MỤC LỤC
A:MỞ ĐẦU 3
B: Nội Dung 5
Phần I: Lý thuyết chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5
I>/ Khái niệm và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 5
1./ Một số khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 5
2. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong DN 6
2.1 Đối với tổ chức : 7
2.2 Đối với cá nhân người lao động: 7
3. Mục đích của đào tạo, phát triển NNL. 7
4. Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển NNL với các khâu trong quản lý NNL. 8
5. làm thế nào để bảo đảm kết qủa đào tạo có thể đáp ứng công việc. 9
II >/ Trình tự đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 10
1./ Giai đoạn I: Phân tích nhu cầu đào tạo. 10
1.1 Mục đích của phân tích nhu cầu đào tạo: 10
1.2 Phân tích các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp : 11
1.3 Phân tích nhu cầu của công việc : 12
1.4 Phân tích nhu cầu công nhân : 12
1.4 Các phương pháp xác định nhu cầu: 13
2./ Giai đoạn 2: Soạn thảo nội dung kế hoạch đào tạo 14
2.1 Mục tiêu đào tạo là gì? 14
2.2 Soạn thảo các giáo trình cần giảng dạy : . 14
2.3 Lựa chọn đối tượng cần đào tạo :. 14
2.4 Lựa chọn và đào tạo giỏo viờn: . 14
2.5 Xõy dựng chương trỡnh và lựa chọn phương phỏp giảng dạy : 15
15
2.7 Dự tớnh kinh phi đào tạo: 15
3./ Giai đoạn 3: Tiến hành đào tạo 15
4./ Giai đoạn4: Đánh giá hiệu quả đào tạo 16
III. / Các phương pháp đào tạo 17
Phần II:thực trạng đào tạo và phát triển NNl trong công ty cổ phần giầy Thăng Long. 24
I: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty Giầy Thăng Long: 24
1. Quá trình phát triển và hình của công ty của công ty Giầy Thăng Long. 24
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Giầy Thăng Long. 27
2.1. Chức năng: 27
2.2. Nhiệm vụ: 27
3. Cơ cấu tổ chức của công ty Giầy Thăng Long. 28
3.1. Đại hội đồng cổ đông: 28
3.2. Ban kiểm soát: 28
3.3. Hội đồng quản trị: 29
3.4. Ban giám đốc. 29
3.5. Phòng tổ chức: 30
3.6. Phòng tài vụ: Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, quản lý các nguồn thu, đảm bảo vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. tính lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên. 31
3.7. Phòng bảo vệ: 31
3.8. Phân xưởng cơ điện: 31
3.9. Xí nghiệp I: 31
3.11. Xí nghiệp III: 32
3.12. Xí nghiệp IV: 32
4. Đặc điểm sản phẩm mà công ty kinh doanh: 34
5. Đặc điểm của đội ngũ lao động của Công ty. 36
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long: 37
II . Phân tích thực trạng về công tác đào tạo và phát triển NNL của công ty cổ phần Giầy Thăng Long. 39
1. Phân tích nhu cầu đào tạo của công ty. 39
2. Về giáo trình và đồ dùng phục vụ cho giảng dạy. 41
3. Lựa chọn và đào tạo giáo viên giảng dậy. 42
4. xây dựng nội dung và hình thức giảng dạy. 42
5.thời gian đào tạo. 43
6. kinh phí đào tạo. 44
7. tiến hành đào tạo. 45
8. đánh giá hiệu quả đào tạo. 45
III . Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Giầy Thăng Long. 46
1 . Thành tích đạt được: 46
2 . Những tồn tại trong quá trình đào tạo của công ty. 47
3. Nguyên nhân . 48
Phần III :một số những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển NNl của công ty cổ phần giầy Thăng Long. 50
1. Một số đóng góp ý kiến. 50
2. Các biện pháp mà công ty làm trong thời gian tới: 52
C . Kết luận. 55
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức lý thuyết và thực hành.
- Chi phi không cao khi cử đi nhiều người đi học
- Tốn kém
- Đối với mọi đối tượng
3) Bài giảng, các hội nghị hoặc hội thảo
ở đây sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm, qua đó học được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết.
- Đơn giản, dễ tổ chức
- Không đòi hỏi phương tiện trang thiết bị riêng.
- Tốn kém nhiều thời gian
- Phạm vi hẹp
- Đối với mọi đối tượng
4) Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính
Các chương trình được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính .
- Có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kĩ năng mà không cần người dậy
- Học viên có điều kiện học hỏi cách giải quyết cách tình huống giống thực tế mà chi phí lại thấp hơn nhiều .
- Cung cấp cho mọi học viên có cơ hội học tập trong thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng và tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các cá nhân, và đặc biệt là cung cấp tức thời những phản hồi với câu trả lời của người học là đúng hay sai ở đâu thông qua việc cung cấp lời giải ngay sau câu trả lời của bạn
- Việc học tập diễn ra nhanh hơn
- Phản ánh nhanh nhạy hơn và tiến độ học và trả bài là do học viên quyết định
- Tốn kém, nó chỉ hiệu quả về chi phí khi sử dụng cho số lượng lớn học viên
- Yêu cầu nhân viên đa năng để vận hành
- Đối với nhân viên quản lý
5) Đào tạo theo phương thức từ xa
Người học và người dạy không trực tiếp gặp nhau tại một thời điểm và cùng thời gian thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian.
- Cung cấp cho học viên một lượng lớn thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Các thông tin cung cấp cập nhật và lớn về mặt số lượng.
- Người học chủ động trong bố trí kế hoạch học tập
- Đáp ứng được nhu cầu học tập của các học viên ở xa trung tâm đào tạo
- Chi phí đào tạo cao
- Đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng rất lớn
- Thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa học viên và giáo viên
- Đối với nhân viên quản lý
6) Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Bao gồm các cuộc hội thảo học tập có sử dụng các kĩ thuật: bài tập, tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính.
- Học viên ngoài việc được trang bị các kiến thức lý thuyết còn có cơ hội được đào luyện những kĩ năng thực hành
- Nâng cao khả năng kĩ năng làm việc với con người cũng như ra quyết định.
- Tốn nhiều công sức tiền của và thời gian để xây dựng lên các tình huống mẫu.
- Đòi hỏi người xây dựng lên tình huống mẫu ngoài giỏi lí thuyết còn phải giỏi thực hành
- Đối với nhân viên quản lý
7) Đào tạo kĩ năng xử lý công văn giấy tờ
Người học có trách nhiệm xử lý nhanh và đúng các tài liệu, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên. .. Để học cách ra quyết định nhanh .
- Được làm việc thật sự để học hỏi
- Có cơ hội rèn luyện kĩ năng làm việc và ra quyết định
- Có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện công việc của bộ phận
- Có thể gây ra những thiệt hại
- Đối với lao động quản lý hành chính, thư kí, trợ lý .
Phần II:thực trạng đào tạo và phát triển NNl trong công ty cổ phần giầy thăng long.
I: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty Giầy Thăng Long:
1. Quá trình phát triển và hình của công ty của công ty Giầy Thăng Long.
Ngày 14/04/1990, Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ (nay thuộc Bộ Công nghiệp)đã ra quyết địnhsố 210/QĐ/TCLĐ thành lập Nhà máy Giầy Thăng Long, trực thuộc tổng công ty Da Giầy Việt Nam. Đến năm 1994, Nhà máy Giầy thăng long chuyển thành tên Công Ty Giầy Thăng Long. Tuy là Một Công TY trực thuộc Tổng Công Ty Giầy Da Việt Nam nhưng công ty Giầy Thăng Long lại la một đơn vị hoạch toán tổng hợp, có tên giao dịch là: THANG LONG SHOES COMPANY, trụ sở đặt tại 410 đường Tam Trinh –Mai Động -Hai Bà Trưng-Hà Nội, Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu giầy, dép và các loại sản phẩm từ da.
Thời gian đầu mới thành lập, số lượng cán bộ công nhân viên của toàn công ty là 300 người với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất hàng gia công mũi giầy cho các nước XHCN và chủ yếu là thị trường Liên Xô, Số vốn ban đầu của công ty la 5tỷ đồng, mà toàn bộ số vốn này là do ngân Sách Nhà Nước cấp, tổng diện tích mặt bằng là 4000m2.
Kể từ sau sự sụp đổ và tan rã của hệ thống các nước XHCN –bạn hàng chủ yếu của công ty Giầy Thăng Long –công ty đã thực sự lâm vào khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm sản xuất ra nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển chung của công ty. Thêm vào đó công ty lại mới thành lập lại quá trẻ. Vốn do Nhà nước cấp và đầu tư cho công nghệ thiết bị còn quá thấp, lạc hậu, nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ đối với thị trường trong và ngoài nước, cơ cấu tổ chức còn chưa hợp lý…, tất cả cán bộ công nhân viên toàn Công ty đã phải nỗ lực quyết tâm hơn bao giờ hết để đưa công ty qua khó khăn và phát triển.
Xuất phát từ việc tìm hiểu nhu cầu sử dụng nội địa và đặc biệt là xuất khẩu cho các bạn hàng nước ngoài (do tận dụng được nguồn nhân công rẻ) vẫn lốn, công ty đã chủ động trong nguồn vốn kinh doanh bằng việc vay lãi của Ngân hàng hay các nhà đầu tư, thậm chí công ty còn huy động cả nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty để mạnh dạn đầu tư thiết bị và máy móc và công nghệ hiện đại, đưa công nghệ xích lại gần nhau trên một cơ cấu sản xuất mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, nhạy cảm với thị trường và người tiêu dùng. Cho đến nay cơ sở sản xuất vật chất kỹ thuật của công ty Giầy Thăng Long dã dần được hoàn thiện với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được Tổng công ty duyệt, tự đi tìm bạn hàng và tự hoạch toán thu chi độc lập.
Và đến năm 2005 Công ty Giầy Thăng Long đã chính thức chuyển sang thành công ty cổ phần trở thành Công ty Cổ Phần Giầy Thăng Long, trong thời đIểm này công ty đang dần dần hoàn thiện bộ máy của mình vơí chức năng và nhiêm vụ mới.
Tổng số vốn đầu tư của công ty Giầy Thăng Long tính tới ngày 31/12/2001 là 30, 5 tỷ VND, trong đó:
- Vốn cố định: 19, 609 tỷ
- Vốn lưu động: 10, 724 tỷ VND
* Vốn lưu động được chia theo nguồn hình thành: nguồn vốn kinh doanh chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngân sách cấp qua các năm đều chiếm trên 40% tông vốn. năm thấp nhất là 1999 chiếm 40%, năm cao nhất là năm 1997 chiếm 47, 32%. Vôn vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn, phần còn lại được trích tù các quỹ dùng cho sản xuất kinh doanh của công ty.
* Vốn chia theo nguồn vốn hình thành: vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn và khối lượng tăng đều qua các năm, đó là vì đặc điểm của công ty phải sử dựng để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Công nghệ của công ty: để đảm bảo thực hiện tốt đơn đặt hàng và ngày càng nâng cao uy tín chất lượng của mình công ty Giầy Thăng long đã tập trung vào việc đầu tư mới trang thiết bị máy móc, mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay các dây chuyền máy móc, máy gò giầy cũ đã được thay thế bằng máy móc mới hoàn toàn, được nhập chủ yếu từ Đài Loan và Hàn Quốc. Tháng 7/1996, công ty được bộ công nghiệp phê duyệt đã đầu tư và đưa vào sẩn xuất dây chuyền thể thao. từ đó tới nay, công ty cũng đã đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất nâng cao năng lực sản xuất từ 800. 000 đôi /năm lên tới 2. 000. 000đôi/năm. Các quy trình kỹ thuật công nghiệp và yêu cầu chất lượng do phòng kỹ thuật đặt ra luôn được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trinh sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng khách hàng với giá cả hợp lý.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Giầy Thăng Long.
2.1. Chức năng:
Sản xuất giầy dép và các sản phẩm từ da.
Xuất nhập khẩu trực tiếp.
+Xuất khẩu: Giầy dép và các sản phẩm từ da.
+ Nhập khẩu: Vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.
2.2. Nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân theo các qui định của pháp luật.
Nghiêm cứu thực có hiệu quả các biện pháp nâng cai chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhăm tăng cường sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tuân thủ pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan tới sản xuất kinh doanh của công ty.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời tự tạo nguồn vốn cho cho sản xuất kinh doanh của, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa xuất nhập khẩu, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Về chất lượng công ty đang cố nghiêm cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao với mục đích là tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hàng năm công ty quả lý, đào tạo đội ngũ nhân viên để theo kịp sự thay đổi của đất nước.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty Giầy Thăng Long.
Công ty giầy Thăng Long tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý, mà toàn bộ công việc quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên với cấp dưới(tức là mỗi phòng, ban, xí nghiệp của công ty chỉ nhận quyết định từ một thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tiếp). Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà nghiêm cứu, chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo, quản lý việc thực hiện hướng dẫn việc kiểm tra ;giám sát chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mình.
Bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty được chia thành các phòng ban sau:
3.1. Đại hội đồng cổ đông:
Bao gồm tất cả các cổ đômg có quyền dự họp và quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
3.2. Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý, đIều hành các hoạt động kinh doanh, them định báo cáo tàI chính hàng năm của công ty, thông báo kết quả kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo đIũu lệ của công ty quy định.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty quyệt định các vấn đề có liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đôngf cổ đông).
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Quyết định chiến lược phát triển của Công ty;quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp ;định hướng phát triển thị trường ;xây dựng, ban hành quy chế quản lý, chuẩn bị các chương trình, nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm vụ khác theo quy định của ĐIều lệ khác.
Ban giám đốc.
3.4.1. Giám đốc: giám đốc là người đứng đầu công ty là người đại diệm cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan cấp trên, trước pháp luật và ssồng thời la người điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty thông qua sự giúp đỡ của các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
3.4.2. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Đại diện cho lãnh đạo về chất lượng của công ty.
Phó giám đốc có nhiệm vụ xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Báo cáo về mọi vấn đề liên quan tới hệ thống chất lượng với Giám đốc, chỉ đạo các vấn đề về kĩ thuật trong sản xuất. Ngoài ra người này co đại diện cho công ty để liên hệ với tổ chức bên ngoài về các vấn đề liên quan tới hệ thống chất lượng.
3.4.3. Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
Là ngươi đại diện cho lãnh đạo củ công ty về vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty, và có nhiệm vụ báo cáo về những vấn đề liên quan tới kế hoạch sản xuất cung ứnh và kinh doanh.
3.4.4. Một phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu:
Xây dựng các thủ tục chỉ đạo về giám sát việc kí kết hợp đồng, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và xây dựng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Là người đại diện cho lãnh đạo về vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
Phòng tổ chức:
+ Xác định các yêu cầu chuyên môn của cán bộ công nhân viên.
+Đề xuất tham mưu với giám đốc về vấn đề nhân sự và bố chí hợp lý bộ máy sản xuất.
+Tiến hành chức và đào tạo.
+Công tác bảo hỉêm xã hội, văn thư lưu trữ.
-Phòng kinh doanh:
Bao gồm phòng kế hoạch vật tư và phòng xuất nhập khẩu, hai phòng này có nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tư, quản lý vật tư, nguyên liệu phụ.
+Lập kế hoạch sản xuất và giao hàng cho từng hợp đồng, tham gia kí kết hợp đồng +Lập kế hoạch nghiêm cứu thị trường trong và ngoài nước.
Phòng tài vụ: Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty, quản lý các nguồn thu, đảm bảo vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. tính lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Phòng bảo vệ:
Có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong công ty và bảo vệ nội bộ trong doanh nghiệp.
Phân xưởng cơ điện:
Phân xưởng này có nhiệm vụ tiến hành theo dõi và sửa chữa toàn bộ hệ thống cubg cấp điện, nước, máy móc thiết bị theo định kỳ và thường xuyên.
Xí nghiệp I:
Bao gồm 2 phân xưởng:
+Phân xưởng chuẩn bị giầy.
+Phân xưởng chuẩn bị giầy thể thao.
3.10.Xí nghiệp II:
Bao gồm 3 phân xưởng cán luyện cao su, phân xưởng ép chế, phân xưởng làm keo.
3.11. Xí nghiệp III:
Gồm 2 dây chuyền sản xuất giầy vải với 3 phân xưởng may, phân xưởng giầy và phân xưởng vệ sinh, kiểm tra, đóng goi.
3.12. Xí nghiệp IV:
Gồm 1 dây chuyền sản xuất thể thao đồng thời sản xuất giâyy vải. Xí nghiệp này cũng có 3 phân xưởng như xí nghiệp III.
Giám Đốc
Xí Nghiệp
I
Phân Xưởng Cơ Điện
Xí Nghiệp
II
Phòng Xuất Nhập Khẩu
Phòng
Tài
Vụ
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng
Kỹ
Thuật
P. Tổ CHức Hành CHính
Xí Nghiệp
III
Xí Nghiệp
IV
Phòng
Bảo
Vệ
Hội Đồng Quản Trị
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Ban Kiểm Soát
SƠ Đồ Bộ MáY Tổ CHứC CủA CÔNG TY
4. Đặc điểm sản phẩm mà công ty kinh doanh:
Giầy là một thứ không thể thiếu được đối với mọi con người trong thời đại ngày nay, nó chiếm một vị trí quan trọng với mỗi ngươci dân và rất quan trọng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế vì chúng là một bộ phận của thời trang, là biểu tượng của trình độ và tình hình xã hội. Chính vì vậy mà giầy là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đối với công ty.
Sản phẩm của công ty giầy Thăng Long là giầy da và giầy thể thao các loại, hiện nay mỗi loại giầy ma công ty sản xuất ra có rất nhiều mẫu mã khác nhau làm cho sản phẩm cua công ty trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty không những tiêu thụ được ở trong nước mà đã xuất khẩu được mặt hàng của mình ra cả thị trường thế giới mà chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển hay các thành phố lớn, chẳng hạn như Tây Âu số giầy được sử dụng cho một người là 5-6 đôi/năm, còn châu á là 0, 5-2 đôi/năm. Riêng ở Bắc Kinh sử dụng gấp 3 lần trung bình cả nước.
Các sản phẩm của cong ty là được tiêu thụ ở nước ngoài, có tới 90% khối lượng sản phẩm là phục vụ cho xuất khẩu còn lai 10% là để phục vụ nhu cầu trong nước. Các sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu sang thị trườngNga, thị trường xuất khẩu Tay Âu, thị trường suất khẩu Bắc Mỹ. Thị trường Tây Âu là thị trường chủ yếu hiện nay của công ty, còn thị trường xuất khẩu Bắc Mỹ là thị trương có nhiều triển vọng, đầy tiềm năng vì đây là thị trường mới xâm nhập của công ty nên ở thị trường nay công ty đã chú ý đến sự đa dạng về kiểu dáng, chất lượng để tạo niềm tin đối với khác hàng ở khu vực tiềm năng nay.
Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải của công ty:
Vải Bạt
Hoá Chát
(2) (1)
Bồi Vải
Luyện Kim
Cán
Pha Cắt
ép Chế
May
Lắp Ráp, Hấp, KCS
Đóng
Nhập Kho
Là quá trình tạo đế cao su
Là quá trình may mũ giầy
5. Đặc điểm của đội ngũ lao động của Công ty.
Tổng số lao động của công ty Giầy Thăng Long tính đến nay có hơn 1900 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 75 người có trình độ đại học, 82 người có trình độ trung cấp, 30 công nhân có tay nghề cao.
Do đặc đỉêm của công ty sản xuất vải, tang quá trình sản xuất đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, vì vậy mà lao động nữ được sử dụng nhiều hơn lao động nam ở trong công ty. Trong những năm trước lao động quản lý hầu như ít biến động, còn trong những năm gần đây số lao động này có xu hướng, năm cao nhất chỉ chiếm 4, 708%lao động của toàn công ty năm 1999 đến năm 2004 chỉ còn chiếm 4, 35%. Bên cạnh đố số lao động có trình độ cao đẳng trở lên ngày càng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Hầu hết những lao động này là các lao động tham gia quản lý, qua đó công ty đã chú trọng đến việc tăng thêm nguồn lực quản lý có trình độ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cuũng rất thành công trong việc huy động lao động vào sản xuất với hệ số huy đông cao nhất đạt được năm 2002 là 0;9748. Tổng quỹ lương của công ty là 1, 8 tỷ đồng thu nhập của người lao động trong công ty đã ổn định và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, năm 2004 thu nhập bình quân của mỗi người lao động là 780. 000đồng/người/tháng. Đây là một đặc đIểm cơ bản để kích thích tinh thần làm viêc của người lao động và qua đó giúp cho công ty phát triển mạnh trong những năm qua và chuẩn bị cho sự phát triển lâu dài trong tương lai.
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long:
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Giầy Thăng Long qua 2 Năm 2003-2004 được thể hiện qua bảng dưới đây:
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2 năm 2003-2004
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
So sánh 2004\2003
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
1. Tổng SPSX
Đôi
4265876
4065823
-200053
95, 31
+Giầy xuất khẩu
Đôi
3391547
3186169
-205378
93, 94
+Giầy nội địa
Đôi
874329
879654
+5325
100, 6
2. Doanh thu
Tr. đ
135162
120574
-14588
89, 2
+R nội địa
Tr. đ
24423
24572
149
100, 6
+R xuất khẩu
Tr. đ
110739
96002
-14737
86, 69
3. Nộp ngân sách
Tr. đ
1837, 2
1751, 04
-86, 16
94, 28
4. Lợi nhuận
Tr. đ
1237, 67
1108, 01
-129, 66
89, 52
5. Số lao động
Người
1900
1902
+2
100. 00
6. Thu nhập
Nghìn đồng
740
780
+15
100, 05
Qua bảng trên ta thấy giá trị tổng sản phẩm sản xuất của công ty Giầy Thăng Long trong giai đoạn trong thời kỳ 2003-2004là không ổn định có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức cao năm 2004 giảm xuống chỉ còn 95, 31% so với năm 2003 mức giảm này cũng tương đối là cao. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do giầy xuất khẩu giảm mạnh giảm tới 205378 đôI chỉ còn 93, 94 % năm 2004 so với năm 2003, trong khi đó giầy nội địa chỉ có tăng với lượng tuyệ t đối là 5325 đôi, với tỷ lệ là 0, 6% đây là con số tăng hầu như không đáng gì lắm.
Về doanh thu của công ty cũng giảm tương ứng với lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty; doanh thu của công ty giảm rất mạnh tới 10, 8% của năm 2004 so với năm 2003 và giảm một lượng tuyệt đối là 14588 triệu đồng, nguyên nhân cũng không khác là do doanh thu của xuất khẩu giảm tới 14, 31% của năm 2004 so với năm 2003. Với mức giảm của SPSX và doanh thu này cũng không phải là do công ty là ăn thua lỗ mà do công ty đang chuyên đổi mẫu mã sản phẩm để thâm nhập thị trường mới và để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần. Ngoài ra công ty còn đang phải canh tranh với những đối thủ tương đối lớn trong và ngoài nước như ở trong nước thì đó là những công ty giầy da Hà Nội, Giầy Thượng Đình ;còn ở ngoài nước thì đối thủ lớn nhất đó là giầy Trung Quốc với số lượng vào nước ta là lớn với lại giá rẻ hơn rất nhiều so với giá giầy của công ty.
Khác với tỷ lệ thuận với tổng giá trị sản phẩm sản xuất của công ty và mức tiêu dùng thì lợi nhuận cuẩ công ty lại có sự chênh lệch khá khác biệt giữa hai năm. Lợi nhuận của công ty giảm mạnh ở năm 2004 giảm tới 13, 48% so với năm 2003, nguyên nhân của no là dô sự ảnh hưởng của các chi phí sản xuất, chi phí quản lý và đặc biệt là chi phí tiền lương cho công nhân viên lại phải tăng lên cùng với sự tăng của của tiền lương cơ bản, ngoài ra còn có chi phí lưu thông, chi phí đầu tư…Tuy vậy mà giá của các mặt hàng của công ty hầu như không tăng lên là mấy. Do đó đã làm ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty.
II . Phân tích thực trạng về công tác đào tạo và phát triển NNL của công ty cổ phần Giầy Thăng Long.
Trong chiến lược phát triển của công ty giầy Thăng Long từ nay tới 2010 và những năm sau đó nhằm thực hiện tốt sự nghiệp chuyển đổi công ty thì công ty xác định cần có một đội ngũ công nhân có trình độ học vấn ,trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định để có đủ khả năng đảm trách sứ mệnh này . Muốn vậy việc nghiên cứu thực trạng về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá , trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân cần được đặt ra .Đây cũng là nhiệm vụ vô cùng cấp bách , thiết thực góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của công ty hiện nay, vì vấn đề chất lượng cơ cấu đội ngũ công nhân viên trong toàn công ty là một vấn đề trọng yếu trong các vấn đề nguồn nhân lực.
Do đó phân tích thực trạng đào tạo và phát triển NNL tại công ty ta sẽ phân tích theo theo trình tự đào tạo và phát triển NNL:
Phân tích nhu cầu đào tạo của công ty.
Hàng năm phòng tổ chức hành chính tiến hành xác định nhu cầu đào tạo của công nhân viên để có kế hoạch cho quá trình đào tạo .Do đặc điểm sản xuất của công ty là xuất khẩu theo đơn đặt hàng nên nhu cầu về công nhân cũng khác nhau qua các năm cũng như các thời kỳ nên việc xác định cũng rất khó.
Đối với công nhân thì thông qua việc phân tích công việc và kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty để xác định số công nhân cần là bao nhiêu và từ số công nhân đã có mà suy ra số nhân viên cần phải đào tạo mới là bao nhiêu, ngoài ra đối với những công nhân đã và đang làm việc cho công ty thì qua các cuộc sát hạch tay nghề thì công ty cũng sẽ xác định được những công nhân nào cần phải được đào tạo lại để có thể theo kịp quá trình sản xuất. Khi mà công ty có những biến đổi mạnh về nhân sự ở một thời kỳ nào đó trong năm nguyên nhân là do công nhân xin nghỉ việc rất nhiều vì họ cho rằng tiền lương trong công ty không đáp ứng được với chi tiêu của bản thân cũng như gia đình họ,vì thế mà công ty lại phải thuê người mới và phải tiến hành đào tạo cho số công nhân mới này.
Còn đối với cán bộ quản lý thì hầu như là do công ty cử các cán bộ quản lý trẻ có năng lực đi học tại các trường chính quy ,nhưng số lượng cán bộ đi học hàng năm ít chỉ được từ 1 tới 2 người mà thôi , ngoài ra công ty còn tổ chức cho cán bộ quản lý học các lớp công tác quản lý ngay tại trong công ty do cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại công ty giẩng dạy.
Nhu cầu đào tạo của công ty được thể hiên qua bảng sau:
TT
Nội dung
Đối tượng
Số người
1
Công tác quản lý trong sản xuất giầy
Cán bộ quản lý
20
2
Công nhân may
Công nhân mới
200
3
Công nhân gò
Công nhân mới
28
4
Vận hành thiết bị áp lực
Công nhân
20
5
Kĩ thuật sản xuất giầy
Công nhân
50
Tổng cộng
318
Bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo năm 2005
2. Về giáo trình và đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.
Qua tham khảo các tài liệu thu thập của công ty thì các khoá đào tạo của công ty cổ phần giầy Thăng Long từ trước tới nay không có giáo trình để giảng dạy cho học viên mà chỉ dạy theo giáo án do những giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy có trách nhiệm biên soạn ra ,ngoài ra có những khoá học ngắn ngày thì không có giáo án để giảng dạy ,giáo viên giảng dạy theo một cách riêng của họ ,họ thấy cần phảI truyền đạt những gì mà học viên nắm bắt được thì họ sẽ dạy, với cách trên thì công ty chỉ áp dụng cho những khóa học nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật.
Ngoài ra trong suốt quá trình giảng dạy thì công ty không cung cấp đầy đủ các trang thiết bị dùng cho giảng dạy và học tập, các trang thiết bị này còn tương đối ít , chưa có một cơ sở hạ tầng riêng để phục vụ cho học tập , mà chủ yếu là phải dạy ở hội trường lớn của công ty , ở đây giáo viên chỉ có việc giảng là cứ vậy nói cho học viên nghe và nghi , ở hội trường chưa có bảng hay máy chiếu để cho học viên nhìn được những hình vẽ hay ví dụ minh hoạ để học viên có thể hiểu bài dễ ràng hơn. Có điểm ở công ty cần phảI được tiếp tục phát huy đó là sau khi công nhân được học hết phân lý thuyêt thi học viên được tham gia vào việc học thực hành cả trên mô hình lẫn ở trên thực tế phân xưởng ,sau khi thành thạo trên mô hình thì học viên sẽ được đưa xuống các phân xưởng để thực hành thực tế.
3. Lựa chọn và đào tạo giáo viên giảng dậy.
Cũng như hầu hết các công ty thì công ty giầy Thăng Long phần lớn giáo viên giảng dạy cho các khoá học là lấy từ những người có kinh nghiệm và thâm niên lâu năm trong công ty để giảng dạy ,họ thường là những người am hiểu về nghề nghiệp và có khả năng truyền đạt những kiến thức tới người khác. Tất cá những người được lựa chọn là những người chưa được học qua mọt lớp bổ túc sư phạm nào cả ,mà họ được giao gảng dạy thì họ dạy theo khả năng của mỗi người .
Những giáo viên được lựa chọn thường là trưởng phòng ,quản đốc của các phân xưởng có các học viên cần đào tạo như các phòng thiết kế mẫu, xưởng cơ điện hay là đội trưởng đội bảo vệ của công ty .
4. xây dựng nội dung và hình thức giảng dạy.
Tuỳ theo mục đích đào tạo thế nào mà nội dung chương trình giảng dạy sẽ được soạn ra như thế đó như đối với công nhân mới thì cần phải học lớp an toàn trong lao động ,thì nội dung phải giảng dạy từ nội quy ,quy chế của công ty ,cách vận hành và sử dụng máy móc thiết bị như thế nào là hợp lý nhất,giảm đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Giầy Thăng Long.DOC