Tính đến tháng 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD (kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2-2). Tổng số vốn giải ngân tính đến tháng 31/12/2003 đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên cao của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt nam là nước vay IDA lớn nhất
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4075 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động của Ngân hàng thế giới WB tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. HOẠT ĐỘNG CỦA WORLD BANK (WB )
1.Hoạt động chung
WB có mục đích hoạt động là hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.
Hoạt động của WB rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển (IBRD và IDA) và được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
Ví dụ:
+ IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải.
+ IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.
+ MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.
2. Hoạt động Chống tham nhũng : WB khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thừa nhận những hành vi sai trái như tham nhũng,hối lộ, móc nối… trong các dự án của WB và cam kết sửa chữa những việc làm đó. Những đối tượng như vậy sẽ không bị xử lý và sẽ được tiếp tục tham gia vào các dự án do WB tài trợ nếu đáp ứng được yêu cầu và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc của WB và đảm bảo việc thừa nhận hành vi gian lận và tha bổng sẽ được giữ bí mật.
WB đang nỗ lực trong hoạt động chống tham nhũng và cải thiện năng lực quản lý yếu kém, coi đó là những trở ngại chính đối với quá trình phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới.
Mới đây, WB đã yêu cầu Campuchia trả lại khoản tiền 7 triệu USD tài trợ cho các chương trình phát triển của nước này sau khi hàng loạt các vụ tham nhũng ở nước này bị phát hiện.
WB khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thừa nhận những hành vi sai trái như tham nhũng,hối lộ, móc nối… trong các dự án của WB và cam kết sửa chữa những việc làm đó. Những đối tượng như vậy sẽ không bị xử lý và sẽ được tiếp tục tham gia vào các dự án do WB tài trợ nếu đáp ứng được yêu cầu và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc của WB và đảm bảo việc thừa nhận hành vi gian lận và tha bổng sẽ được giữ bí mật.
WB đang nỗ lực trong hoạt động chống tham nhũng và cải thiện năng lực quản lý yếu kém, coi đó là những trở ngại chính đối với quá trình phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới.
Mới đây, WB đã yêu cầu Campuchia trả lại khoản tiền 7 triệu USD tài trợ cho các chương trình phát triển của nước này sau khi hàng loạt các vụ tham nhũng ở nước này bị phát hiện.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA WB TẠI VIỆT NAM
1. Hoạt động Tài trợ của WB đối với Việt nam
Tính đến tháng 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD (kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2-2). Tổng số vốn giải ngân tính đến tháng 31/12/2003 đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên cao của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt nam là nước vay IDA lớn nhất
Ngoài việc cho vay các dự án và chương trình, WB cũng cung cấp các khoản Hỗ trợ Kỹ thuật (HTKT) cho Việt Nam, kể cả các khoản HTKT uỷ thác của các nước. Tổng số HTKT của WB tính đến tháng 31/12/2003 là hơn 135 khoản với trị giá khoảng 322 triệu USD; trong đó bao gồm 19 khoản đồng tài trợ trị giá 210,6 triệu USD.
Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB vào 10/1993, WB cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu là:
- Thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển: Tài trợ của WB cho Việt nam thường tập trung vào các dự án trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực ... nay hướng trọng tâm vào xoá đói giảm nghèo, các khoản vay chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các khoản vay chương trình theo ngành trong thời gian tới. Điều này cho thấy Việt nam đã dần dần nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua
Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC II) I và II tập trung vào 5 lĩnh vực cải cách trọng tâm của nền kinh tế bao gồm :
(i) cải cách ngân hàng
(ii) cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước
(iii) cải cách chi tiêu công
(iv) tự do hoá thương mại
(v) phát triển khu vực tư nhân. Ngoài ra, chương trình PRSC II còn được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. Việt nam sẽ chuẩn bị tiếp nhận các PRSC trong những năm tiếp theo.
- Hhỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích: Các HTKT của WB tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị các dự án do WB tài trợ tín dụng,phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc ngành điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, tài chính, ngân hàng v.v. và đã phát huy được hiệu quả trong quá trình thực hiện
Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt nam phối hợp với các bộ ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) cho Việt nam.
- Điều phối viện trợ: hàng năm Hội nghị tư vấn giữa các nhà tài cho Việt nam (CG) - do WB làm đồng chủ tọa - được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ. Nhờ đó, vốn viện trợ được sử dụng hiệu quả hơn phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam. WB đã khẳng định sẽ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt nam theo Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS).
Mới đây nhất, ngày 25/6/09, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có quyết định cung cấp khoản tín dụng trị giá hơn 4 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam phát triển trong vòng hai năm tới. Khoản tín dụng này sẽ huy động từ cả nguồn tín dụng ưu đãi và nguồn tín dụng dành cho các nước có thu nhập trung bình., WB đã thông qua Gói tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 (PRSC 8) nhằm giúp Việt Nam khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế thế giới qua việc tiếp tục triển khai gói kích cầu hiện nay.
Khoản tín dụng này (PRSC 8) nằm trong một loạt các khoản tín dụng hàng năm, và trực tiếp hỗ trợ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP) giai đoạn 2006-2010.
Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC) bắt đầu được triển khai từ năm 2001 nhằm cung cấp cả hỗ trợ tài chính và hỗ trợ chính sách, nhằm thúc đẩy thảo luận chính sách và cải cách cần thiết cho nhiều ngành và hỗ trợ tài chính trực tiếp vào ngân sách nhà nước để triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Chương trình PRSC 8 được chuẩn bị trong bối cảnh Việt Nam đạt được những tiến bộ nhất định trong cải thiện môi trường kinh doanh, hòa nhập xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và quản trị hiện đại.
2. Các hoạt động khác của WB tại Việt nam
2.1 Trung tâm Thông tin Phát triển Việt nam
Trung tâm Thông tin Phát triển Việt nam (VDIC) trực thuộc Văn phòng WB tại Hà nội hoạt động từ ngày 4/1/2001. Mục tiêu của Trung tâm này là mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Nhóm WB cho Việt nam cũng như tăng cường sự hợp tác với các cơ quan hỗ trợ phát triển đang hoạt động tại Việt nam. Trung tâm này hỗ trợ Việt nam tiếp cận tri thức và thông tin phát triển mới nhất cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác trên thế giới; đồng thời góp phần giúp cho thế giới bên ngoài hiểu rõ hơn về Việt nam. Trong thời gian hoạt động vừa qua, Trung tâm đã tổ chức một số khoá học liên quan tới các lĩnh vực ưu tiên phát triển.
2.2 Quỹ Xã hội Dân sự
Quỹ Xã hội Dân sự (trước đây được gọi là Chương trình Tài trợ nhỏ) của Ngân hàng Thế giới được thành lập từ năm 1983 nhằm trợ giúp các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức xã hội dân sự. Mục đích của Quỹ là hỗ trợ các sáng kiến tăng cường năng lực để nâng cao hiệu quả phát triển, các hoạt động thúc đẩy hòa nhập xã hội, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân, các hoạt động nhằm củng cố quan hệ đối tác với khu vực công, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự khác. Ngân hàng Thế giới tại Việt nam tài trợ năm 2009 cho Quỹ Xã hội Dân sự với số tiền tương đương 692 triệu đồng Việt nam cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước của Việt nam năm 2009.
Kể từ năm 1999 đến nay, Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội đã được phân cấp quản lý chương trình tài trợ này và đã tài trợ cho khoảng 95 hoạt động ở Việt nam với tổng số tiền khoảng 350,000 đô la Mỹ. Các tổ chức phi chính phủ Việt nam đã sử dụng các khoản tài trợ của chương trình để triển khai các hội thảo phổ biến thông tin và tri thức với nhiều chủ đề đa dạng phong phú từ vấn đề bình đẳng giới, quá trình phát triển của xã hội dân sự ở Việt nam, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, giáo dục pháp luật, phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ môi trường và tài nguyên. Các dự án do Chương trình tài trợ còn tổ chức các lớp tập huấn về sinh kế cho các hộ nghèo, cộng đồng người khuyết tật, phụ nữ đơn thân nghèo, nhóm người nhập cư và cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo cách thức sản xuất kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi để giảm nghèo. Chương trình còn tài trợ cho các dự án phát triển và củng cố mạng lưới làm việc và tăng cường năng lực cho các tổ chức phi chính phủ trong nước.
Những hoạt động đáp ứng được yêu cầu để nhận tài trợ năm 2009 phải tập trung vào nâng cao năng lực, nâng cao vị thế và tiếng nói của những nhóm người dễ bị thương tổn như thanh niên, trẻ em, phụ nữ bị thiệt thòi, người khuyết tật, các nhóm dân tộc thiểu số nghèo và người nhập cư từ nông thôn ra thành thị. Các hoạt động phải tập trung vào hỗ trợ những nhóm dân này và khuyến khích hòa nhập xã hội. Khoản tài trợ phải được dùng vào một hoạt động cụ thể và kết thúc trong vòng một năm kể từ ngày giải ngân. Ưu tiên các tổ chức chưa được tài trợ của Quỹ Xã hội Dân sự và Chương trình Tài trợ nhỏ trong các năm trước và không tổ chức nào được tài trợ quá 3 lần trong vòng 5 năm.
III. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Phụ lục: bảng số liệu các chỉ tiêu của Việt Nam 1993-2005
Chỉ tiêu quốc gia
1993
2005
Tổng thu nhập quốc nội (phương pháp Atlas, US$)
170
620
Lạm phát (CPI, tỷ lệ hàng năm, %)
8.4
8.4
Nợ nước ngoài ( % trên Tổng thu nhập quốc nội)
191
33
Tỷ lệ đói nghèo (% dân số với tiêu dùng dưới mức cơ bản)
58
20 (2004)
Tỷ lệ đến trường cấp tiểu học (%)
77 (1990)
94 (2004)
Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên1000)
53 (1990)
23 (2004)
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (trên 100.000 trẻ sơ sinh)
200
80
Dân số (triệu người)
70.3
83
Tỷ lệ tăng dân số (%/năm)
2
1
Nguồn: Tổng cục thống kế - Ngân hàng thế giới - Nhóm tổng hợp dữ liệu phát triển.
Thu nhập thực tế tăng 7.3% hàng năm trong vòng 10 năm qua. Khi Ngân hàng Thế giới quay lại Việt Nam năm 1993 thì thu nhập đầu người là US$170. Hiện tại thu nhập đầu người là US$620, và đến 2010 có thể đạt hơn US$1,000. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58 % vào năm 1993 xuống còn dưới 20 % năm 2004.
Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Bộ Ngoại giao Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo đánh giá việc thực thi Luật Phòng chống tham nhũng tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 6 đến 22/5/2009, trong đó tập trung vào các tình huống của ngành xây dựng.
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, xây dựng là một trong những ngành phát triển nhanh chóng trong giai đoạn tăng trưởng và giảm nghèo ấn tượng của Việt Nam. Năm 2008, ngành này tạo ra 7% GDP so với 5,9% hồi 2002. Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam hiện do một số ít các doanh nghiệp Nhà nước kiểm soát. Năm 2006, tổng tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 53% cả ngành, và nhóm này chiếm 41% tổng doanh thu.
Theo Bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), Việt Nam đứng thứ 123 trên 179 nước, chỉ nhỉnh hơn Philippines một chút về mức độ trong sạch.
Tuy nhiên, Nhóm Nghiên cứu cho biết Đánh giá Môi trường đầu tư của Ngân hàng Thế giới (WB) lại xếp Việt Nam tương đương với Malaysia, một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất trong khu vực. Bức tranh lại rối rắm hơn khi số liệu gần đây do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp với Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển (DERG) của Đại học Copenhagen tập hợp cho thấy số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa hối lộ giảm mạnh từ 41,2% năm 2005 xuống còn 26,5% năm 2007, mặc dù giá trị khoản hối lộ tính theo phần trăm của tổng doanh thu đã tăng từ 0,5% lên đến 0,67%. Điều này có vẻ hơi mâu thuẫn với báo cáo về Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), theo đó hối lộ được xác định là một trong những cản trở chính trong kinh doanh.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương công bố ngày 3/11/09, Ngân hàng thế giới (WB) nhận định rằng Việt Nam đã đối phó tương đối tốt với những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.
Theo báo cáo trên, những dấu hiệu tích cực của sự phục hồi kinh tế ở Việt Nam đã xuất hiện nhờ các nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện gói kích cầu, bao gồm nhiều biện pháp như hỗ trợ lãi suất, giảm thuế, chi vốn bổ sung.
Kết quả là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng từ mức 3,1% trong quý I/2009 lên mức 4,5% trong quý II và 5,8% trong quý III, nâng mức tăng GDP thực tế trong 9 tháng đầu năm lên 4,6%.
WB cho rằng trong khi sản xuất vẫn phải đối mặt với những khó khăn do nhu cầu sụt giảm, xây dựng đang là nhân tố dẫn đầu của sự phục hồi với giá trị gia tăng trong lĩnh vực này dự kiến tăng trưởng hai con số trong cả năm nay.
Tiêu thụ nội địa cũng là một nhân tố quan trọng của tiến trình phục hồi kinh tế Việt Nam với bán lẻ tăng 9,3% trong 8 tháng đầu năm. WB ước tính tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong cả năm 2009 sẽ đạt 5,5%.
Báo cáo của WB cũng nhận định rằng chính sách tiền tệ của Việt Nam đã được nới lỏng đáng kể nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước sau một thời gian được thắt chặt trong năm 2008 để đối phó với tình trạng phát triển quá nóng.
Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam tiếp tục giảm, bất chấp sự tăng mạnh về giá lương thực và nhiên liệu trong nửa đầu năm 2008.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo rằng tình hình trong hai năm qua đã cho thấy những nhân tố dễ bị tổn thương và những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam./.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)
WB tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường hỗ trợ công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam…
WB tiếp tục tăng các khoản cho vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) cho Việt Nam để hỗ trợ các dự án hạ tầng cơ sở, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân các nguồn vốn mà WB đã cam kết tài trợ cho nước ta.
Áp dụng có chọn lọc những khuyến nghị, tư vấn của WB cho Việt Nam về chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Chính phủ cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc các lập các danh mục đầu tư để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn theo dự kiến của WB trong giai đoạn 2010-2012.
Chính phủ nên chú trọng lập các danh mục đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành giao thông vận tải, điện lực, đào tạo nguồn nhân lực và y tế.
Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng toàn thể nhân dân cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng
Điều phối và huy động sự hỗ trợ của các nhà tài trợ khác.
Củng cố hệ thống thể chế đi đôi với tăng trưởng kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110941.doc