Hà Nội liên tục tăng mạnh do nhiều nhà đầu tư muốn sở hữu cổ phiếu này để nhận quyền hưởng cổ tức trước hạn 26/3 như thông báo. Cụ thể giá cổ phiếu ACB liên tiếp vọt từ 255.000 đồng/cổ phiếu lên tới trên 290.000 đồng/cổ phiếu, có thời điểm đạt đỉnh 304.000 đồng/cổ phiếu ngày 19/3. nhưng kì vọng của nhiều nhà đầu tư mua vào trước đó “đổ bể” khi ngày 21/3, ACB ra thông báo là do UBCKNN đề nghị ACB nộp bổ sung văn bản chấp thuận của Ngân Hàng Nhà Nước VN đối với việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (UBCKNN viện dẫn Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 về việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng) nên ngày chốt danh sách cổ đông theo dự kiến sẽ được lùi lại sau khi có văn bản chấp thuận của NHNN VN và UBCKNN. “Gáo nước lạnh” này lập tức tác động mạnh đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận giá cao để mua vào trước đó khi ngày chốt danh sách cổ đông như thông báo là 26/3 đã gần kề. Giá cổ phiếu ACB ngay sau đó giảm mạnh xuống dưới 230.000 đồng/cổ phiếu, nhiều nhà đầu tư thiệt hại lớn khi chậm chân trong bước ngoặt bất ngờ này. Vấn đề ở đây là UBCKNN chỉ nhắc nhở ACB thực hiện đúng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng (Lưu ý là Luật này theo quy định chỉ có hiệu lực váo ngày 28/3), còn quyền quyết định ngày chốt danh sách cổ đông vẫn do ACB tự quyết định. Trách nhiệm đối với thiệt hại trên là do lỗi của ai thì vẫn chưa xác địn được rõ. Câu hỏi đặt ra là việc viện dần TT trên của UBCKNN là có hợp lý hay chưa và nếu ACB chưa biết chắc chắn được về ngày chốt danh sách cổ đông thì không được công bố bởi các thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý và tài sản của các nhà đầu tư chứng khoán. Việc công bố thông tin của nhiều doanh nghiệp niêm yết nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các cổ đông.Ví dụ, như việc công bố thông tin của hai doanh nghiệp là Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ FPT và Thủ Đức về kết quả kinh doanh năm 2006 của hai công ty này là chưa rõ ràng và không thể hiểu nổi. Ngày 20/1, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ FPT công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 (chưa kiểm toán) với mức tăng trưởng rất cao: Doanh thu thuần đạt 11.693 tỷ đồng, tăng 42.4% so với năm 2005, trong đó doanh thuu số phần mềm dịch vụ đạt 1.287 tỷ đồng, tăng 84.41% và doanh thu số phần cứng đạt 10.406 tỷ đồng, tăng 38.5%. Lãi sau thuế 609 tỷ đồng, tăng 77.01%, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ là 450 tỷ đồng, tăng 60.51% so với năm 2005, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ/vốn điều lệ bình quân là 80%, bình quân lãi sau thuế cổ đông công ty công ty mẹ/1 cổ phiếu là 8.004 dồng , nộp ngân sách 1.284 tỷ đồng, tăng 58.8%. Số lượng nhân viên ngày 31/12/2006 là 7.008 người, tăng 41.6% so với năm 2005. Điều đáng lưu ý là doanh thu phần mềm dịch vụ của FPT năm 2006 tăng mạnh( tăng gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởmg doanh thu phần cứng) đã làm cho tỷ trọng doanh thu phần mềm dịch vụ tăng lên từ 8.5% năm 2005 lên 11% trong tổng doanh thu năm 2006. Việc công bố thông tin quá ít như vậy của FPT đã gây ra cho các nhà đầu tư không ít thắc mắc, bởi việc đưa ra chỉ vài thông tin tóm tắt trên thì nhà đầu tư không thể biết được doanh thu, lãi hay lỗ của 5 công ty con, 3 chi nhánh, 1 trường đại học và 5 trung tâm chức năng đào tạo. Vậy trong 14 “công ty con” này có thành viên nào trong năm 2006 bị lỗ không? Nếu có tại sao nhà đầu tư không công bố? Theo quy định, trong quý I/2007, FPT sẽ phải công bố công khai, chi tiết bản báo cáo tài chính năm 2006 đã có kiểm toán cho các cổ đông và nhà đầu tư. Nếu lúc đó, những chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 chưa được kiểm toán cao hơn nhiều chỉ tiêu đã được kiểm toán và trong số 14 “công ty con” của FPT có mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36704.doc
Tài liệu liên quan