Đề tài Hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, thực trạng và giải pháp

Đất nước bước vào công cuộc đổi mới trong điều kiện Hạ tầng cơ sở còn yếu kém, trong khi đó cơ sở hạ tầng là nến tảng của sự phát triển, là yêu cầu bức xuác của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời kỳ này chính sách của Nhà nước có nhiều đổi mới đó là cho phép và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển. Qua từng năm đổi mới chính sách này ngày càng thông thoáng hơn, Nhà nước động viên và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc phát triển đất nước. Trong khi Nhà nước còn thiếu các nguồn vốn đầu tư để cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt và cho sản xuất thì việc khuyến khích các thành phần kinh tế khác trong đó có DNNQD cùng đầu tư để giải quyết những vấn đề bức xúc về hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng và coi DNNQD là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế.

Bằng việc đón nhận được xu thế, Ban lãnh đạo đã xác định ngay từ khi thành lập Xây dựng là lĩnh kinh doanh chính đặc biệt trong quá trình đô thị hoá công cuộc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng ở khu đô thị mới cần có sự tham gia của toàn Đảng toàn dân càng khẳng định hướng đi đúng của Công ty.

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng 198% nhưng điều phải quan tâm là hàng tồn kho của Công ty liên tục tăng và chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tài sản lưu động, trong 4 năm tỉ lệ hàng tồn kho luôn chiếm tỉ lệ từ 45-53%, 53% năm 2000, 51.3% năm 2001 và 45% năm 2002. Mặc dù hàng tồn kho dự trữ phục vụ cho công tác thi công như vật tư, dụng cụ... là rất cần thiết để quá trình thi công được liên tục nhưng tỉ lệ này quá lớn cho thấy Công ty đã nhập quá nhiều nguyên vật liệu so với nhu cầu các công trình đang thi công, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty khá lớn như vậy tiến độ thi công của Công ty chưa đáp ứng đúng tiến độ, kế hoạch lập ra, chưa sát với yêu cầu thực tế. Do đó Công ty cần phải có những giải pháp để khắc phục tình trạng này để giảm chi phí vốn tồn đọng trong kho không phát huy được tác dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư giảm chi phí bảo quản thu được lợi nhuận cao hơn, các khoản phải thu cũng tăng qua các năm đặc biệt năm 2002 khoản này chiếm gần 40% trong tổng TSLĐ của Công ty, đối với Công ty tư nhân vốn ít thì phải tích cực trong việc thu hồi vốn từ khách hàng khi công trình hoàn thành. TSCĐ của Công ty trong những năm qua cũng tăng, do nhận thức được tầm quan trọng của máy móc thiết bị trong hoạt động thi công Công ty đã tích cực huy động mọi nguồn vốn để mua sắm máy móc thiết bị, tỉ lệ TSCĐ trong tổng tài sản của Công ty chiếm tỷ lệ qua các năm tương đối ổn định từ 46 - 49%, trong khi tỷ lệ này đối với các Công ty TNHH vào năm 1999 là 46%, điều này cũng là hợp lý đối với một Công ty chuyên về xây dựng. Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta thấy nợ phải trả của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn, nợ phải trả của Công ty tăng nhanh cả về số lượng và tỉ trọng, năm 1999 là 5317,575 triệu đồng (chiếm 67,66% trong tổng nguồn vốn), năm 2000 là 7969,613 triệu đồng (70%), năm 2001 là 10.588,948 triệu đồng (69%) và đến năm 2002 là 18.952,6 triệu đồng (77%), điều này cho thấy Công ty đã tiếp cận được với các nguồn vốn và huy động được một lượng vốn rất lớn nhưng trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng tương ứng cũng rất lớn trong các năm (khoảng từ 89 - 95%) trong khi đó tín dụng dài hạn của Ngân hàng và của các thể chế tài chính khác rất ít và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong nợ phải trả. Điều này là một khó khăn rất lớn cho Công ty khi các khoản nợ đến hạn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và tiềm lực tài chính của Công ty và Công ty dễ gặp phải rủi ro trong kinh doanh. 1.2. Vốn đầu tư Phần trên là tình hình về vốn nói chung của Công ty, nó cũng cho chúng ta biết về năng lực của Công ty tuy nhiên điều chúng ta quan tâm là vốn mà Công ty đã dành cho hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Vốn đầu tư của Công ty 1999-2002 (Đơn vị: triệu đồng) TT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 So sánh định gốc (%) 00/99 01/99 02/99 Tổng vốn đầu tư 3.575,5 2.392,5 2.563,4 4.895,1 69,91 71,69 136,9 I Theo sở hữu 1 Vốn tự có 1.585,7 945,8 807,4 1.438,4 59,64 50,92 90,71 Vốntựcó/VĐT(%) 44,3 39,5 31,5 29,4 2 Vốn vay 1.989,8 1.442,7 1.856 3.456,7 72,5 93,27 188,8 Vốnvay/VĐT (%) 55,7 60,5 68,5 70,6 II Theo nội dung đầu tư 1 Vốn CĐ 3.215 1.914,5 2.102,4 4.354,2 59,5 65,4 135,4 VốnCĐ/VĐT (%) 89,02 79,7 81,7 88,95 2 Vốn LĐ 360,5 478 469 540,9 132,6 130,1 150 VốnLĐ/VĐT (%) 10,08 20,3 18,3 11,05 (Nguồn số liệu: Phòng KTTC Công ty Hoàng Hà) Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 4 năm qua Công ty đã chi một khối lượng vốn lớn cho hoạt động đầu tư. Năm 1999 là 3.575,5 triệu đây là khoản tiền đầu tư lớn nhất của Công ty từ trước đến nay vì năm 1999 là năm khởi sự cho một giai đoạn mới, Công ty gần như bắt đầu đầu tư mới máy móc thiết bị để thi công những công trình mà Công ty đảm nhiệm, hai năm sau 2000 và 2001 Công ty tiếp tục sử dụng những thành quả đã đầu tư được để hoàn thiện những công trình ban đầu này (dự án san lấp khu đô thị mới Đại Kim-Định Công) nên Công ty không phải đầu tư nhiều năm 2000 vốn đầu tư là 2392,5 triệu đồng (bằng 69,91% so với năm 1999, năm 2001 là 2563,4 triệu (71% so với 1999). Bước sang năm 2002 Công ty lại tiếp tục nhận nhận những công trình mới với quy mô lớn và đang trình những dự án có tổng khối lượng vốn tương đối lớn để cấp có thẩm quyền phê duyệt nên Công ty lại tiến hành đầu tư với số vốn lớn 4895,1 triệu đồng tăng 36,9% so với năm 1999. Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư ta thấy tỉ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư ngày càng nhỏ, năm 1999 là 44,3% cho đến năm 2002 chỉ là 29,4% còn vốn vay tăng nhanh cả về số lượng và tỉ trọng. Điều này cho thấy uy tín của Công ty đã được biết đến và Công ty có thể vay vốn nhiều để đầu tư. Về nội dung đầu tư, do đặc điểm của Công ty là thi công do đó Công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết thị để tăng năng lực thi công. Vốn cố định trên tổng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn và tỷ trọng này tuỳ thuộc vào kế hoạch của Công ty trong từng năm như năm 1999 là 89,02%, năm 2000 là 79,7%, năm 2001 là 81,7% và 2002 là 88,95%. Như vậy trong những năm qua toàn thể Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty và kế hoạch sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả, tuy nhiên trong thương trường rủi ro là rất lớn nó luôn đi song hành. Vì vậy cùng với quá trình huy động nguồn vốn, Công ty phải điều chình cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp và lập kế hoạch để sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả nhất trong những năm tới để nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty, đưa công ty lớn mạnh và có thể chiếm được lòng tin trên thị trường đặc biệt trong điều kiện chi phí vốn vay ngày càng cao. 2. Đầu tư nâng cao năng lực của chính Công ty 2.1.Đầu tư vào máy móc thiết bị * Tình hình Máy móc thiết bị và công nghệ của DNNQD (của Công ty trước năm 1999) Trang thiết bị và công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công giúp dn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều quan trọng đối với DNNQD (quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế) là lựa chọn và ứng dụng công nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân và trình độ quản lý chứ không nhất thiết phải máy móc công nghệ cao. Vấn đề thiết bị và trình độ công nghệ hiện nay đang là một điểm yếu nhất của DNNQD nói chung và của Công ty nói riêng. Qua khảo sát một số doanh nghiệp cho thấy trang thiết bị hiện nay đang sử dụng lạc hậu nhiều thế hệ không chỉ so với các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn so với DNNN hoạt động trong ngành nghề. Thậm chí ở một số doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị tự tạo. Điều này khiến cho sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc bị trong lĩnh vực xây dựng chất lượng công trình không đảm bảo là một nguy hiểm rất lớn) mà còn không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường Mặc dù nhận thức được nhu cầu cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm song khả năng đổi mới thiết bị công nghệ của các cơ sở tư nhân là hạn chế do thiếu vốn đầu tư. Trong những năm qua, do sức ép của thị trường các DNNQD đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định song nhìn chung so với DNNN thì trình độ khoa học công nghệ và trang thiết bị ở DNNQD thấp hơn hẳn. Hầu hết sử dụng công nghệ truyền thống, trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều, thiết bị chủ yếu là ở trong nước, rất ít doanh nghiệp tìm kiếm con đường nhập khẩu. Bên cạnh những khó khăn về tài chính không cho phép doanh nghiệp đổi mới một cách nhanh chóng và mạnh mẽ thiết bị công nghệ, các DNNQD còn gặp khó khăn không nhỏ là thiếu thông tin về công nghệ đặc biệt thông tin về thị trường công nghệ thế giới. Từ khi thành lập (cuối năm 1992), trong những năm đầu cho đến năm 1998 tình hình máy móc thiết bị của Công ty rơi vào tình trạng chung như trên. Trong giai đoạn 1992-1995 Công ty chủ yếu thi công xây dựng các công trình nhỏ đó là các trường tiểu học và trung học (nhỏ hơn 3 tầng), vì vậy số máy móc không yêu cầu ở mức độ cao và số máy móc Công ty đầu tư chỉ đáp ứng yêu cầu của các công trình này. Những năm tiếp theo 1996-1998 Công ty có mua sắm thêm máy móc thiết bị nhưng không đáng kể vì trong thời gian này Công ty chỉ xây dựng những công trình dân dụng bình thường. * Tình hình đầu tư máy móc thiết bị Trong thời kỳ đổi mới đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX để đẩy mạnh quá trình đô thị hoá thủ đô cần phát triển hơn nữa các đô thị mới trên cơ sở Nhà nước tạo được hành lang pháp luật, cơ chế thông thoáng hơn nữa, khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện các khu đô thị mới từ khâu tiếp thị, huy động vốn kinh doanh có lãi, nộp Ngân sách Nhà nước và tạo vốn để phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ nghĩa, tạo điều kiện, môi trường đầu tư cho các chủ đầu tư đưa đồ án vào thực tế. Huyện Thanh trì cũng nằm trong quy hoạch của các khu đô thị mới, một thị trường truyền thống và quen thuộc của Công ty do đó tạo cho Công ty nhiều cơ hội mới. Để có thể góp phần tham gia vào công cuộc xây dựng thủ đô, xây dựng đất nước, đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân trong Công ty, từ năm 1996, đặc biệt từ năm 1999 Công ty cần phải và đã nỗ lực tìm việc là đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng nó khác biệt so với lĩnh vực khác là phải tìm được khách hàng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mà năng lực về máy móc thiết bị công nghệ, tình độ quản lý, trình độ người lao động là cơ sở để khách hàng chấm điểm và đi đến quyết định ký kết hợp đồng. Do đó Công ty đã huy động các nguồn vốn có thể để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công san lấp, xây lắp. Với tư cách là bên B’ từ năm 1999 Công ty đã được tham gia thi công san lấp và xây dựng khu chung cư tại khu đô thị mới Đại Kim, Định Công. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị được thể hiện trong bảng sau: Bảng số 5: Cơ cấu kỹ thuật vốn cố định (Đơn vị tính: triệu đồng) TT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 So sánh định gốc (%) 00/99 01/99 02/99 Vốn cố định 3.215 1.914,5 2.102,4 4.354,3 59,5 65,4 135,4 1. Xây lắp KL 425,4 217,17 75 1.427,6 51,05 17,63 353,22 Tỷtrọng (%) 13,23 11,34 3,57 32,79 2. MMTB KL 2.789,6 1.697.33 2.037,4 2.926,7 60,84 73 104,91 Tỷ trọng(%) 86,77 88,66 96,43 67,21 ( nguồn số liệu: phòng kế toán tài chính) Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 4 năm trong tổng vốn đầu tư vào TSCĐ Công ty đã đầu tư với khối lượng và tỷ trọng lớn cho máy móc thiết bị (thường chiếm khoảng 80-90% vốn cố định) có năm tỷ lệ này rất lớn, năm 2001 (96%) gần như vốn chỉ dùng để mua sắm máy móc thiết bị còn vốn cho xây lắp chỉ chiếm khối lượng và tỷ trọng nhỏ, có năm hầu như là không có, chỉ riêng năm 2002 Công ty xây thêm trụ sở giao dịch thứ hai nên tỷ trọng này tăng lên tới 32,8%. Đây là đặc điểm chung của Công ty trong ngành xây dựng chuyên thực hiện thi công thì cần đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất, còn xây lắp chủ yếu chỉ là trụ sở, nhà xưởng để bảo quản máy móc lúc chưa sử dụng hoặc để bảo dưỡng. Để có thể đánh giá và so sánh tình hình MMTB của Công ty với tình hình chung về MMTB của các DNNQD đồng thời cũng là vốn đầu tư vào máy móc thiết bị được thể hiện bằng hiện vật chúng ta xem xét Bảng số liệu về MMTB của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Hà đến hết năm 2001. Bảng số 6 :Danh mục thiết bị đến cuối năm 2001 TT Nội dung ĐVT Số lượng Nước sản xuất 1 Cần cẩu tháp: Topka – Fo/23 Cái 3 Trung quốc 2 Cần trục ôtô Cái 3 01 - Nga, 02 – Nhật 3 Máy ủi loại 750 mã lực Cái 3 Nhật 4 Máy lu rung + lu tĩnh Sakai Cái 2 Nhật 5 Ô tô vận tải loại 15 tấn Cái 9 Hàn quốc 6 Máy ép cọc 200 -250 tấn Cái 4 Việt Nam 7 Máy khoan cọc nhồi Cái 2 Trung quốc 8 Máy đóng búa hơi Cái 2 Trung quốc 9 Máy nén khí Cái 2 Nhật 10 Vận thang - 3000 kg Cái 4 2 Trung quốc, 2 Việt Nam 11 Trạm lọc bê tông Trạm 3 Đức 12 Công nông Cái 3 Hàn quốc 13 Máy đào Cái 3 Hàn Quốc (Nguồn số liệu: phòng Hành chính Công ty) Từ năm 1999 Công ty chủ yếu thực hiện thi công san lấp khu Đô thị mới Đại Kim, Định Công do Công ty Kinh doanh phát triển nhà Thanh Trì làm làm chủ đầu tư, vì vậy diện tích trên 24 ha, day là một công trình lớn đối với Công ty từ trước đến nay vì thế Công ty đã đầu tư hàng tỷ đổng để mua sắm 45 loại máy móc các loại. * Hệ thống máy làm đất như: 3 máy ủi loại 750 mã lực của Nhật, 3 máy đào đất của Hàn Quốc, 2 máy lu rung + lu tĩnh của Nhật để đào đất, san nền. * 3 cần cẩu tháp - Topka Fo/23 của Trung quốc để cẩu nguyên vật liệu, giàn giáo ... * Công ty còn đầu tư một hệ thống phương tiện vận tải với số lượng lớn như: 9 ôtô vận tải loại 15 tấn của Hàn Quốc dùng để chuyên chở nguyên vật liệu đá, cát, xi măng đến chân về kho và đến chân công trình, 3 công nông để trung chuyển vật liệu từ kho đến chân các công trình của Hàn quốc. *Thêm vào đó còn nhiều loại máy móc thiết bị khác như 3 trạm lọc bê tông của Đức, 2 máy khoan cọc nhồi, 3 máy đóng búa hơi ... Như vậy trong những năm qua Công ty đã đầu tư một số lượng lớn máy móc thiết bị của nước ngoài thêm vào đó Công ty cũng thay thế sửa chữa một số máy móc thiết bị cũ. Tuy nhiên trên thực tế Công ty mua cả máy mới và máy cũ, khi đầu tư mua sắm Công ty không có một kế hoạch mua sắm mà chỉ chủ yếu dựa vào nhu cầu thực tế, lúc nào cần thì mua nhiều khi nhu cầu cần sử dụng đến máy móc đó đã trở nên cấp bách, ngoài ra việc tiếp cận vốn đầu tư còn hạn chế đặc biệt là khoản vay dài hạn do những yêu cầu khắt khe về thế chấp trong khi các doanh nghiệp ít có tài sản cố định để thế chấp làm cho việc đầu tư mua sắm gặp khó khăn. Hiện nay cùng một loại máy nhưng máy cũ (còn khoảng 70-80%) giá chỉ bằng một nửa đầu tư mua máy mới, để đáp ứng tiến độ và đòi hỏi của công trình Công ty phải tiến hành mua máy cũ do đó trong số máy móc thiết bị của Công ty có nhiều máy cũ, thêm vào đó Công ty lại không có những chuyên gia am hiểu về máy móc thiết bị, ít khi cần tư vấn khi mua do đó thường bị mua đắt hơn giá thực tế do người bán nắm bắt được nhu cầu, sự cần thiết của Công ty hơn nữa Công ty còn mua phải máy không đủ tiêu chuẩn về chất lượng, khi những bộ phận của máy bị hòng thì Công ty tìm mua những chi tiết cũ ở những nơi không đáp ứng yêu cầu để lắp giáp vào do đó mà hệ thống máy móc của Công ty chưa đồng bộ nên không phát huy tối đa công suất của máy, hiệu quả và tiến độ thi công nhiều khi còn chậm so với tiến độ ghi trong dự toán. Thực trạng về máy móc thiết bị và nhiều cơ hội tạo việc làm trong quá trình đô thị hoá, một tất yếu của công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Công ty cần phải tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị và nhà xưởng hơn nữa để nắm bắt được cơ hội phục vụ quá trình thi công sản xuất. Đặc biệt trong năm 2002 Công ty đang trình duyệt hai dự án lớn, một là Quy hoạch mở rộng Dự án Bắc Định Công 137,5 ha, hai là dự án A15 Thanh Xuân, các Dự án này đều là các khu chung cư cao tầng (9-12 tầng), để được đi đến quyết định phê chuẩn Công ty được thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lớn này thì Công ty phải có một năng lực sản xuất phù hợp với quy mô dự án do đó, trong năm 2002 Công ty đã đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị Bảng 7: Tài sản cố định và máy móc thiết bị năm 2002 (Đơn vị : nghìn đồng) TT Chỉ tiêu Đầu năm Tăng trong năm Cuối năm I TSCĐ hữu hình 7.331.987 4.354.259 11.686.236 1 Nhà cửa, nhà xưởng 2.196.173 1.441.843 3.638.016 2 TSCĐ khác 79.421 79.421 3 Máy móc thiết bị 2.319.456 1.631.317 3.950.773 4 Phương tiện vận tải 1.840.334 731.544 2.571.878 5 Thiết bị dụng cụ quản lý 896.593 221.960 1.118.553 6 Thiết bị văn phòng 327.595 327.595 II TSCĐ thuê tài chính 1.073.375 1.073.375 Tổng 8.405.352 4.374.259 12.779.611 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán Tài chính Công ty) Như vậy tính đến cuối năm 2001 (đầu năm 2002) tổng TSCĐ của Công ty là 8.405,3 triệu đồng trong đó tổng số vốn đầu tư cho XDCB (nhà xưởng, nhà cửa) là 2.196,17 triệu đồng (gần bằng 26% tổng vốn đầu tư vào TSCĐ),vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là 4.159,79 triệu đồng (49,5%) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, Công ty có các thiết bị quản lý việc thi công, kiểm tra chất lượng công trình cùng với một số lượng thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy tính... Công ty đã đầu tư từ lâu nên đã khấu hao hết (tuy nhiên vẫn còn giá trị sử dụng). Ngoài ra trong năm 2001 công ty phải thuê ngoài một lượng máy móc thiết bị để phục vụ tiến độ thi công và yêu cầu công trình là 1.073,375 triệu đồng (12,77% tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định). Trong năm 2002 Công ty đã đầu tư 4.354,26 triệu đồng vào TSCĐ để tăng năng lực sản xuất thi công như Công ty đã đầu tư thêm 1.631,3 triệu đồng để mua thêm cần cẩu, máy ủi để tiếp tục thực hiện dự án san lấp cầu Bươu đang thi công dở dang (tăng 70,33 % so với năm 2001). Về phương tiện vận tải do trong những năm trước Công ty đã phải tiến hành thuê ngoài vận chuyển nhiều nên đã gây nên tình trạng thất thoát vật tư nguyên vật liệu lớn do đó trong năm 2002 Công ty đã đầu tư thêm 731,544 triệu đồng để mua thêm một số ôtô để chuyên chở thêm vào đó chất lượng và tiến độ thi công công trình cần phải thường xuyên kiểm tra theo dõi do đó Công ty cũng đầu tư thêm 221,96 triệu đồng để mua thêm thiết bị dụng cụ quản lý, thiết bị văn phòng cũng được đầu tư với số vốn lớn để thay thế số máy vi tính đã khấu hao hết là 327,595 triệu đồng. Nhờ và việc đầu tư trong năm 2002 (Công ty vừa tiến hành sản xuất vừa tiến hành đầu tư mua sắm) nên trong năm 2002 Công ty không phải tiến hành thuê thêm bên ngoài tài sản tài chính, nhờ đó mà hoạt động thi công của Công ty chủ động hơn, giảm được chi phí thuê ngoài và chi phí thuê vận chuyển, hạn chế thất thoát từ đó tăng lợi nhuận tích luỹ để tái đầu tư mở rộng sản xuất. 2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết con người hoạt động để tồn tại và phát triển, làm việc để phục vụ nhu cầu vật chất còn giải trí là đáp ứng nhu cầu tinh thần, trung quy lại mọi hoạt động là đều vì mục đích cuối cùng là con người. Do đó, con người là nhân tố quan trọng nhất, trung tâm trong sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước nói chung và một cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Về nguồn nhân lực phải trú trọng đến chất lượng đó chính là trình độ, sự hiểu biết, năng lực tay nghề. Nó quyết định đến vị trí, sự phát triển con người trong xã hội. Tuy nhiên thực tế giai đoạn trước năm 2000 thực trạng nguôn nhân lực của Công ty TNHHXD công trình Hoàng Hà còn nhiều bất cập do chưa nhận thức hết về vai trò của nguồn nhân lực và đặc biệt quan trọng đối với ngành Xây dựng một ngành nhiều bất chắc và rủi ro, lực lượng lao động trong Công ty từ cán bộ quản lý đến người lao động chưa đảm bảo về chất lượng. Về cán bộ quản lý phần lớn trình độ còn yếu, không được đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh, năng lực điều hành còn hạn chế, quen với lối làm việc cũ, kém năng động, chậm thích ứng với cơ chế thị trường. Về trình độ tay nghề người lao động còn thấp, một bộ phận lao động phổ thông khá lớn đang làm việc trong Công ty, lao động chưa được trang bị kiến thức đầy đủ, thiếu kỹ năng lao động. Thêm vào đó việc đầu tư vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động của Công ty chưa được lập kế hoạch cụ thể và cũng chưa có một ngân sách riêng dành cho công tác này. Đây là một đặc điểm, một hạn chế cảu loại hình DNNQD nói chung và của Công ty nói riêng trong giai đoạn này. Trong năm 1999 hầu hết các doanh nghiệp thuộc loại hình Công ty TNHH ở Hà Nội đều thua lỗ, tổng mức lỗ là 49.781 triệu, bình quân mỗi doanh nghiệp lỗ 23,2 triệu đồng (chỉ trừ 22 CTTNHH ở huyện Sóc Sơn thu được 131 triệu đồng). DNNQD ngành xây dựng lỗ 1.243 triệu đồng, khách sạn nhà hàng lỗ 8.123 triệu đồng đây là hai lĩnh vực kinh doanh mà công ty đều có trong đó xây dựng là lĩnh vực hoạt động chính. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp thuộc loại hình này đều phải xem xét lại để tìm ra nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó có trình độ của người lao động (chất lượng nguồn nhân lực). Trong những năm chuyển sang cơ chế thị trường đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ XXI đội ngũ cán bộ, lao động ở Hà nội có nhiều điều kiện đẻ tiếp cạn các thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới, tiếp cận với thị trường lao động và thị trường hàng hoá của các nước, được mở rộng giao lưu với các nước, các tổ chức quốc tế. Do đó trình độ ngoại ngữ tin học, tay nghề chuyên môn được nâng cao. Với hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hoàn chỉnh vào bậc nhất của đất nước, hàng năm có hàng chục vạn lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học. Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo lao động có trình độ cho cả nước đặc biệt là thủ đô. Đó là lợi thế của nguồn lao động Hà nội nói chung trong đó có lao động của Công ty. Nhận thức được nguyên nhân, hạn chế của lao động Công ty mình, vai trò nguồn nhân lực và cơ hội, xu thế phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, Công ty TNHHXD công trình Hoàng Hà từ năm 2000 đã lập những kế hoạch, ngân sách dành cho đầu tư vào nguồn nhân lực, bằng cách kết hợp với các, trường dạy nghề đào tạo các lớp học nghề, mở lớp nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật, kết hợp với các trường đại học đào tạo cán bộ quản lý, thiết kế... Bảng số 8: Chi phí đào tạo lao động 2000-2002 TT Chỉ tiêu Chi phí (Tr.đồng) 1 Đào tạo cán bộ quản lý, thiết kế 75 2 Mở lớp nâng cao tay nghề 115 3 Mở lớp dạy nghề 200 Lớp tiện 45 Lớp điện nước 40 Lớp nề 85 Tổng 390 (Nguồn số liệu: Phòng Tổng hợp-Công ty xây dựng Hoàng Hà) Như vậy trong 3 năm qua Công ty đã bỏ gần 400 triệu cho công tác đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với mục đích người lãnh đạo quản lý có trình độ trong lập kế hoạch, quản lý bố trí, sắp xếp công việc. Người lao đông có tay nghề để vận hành có hiệu quả máy móc thiết bị đã đầu tư. Chi phí cho công tác đào tạo bao gồm: Công ty đã chi 75 triệu cho công tác đào tạo cán bộ quản lý, 115 triệu đồng để mở các lớp nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, đặc biệt đã phối hợp với các trường dạy nghề bỏ ra khoản tiền lớn nhất là 200 triệu đồng cho công tác đào tạo mới đội ngũ công nhân cho các ngành nghề phục vụ cho công tác thi công xây dựng từ khởi công đến hoàn thiện. Với ngân sách 390 triệu đồng trong 3 năm dành cho công tác đầu tư vào nguồn nhân lực đây là một số lượng không đáng kể so với chi phí nền kinh tế bỏ ra và so với các doanh nghiệp quốc doanh nhưng là một DNNQD phải tự chủ động về mọi mặt thì đây là một sự nỗ lực rất lớn, một cải các về nhận thức của ban lãnh đạo Công ty. Nó góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển của Công ty, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khẳng định năng lực của Công ty. Từ năm 2000 đến nay lực lượng lao động của Công ty đã tăng mạnh mẽ về số lượng và trình độ tay nghề. Tình hình được biểu hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 9: Cơ cấu trình độ và tay nghề LĐ của Công ty 1998 - 2002 (Đơn vị : người) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1. Đại học 7 9,09 11 5,76 13 5,35 25 6,07 32 6,44 2. Trung cấp 20 25,97 22 11,52 22 9,05 35 8,5 50 10,06 3. CNKT 50 64,94 158 82,72 208 85,6 352 85,43 415 83,5 Bậc 7/7 2 4 6 3,8 9 4,33 13 3,7 19 4,6 Bậc 5/7 6 12 11 6,96 24 11,54 61 17,33 75 18,07 Bậc 4/7 14 28 52 32,9 68 32,69 102 29 126 30,36 Bậc 2,3/7 28 56 89 56,34 107 51,44 176 49,97 195 46.97 Tổng 77 191 243 412 497 (Nguồn số liệu: Phòng Tổng Hợp Công ty Hoàng Hà) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và tỉ trọng, về số lượng thì số người tôt nghiệp đại học qua các năm đều tăng đặc biệt năm 2001 và năm 2002 số lượng này là 25 người (tăng 360% so với năm 1998), 32 người (tăng 46% so với năm 1998) nhưng về tỉ trọng thì chỉ tiêu người tốt nghiệp đại học lại có sự tăng giảm, từ 9,09% năm 1998 giảm mạnh trong năm 2000 xuống còn 5,35% trong năm 2001, 2002 đã có sự tăng lên nhưng tăng không đáng kể chỉ có >6%. Đội ngũ trung cấp cũng tăng nhanh về số lượng từ 20 người năm 1998 lên tới 50 người năm 2002, còn tỷ trọng cũng tăng giảm tiến tới một cơ cấu khá ổn định (chiếm 10% tổng lao động năm 2002). Đặc biệt đáng chú ý là đội ngũ công nhân kỹ thuật của Công ty, đội ngũ này tăng lên rất nhanh về số lượng và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng lao động. Việc tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân kỹ thuật giúp cho Công ty có một đội ngũ công nhân kỹ thuật tương đối đồng đều có khả năng hoàn thành công việc có hiệu quả nhất.Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật thì số lượng và tỉ trọng công nhân bậc 4, 5, 6 có xu hướng tăng cả về lố lượng và tỉ trọng, lực lượng này chỉ chiếm 44% năm 1998 thì đến năm 2002 lực lượng này là 220 người chiếm 53% trong tổng công nhân kỹ thuật của Công ty, đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc 2,3 tăng về số lượng nhưng giảm về tỉ trọng. Điều này cho thấy công tác đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của Công ty đã có hiệu quả, tỷ trọng công nhân trên bậc 4 tăng và chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ năng lực thi công của Công ty đã được nâng lên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0058.doc
Tài liệu liên quan