LỜI NÓI ĐẦU 1
Việt nam đang trong thời kì chuyển đổi phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Để tạo tiền đề cho công cuộc CNH – HĐH ngành xây dựng là yếu tố cơ bản đảm bảo cơ sở vật chất cho đất nước nên luôn được Nhà nước quan tâm chú trọng. 1
CHƯƠNG I. 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 3
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU. 3
1. Khái niệm về đấu thầu. 3
2. Điều kiện thực hiện đấu thầu. 4
3. Các phương thức đấu thầu. 4
4. Các hình thức đấu thầu. 6
4.1. Đấu thầu rộng rãi. 6
4.2. Đấu thầu hạn chế 6
4.3. Chỉ định thầu: 6
4.4. Chào hàng cạnh tranh 7
4.5.Mua sắm trực tiếp 7
4.6.Mua sắm đặc biệt: 7
4.7.Tự thực hiện 8
II. ĐẤU THẦU XÂY LẮP. 8
1. Hoạt động xây lắp. 8
2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng 8
2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng. 8
2.2. Đặc điểm của ngành xây dựng. 9
3. Trình tự tổ chức đầu thầu trong xây lắp. 10
3.1. Sơ tuyển nhà thầu. 11
3.2. Hồ sơ mời thầu. 11
3.3. Hồ sơ dự thầu. 12
3.4. Đánh giá hồ sơ dự thầu. 13
3.5. Kết quả đấu thầu. 13
3.6. Thương thảo, ký kết hợp đồng. 14
4. Cách tính giá dự thầu. 15
5. Vai trò của đấu thầu xây lắp 17
6. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu của đơn vị xây dựng 20
6.1. Các nhân tố chủ quan 20
6.2. Những nhân tố khách quan 22
CHƯƠNG II: 24
HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI XÍ NGHIỆP 24
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 24
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP: 24
1. Quá trình hình thành và phát triển: 24
1.1. Quá trình hình thành: 24
1.2. Lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp: 25
2. Bộ máy tổ chức của xí nghiệp: 25
II. QUÁ TRÌNH THAM GIA ĐẤU THẦU TẠI XÍ NGHIỆP: 27
1. Tìm kiếm công trình dự thầu: 28
2. Lập hồ sơ dự thầu: 29
2.1. Năng lực kỹ thuật: 30
2.2. Các nội dung khác. 32
2.3 Dự toán gía dự thầu: 33
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động đấu thầu của Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Thanh Xuân- Hà Nội.
Quá trình hình thành:
Năm 1993 căn cứ theo quyết định số 617/QĐ/TCCB-LĐ ngày 5/2/1996 đổi tên công ty thành: công ty vật tư kỹ thuật và vận tải.
Năm 1996 theo quyết định số 83/QĐ-TCCB-LĐ cho phép công ty vật tư kỹ thuật và vận tải được thành lập “ Xí nghiệp xây dựng giao thông và dịch vụ du lịch” trực thuộc công ty.
Năm 1996 theo quyết định số 2053/QĐ/TCCB-LĐ đổi tên “ xí nghiệp xây dựng giao thông và dịch vụ du lịch” thành “ Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông” trực thuộc công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông vận tải.
Lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp:
Xây dựng các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi và san lấp mặt bằng.
Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp.
Sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Xây dựng các công trình xử lý chất thải.
Bộ máy tổ chức của xí nghiệp:
Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân theo sự uỷ quyền của ông tổng giám đốc công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng dấu riêng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của xí nghiệp:
Phòng thiết bị
Phòng kế toán
Phòng kĩ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng hành chính
Các đội xe
Các đội thi công
Các chi nhánh
PGĐ phụ trách thiết bị
PGĐ phụ trách kĩ thuật
PGĐ phụ trách kế hoạch
Giám đốc
Giám đốc: được nhà nước bổ nhiệm, có quyền điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp theo chế độ thr trưởng, là một người xây dựng định hướng phát triển, các chiến lược kế hoạch của xí nghiệp, đồng thời là quản lý đIều hành xí nghiệp.
Các phó giám đốc: thiện nay xí nghiệp có 3 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau của xí nghiệp, trong đó có một phó giám đốc phụ trách kế hoạch, một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một phó giám đốc phụ trách thiết bị. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo lĩnh vực được phân công về uỷ của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
Phòng hành chính: đây là phòng quản lý tất cả các vấn đề của xí nghiệp. Quản lí về tài sản , nội thất văn phòng, quản lý con dấu chặt chẽ, lưu trữ công văn…. phòng hành chính có trách nhiệm mua sắm văn phòng phẩm, nội thất, quản lý, kiểm tra, sửa chữa điện nước, thiết bị văn phòng, thanh quyết toán tài chính các loại đã chi phí. Phục vụ tất cả các hội nghị giao ban, tổng kết, tiếp khách.
Phòng kế hoạch: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết hợp với đơn vị thi công để báo cáo kế hoạch sản lượng cho các cấp lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ.
Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm tham mưu cho các đơn vị thi công về mặt kỹ thuật, lập tiến độ thu công cho các đơn vị và hồ sơ đấu thầu, thuyết minh thiết kế, biện pháp thi công. Khảo sát thiết kế các công trình, tổng hợp khối lượng thực hiện và khối lượng theo hồ sơ thiết kế để làm cơ sở báo cáo cấp lãnh đạo. kết hợp với phòng kế toán phân tích tỷ suất lợi nhuận từng công trình, giám sát, kiểm tra , theo dõi từng đơn vị thi công theo đúng hồ sơ thiết kế. Tham gia công tác thẩm định các công trình đã hoàn thành, nghiệm thu khối lượng định kỳ.
Phòng kế toán: chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch thu chi tài chính năm, lập báo cáo tài chính, lập các kế hoạch về vốn, chịu trách nhiệm thanh toán công trình, hạng mục công trình khi đã có phiếu giá thanh toán với chủ đầu tư. theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hạch toán chi tiết từng công trình, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp.
Phòng thiết bị: tham mưu cho lãnh đạo xí nghiệp và các phòng nghiệp vụ khác về thiết bị vật tư phục vụ sản xuất, xử lý tình trạng kỹ thuật của xe, máy, thiết bị khi đơn vị báo hỏng không khắc phục được. Kết hợp với phòng kế hoạch, tài chính lập bảng giá,bảng khấu hao cho từng loại thiết bị, từng hạng mục vật tư. Lập kế hoạch sử dụng vật tư thiết bị cho từng dự án, từng công trình theo hồ sơ thiết kế, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị.
Các chi nhánh: các chi nhánh này thực hiện các chức năng và nhiệm vụ do xí nghiệp phân công.
Các đội thi công: đây là lực lượng trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Lực lượng nay quyết định đến chất lượng các sản phẩm của xí nghiệp.
Các đội xe: chịu trách nhiệm phục vụ về máy móc thiết bị nguyên vật liệu cho các công trình thi công.
QUÁ TRÌNH THAM GIA ĐẤU THẦU TẠI XÍ NGHIỆP:
Quá trình tham gia đấu thầu của xí nghiệp được tiến hành qua các bước:
Tìm kiếm công trình dự thầu
Lập hồ sơ dự thầu
Nộp hồ sơ dự thầu
Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Kí kết hợp đồng xây dựng
Bàn giao công trình, thanh quyết toán
Bảo hành bảo dưỡng
Tìm kiếm công trình dự thầu:
Việc quyết định tham gia dự thầu phụ thuộc vào rất nhiều các yết tố: số gói thầu xí nghiệp đang tham gia đấu thầu, số hợp đồng công ty đang thực hiện, quy mô gọi thầu, tiềm lực của công ty về trình độ kỹ thuật, lao động, vốn.. ngoàira còn tỷ suất lợi nhuận mà hợp đồng thầu đó có thể đem lạI cho xí nghiệp, mức độ ảnh hưởng của gói thầu đó tới khả năng thắng thầu của công ty và đối với các gói thầu sau này.
Do đó công việc tiếp thị, tìm kiếm về thông tin các cuộc đấu thầu được xí nghiệp rất chú trọng. Việc tìm kiếm thông tin về các công trình được thực hiện thông qua các hình thức:
Đối với hình thức đấu thầu rộng rãi: thì nguồn thông tin chủ yếu có được từ các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, ti vi, báo,…. Thường được bên mời thầu thông báo rộng rãi trên cả nước.
Đối với các công trình đấu thầu hạn chế nguồn thông tin có được thông qua thư mời thầu, từ các số ban ngành, từ ti vi, báo đài… tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án mà cấp doanh nghiệp hay sở ban ngành sẽ trực tiếp làm chủ đầu tư. Đặc biệt đối với các sở: sở giao thông công chính, sở xây dựng, sở địa chính, sở thương mại, du lịch, đây là các sở ban ngành trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm định dự án. Vì vậy có được thông tin từ các sở ban ngành này được xí nghiệp đánh giá cao để tìm kiếm công trình dự thầu.
Nguồn thông tin từ các đối tác trung gian: tuy nhiên để có được thông tin từ các đối tác trung gian thì xí nghiệp phải mất một khoản chi phí cho các nhà môi giới về thông tin của các công trình đấu thầu. Sử dụng trung gian trong việc tìm kiếm thị trường là một hình thức tương đối mới đối với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Sau khi đã có được nguồn thông tin xét thấy mình có đủ năng lực tham gia, xí nghiệp sẽ dùng công tác marketting để tiếp cận chủ đầu tư dự án để thu thập thông tin, qua đó đánh giá được năng lực của bên mời thầu.
Thông qua việc tiếp cận chủ đầu tư giúp xí nghiệp xác minh được năng lực tài chính cũng như khả năng của chủ đầu tư, xem xét được tình hình thực tế của chủ đầu tư. Đồng thời bên mời thầu cũng nắm bắt được các thông tin về nhà thầu, qua đó đánh giá được năng lực của công ty một cách dễ dàng nhất, đây cũng là quá trình quan trọng quyết định đến việc có lựa chọn và đặt niềm tin vào công ty của chủ đầu tư.
Nếu nhà thầu có ý định tham gia dự thầu thì sẽ tiến hành việc xem xét thực tế công trình, đây cũng là cơ hội để các nhà thầu đánh giá, xem xét ý tưởng thi công và kiểm tra khối lượng thực tế với khối lượng mời thầu một cách sơ bộ nhất. Từ đó xem xét đánh giá xem yêu cầu của nhà đầu tư có phù hợp với khả năng của công ty, công ty sẽ tính toán các chỉ tiêu để nhận biết có nên tham gia dự thầu hay không. Thông thường khi xây đơn giá công ty thường tính toán trên cơ sở mức lợi nhuận tối thiểu là 3%.
Sau khi quyết định tham gia dự thầu xí nghiệp tiến hành mua hồ sơ dự thầu để qua đó đi sâu vaò đánh giá chỉ tiêu cụ thể về yêu cầu của bên mời thầu.
Lập hồ sơ dự thầu:
Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, xí nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu để thực hiện chính xác các yêu cầu của chủ đầu tư. lập hồ sơ dự thầu là công viêc đòi hỏi kiến thức, năng lực, công sức và thời gian nhiều nhất, nó tác động mạnh mẽ và có tính chất quyết định đến kết quả của đấu thầu. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác lập hồ sơ dự thầu, xí nghiệp có thể yêu cầu chủ đầu tư cho đi thăm và khảo sát hiện trường để đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc thực hiện dự án. từ đó dựa trên năng lực của mìnhvà quá trình khảo sát thực địa, xí nghiệp sẽ lập ra hồ sơ dự thầu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư. Hồ sơ dự thầu bao gồm các phần chính:
+ Năng lực về kỹ thuật
+ Năng lực về tài chính
+ Dự toán công trình
+ Các tài liệu khác
Trong đó vấn đề về năng lực kỹ thuật, tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xét thầu.
Năng lực kỹ thuật:
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật.
Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật của dự án công trình trong hồ sơ mời thầu bóc tách khối lượng công cần làm. Kết quả của công việc được thực hiện trong tên lượng dự toán chi tiết. Bảng tiên lượng này do chủ đầu tư tính sẵn. Tiên lượng dự toán chi tiết có vai trò quan trọng trong hồ sơ dự thầu.
Bảng tiên lượng thể hiện xem nhà thầu đọc và hiểu rõ công việc nào cần làm và là căn cứ để tính giá dự toán dự thầu. Công việc này, nhóm kỹ thuật phải khẳng định tiên lượng đã bao gồm hết những công việc cần thiết phải làm hay chưa. Nếu có sai lệch, tuỳ theo yêu cầu của bên mời thầu để giải quyết.
Do bảng tiên lượng công việc trong hồ sơ mời thầu chỉ có tính chất để tham khảo nên mọi sai sót trong bảng tiên lượng nếu không bị phát hiện sẽ gây thiệt hại cho nhà thầu.
Tiến độ thi công:
Căn cứ trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình, khối lượng các công việc, mặt bằng thi công, điều kiện thi công, yêu cầu chất lượng và thời gian để hoàn thành công trình cũng như khối lượng máy móc nhân công mà xí nghiệp có thể tính toán thời gian xây dựng tối ưu nhất. Việc xây dựng các công trình xây dựng chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời tiết, máy móc thiết bị,… nên việc tính toán thời gian tiến độ công trình có ý nghĩa quan trọng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà thầu khi thực hiện dự án.
Ví dụ: trong hồ sơ dự thầu dự án gọi thầu số 2 đoạn km 110+490 – km 120+819 thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 21A, xí nghiệp đã xem xét, tính toán và đưa ra tiến độ thi công là 240 ngày kể từ ngày khởi công công trình dự án trên.
Các công việc được tiến hành liên tục và không nhất thiết là công việc trước phải thực hiện xong thì công việc sau mới bắt đầu tiến hành.
Máy móc công nhân huy động của công trình.
Khối lượng máy móc, thiết bị cần được huy động cho công trình được thể hiện trong danh sách máy móc thiết bị dự kiến đưa vào thực hiện. Đó là khối lượng máy móc thiết bị sẵn sàng đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ huy động khi công ty trúng thầu.
Số lượng công nhân cần được huy động cho công trình được tính toán dựa trên khối lượng máy móc, công việc và tiến độ thực hiện.
Việc tính toán khối lượng máy móc thiết bị, nhân lực phục vụ cho công trình được tính toán dựa trên khối lượng công việc, tiến độ thi công công trình sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Ví dụ: trong dự án cải thiện quốc lộ 21A đoạn km110+490 – 120+819 xí nghiệp đưa ra tính toán máy móc, nhân lực thực hiện cho dự án.
Bảng 1: máy móc thiết bị phục vụ cho thi công.
LoạI máy
Số lượng
Sở hữu
ô tô vận chuyển
máy san 110 cv
lu các loạI
xe tưới nước
máy thuỷ bình
máy kinh vĩ
08 xe
02 máy
06 cái
01 cái
02 cái
02 cái
Nhà thầu
Nhà thầu
Nhà thầu
Nhà thầu
Nhà thầu
Nhà thầu
Biện pháp thi công:
Các căn cứ để đưa ra biện pháp thi công thích hợp:
+ Căn cứ vào bảng tiên lượng của bên mời thầu.
+ Căn cứ vào quy trình phạm vi của dự án và các yêu cầu của các chủ đầu tư dự án.
+ Căn cứ vào năng lực hiện có của xí nghiệp.
Biện pháp thi công được thể hiện trên:
+ Biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Việc thi công công trình lao động là ngành chứa nhiều nguy cơ cao về tai nạn lao động. Do đó xí nghiệp phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.
+ thuyết minh biện pháp thi công bao gồm khái quát đặc đIểm của công trình, các giảI pháp kỹ thuật thi công.
+ Sơ đồ bố trí thi công công trình, tạo điều kiện cho việc thực hiện công trình một cách thống nhất có hiệu quả.
Ví dụ: Sơ đồ tổ chức thi công cải tạo quốc lộ 21A km 110+490 –km 120+819 của xí nghiệp.
Sơ đồ tổ chức tại hiện trường:
Giám sát B
đội hoàn thiện
đội thi công cống, rãnh, hè
đội thi công nền mặt đường
Thí nghiệm
Kỹ thuật và công nhân
Vật tư và kế toán
Giám đốc đIều hành dự án
đội thi công số 2
đội thi công số 2
đội thi công số 1
đội thi công số 1
đội thi công số 2
đội thi công số 1
:
2.2. Các nội dung khác.
Xác định chủng loại vật tư ,vật liệu, nguồn cung cấp. Việc xác định các loại vật tư dựa trên yêu cầu của bên mời thầu, nó đảm bảo những loại vật tư chủ yếu mà nhà thầu phải sử dụng khi trúng thầu. điều này tránh tình trạng nhà thầu gian lận trong việc sử dụng các loại vật tư có nguồn gốc không rõ ràng.
Sơ đồ bố trí nhân lực: đảm bảo nhân lực cho công trình, sao cho việc thi công công trình đạt hiệu quả cao nhất.
Biện pháp đảm bảo công trình.
2.3 Dự toán gía dự thầu:
Cơ sở tính: căn cứ vào các quyết định, các đơn mục để tính giá trị bỏ thầu.
Tính giá trị dự thầu
Dự toán công trình bao gồm chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị,chi phí khác và chi phí dự phòng.
Dự toán được tính theo công thức:
GDT= GXL + GK + GDP
+ chi phí xây lắp công trình: bao gồm các chi phí về san lấp mặt bằng, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ cho thi công, xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị.
Chi phí xây lắp được tính theo công thức:
GXL = ggtgti(1 + Tgtgtxl)
TGTGTXL : Mức thuế suất giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng lắp đặt.
gXLi : giá trị dự toán xây lắp trước thuế của hạng mục công trình thứ i.
Việc xác định giá trị công trình xây lắp các hạng mục trước thuế được tính:
gXL = T + C = VL + NC + M + C
VL : chí phí về vật liệu
NC : chi phí về nhân công
M : chi phí máy móc
C : chi phí chung
Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác của công trình, chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường...
Chi phí thiết bị được tính:
Gtb= Qi*Mi(1+ Tgtgttb)
Qi: trọng lượng hoặc số lượng thiết bị i
Mi : giá tính cho 1 tấn hoặc một cái thiết bị thứ i của công trình
Tgtgt : giá trị gia tăng quy định đối với từng loại thiết bị
Chi phí khác: đây là các chi phí phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chi phí ở giai đoạn kết thúc đầu tư
Chi phí khác được tính
Gk= Bi + Ci(1 + Tgtgtk)
Bi : giá trị các khoản mục chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí, lệ phí theo định mức (%)
Cj : giá trị các khoản mục chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí khác tính bằng cách lập dự toán
Tgtgtk : mức thuế suất giá trị gia tăng theo quy định đối với từng loại chi phí khác là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
+ Chi phí dự phòng: chi phí này được tính bằng tỷ lệ % trên toàn bộ chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác của công trình.
Chi phí dự phòng được tính:
GDP = ( GXL + GTB + GK)*h%
h: tỷ lệ phần trăm, thường chiếm 10%.
Sau khi tính được giá trị dự toán xây lắp, xí nghiệp ước tính lãI khi thực hiện công trình từ đó xác định giá bỏ thầu của xí nghiệp.
Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mời thầu:
Nộp hồ sơ dự thầu:
Trước khi nộp hồ sơ dự thầu thì hồ sơ dự thầu phải được kiểm tra lần cuối về tính pháp lý như các giấy tờ có liên quan, chữ ký,… sau khi kiểm tra lại nếu hồ sơ dự thầu còn có điểm nào chưa phù hợp thì được sửa đổi bổ xung cho phù hợp. Khi hoàn tất hồ sơ dự thầu sẽ được niêm phong và gửi đến nơi mời thầu theo đúng quy định thời gian trong hồ sơ mời thầu.
Giám đốc là người trực tiếp nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu. Nếu giám đốc bận sẽ uỷ quyền cho cán bộ của mình nộp và tham gia mở thầu.
Tham gia mở thầu:
đại diện của xí nghiêp sẽ tham gia công tác mở thầu theo đúng thời gian và quy định của hồ sơ mời thầu.
Kí kết hợp đồng:
Sau khi tham gia dự thầu nếu xí nghiệp trúng thầu, xí nghiệp sẽ phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và nhận lại bảo lãnh dự thầu. Đại diện của xí nghiệp sẽ cùng chủ đầu tư kí kết hợp đồng sau khi đã thương thảo hợp đồng hoàn thiện.
Thi công công trình:
Sau khi kí kết hợp đồng, xí nghiệp tiến hành thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng của công trình.
Bàn giao công trình, bảo hành và thanh toán hợp đồng:
Khi hoàn thành công trình xí nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ chất lượng công trình, nếu công trình đảm bảo đúng chất lượng xí nghiệp sẽ tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư.
Khi chủ đầu tư nghiệm thu công trình, xí nghiệp sẽ bảo hành công trình theo chế độ bảo hành của nhà nước.
Khi hoàn thành xí nghiệp và chủ đầu tư tiến hành việc thanh quyết toán công trình. Công việc thanh quyết toán có thể tiến hành theo từng giai đoạn của vốn đầu tư hoặc toàn bộ công trình.
Xí nghiệp luôn tuân thủ các đIều kiện, phương thức thanh toán, quyết toán hợp đồng, bảo hành công trình và thanh quyết toán với chủ đầu tư ghi trong hợp đồng.
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP
1. Những kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua công tác tham dự thầu của xí nghiệp đạt hiệu quả khá cao, xí nghiệp đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong cơ chế thị trường nói chung và thị trường xây dựng nói riêng.
Bảng 2: số công trình trúng thầu trong những năm gần đây.
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số công trình dự thầu
78
94
85
Số công trình trúng thầu
27
34
32
Khả năng trúng thầu của xí nghiệp ngày càng được nâng cao. Điều đó được thể hiện thông qua bảng số lượng công trình trúng thầu trong những năm vừa qua.
Các công trình trúng thầu của xí nghiệp có được nhờ vào việc xí nghiệp đang sở hữu nhiều máy móc thiết bị hiện đại cũng như kinh nghiệm thi công các công trình tương tự. Đặc biệt đối với các công trình giao thông xí nghiệp luôn đạt một tỷ lẹ trúng thầu cao.
Bên cạnh đó rất nhiều công trình tham gia dự thầu của xí nghiệp đã không trúng thầu. Nguyên nhân đó xuất phát từ những hạn chế của xí nghiệp trong việc cung cấp máy móc thiết bị thi công cũng như nguồn nguyên vật liệu và kinh nghiệp thi công các công trình tương tự.
Bảng 3: kinh nghiệm thi công các công trình.
STT
Tính chất công việc
Số năm
1
Xây dựng cầu đường
15
2
Xây dựng công nghiệp
10
3
Xây dựng dân dụng
15
4
Kinh doanh NVL
5
5
San lấp mặt bằng
10
6
Công trình thủy lợi
15
Với kinh nghiệm xí nghiệp đang dần trở thành một nhà thầu có uy tín trên thị trường xây lắp
Thị trường xây dựng của xí nghiệp ngày càng mở rộng. Xí nghiệp đã tham gia và trúng thầu nhiều công trình lớn ở các địa phương như Hưng Yên, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắc Lắc…
Công tác đầu tư máy móc thiết bị đã đi theo hướng chiều sâu đem lại hiệu quả cao trong thi công công trình
Xí nghiệp tạo dựng tốt đối với các tổ chức tín dụng và Ngân hàng. Điều này giúp cho xí nghiệp có thể huy động vốn, nhận bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và khả năng cung ứng vốn khi thực hiện hợp đồng
Công tác an toàn lao động được xí nghiệp hết sức chú trọng. Tất cả các công trình thi công xí nghiệp đều đưa ra các giải pháp thực hiện an toàn lao động, tiến hành kiểm tra, giám sát công tác thực hiện an toàn lao động và bảo hộ lao động
Thông qua đấu thầu, đội ngũ cán bộ của xí nghiệp không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin, tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu
Qua việc tham gia đấu thầu, xí nghiệp cũng đã thấy được những hạn chế của xí nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác để từ đó để ra phương hướng để càng nâng cao hơn năng lực của xí nghiệp trong hoạt động đấu thầu
Bảng 4: các công trình có giá trị trên 10 tỷ đồng được xí nghiệp thực hiện trong 5 năm qua
STT
Tên công trình
Chủ đầu tư
Tổng giá trị
Giá trị thực hiện
Thời gian thực hiện
1
Quốc lộ 39A Hưng yên
BQLDA5
41.000
21.000
10/99 -10/01
2
Đường Thất Khê Lạng Sơn
Sở GTVT Lạng Sơn
22.592
13.392
11/97 -8/00
3
Đường 217 Thanh Hoá
BQLDA CĐ - TH
9.296
9.296
11/00 -3/02
4
Đường hành lang Lê Duẩn
Sở GTCT – Hà Nội
10.819
10.819
7/00 – 10/00
5
QL 18 – Lạng Sơn
Ban Biển Đông
17.585
17.585
11/01-1/03
6
QL 4B- Lạng Sơn
Sở GTCT- Lạng Sơn
19.237
19.237
9/99-6/02
7
QL 32 – Hà Tây
Sở GTCT- Hà Tây
13.275
13275
9/01-7/02
8
QL 21A – Hà Nam
BQLDA _ Hà Nam
26.000
13.674
9/01-3/03
9
Đường và cầu Câu tư Hà Nam
Sở GTVT
10.150
10.156
10/01-4/03
10
Đường Đồng Đăng
Ban QLDA 748
10.278
10.278
3/00-10/01
11
QL 31- Bắc Giang
Sở GTVT – Bắc Giang
12.570
12.570
1/00-8/02
12
Đường HCM
BQLDA HCM
27.739
27.739
12/01-2/03
13
QL 46- Nghệ An
BQLDA – NA
14.440
14.440
12/01-10/03
14
Đường Mía N.An
BALDA – NA
10.341
10.341
7/01-11/01
15
QL 28 - Đắc Lắc
BQLDA – DL
28.873
13.476
1/02-5/03
Qua việc xem xét các công trình thi công của xí nghiệp cung như tình hình thực tế cho thấy xí nghiệp có được lợi thế hơn các đối thủ canh tranh khác nhờ có được máy móc thiết bị hiện đại, có kinh nghiệp thi công trong các công trình giao thông, khả năng tài chính luôn ổn định... Đồng thời, đây lại là một xí nghiệp trực thuộc Bộ Giao Thông nên việc tận dụng các nguồn lực của các đơn vị thành viên cung là một lợi thế lớn của xí nghiệp. Tuy nhiên việc phát huy các lợi thế của xí nghiệp chưa được tận dụng có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng thắng thầu của xí nghiệp.
Bên cạnh những lợi thế xí nghiệp vẫn còn những điểm yếu trong cạnh tranh đấu thầu, chưa đáp ứng được trong cạnh tranh đấu thầu. Đặc biệt về dội ngũ công nhân viên thi công các công trình có trình tự kỹ thuật phức tạp, máy móc cho các công trình đó còn nhiều hạn chế...
2. Những tồn tại trong hoạt động đấu thầu của xí nghiệp
2.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của xí nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu trong quá trình cạnh tranh. Đó là một hạn chế của xí nghiệp
Bảng 5: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Tổng tài sản
88.892.956
104.697.205
121.314.074
2
Tài sản hiện thời
40.433.379
62.835.434
78.436.603
3
Tổng nợ
45.087.203
60.782.507
77.310.176
4
Nợ hiện thời
43.137.869
59.081.121
75.921.103
5
Tài sản thực có
43.805.753
43.914.698
44.003.898
6
Vốn lưu động
5.800.573
5.800.573
5.800.573
Qua bảng báo cáo tài chính ta thấy nguồn vốn của xí nghiệp tương đối lớn. Tuy nhiên nếu so sánh với nguồn vốn của các tổng công ty khác thì còn hết sức hạn chế.
Mặc dù nguồn vốn sở hữu của xí nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm nhưng còn quá ít khi tham gia dự thầu những công trình lớn. Đối với các công trình lớn xí nghiệp phải đi vay vốn của Ngân hàng hoặc phải hợp tác liên doanh với các công ty khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu của xí nghiệp
Qua bảng báo cáo tài chính chúng ta thấy mặc dù xí nghiệp hoạt động đang có hiệu quả. Tuy nhiên, lượng nợ của xí nghiệp tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm. Điều này phản ánh xí nghiệp còn rất hạn chế trong nguồn vốn đầu tư. Như vậy xí nghiệp cần phải có chính sách tăng cường vốn tự có để hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển
Cơ cấu giữa tài sản cố định và tài sản lưu động của xí nghiệp còn nhiều chênh lệch. Tỷ trọng vốn cố định luôn lớn hơn vốn lưu động cho thấy phần lớn vốn cố định nằm dưới dạng TSCĐ ( máy móc, thiết bị…) Như vậy cho thấy được tầm quan trọng của máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tuy nhiên lượng vốn lưu động của xí nghiệp cũng không phải là nhỏ, xí nghiệp cần đề ra chính sách sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao, giảm dần vốn lưu động, tăng nhanh chu kỳ hoạt động của vốn lưu động
2.2. Năng lực máy móc thiết bị của xí nghiệp
Yếu tố kỹ thuật luôn được đánh giá cao trong quá trình tham gia dự thầu của các đơn vị xây dựng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của xí nghiệp. Đối với xí nghiệp mặc dù luôn được đánh giá cao về kỹ thuật do máy móc thiết bị của xí nghiệp tương đối hiện đại. tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về máy móc thiết bị đối với xí nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu
Đối với nhiều công trình có quy mô lớn, quy trình kĩ thuật phức tạp, xí nghiệp vẫn phải đi thuê máy móc thiết bị, điều này dẫn đến sự phụ thuộc của xí nghiệp vào người cho thuê
Do địa điểm thi công của các công trình không tập trung nên khi gặp phải các công trình lớn, quy trình kĩ thuật phức tạp thì việc huy động các loại máy móc thiết bị còn gặp nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện dự án. Đồng thời sự không đồng bộ của máy móc thiết bị của xí nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật và tiến độ thi công công trình của xí nghiệp
Đồng thời xí nghiệp còn đang phải đối mặt với tình trạng sử dụng chưa hợp lý máy móc thiết bị, phương tiện làm việc ở các đội, ban quản lý còn chưa đồng bộ. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đấu thầu của xí nghiệp
2.3. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp
Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật
Công tác nghiên cứu thị trường của xí nghiệp còn khá sơ sài, do đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực này còn mỏng, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế
Trong công tác lập hồ sơ dự thầu ngày càng có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót trong việc tính toán tổng dự toán, thiết kế do sự thiếu hiểu biết, thiếu tính sáng tạo trong việc kết hợp hài hoà giữa thực tế và lý thuyết của đội ngũ cán bộ làm công tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0092.doc