Đề tài Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và chất lượng sản phẩm 7

I. ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 7

1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển 7

2.Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 9

2.1 Trên giác độ nền kinh tế của quốc gia 9

2.2 Trên giác độ đơn vị kinh tế của đất nước 11

3. Đầu tư trong doanh nghiệp 11

3.1 Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp 11

3.2 Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp 11

3.3 Phân loại đầu tư trong doanh nghiệp 12

3.4 Vốn và nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp 13

II. SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 14

1. Sản phẩm 14

2. Chất lượng sản phẩm 15

2.1 Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm 15

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 16

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật 17

2.2.2 Nhóm chỉ tiêu về độ an toàn của sản phẩm 17

2.2.3 Nhóm chỉ tiêu về độ tin cậy của sản phẩm 17

2.2.4 Nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ 17

2.2.5 Nhóm chỉ tiêu sinh thái 17

2.2.6 Nhóm chỉ tiêu về tính tiện dụng của sản phẩm 18

2.2.7 Nhóm chỉ tiêu kinh tế 18

2.2.8 Nhóm các chỉ tiêu khác 18

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 18

2.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài 19

2.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp 22

3. Vai trò của chất lượng sản phẩm và sự cần thiết phải nâng cao chất

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an đến toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thành viên trong sản xuất kinh doanh. Trụ sở chính được đặt tại Hà Nội với hai trung tâm sản xuất chính là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và một số lớn các doanh nghiệp được phân bố trên phạm vi toàn quốc. Văn phòng chính được tổ chức theo mô hình Tổng công ty với Hội đồng Quản trị (HĐQT) và ban giám đốc. VINATEX thực hiện chức năng kinh doanh hàng dệt-may từ đầu tư, sản xuất, cung ứng phân phối, tiêu thụ sản phẩm đến xuất nhập khẩu trong lĩnh vực dệt may. Thực hiện liên doanh liên kết và hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Phát triển thị trường trong và ngoài nước đồng thời nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực dệt-may; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho ngành Dệt May Việt Nam. Tổng công ty làm nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt định hướng phát triển cho toàn bộ ngành Dệt May Việt Nam. Hiện nay, Tổng công ty quản lý 64 đơn vị thành viên trong đó : - 47 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may. - 1 công ty tài chính - 4 doanh nghiệp cơ khí dệt may - 1 viện nghiên cứu kinh tế kỹ thuật dệt may - 1 viện nghiên cứu thời trang dệt may - 3 trường đào tạo nghề - Chi nhánh tại Hải Phòng và Cần Thơ - 2 Công ty thương mại và xuất nhập khẩu tại Hà Nội - 1 Công ty thương mại tại TP Hồ Chí Minh - Một số doanh nghiệp liên doanh - Các văn phòng đại diện tại nước ngoài - Một công ty hợp tác lao động với nước ngoài. 1.2 Quá trình phát triển của Tổng công ty Dệt May Việt Nam Có thể theo dõi quá trình phát triển của Tổng công ty Dệt May Việt Nam từ khi thành lập đến nay qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1995-2000 Giai đoạn này Tổng công ty mới được thành lập lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực cũng như cơ chế quản lý còn vướng mắc cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, trong giai đoạn này Tổng công ty đã phát huy vai trò điều tiết trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty nhằm: - Chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu - Tích cực phát triển lực lượng sản xuất mới, thu hút nhiều lao động - Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng theo yêu cầu của thị trường. - Tập trung phát triển nguồn nguyên liệu cho sản xuất của ngành. - Chăm lo công tác đào tạo và nghiên cứu ứng dụng cho phát triển ngành dệt-may Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên đã từng bước đổi mới công nghệ, dám nghĩ, dám làm; dần thích nghi với cơ chế mới, nhiều doanh nghiệp đã phát triển và trưởng thành vượt bậc. Vị thế và uy tín của Tổng công ty ngày càng được khẳng định. Sức mạnh của Tổng công ty càng được thể hiện rõ nét hơn trong việc tập trung sức cùng với chính phủ và các bộ ngành hữu quan tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp Dệt quy mô qúa lớn chưa thể thích nghi ngay với cơ chế mới như: Dệt Nam Định, Dệt 8/3, Dệt Hoà Thọ, Dệt Huế... đã tiếp nhận và tổ chức lại sản xuất cho một số doanh nghiệp địa phương. Giai đoạn từ 2000-nay Giai đoạn này Tổng công ty Dệt May Việt Nam thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt-May Việt Nam được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 55/2001/QĐ-TTg. Thực hiện chiến lược này mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty đã phát huy hơn nữa sức mạnh của toàn bộ hệ thống, đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và thu được những kết quả rất đáng khích lệ: Năm 2003 so với năm 2000 giá trị giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 50%, tốc độ tăng bình quân 14,65%; giá trị xuất khẩu (theo giá thanh toán không tính nguyên phụ liệu) tăng từ 212 triệu USD năm 2000 lên 329,6 triệu USD, tốc độ tăng bình quân gần 20%/năm; tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động. 2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng công ty Dệt May Việt Nam Về quyền hạn của Tổng công ty: Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật như: tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao; đổi mới trang thiết bị theo chiến lược phát triển của Tổng công ty; kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu mà Nhà nước giao... Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của chính phủ phải được Bộ Tài chính cho phép. Tổng công ty có quyền quản lý tài chính theo quy định: được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để khắc phục kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả; tự động huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về nhiệm cụ của Tổng công ty: Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao; nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên như đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và các nhiệm vụ khác mà Nhà nước giao. Thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong Bảng Cân đối tài sản của Tổng công ty tại thời điểm thành lập Tổng công ty. Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Tổng công ty sử dụng theo quy định của chính phủ; trả các khoản tín dụng do Tổng công ty trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng đã được Tổng công ty bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh, nếu các đơn vị này không có khả năng trả nợ. Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng các chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác mà Nhà nước quy định chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Tổng công ty. Công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin chính xác khách quan về tình hình hoạt động của Tổng công ty. Nộp cáckhoản thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định của chính phủ và pháp luật. 3. Khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dệt May Việt Nam Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã làm tốt vai trò của một đơn vị đầu ngành, có những đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành Dệt-May Việt Nam. Vai trò và vị trí của Tổng công ty ngày càng được khẵng định. Sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty trước đây từ chỗ chỉ để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa nay đã dành phần lớn cho xuất khẩu và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Nếu như trong những năm đầu thập kỷ 90 xuất khẩu hàng dệt-may vẫn ở vị trí cuối cùng trong danh mục hàng xuất khẩu thì đến nay đã vươn lên vị trí thứ hai (chỉ sau dầu thô) trong đó gần 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu có xuất sứ từ Tổng công ty Dệt-May Việt Nam; năng lực sản xuất của Tổng công ty cũng giữ vai trò quyết định đối với ngành Dệt-May Việt Nam với 95,7% thiết bị kéo sợi, 45% thiết bị dệt vải, gần 30% thiết bị dệt kim, khoảng 15% thiết bị may của ngành Dệt-May Việt Nam thuộc về Tổng công ty giá trị sản xuất của Tổng công ty cũng chiếm trên 30% giá trị sản lượng của toàn ngành. Năm 1999 so với năm 1995 Tổng công ty đạt mực tăng sản lượng trên 40%, vải 19% và sản phẩm may tăng 37%, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mã kiểu dáng đa dạng phong phú. Tuy số lượng tăng không nhiều nhưng giá trị tăng cao, thể hiện: Tổng giá trị sản lượng toàn Tổng công ty tăng trên 50%, doanh thu tăng gần 70%, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 40%, nộp ngân sách tăng gần 26%; Đặc biệt từ sau khi có chiến lược phát triển tăng tốc ngành Dệt-May Việt Nam theo quyết định 55/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, với chương trình đầu tư tăng tốc cho ngành Dệt-May Việt Nam toàn Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển về mọi mặt nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra: “trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực dệt-may của Việt Nam ...”. Từ khi thực hiện chương trình đầu tư tăng tốc kể trên Tổng công ty liên tục gia tăng giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp đáng kể cho Ngân sách: Năm 2003 giá trị sản xuất, doanh thu và giá trị kim ngạch sản xuất đều gấp 1.5 lần so với năm 2000. 4. Thực trạng chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp dệt-may thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam trước năm 1995 (trước khi Tổng công ty Dệt-May Việt Nam được thành lập) Sau khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ngành Dệt-May Việt Nam mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ hướng về xuất khẩu. Trong giai đoạn 1991-1995 các doanh nghiệp dệt may quốc doanh đã quan tâm đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao sản lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời kỳ này những máy móc, thiết bị được đầu tư còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, do đó năng lực sản xuất của các doanh nghiệp còn hạn chế. Ngành may đã bắt đầu xuất khẩu với số lượng đáng kể nhưng chủ yếu vẫn là may gia công theo đơn đặt hàng, giá trị gia tăng thấp. Ngành dệt có sự gia tăng đáng kể về sản lượng vải, sợi song chất lượng còn thấp phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu về vải cho ngành may xuất khẩu và khách hàng, các lô hàng thường không đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật: chất lượng sản phẩm sợi hầu hết ở đường 75% của thống kê USTER trở xuống, sản phẩm dệt sợi không đều, chập sợi, đốm thuốc nhuộm, lệch màu trong khâu nhuộm, khổ vải rộng hẹp không đều, độ bền màu, độ co và khả năng chống nhàu còn hạn chế... mẫu mã chưa theo kịp thị hiếu của khách hàng, bắt chước mẫu đã có của nước ngoài nên kém hấp dẫn; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt và các doanh nghiệp may. Chính vì vậy, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường mà đặc biệt là thị trường nước ngoài. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp dệt, may quốc doanh cần phải tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng mối liên hệ gắn kết mật thiết giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp may.Tổng công ty Dệt-May Việt Nam ra đời là sự thống nhất của các xí nghiệp thuộc liên hiệp Dệt ở phía Bắc, Tổng công ty Dệt ở phía Nam và Liên hiệp các xí nghiệp May Việt Nam một phần là để đáp ứng đòi hỏi trên. Từ khi thành lập đến nay (năm 1995) Tổng công ty đã tập trung tập trung thực hiện những nhiệm vụ lớn liên quan đến toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã khẳng định được vị trí của mình-đơn vị đầu ngành và có những đóng góp đáng kể cho ngành Dệt-May Việt Nam. Nếu như vào đầu những năm 90 hàng Dệt-May Việt Nam mới bắt đầu được biết đến trên thị trường quốc tế mà chủ yếu là thị trường Liên Xô và Đông Âu, chất lượng sản phẩm dệt-may lúc này bắt đầu được chú ý thì hiện nay sản phẩm dệt-may của chúng ta hiện đã có mặt hầu khắp các thị trường lớn và khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... nhờ uy tín về chất lượng, mẫu mã chủng loại ngày càng đa dạng phong phú. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam vẫn giữ vị trí quan trọng với trên 30% tổng gía trị kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt-May Việt Nam. Tổng công ty ngày càng có nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Về mặt hàng sợi: Hiện nay mặt hàng sợi chủ yếu mà các doanh nghiệp thuộc VINATEX sản xuất chủ yếu là sợi bông, PES, PE/Co với các tỷ lệ khác nhau. Năm 2002 các doanh nghiệp Dệt thuộc Tổng công ty sản xuất được 90553 tấn sợi (quy đổi về sợi Ne 30), trong đó sản lượng sợi chải kỹ chất lượng cao đạt 16763 tấn (chiếm khoảng 18,5%), tăng đáng kể so với giai đoạn 1998 (sản lượng sợi chải kỹ chiếm 3% sản lượng sợi). Từ năm 2000 trở lại đây các mặt hàng sợi đa dạng phong phú hơn và có chất lượng cao hơn. Về mặt hàng dệt: Trong số những mặt hàng dệt thoi của Tổng công ty hiện nay xuất hiện nhiều mặt hàng mới mà trước đây chưa từng sản xuất. Trong giai đoạn 2000-2002 đã phát triển nhiều mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may sơ mi xuất khẩu. Mặt hàng dệt kim của Tổng công ty cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất khẩu và cho các doanh nghiệp May. Đạt được kết quả trên là nhờ trong thời gian qua Tổng công ty đã chú trọng vào việc sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao và tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY 1. Về vốn và nguồn vốn đầu tư Sau khi thành lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên đã mạnh dạn huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của giai đoạn mới. 1.1 Vốn đầu tư và sự tăng trưởng vốn Từ năm 1996 đến nay Tổng công ty đã huy động được một lượng vốn khá lớn dành cho đầu tư phát triển. Quy mô vốn đầu tư của Tổng công ty tăng giảm không đều qua các năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bảng vốn đầu tư của VINATEX giai đoạn 1996-2003 Năm Số dự án đầu tư Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Giá trị tăng tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 1996 - 848,8 - - 1997 43 329,913 -518,887 -38,87% 1998 68 527,45 197,537 37,45% 1999 101 973,603 446,153 84,58% 2000 110 2066,8 1093,197 112,12% 2001 69 3157 1108,2 53,62% 2002 64 2111,8 -1045,2 -33,11% 2003 41 1245,3 -866,5 -41,03% (nguồn: Tổng công ty Dệt-May Việt Nam) Qua bảng trên ta thấy giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn mà Tổng công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư ở mức cao nhất với số dự án đầu tư và quy mô vốn đầu tư tăng mạnh qua các năm 1997, 1998, 1999, 2000. Đây cũng là thời kỳ mà Tổng công ty tập trung cho đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1997 có 43 dự án được đầu tư với tổng mức đầu tư là 329,913 tỷ đồng, năm 1998 có 68 dự án với tổng mức đầu tư là 527,45 tỷ đồng, năm 1999 có 101 dự án với tổng mức đầu tư là 973,603 tỷ đồng, năm 2000 số dự án đầu tư tăng lên là 110 dự án với tổng mức đầu tư là 2066,8 tỷ đồng bằng tổng mức đầu tư của 3 năm 1997-1999. Năm 1996 tổng mức đầu tư của Tổng công ty đạt mức cao hơn so với các năm 1997, 1998 là do sau khi được thành lập Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc đã huy động mọi nguồn vốn như: khấu hao cơ bản, vốn vay trong nước, vốn vay nước ngoài, máy mua trả chậm, vốn liên doanh, vốn ODA của chính phủ... cho đầu tư phát triển, mức vốn đầu tư của năm 1996 tương đương với 57% vốn đầu tư của 5 năm 1991-1995; các năm 1997, 1998 lượng vốn đầu tư giảm dần bởi việc tập trung cho thực hiện các dự án đã phê duyệt ở năm 1996. Từ năm 2002-2003 quy mô đầu tư của Tổng công ty có chiều hướng giảm sút do còn đang triển khai thực hiện và hoàn thành các dự án của năm 2000, 2001 (đặc biệt là các dự án lớn xây dựng các cơ sở sản xuất mới). Phần lớn vốn đầu tư tập trung vào mua sắm những thiết bị công nghệ hiện đại và xây dựng những cơ sở sản xuất mới như: dự án xây dựng Khu công nghiệp Dệt-May tại phố nối B Hưng Yên, dự án xây dựng nhà máy dệt, nhuộm hoàn tất tại Khu công nghiệp Hoà Khánh-Đà Nẵng, dự án nhuộm Sơn Trà, dự án Khu công nghiệp Nhơn Trạch-Đồng Nai, Bình An-Bình Dương, Nhà máy sợi Phú Bài... Sau chiến lược đầu tư tăng tốc (2001) của chính phủ Tổng công ty Dệt-May Việt Nam-đơn vị đi đầu trong việc thực hiện chiến lược này đã tích cực đẩy mạnh hoạt động đầu tư với tổng số vốn đầu tư tăng mạnh so với thời kỳ 1996-2000. Tính riêng 3 năm 2001-2003 tổng mức đầu tư cho các dự án là: 6514,1 tỷ đồng gấp 1,37 lần so với 5 năm 1996-2000. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô vốn đầu tư của giai đoạn 2001-2003 so với giai đoạn 1996-2000 có sự đóng góp đáng kể của những chính sách ưu đãi mà chính phủ dành cho ngành Dệt-May Việt Nam theo chiến lược “tăng tốc”. Theo chiến lược các dự án đầu tư của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam triển khai thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển được hưởng mức lãi suất ưu đãi và được ưu tiên bố trí vốn. Giai đoạn 1996-2000 chúng ta chưa có chính sách ưu đãi cho đầu tư phát triển ngành dệt may, lãi suất cho vay vốn còn cao, do vậy việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. 1.2 Về nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam được huy động chủ yếu từ các nguồn: vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn Tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn tự có và khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp, vốn vay thương mại. Trong đó, nguồn vốn vay thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất 50,85% trong tổng vốn đầu tư của Tổng công ty thời kỳ 1997-2003, vốn Tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể 17,38%, vốn tự có và khấu hao cơ bản huy động được mới chỉ dừng lại ở mức 20,39%, vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp chiếm một tỷ lệ không đáng kể khoảng 1,17% trong tổng vốn đầu tư, vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng với tỷ lệ 10,11%. Cơ cấu vốn đầu tư của VINATEX thời kỳ 1997-2003: Stt Nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 NSNN 86,1 1,17 2 ODA 746,402 10,11 3 Vay thương mại 3750,75 50,85 4 Vốn tự có và KHCB 1511,416 20,49 5 TDƯĐ 1280,914 17,38 6 Tổng cộng 7375,587 100 (nguồn: Tổng công ty Dệt-May Việt Nam) Có thể thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam thời kỳ 1997-2003 qua biểu đồ dưới đây: Như vậy, vốn huy động cho đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu vẫn là vốn vay thương mại, do vậy hoạt động đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố lãi suất, vốn tự có còn thấp do mức tích luỹ của các doanh nghiệp chưa cao, vốn NSNN và TDƯĐ chiếm chưa đầy 20% trong tổng vốn đầu tư, gần đây sau có chiến lược đầu tư tăng tốc phát triển ngành Dệt-May Việt Nam với những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong ngành thì tỷ lệ vốn đầu tư được huy động từ nguồn này của Tổng công ty tăng lên rõ rệt trên 20% năm 2002 và khoảng 30% năm 2003. 2. Về cơ cấu đầu tư Với lượng vốn khá lớn được huy động trong thời gian qua cho hoạt động đầu tư phát triển đã tăng đáng kể năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư cho ngành dệt và ngành may, một phần cho các dự án thuộc ngành khác như: cho các dự án trồng bông, chế biến bông, các dự án thuộc lĩnh vực cơ khí dệt may... Cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt-May Việt Nam phân theo ngành (đơn vị: tỷ đồng) Năm Ngành Dệt Ngành May Ngành khác Tổng số Số DA VĐT Số DA VĐT Số DA VĐT Số DA VĐT 1997 25 236,379 18 93,534 0 0 43 329,913 1998 21 172 17 98 31 257 69 527 1999 35 320,839 25 210,139 41 442,631 101 973,609 2000 50 1406,3 25 298,3 35 362,2 110 2066,8 2001 39 2672 15 135 15 350 69 3157 2002 29 1326 21 552,8 14 252,8 64 2111,8 2003 15 660,8 14 311,9 12 278,6 41 1245,3 (nguồn: Ban Kỹ thuật-Đầu tư Tổng công ty Dệt-May Việt Nam) Tỷ lệ vốn đầu tư cho các ngành của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam thời kỳ 1997-2003 (đơn vị:%) Năm Ngành Dệt Ngành May Ngành khác 1997 71,65 28,35 0 1998 32,53 18,6 48,77 1999 32,95 21,58 45,47 2000 68,04 14,43 17,53 2001 84,61 4,3 11,09 2002 62,79 26,18 11,03 2003 53,06 25,05 21,98 Theo dõi bảng trên ta thấy phần lớn vốn đầu tư được tập trung cho ngành Dệt: vốn đầu tư cho ngành Dệt cho cả thời kỳ 1997-2003 là 6794,318 tỷ đồng chiếm 67,36%, ngành May chiếm 16,85% với tổng số vốn đầu tư là 1699,673 tỷ đồng và ngành khác là 1593,231 tỷ đồng chiếm 15,79%. Bởi ngành Dệt sử dụng nhiều máy móc, thiết bị phức tạp và đắt tiền hơn; ngành May chủ yếu sử dụng thiết bị đơn giản hơn, thiết bị công nghệ không có sự thay đổi nhiều theo thời gian. Số dự án đầu tư cho ngành Dệt qua các năm đều nhiều hơn cho ngành May, vốn đầu tư cho ngành Dệt năm 2001 đạt mức cao nhất 2672 tỷ đồng, đây là năm đầu tiên thực hiện chiến lược đầu tư tăng tốc cho ngành Dệt-May Việt Nam. Thực hiên chiến lược tăng tốc đầu tư cho ngành Dệt-May Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển nhằm tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong toàn Tổng công ty đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời gian tới. Giai đoạn 2001-2003 vốn đầu tư cho cả ngành Dệt và ngành May đều tăng đáng kể so với giai đoạn 1997-2000: vốn đầu tư cho ngành Dệt đạt 4658,8 tỷ đồng tăng gấp 2,18 lần, ngành May đạt 999,7 tỷ đồng gấp gần 1,5 lần. 3. Nội dung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam trong thời gian qua Nhận thức được vai trò và vị trí của việc nâng cao chất lượng sản phẩm đối với việc tăng cường khả năng cạnh tranh của Tổng công ty, cạnh tranh có hiệu quả trên cả thị trường trong và ngoài nước, Tổng công ty coi đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư. Từ khi thành lập cho tới nay, Tổng công ty đã thực hiện đầu tư đổi mới, hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công nghệ; đầu tư cho nghiên cứu và thiết kế, phát triển sản phẩm; đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và một số lĩnh vực khác nhằm nâng cao mức chất lượng sản phẩm. 3.1 Đầu tư cho máy móc, thiết bị, công nghệ Máy móc, thiết bị, công nghệ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với ngành Dệt của Việt Nam, khi phần lớn máy móc, thiết bị đều cũ kỹ, công nghệ lạc hậu kế thừa của các giai đoạn trước thì việc đầu tư đổi mới, hiện đại hóa, nâng cấp máy móc , thiết bị, công nghệ giữ vai trò quyết định đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, đầu tư cho máy móc, thiết bị, công nghệ giữ vai trò quan trọng trong đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của Tổng công ty trong suốt thời gian qua. Có thể theo dõi hoạt động đầu tư đổi mới, hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công nghệ của Tổng công ty từ khi thành lập đến nay theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1996-2000: Đây là thời kỳ mà Tổng công ty tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm thay thế phần lớn những thiết bị công nghệ đã quá lạc hậu không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Từ năm 1991-1995 là thời gian đầu mà các doanh nghiệp Dệt-May quốc doanh của Việt Nam thích ứng dần với cơ chế mới, hầu hết các doanh nghiệp đều lo khắc phục những hậu quả do cơ chế cũ để lại: hoạt động sản xuất thụ động theo các chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nước giao, sản xuất không gắn với yêu cầu của thị trường... Trong thời gian này, các doanh nghiệp đều nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao mức chất lượng sản phẩm mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những yếu kém, tồn tại và đặc biệt là những thiếu hụt về thiết bị công nghệ của tất cả các khâu, khiến cho sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng như khách hàng yêu cầu, không tiêu thụ được. Trước thực tế đó, Tổng công ty Dệt-May Việt Nam sau khi được thành lập (năm 1995) đã nhanh chóng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tiến hành đầu tư khắc phục những yếu kém về thiết bị, công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Giai đoan 1996-2000 đã có một lượng lớn máy móc, thiết bị công nghệ được đầu tư: tổng vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị, công nghệ của thời kỳ này lên tới 1576,165 tỷ đồng gấp hơn 3 lần so với tổng số vốn đầu tư của cả thời kỳ 1991-1995. Vốn đầu tư cho các ngành công nghệ của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt-may Việt Nam giai đoạn 1996-2000 (đơn vị: tỷ đồng) Công nghệ Vốn đầu tư Kéo sợi 366,263 Dệt thoi-dệt kim 563,255 Nhuộm hoàn tất 348,858 May (trong các doanh nghiệp Dệt) 54,853 May (trong các doanh nghiệp May) 242,933 Tổng cộng 1576,165 (Báo cáo Đánh giá thực trạng thiết bị công nghệ Tổng công ty Dệt-May Việt Nam) Trong tổng vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị, công nghệ giai đoạn 1996-2000 thì vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ của ngành Dệt chiếm tới 81,1% với tổng số vốn đầu tư là 1278,379 tỷ đồng, ngành May chỉ chiếm 18,9% với 297,786 tỷ đồng, một phần là do thiết bị công nghệ của ngành May đơn giản và rẻ hơn, một phần là do một lượng lớn máy móc, thiết bị của ngành May đã được đổi mới ở thời kỳ trước phục vụ cho may xuất khẩu. Trong ngành Dệt phần lớn vốn đầu tư tập trung cho phát triển công nghệ vải cả dệt kim và dệt thoi với tổng vốn đầu tư lên tới 563 tỷ đồng bằng 45,12% vốn đầu tư cho ngành Dệt thởi kỳ 1996-2000. Vốn đầu tư trong ngành Dệt Ngành công nghệ Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Kéo sợi 366,263 29,34 Dệt thoi, dệt kim 563,255 45,12 Nhuộm hoàn tất 348,858 25,54 Tổng cộng 1278,376 100 Nhờ tăng cường đầu tư cho máy móc, thiết bị, công nghệ của giai đoạn 1996-2000 mà máy móc, thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt-May Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Đối với ngành Dệt: Trong lĩnh vực kéo sợi: Thiết bị kéo sợi đến năm 2000 được đánh giá là có sự chuyển biến tốt so với năm 1995, nếu như năm 1995 thiết bị cũ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cọc sợi thì đến năm 2000 trình độ thiết bị công nghệ kéo sợi của Tổng công ty đã đạt được mức trung bình so với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0059.doc
Tài liệu liên quan