PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 4
1. Thời kỳ hoạt động của các ngân hàng sơ khai 4
2. Từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII 5
3. Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX 6
4. Từ đầu thế kỷ XX đến nay. 6
II. KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 7
1. Khái niệm 7
2. Đặc điểm. 8
III. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 8
1. Chức năng trung gian tín dụng. 8
2. Chức năng trung gian thanh toán. 9
3. Chức năng tạo tiền 10
IV. NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 12
1. Nghiệp vụ thuộc tài sản có. 12
2. Nghiệp vụ thuộc tài sản có. 14
V. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 18
1. Quá trình hình thành và phát triển. 18
2. Phân loại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 20
3. Các loại hình dịch vụ và công cụ của ngân hàng thương mại Việt Nam. 21
II. BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 23
III. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 25
1. Những thành tựu đã đạt được 25
2. Những hạn chế và tồn tại. 28
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 32
1. Nâng cao chất lượng tín dụng. 32
2. Kiện toàn, cơ cấu lại và hiện đại hoá toàn hệ thống. 34
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro. 35
4. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ 36
5. Đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ và nhân viên ngân hàng. 37
KẾT LUẬN 39
41 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu lãi cho vay, lãi đầu tư, giúp ngân hàng tạo ra lợi nhuận. Nó bao gồm các khoản mục chính là: nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư và các loại tài sản có khác.
2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ.
Khoản mục này bao gồm: tiền mặt tại quỹ (tiền giấy và tiền kim loại). Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp phụ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng, nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và còn mang tính thời vụ. Tiền gửi ở ngân hàng trung ương gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định và tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương. Hai bộ phận trên hình thành nên phần dự trữ của ngân hàng thương mại. Nó không tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Thêm vào đó, nghiệp vụ ngân quỹ còn có tiền mặt trong quá trình thu là khoản phát sinh do quan hệ thanh toán vãng lai giữa các ngân hàng, khi ngân hàng đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưa nhận được tiền và tiền gửi ở ngân hàng khác.
Nói chung, tiền dự trữ, tiền mặt trong quá trình thu và tiền gửi trong các ngân hàng khác đều được coi như những khoản tiền mặt. Nó chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ và đang ngày càng giảm dần.
2.2. Nghiệp vụ cho vay.
Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp đi vay và là 1 tài sản có đối với ngân hàng, tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Tiền cho vay thường có tính chất kém lỏng hơn so với các tài sản có khác. Vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạn. Các khoản tiền cho vay cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những tài sản có khác. Chính vì tính lỏng thấp và mức rủi ro cao nên ngân hàng phải thu lãi cao từ các khoản cho vay và tạo ra phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Do đó nghiệp vụ cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trung gian nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mục thuộc tài sản có.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại thường rất phong phú và đa dạng với các loại hình chủ yếu: chiết khấu thương phiếu; cho vay ứng trước; tín dụng uỷ thác hay bao thanh toán; cho vay thuê mua; tín dụng bằng chữ ký; tín dụng tiêu dùng,...
2.3. Nghiệp vụ đầu tư.
Hình thức phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại là đầu tư vào chứng khoán như: trái khoán Chính phủ hoặc trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư và do đó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nghiệp vụ này cũng nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ, đặc biệt khi đầu tư vào trái khoán Chính phủ vì loại này có tính lỏng rất cao.
Đồng thời, nó còn làm đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.4. Những tài sản có khác.
Đó là những vốn hiện vật như văn phòng làm việc, máy tính và những trang thiết bị khác do ngân hàng sở hữu.
Ngoài các nghiệp vụ thuộc tài sản có và nghiệp vụ thuộc tài sản nợ là những nghiệp vụ trong bảng cân đối tài sản còn có nghiệp vụ ngoài bảng cân đối tài sản. Đó là các dịch vụ:
- Thanh toán qua ngân hàng: cung ứng các phương tiện và thực hiện các dịch vụ thanh toán.
- Dịch vụ đại lý và uỷ thác: phát hành trái phiếu cho kho bạc, quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
- Kinh doanh ngoại tệ: mua vào các tài sản ngoại tệ và bán ra khi tỷ giá có lợi. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác cùng liên quan đến vấn đề ngoại hối: đổi tiền, chuyển tiền,...
Các dịch vụ trên và một số hoạt động ngân hàng khác được thực hiện cũng chỉ nhằm mục đích làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
V. Vai trò của ngân hàng thương mại.
Vai trò của ngân hàng thương mại nói riêng và của các ngân hàng trung gian nói chung được thể hiện qua chính các chức năng của chúng.
Với chức năng trung gian tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và đầu tư, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
- Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình do ngân hàng trả lãi tiền gửi cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho sự an toàn và cung cấp các phương tiện thanh toán.
- Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
- Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
- Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng được nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Như vậy, các ngân hàng đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nếu không có ngân hàng trung gian, việc huy động của cải xã hội vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sẽ chậm đi rất nhiều.
Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng đã thực hiện các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Đồng thời với việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận bảo quản tiền,... Hơn nữa, ngân hàng còn giám sát được các hoạt động kinh tế góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo ra sự ổn định trong đời sống kinh tế xã hội.
Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông qua quan hệ tiền tệ và chủ yếu là hoạt động của hệ thống ngân hàng bên cạnh các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Với chức năng tạo tiền, ngân hàng thương mại là một trong các chủ thể tham gia vào quá trình cung ứng tiền, tạo ra một khối lượng phương tiện thanh toán rất lớn trong nền kinh tế.
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để kiểm soát quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mục tiêu ổn định tiền tệ. Phần lớn các công cụ của chính sách tiền tệ chỉ được thực thi có hiệu quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các ngân hàng thương mại cũng như các ngân hàng trung gian khác trong việc chấp hành quy định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt và việc nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư.
Tóm lại, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và các ngân hàng trung gian nói chung có thể khái quát thành 2 điểm lớn là:
- Các ngân hàng trung gian trong đó có ngân hàng thương mại là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Ngân hàng thương mại (và các ngân hàng trung gian khác) là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
chương II
Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay
I. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Việt Nam, vào thời kỳ Bắc thuộc và từ thế kỷ XIX trở về trước, là một nước nông nghiệp lạc hậu nên chưa hề có khái niệm về ngân hàng. Sự đô hộ hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc đã làm cho nước ta hầu như không có sự tiếp xúc với bên ngoài, thương mại ít phát triển cả trong và ngoài nước. Do đó, nghề kinh doanh tiền tệ cũng kém phát triển, mang nặng tính phân tán, chủ yếu là hoạt động đổi tiền và cho vay nặng lãi.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam trở thành thuộc địa và từ đó, các thương giá người Pháp bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (các nhà máy đường, nhà máy sợi, nhà máy dệt,...). Trong bối cảnh ngày càng phát triển thị trường, trên lãnh thổ Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện hệ thống ngân hàng hiện đại, gồm có ngân hàng Đông Dương với tư cách là ngân hàng phát hành và một số ngân hàng thương mại của người nước ngoài và của người Việt Nam như ngân hàng Pháp - Hoa, ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải, Địa ốc ngân hàng,... để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thương mại.
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng từng bước. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đây có thể chia làm hai thời kỳ.
Từ năm 1951 đến năm 1987, chúng ta có hệ thống ngân hàng một cấp. Lúc này, hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tiền thân là ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1951 - giai đoạn cuói của cuộc chiến tranh chống Pháp và trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Chức năng chủ yếu của ngân hàng quốc gia Việt Nam là: phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng và quản lý tiền tệ. Chức năng này được thực hiện thông qua một mô hình tổ chức gọn, nhẹ, phù hợp với điều kiện thời chiến gồm 3 cấp quản lý: trung ương, liên khu, tỉnh và thành phố.
Sau thời gian này, do sự thay đổi của nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được mở rộng và hoàn thiện về cơ chế tổ chức và hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên cho đến năm 1987, hoạt động của ngân hàng Việt Nam vẫn mang tính chất lưỡng tính. Nó vừa thực hiện chức năng quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, vừa thực hiện chức năng của các ngân hàng trung gian và được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống cơ cở. Mặc dù đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước song ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã bộc lộ những hạn chế của nó, đặc biệt trong thập kỷ 80, vừa không thể kinh doanh theo đúng nghĩa đồng thời lại không làm tròn chức năng quản lý Nhà nước các hoạt động tiền tệ ngân hàng, nó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm 80 rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, vừa thiếu tiền mặt, vừa lạm phát.
Vì thế, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản lý hành chính và trực tiếp sang việc sử dụng các biện pháp kinh tế theo cơ chế thị trường, từ năm 1988 đến nay, hệ thống ngân hàng đã được cải cách từng bước. Hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời.
Bước sơ khai của hệ thống ngân hàng 2 cấp được thể hiện trong Nghị định 53 ngày 26-3-1988. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước hoạt động với tư cách là ngân hàng độc quyền phát hành, là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước tháng 5-1990 thực sự đánh dấu bước đổi mới căn bản trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và khẳng định lại sự đúng đắn của việc cải cách ngân hàng trong Nghị định 53. Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh, công ty tài chính,... thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Đặc biệt các ngân hàng thương mại phát triển mạnh và đa dạng. Chúng có vai trò là người môi giới trung gian nhằm tập trung tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay các doanh nghiệp và dân chúng.
Với một hệ thống gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới ngân hàng nói chung và sự tồn tại, phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng đã thành công ở Việt Nam. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thực sự làm đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại phù hợp với tình hình ngày càng phát triển về kinh tế của đất nước.
2. Phân loại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nếu phân theo hình thức sở hữu thì ở Việt Nam hiện nay có:
- 4 ngân hàng thương mại quốc doanh với số vốn điều lệ là 5.500 tỷ đồng Việt Nam và có hoạt động rông khắp cả nước. Các ngân hàng này được thành lập bằng 100% vốn ngân sách Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo, chỉ huy hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta. Về mặt pháp lý, ngân hàng thương mại quốc doanh là một pháp nhân, thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, do Nhà nước thành lập, được Nhà nước cấp vốn điều lệ và bổ nhiệm người quản trị và điều hành. Các ngân hàng thương mại quốc doanh được tổ chức và hoạt động theo hướng kinh doanh tổng hợp, được quyền kinh doanh tiền tệ, tín dụng với mọi thành phần kinh tế và trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội.
- 60 ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn có tổng số vốn đạt trên 2.200 tỷ đồng Việt Nam, hoạt động rất năng động. Các ngân hàng này được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần trong đó 1 cá nhân hay 1 tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do ngân hàng Nhà nước quy định. Về mặt pháp lý, đó cũng là một pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền thành lập trên cơ sở tự nguyện của các cổ đông tham gia góp vốn và cùng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- 4 ngân hàng thương mại liên doanh với các ngân hàng thương mại hàng đầu của Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan. Các ngân hàng này được thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam với bên ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
- 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài là những ngân hàng lớn trên thế giới có kinh nghiệm và uy tín cao hoạt động tập trung trên đại bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tổng số vốn điều lệ lên tới trên 460 triệu USD. Đây là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngoại tại Việt Nam chỉ có tư cách pháp nhân khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra còn có khoảng 70 văn phòng đại diện của các ngân hàng thương mại nước ngoài và hàng ngàn quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động.
Nếu phân theo đối tượng ngành kinh doanh, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm:
- Ngân hàng công thương Việt Nam: thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp và dịch vụ,...
- Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam: thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Thêm vào đó cũng có thể coi ngân hàng đầu tư và phát triển thuộc ngân hàng thương mại. Vì trong hoạt động của mình, nó được thực hiện các nghiệp vụ về chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế như 1 ngân hàng thương mại. Ngân hàng đầu tư và phát triển có chức năng huy động vốn trung hạn, dài hạn trong nước, ngoài nước và nhận vốn từ ngân sách Nhà nước cho vay cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật. Nó kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư phát triển với khách hàng.
3. Các loại hình dịch vụ và công cụ của ngân hàng thương mại Việt Nam.
3.1. Dịch vụ.
Trong nền kinh tế thị trường, nhìn dưới giác độ kinh doanh và phục vụ có thể xem ngân hàng thương mại như 1 cửa hiệu bày bán các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Thực tế trên thế giới, một ngân hàng thương mại kiểu mẫu có thể cung cấp rất nhiều các dịch vụ tài chính như:
- Các dịch vụ mở và ký gửi tiết kiệm.
- Các dịch vụ tín dụng (cho tiêu dùng, cho đầu tư sản xuất kinh doanh, cho các tổ chức tài chính,...).
- Các dịch vụ thanh toán (mở và ký thác tài khoản định kỳ, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền tự động qua tài khoản, phát hành séc, rút tiền bằng máy chi trả tự động,...).
- Các dịch vụ môi giới (môi giới chiết khấu, môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán,...).
- Các dịch vụ bảo lãnh (tín thác).
- Các dịch vụ hối đoái và ngân hàng quốc tế,...
Tất cả các dịch vụ trên đã đem lại một phần lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng. ở Việt Nam, do hệ thống ngân hàng thương mại còn non trẻ nên hiện nay chưa thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ trên như ở các nước phát triển đã từng làm. Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng nước ta gồm:
- Dịch vụ thanh toán.
- Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường khi được ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Thực hiện các nghiệp vụ uỷ thác và đại lý trong các lĩnh vực có liên quan đến ngân hàng.
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng.
Ngoài ra theo luật, các ngân hàng Việt Nam còn được lập công ty bảo hiểm để kinh doanh bảo hiểm và cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển và hoà nhập, chúng ta có quyền hy vọng các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có những bước cải tiến quan trọng và dần cung cấp đầy đủ hơn tất cả các dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng.
3.2. Công cụ.
Những công cụ đặc thù của ngân hàng Việt Nam bao gồm: séc, uỷ nhiệm chi, ngân phiếu thanh toán, thư tín dụng và uỷ nhiệm thu.
Séc: séc là một lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích 1 số tiền từ tài khoản gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc hoặc người cầm séc.
Theo Nghị định số 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ ban hành, quy chế phát hành và sử dụng séc có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/7/1996. Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày kể cả chủ nhật và nghĩ lễ. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn được lùi vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ chủ nhật hoặc nghỉ lễ đó.
Uỷ nhiệm chi: là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng.
Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán chuyển khoản về các khoản trả tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng trong cùng tỉnh và ngoại tỉnh.
Ngân phiếu thanh toán: là công cụ thanh toán do Nhà nước phát hành có mệnh giá và thời hạn thanh toán được in sẵn trên từng tờ. Ngân phiếu thanh toán không ký danh và chuyển nhượng được. Mệnh giá của nó do Thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định theo từng khối lượng cụ thể.
Ngân phiếu thanh toán được áp dụng cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ ngân hàng, nộp ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, gửi tiết kiệm với giá trị ngang bằng với giá trị tiền mặt mà không bị hao hụt.
Thư tín dụng: thư tín dụng được sử dụng trong ký kết hợp đồng mua bán khi người bán muốn được chi trả ngay trị giá số hàng đã giao. Thư tín dụng chỉ được trả tiền bằng chuyển khoản. Mức tiền tối thiểu của 1 thư tín dụng là 5 triệu đồng. Tiền gửi mở thư tín dụng không được hưởng lãi. Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: được áp dụng trong thanh toán cùng hoặc khác địa phương, trong hoặc ngoài hệ thống về những khoản tiền hàng đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng khi 2 bên mua bán thoả thuận dùng hình thức này.
II. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thời gian qua
Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ từ năm 1996 đến năm 2000 là: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
Trong năm năm qua, với những thuận lợi và cùng không ít những khó khăn thách thức, chúng ta đã thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội VIII và đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm là 6,94%. Đặc biệt năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP nước ta đạt 8,2% và được coi là một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm qua tăng bình quân 13,5%/năm. Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các ngành dịch vụ có bước phát triển mới. Xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục phát triển. Nền kinh tế từ tình trạng khan hiếm, thiếu nghiêm trọng lương thực và hàng tiêu dùng nay đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế; từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển hẳn sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước; từ chỗ nền kinh tế chủ yếu chỉ có 2 thành phần là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra. Đặc biệt, tỷ giá đồng Việt Nam vẫn được kiểm soát và giữ khá ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đầu tháng 7-1997 tại Thái Lan gây hậu quả khá nặng nề đối với nền kinh tế tài chính khu vực.
Chỉ tính riêng trong năm 2000, tổng sản phẩm trong nước đã tăng gấp đôi so với năm 1990. Một trong những thành tựu tổng quát nổi bật về kinh tế trong năm 2000 là tốc độ tăng GDP tăng dần qua các quý (từ 5,6% trong quí I đến 7,2% trong quí IV) và tính chung cả năm tăng 6,75%. Quan hệ giữa xuất và nhập khẩu cũng đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ nhập siêu là 6,2%. Đặc biệt tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán đã ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Có thể nói, sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 10 năm trước. Đạt được những thành tựu trên có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Đó là việc điều hành và sử dụng tốt các công cụ của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương cũng như sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, ta cũng không thể phủ nhận những yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại của nền kinh tế. Mặc dù, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao song đó lại là sự phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm năm qua (1996-2000) chậm dần, riêng năm 2000 đã tăng trở lại nhưng vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng cao như 5 năm đầu của thập niên 90. Năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt mà giá thành lại cao. Điều đó cho thấy nền kinh tế vẫn ở giai đoạn phát triển chiều rộng mà chưa tập trung vào phát triển chiều sâu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư còn chậm và chưa hợp lý. Hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém và chưa thực sự lành mạnh. Thị trường chứng khoán mặc dù đã hình thành nhưng hoạt động chưa có hiệu quả. Quy mô giao dịch của thị trường còn quá bé nhỏ đồng thời giá cả chứng khoán lại biến động mạnh. Trên thị trường, các công ty chứng khoán còn rất ít. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu chứng khoán. Ngoài ra, việc huy động và sử dụng vốn cả trong và ngoài nước đạt hiệu quả thấp. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể chưa được củng cố tương xứng với vai trò nền tảng.
Rút kinh nghiệm từ những thành quả đã đạt được và những tồn tại cần được khắc phục, trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội IX, Đảng ta đã đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản tr thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vị thế của nước ta trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao. Phấn đấu đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp đôi so với năm 2000 và nhịp độ tăng GDP bình quân đạt ít nhất 7%/năm. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%".
Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi các cấp, các ngành phải hết sức phấn đấu. Trong đó, đặc biệt là ngành ngân hàng cần nhanh chóng đổi mới, đa dạng hoá các loại hình, nâng cao chất lượng quản lý cũng như phục vụ. Có như thế, nền kinh tế nước ta mới có thể phát triển nhanh và vững chắc trên con đường CNH, HĐH.
III. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
1. Những thành tựu đã đạt được
Hầu hết được thành lập sau năm 1986, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất non trẻ, sơ khai với tổng vốn tự có chỉ đạt khoảng trên 1,1 tỷ USD. Từ năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực hiện những bước đổi mới căn bản khiến cho các ngân hàng thương mại cũng phát triển mạnh và đa dạng với các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0652.doc