Đề tài Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế

 

MỞ ĐẦU 1

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 2

1. Quá trình hình thành Ngân hàng trung ương 2

1.1. Quá trình hình thành 2

1.2. Đặc thù của ngân hàng trung ương 3

2. Chức năng của ngân hàng trung ương 4

2.1 Phát hành giấy bạc ngân sách và điều tiết ngân sách và điều tiết lượng tiền cung ứng 4

2.2. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng 6

2.3. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Nhà nước 7

3. NHTW và các chính sách tiền tệ 8

3.1. Vị trí của chính sách tiền tệ 8

3.2. Nhiệm vụ 9

3.3. Các công cụ của CSTT : 9

3.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở: 9

3.3.2. Dự trữ bắt buộc: 9

3.3.3. Chính sách tái chiết khấu: 10

3.3.4. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM 10

3.3.5. Quản lý lãi suất của các NHTM: 11

II. Vai trò của NHNN với sự phát triển kinh tế Việt Nam 14

1. Những hiểu biết chung về NHNH Việt Nam 14

1.2. Lịch sử và quá trình phát triển 14

1.2. Tổ chức bộ máy Ngân hàng nhà nước 17

1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN Việt Nam 19

1.3.1. Chức năng 19

1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 19

1.4. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng nhà nước Việt Nam 19

1.4.1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 19

1.4.2. Phát hành tiền giấy và tiền kim loại. 20

1.4.3. Hoạt động tín dụng 20

1.4.4. Hoạt động thanh toán 20

1.4.5. Quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối 20

1.4.6. Thanh tra, tổng kiểm soát của ngân hàng nhà nước 21

1.4.7. Hoạt động thông tin 21

2.Vai trò của NHNN Việt Nam với sự phát triển kinh tế 21

2.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ 21

2.2. Tạo việc làm 22

2.3. Điều chỉnh tăng trưởng kinh tế 23

3. Những hạn chế của NHNN Việt Nam 23

4. Kiến nghị: 23

4.1. Đánh giá rủi ro của toàn bộ hệ thống 24

 4.2. Đánh giá lại việc thực thi chính sách tiền tệ 24

. 4.3. Chỉnh sửa lại các quy chế an toàn 24

4.4. Tăng cường việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng 25

4.5. Tăng cường văn hóa tổ chức và nguồn nhân sự 26

KẾT LUẬN 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng cần đIều chỉnh,ít tốn kém về chi phí ,dễ đảo ngược tình thế.Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ ,thị trường vốn. Dự trữ bắt buộc: Khái niệm :Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phảI giữ lại,do NHTW qui định ,gửi tại NHTW,không hưởng lãI,không được dùng để đầu tư,cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán,sự ổn định của hệ thống ngân hàng Cơ chế tác động:Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.Mặt khác khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãI suất cho vay tăng (giảm),từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). Đặc đIểm:Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc đIều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm ,phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. Chính sách tái chiết khấu: Khái niệm : Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc đIều chỉnh lãI suất táI chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay táI chiết khấu(cửa sổ chiết khấu) Cơ chế tác động:Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng).Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ táI chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay táI cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM. Đặc điểm:Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán ,và có thế kiểm soát đựoc hoạt động tín dụng của các NHTM đồng thời có thể tác động tới việc đIều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể.Tuy vậy ,hiệu qủa của cộng cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó ,sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường. Trên đây là 3 công cụ tác động gián tiếp tới qui mô lượng tiền cung ứng,trong một nền kinh tế nếu NHTW sử dụng có hiệu quả cấc công cụ này thì sẽ không cần đến bất cứ một công cụ nào khác .Tuy vậy trong những điều kiện cụ thể (các quốc gia đang phát triển ;các giai đoạn kinh tế quá nóng ) thì để đạt được mục tiêu của mình ,NHTW có thể sử dụng các công cụ điều tiết trực tiếp sau: Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM Khái niệm :là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu thụ..)sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định . Cơ chế tác động:Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên . Quản lý lãi suất của các NHTM: Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. :Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Phụ lục: Đặc điểm của một số ngân hàng ở các quốc gia khác Ngân hàng trung ương (Central Bank) ở bất cứ quốc gia nào đều là một trong những cơ quan có vị thế cực kỳ quan trọng, là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng. Đặc điểm nổi bật của ngân hàng trung ương là nó không giao dịch, làm nghiệp vụ trực tiếp với các nhà kinh doanh và công chúng, khách hàng của nó là tất cả các ngân hàng khác. Ngân hàng trung ương giữ vai trò là ngân hàng của các ngân hàng; bảo quản quỹ dự trữ tiền tệ của các ngân hàng; cho các ngân hàng vay vốn khi cần thiết, thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng của nhà nước; cơ quan phát hành tiền tệ trong nước; thanh toán và tín dụng quốc tế với ngân hàng trung ương các nước khác; là cơ quan cung cấp tiền cho ngân sách khi cần và làm một số nghiệp vụ của kho bạc nhà nước.     Mỹ Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) có chức năng như một ngân hàng trung ương, mặc dù chính thức nó không phải là một ngân hàng mà chỉ chịu những ảnh hưởng hạn chế của nhánh hành pháp và lập pháp. Hệ thống này được thành lập ngày 23 tháng 12 năm 1913, nhằm đưa ra trong nước một đồng tiền linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chiết khấu các thương phiếu và cải thiện việc giám sát hoạt động ngân hàng, từ đó trách nhiệm của Hệ thống đã được mở rộng. Qua nhiều năm, người ta đã nhận thấy rằng, sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế, mức độ bảo đảm tình trạng có việc làm cao, sự ổn định về mãi lực đồng đô la Mỹ và sự cân bằng hợp lý trong giao dịch với những nước khác, là những mục tiêu đầu tiên trong đường lối kinh tế của Nhà nước. Hệ thống Dự trữ Liên bang bao gồm Hội đồng các Thống đốc (Board of Governors), 12 ngân hàng dự trữ khu vực (District Reserve Bank) và các văn phòng chi nhánh, Uỷ ban thị trường Công khai Liên bang (Federal Open Market Committee, FOMC). Nòng cốt của hệ thống là Hội đồng 7 Thành viên Thống đốc ở Washington. Các thành viên này được Tổng thống chỉ định và được Thượng viện tán thành với nhiệm kỳ 14 năm. Tổng thống cũng chỉ định Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội đồng này trong số các thành viên của Hội đồng với nhiệm kỳ 4 năm, sau đó có thể thay mới. Từ tháng 6 năm 2001, các thành viên của Hội đồng gồm: Alan Greespan, Chủ tịch; Roger W.Ferguson Jr, Phó Chủ tịch; Edward W. Kelly Jr, Laurence H. Meyer và Edward M. Gramlich; còn hai chỗ trống. Hội đồng này làm việc dựa trên nguyên tắc tập thể đưa ra chủ trương chính sách. Ngoài những trách nhiệm này, Hội đồng còn giám sát ngân sách và hoạt động của các ngân hàng dự trữ, thông qua chỉ định những Thống đốc các ngân hàng đó và chỉ định 3 người trong Ban Giám đốc của mỗi ngân hàng khu vực, cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch của mỗi ngân hàng dự trữ. 12 ngân hàng dự trữ này và các văn phòng chi nhánh hoạt động như những bộ phận phân quyền của Hệ thống, thực hiện những công việc hàng ngày như lưu thông tiền tệ và cung cấp các chức năng của cơ quan tài chính và những dịch vụ thuộc cơ chế chi trả. Các ngân hàng khu vực đóng tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, ST. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Chức năng chính của Hệ thống là chủ trương chính sách tiền tệ được kiểm soát bằng 3 công cụ: nhu cầu dự trữ, tỷ lệ chiết khấu và hoạt động của thị trường công khai. Những nhu cầu dự trữ thống nhất do hội đồng đưa ra được áp dụng cho các tài khoản giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn của pháp nhân tại các tổ chức nhận tiền gửi. Trách nhiệm đưa ra tỷ lệ chiết khấu (lãi suất mà các tổ chức tiền gửi có thể vay tiền tại các ngân hàng dự trữ) được Hội đồng Thống đốc và các ngân hàng dự trữ cùng chia sẻ. Những thay đổi về tỷ lệ chiết khấu do từng ban giám đốc của các ngân hàng dự trữ đưa ra và phải được Hội đồng Thống đốc thông qua. Công cụ quan trọng nhất của chính sách tiện tệ là những hoạt động thị trường công khai (mua và bán các trái khoán nhà nước). Trách nhiệm ảnh hưởng tới phí tổn tiền tệ và tính khả cung tiền tệ và tín dụng thông qua việc mua và bán các trái khoán nhà nước là của Uỷ ban Thị trường Công khai Liên bang (FOMC) - gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc, Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 Chủ tịch của các ngân hàng dự trữ liên bang khác, mỗi người phục vụ nhiệm kỳ một năm. Uỷ ban này căn cứ vào những quyết định về sự phát triển, triển vọng kinh tế và tài chính mà xác định những mục tiêu tăng trưởng hàng năm với các biện pháp chủ yếu là cung cấp tiền tệ và tín dụng. Những quyết định của Uỷ ban này do Phòng Nội thương (Domestic Trace Deck) của ngân hàng dự trữ liên bang New York tiến hành. Đạo luật Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Act) quy định một Hội đồng Cố vấn Liên bang (Federal Adviory Council), gồm mỗi khu vực dự trữ liên bang một thành viên do ban giám đốc của một trong 12 ngân hàng dữ trữ khu vực bầu ra hàng năm, và họp với Ban lãnh đạo Dự trữ Khu vực bầu ra hàng năm. Hội đồng này họp với Ban lãnh đạo Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Board) mỗi năm 4 lần để bàn về những bối cảnh công việc, tài chính đồng thời đưa ra những đề xuất cố vấn. Hội đồng Cố vấn Tiêu dùng (The Consumer Adviory Council) là một tập thể pháp định gồm những đại biểu của khách hàng tiêu dùng và của bên cho vay, sẽ tư vấn cho Hội đồng Thống đốc về việc thực hiện những quy định đối với người tiêu dùng và những vấn đề khác có liên quan đến người tiêu dùng. Sau khi Quốc hội thông qua Đạo luật Kiểm soát tiền tệ (Monetary Control Atc) năm 1980 thì Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang thành lập Hội đồng Cố vấn các Quỹ Tiết kiệm (Thrift Institution Advisory Council) để cung cấp thông tin và những triển vọng về nhu cầu đặc biệt và các vấn đề của các Quỹ Tiết kiệm. Nhóm này gồm những đại biểu của các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các quỹ tín dụng. Đức Ngân hàng trung ương là Bundesbank, đây là ngân hàng độc lập nhất với chính phủ. Quyền hạn và nghĩa vụ của Bundesbank được quy định trong hiến pháp liên bang, ưu tiên việc đảm bảo tiền tệ bằng cách chống lạm phát và trợ giúp chính sách của Chính phủ. Bundesbank có một Chủ tịch do Hội đồng ngân hàng bổ nhiệm theo ý kiến của Chính phủ. Hội đồng ngân hàng gồm 21 thành viên là đại diện từ các ngân hàng vùng, Chính phủ và các quản trị viên ngân hàng. Hội đồng họp thường xuyên 2 tuần một lần. Trung Quốc Ngân hàng trung ương có nhiều nhiệm vụ to lớn, trong đó đặc biệt quan trọng là việc quản lý dự trữ ngoại hối. Tính đến cuối quý 1 năm 2007, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên tới hơn 1.200 tỉ USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Số ngoại hối dự trữ của Trung Quốc chủ yếu được đầu tư vào trái phiếu chính phủ nước ngoài, tập trung vào các trái phiếu có mức độ tín nhiệm cao. II. Vai trò của NHNN với sự phát triển kinh tế Việt Nam Những hiểu biết chung về NHNH Việt Nam Lịch sử và quá trình phát triển Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng  ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là ngân hàng thương mại. Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp. Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ. Nhiệm vụ đó đã trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký  sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Những năm sau khi Miền Nam giải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhất thể hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước. Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ cách mạng cũng như về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể được chia làm 4 thời kỳ như sau: Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch. Thời kỳ  1955 - 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xây dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam; mọi hoạt động kinh tế xã hội phải chuyển hướng theo yêu cầu mới. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau; + Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế. + Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam. Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam)  đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất  tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay. Thời kỳ 1986  đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thể hiện qua một số "cột môc" có tính đột phá sau đây: + Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần - Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi: + Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2. + Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, QTDND, công ty tài chính...Trong thời gian này,  4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được  thành lập  gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. + Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và  lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới. Những dấu ấn dưới đây liên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trình đổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng: Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB) Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo. Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997). Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999). Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP. Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra. Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch  tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN. 1.2. Tổ chức bộ máy Ngân hàng nhà nước - Mô hình ngân hàng duy nhất, có hệ thống tổ chức theo dịa giới hành chính, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, bao cấp thống nhất trong cả nước. - Ngân hàng Nhà nước hoạt động dưới sự điều hành của thống đốc ngân hàng nhà nước. Thống đốc ngân hàng nhà nước là thành viên của chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực mà mình phụ trách. Sơ đồ bộ máy tổ chức NHNN Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN Việt Nam Chức năng - Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ. - Ổn định giá trị đồng tiền góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ và quyền hạn - Phát hành giấy bạc và điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước, xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam. - Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong kinh tế, tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, điều hòa và mở rộng tín dụng nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. - Quản lý ngân quỹ quốc gia, quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của chính phủ. - Chủ trì thành lập và theo dõi các kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. - Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Cấp và thu hồi giấy phép thành lập các hoạt động của các tổ chức tín dụng; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải quyết, chấp thuận chia tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng. - Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kin doanh vàng. - Kí kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ hoạt dộng ngân hàng. - Đai diện cho Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong trường hợp được chủ tịch nước hay chính phủ ủy quyền. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghien cứu úng dụng khoa học công nghệ ngân hàng. - Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. - Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng cho các ngân hàng, kho bạc nhà nước… Hoạt động chủ yếu của ngân hàng nhà nước Việt Nam 1.4.1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của chính phủ, có trách nhiệm: - Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình chính phủ, để chính phủ trình quốc hội. - Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện việc đưa ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được chính phủ phê duyệt. 1.4.2. Phát hành tiền giấy và tiền kim loại. - Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. - Ngân hàng nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của chính phủ; đảm bảo cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế. - Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền, ngân hàng nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi và thu hồi các loại tiền rách nát hư hỏng do quá trình lưu thông tạo nên; thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế; tổ chức tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu hành. 1.4.3. Hoạt động tín dụng - Ngân hàng nhà nước cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn. Khi được chính phủ chấp thuận, ngân hàng nhà nước cho vay đối với các tổ chức tín dụng tạm thời, mất khả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25855.doc
Tài liệu liên quan