Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam chỉ tăng ở mức thấp trong thời gian từ 1996-1999, nhưng lại gia tăng mạnh vào năm 2000 và tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2001. Trong hai năm 2000 và 2001, vốn đăng ký của các dự án đầu tư mới mà EU đưa vào Việt Nam đã vượt xa con số của các nước và khu vực khác cả về mặt tổng giá trị và tỷ lệ % trong tổng số. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực tế này, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước EU giai đoạn 2001-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69,7
55,2
Châu Âu (ngoài EU)
38,8
12,1
103,9
23,8
25,8
9,0
35,9
28,1
52,3
41,4
10 nước CEEC
13,0
4,1
21,1
4,8
-
-
-
-
-
-
Châu Phi
4,6
1,4
7,9
1,8
9,3
3,2
2,9
2,3
7,7
6,1
Bắc Mỹ
195,4
61,0
220,7
50,7
146,4
51,1
-8,0
-6,3
56,3
44,6
Mỹ
191,4
59,8
182,1
41,8
139,2
48,6
-8,9
-7,0
53,7
42,6
Canada
3,9
1,2
38,5
8,8
7,2
2,5
0,8
0,6
2,6
2,1
Trung Mỹ
6,9
2,2
21,1
4,8
23,7
8,3
52,1
40,8
-2,0
-1,6
Nam Mỹ
34,7
10,8
32,3
7,4
22,8
8,0
2,8
2,2
0,9
0,7
Châu á
26,0
8,1
17,7
4,1
57,1
19,9
30,4
23,8
13,5
10,7
Nhật Bản
8,7
2,7
6,7
1,5
-9,4
-3,3
10,2
8,0
0,7
0,6
Trung Quốc
4,2
1,3
-1,7
-0,4
51,1
17,8
6,0
4,7
4,8
3,8
Hàn Quốc
3,6
1,1
4,3
1,0
1,1
0,4
1,7
1,3
2,6
2,1
Châu Đại Dương
2,0
0,6
5,6
1,3
-1,6
-0,6
7,2
5,6
=2,4
-1,9
Các nước ngoài EU
320,3
100,0
435,7
100,0
286,4
100,0
127,7
100,0
126,2
100,0
Nguồn: Eurostat, Statistic in focus, 20/2005.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nội bộ các nước EU.
Mặc dù dòng vốn FDI mà các nước EU đầu tư ra nước ngoài có xu hướng giảm trong thời kỳ 2001-2003 và chỉ tăng nhẹ trong năm 2004, nhưng số vốn FDI mà các nước EU đầu tư sang các nước khác trong nội bộ khối lại luôn có xu hướng tăng trong thời gian này, ngoại trừ năm 2003 là giảm sút mạnh do ba nước là Luxembourg, Anh và Đức có số vốn FDI đầu tư sang các nước khác trong nội bộ khối bị giảm mạnh. Tuy nhiên, phần lớn vốn FDI mà các nước thành viên EU đầu tư sang các nước trong nội bộ khối cũng được đưa vào lĩnh vực dịch vụ. Tỷ lệ vốn FDI nội bộ khối được đưa vào lĩnh vực này đã tăng từ 66% năm 2001 lên 80% năm 2002, còn tỷ lệ vốn FDI nội bộ khối được đưa vào lĩnh vực chế tạo đã giảm từ 27% năm 2001 xuống 16% năm 2002 Eurostat, Statistic in focus, 52/2004 và 20/2005).
.
Biểu 2: Tỷ lệ vốn FDI nội bộ EU đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ
Năm 1997
Năm 2002
Nguồn: Eurostat, Statistic in focus 20/2005.
Trong số các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, vốn FDI đưa vào các ngành trung gian tài chính và viễn thông có xu hướng tăng nhanh về tỷ trọng, còn những ngành thương mại và các dịch vụ kinh doanh lại có tỷ trọng giảm dần trong tổng số vốn FDI nội bộ khối đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
Triển vọng hoạt động đầu tư của EU trong thời gian tới.
Theo đánh giá của IMF thì tỷ lệ tăng trưởng của năm 2005 chỉ vào khoảng 1.4% và thấp hơn 2.0% vào năm 2006. Đánh giá này của IMF phù hợp với những yếu tố rủi ro xảy ra trong năm 2005, đó là giá dầu tăng cao, làn sóng phản đối toàn cầu hoá và hội nhập ở Châu Âu. Tuy bức tranh kinh tế có phần khả quan hơn trước nhưng vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và không có những đột biến nên bức tranh về đầu tư cũng không có nhiều biến động so với những năm vừa qua. Và so với nền kinh tế Mỹ thì sức hấp dẫn FDI của EU cũng giảm.
Với mức tăng trưởng kinh tế dương như trên, luồng FDI vào EU có dấu hiệu tăng lên sau sự sụt giảm 19% năm 2003 do tăng trưởng kinh tế trì trệ và sự sụt giảm đầu tư vốn cố định. Tăng trưởng dương cộng với lợi nhuận tăng của các TNCs khiến cho FDI vào khu vực này có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Về đầu tư trong khối, mức đầu tư sẽ không tăng cao do các yếu tố về cơ cấu đó là vấn đề già hoá dân số, sự linh động của thị trường và sự hội nhập thị trường tài chính. Việc hình thành vốn cố định giảm do cầu nội khối giảm và sự suy giảm cạnh tranh tại các nước thành viên làm giảm tăng trưởng của các nước thành viên, đồng thời làm tăng rủi ro trong thực hiện tăng trưởng chung của vùng. Sau khi thu hẹp đầu tư đầu năm 2004 (-0,1% quý I), đầu tư bắt đầu dần dần lấy lại được tốc độ. Hình thành tổng vốn cố định tăng 0,5% trong quý II và 0,6% trong hai quý cuối năm. Xu hướng đi lên này kết hợp với các chỉ tiêu cơ bản liên quan đến đầu tư cho thấy chi tiêu cho vốn cố định có thể phục hồi chắc chắn và ổn định, vì vậy sẽ cung cấp một điểm sáng trong bức tranh giảm cầu nội địa.
Đầu tư nội khối được dự đoán sẽ chảy mạnh vào các nước Trung và Đông âu mới gia nhập. Những nền kinh tế này được đánh giá có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới. Hình thức đầu tư vào các nước này chủ yếu vẫn là đầu tư mới và M&A. Khu vực này cũng được xem là thu hút nhiều FDI ngoài khối do việc gia nhập EU của các quốc gia thành viên mới. Thêm vào đó, ở một vài nước, hoạt động tư nhân hoá sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh trong vòng hai ba năm tới cũng là một yếu tố tăng FDI ở khu vực.
Sự phục hồi kinh tế toàn cầu vào năm 2004 và những đánh giá khả quan cho giai đoạn 2005 – 2006 khiến FDI thế giới tăng lên và EU cũng không nằm ngoài xu hướng này. Theo IMF thì tăng trưởng thế giới giai đoạn 2005-2006 vào khoảng 4%, kể cả khi đã tính đến những cú sốc gần đây như là giá dầu tăng cao và những thiệt hại nghiệm trọng do các cơn bão gây ra ở Mỹ. FDI của EU ra nước ngoài tăng lên nhưng xu hướng ngành và điểm đến thì không thay đổi so với những năm qua. Nước có nguồn EU lớn vẫn sẽ vẫn là các nước Đức và Anh, tuy nhiên hai nước này vẫn đứng sau vị trí nguồn của Mỹ.
Đối với đầu tư nội khối, xét cả dòng đầu tư vào và ra thì FDI được coi là có triển vọng trong một số ngành nhất định, đặc biệt phát triển trong ngành dịch vụ như là máy tính/ICT, các dịch vụ kinh doanh, ngân hàng và bảo hiểm. Trong khu vực sản xuất chế tạo thì các ngành máy móc, thiết bị, xuất bản và truyền thông là những ngành hấp dẫn FDI nhất. Về loại hình FDI thì M&A được ưa thích hơn so với đầu tư thành lập mới.
Hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước EU tại Việt Nam giai đoạn 2001-2004.
1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của EU tại Việt Nam giai đoạn 2001-2004.
Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam chỉ tăng ở mức thấp trong thời gian từ 1996-1999, nhưng lại gia tăng mạnh vào năm 2000 và tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2001. Trong hai năm 2000 và 2001, vốn đăng ký của các dự án đầu tư mới mà EU đưa vào Việt Nam đã vượt xa con số của các nước và khu vực khác cả về mặt tổng giá trị và tỷ lệ % trong tổng số. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực tế này, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
Biểu 3: Vốn FDI của một số nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam giai đoạn 1999-2004
(chỉ tính các dự án đầu tư mới)
(Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: www.delvnm.cec.eu.int
+ Thứ nhất, do kinh tế các nước EU đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2000 (3,8%) và trong năm 2001tăng trưởng kinh tế của các nước EU tuy có bị sụt giảm nhưng vẫn duy trì ở mức 1,9%. Cùng với đó là làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các nước trên thế giới cũng như của các nước EU đạt đỉnh điểm vào năm 2000 và ở mức cao trong năm 2001.
+ Thứ hai, vì các nhà đầu tư của EU đặc biệt quan tâm đến khuôn khổ pháp lý liên quan đến nước sở tại. Do đó, những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nổi bật là việc ban hành “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” vào tháng 6/2000 đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các nhà đầu tư đến từ EU đã thấy yên tâm hơn và được khuyến khích nhiều hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, bước sang năm 2002, các nhà đầu tư đến từ EU đầu tư mới vào Việt Nam giảm cả về tổng giá trị và tỷ lệ % trong tổng số. Mặc dù trong hai năm tiếp theo là 2003 và 2004, vốn đầu tư mới của khối này vào Việt Nam đã tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp so với trước kia và thua xa vốn FDI mà các nhà đầu tư đến từ các nước và khu vực khác. Hiện tượng này diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó phải kể tới một số nguyên nhân chính sau:
Bảng 7: Tỷ lệ vốn FDI của một số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1999-2004 (chỉ tính các dự án đầu tư mới)
(Đơn vị: %)
1999
2000
2001
2002
2003
2004
EU
22,9
33,1
40,3
3,6
4,1
4,1
ASEAN
22,6
2,0
13,8
12,4
11,4
10,0
Mỹ
7,6
1,5
4,5
9,2
3,9
3,2
Đài Loan
10,9
14,5
1,8
20,0
23,1
19,9
Nhật Bản
4,0
4,0
6,5
6,5
5,9
11,0
Hàn Quốc
11,2
3,7
4,6
17,2
20,4
15,8
Nguồn: www.delvnm.cec.eu.int
+ Yếu tố thứ nhất đó là do nền kinh tế của các nước EU trong hai năm 2002-2003 có xu hướng giảm sút và chỉ duy trì mức tăng trưởng ở mức rất thấp. Trong năm 2004, mức tăng trưởng mặc dù đã cao hơn trước nhưng chưa thực sự cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Theo các chuyên gia, nền kinh tế các nước EU thời gian qua phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó một số khó khăn chủ yếu là thị trường chứng khoán Châu Âu vỡ bong bóng, giảm giá khoảng 50%, các khoản phúc lợi xã hội cao, cùng với việc đồng Euro tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác đã làm hạn chế khả năng kinh doanh và góp phần làm cho tình trạng thất nghiệp ở các nước EU rất khó giải quyết, kế hoạch mở rộng EU đòi hỏi các khoản chi rất lớn để giúp các nước thành viên mới đạt mức phát triển phù hợp với các yêu cầu của EU…. Mặc dù các nước EU đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách nhưng những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu. Điều này có tác động mạnh tới hoạt động FDI của các nước EU, khiến lượng vốn FDI ra nước ngoài của EU trong thời kỳ nhìn chung bị giảm sút mạnh.
+ Yếu tố thứ hai đó là chính sách mở rộng của Liên minh Châu Âu. Trong giai đoạn từ 2002- 2006, EU sẽ chi khoảng 70 tỷ Euro, trong đó có 29 tỷ Euro hỗ trợ cho các chương trình trước hội nhập và 41 tỷ Euro cho các chương trình sau hội nhập (bao gồm cả các chương trình hỗ trợ kinh tế trong đó có cả đầu tư) Đặc san Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG) ngày 5-5-2005 (tr 53, 54)
.
+ Yếu tố thứ ba là các nhà đầu tư đến từ EU đang rất quan tâm theo dõi diễn tiến của quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, cũng như nghe ngóng về các biện pháp mà Việt Nam thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là lộ trình xây dựng và ban hành Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất. Theo các nhà đầu tư của EU, đây là những nhân tố có khả năng tạo ra những thay đổi lớn trong môi trường đầu tư tại Việt Nam, và vì vậy, nhiều nhà đầu tư của khu vực này tạm thời chưa gia tăng đầu tư mới tại Việt Nam trong những năm qua.
+ Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân chung khiến lượng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua còn chưa nhiều. Đó là những nguyên nhân như môi trường đầu tư của Việt Nam nhìn chung đã được cải thiện đáng kể theo hướng minh bạch hơn, thông thoáng hơn nhưng những tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực. Hàng loạt hạn chế chậm được khắc phục như hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến đầu tư còn chưa đầy đủ, thiếu nhất quán và khó dự đoán trước; vẫn còn nhiều bất hợp lý trong công tác quy hoạch; còn nhiều vướng mắc trong quá trình thẩm định và triển khai các dự án, kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu và lạc hậu; công tác xúc tiến đầu tư còn chưa được tiến hành mạnh mẽ; thủ tục hành chính còn rườm ra, phức tạp; thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ cao…. Trong khi đó, cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và trong khu vực đang gia tăng mạnh mẽ, dặc biệt là cạnh tranh từ phía Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO vào tháng 11/2001 và có những điều chỉnh trong chiến lược đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những thay đổi về lượng vốn FDI mà các nước EU đầu tư vào Việt Nam, trong khoảng thời gian 2001-2004, hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước EU còn có một số thay đổi quan trọng khác. Đó là:
+ So với thời điểm tháng 5/2000 thì tính đến cuối năm 2004, đã có thêm hai nước thành viên EU là các nước Tây Ban Nha và Phần Lan có các dự án đầu tư vào Việt Nam, mặc dù hai nước này mới có rất ít dự án với quy mô rất nhỏ. Chỉ còn ba nước chưa có dự án FDI hoạt động tại Việt Nam là các nước Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Các số liệu liên quan đến các dự án còn hiệu lực của EU tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Số dự án tăng còn hiệu lực tăng 176 dự án (tăng hơn 73%); tổng vốn đầu tư tăng hơn 1,74 tỷ USD (tăng gần 40%); vốn pháp định tăng hơn 700 triệu USD (tăng gần 25%) và số vốn thực hiện tăng trên 2,25 tỷ USD (tăng 118%). Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký mà các nước EU đầu tư vào Việt Nam từ mức 43,5% tính đến giữa năm 2000 đã tăng lên mức 67,9% tính đến cuối năm 2004 và luôn cao hơn tỷ lệ vốn thực hiện và vốn đăng ký chung của tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, quy mô trung bình của một dự án mà EU đầu tư vào Việt Nam lại giảm từ 18,18 triệu USD tính đến giữa năm 2000 xuống còn 14,68 triệu USD tính đến cuối năm 2004.
Bảng 8: Tổng số vốn của các dự án được cấp phép của EU
Số dự án
TVĐT
(triệu USD)
Vốn thực hiện
(triệu USD)
đến
2000a
đến
2002b
đến
2004c
đến
2000a
đến
2002b
đến
2004c
đến
2000a
đến
2002b
đến
2004c
áo
4
7
7
5,34
20,3
13,7
2,3
21,7
5,2
Đan Mạch
4
7
24
105,1
112,9
138,5
51,2
57,8
81,3
Anh
29
45
62
1046,7
1177,9
1217,5
634,0
686,6
600,2
Bỉ
6
20
24
35,3
54,9
54,1
6,23
25,8
49,5
CHLB Đức
8
41
57
370,9
348,3
254,0
96,9
119,1
122,6
Hà Lan
36
43
53
587,4
1656,1
1835,2
451,8
976,9
1974,7
Italia
11
9
17
58,4
25,4
41,4
24,4
2,7
9,5
Luxembourg
10
11
13
27,9
35,9
38,7
12,4
14,6
14,7
Pháp
104
122
142
1778,6
2014,2
2153,1
521,3
805,7
1060,7
Phần Lan
-
-
2
-
-
1,05
-
-
-
Tây Ban Nha
-
1
4
0,2
4,4
-
0,06
0,06
Thuỵ Điển
29
9
10
355,2
454,4
370,6
105,9
358,8
239,4
Tổng
241
315
365
4381,2
5900,5
6122,7
1906,7
3069,8
4158,3
(a)- Tính đến ngày 11/05/2000.
(b)- Tính đến ngày 10/10/2002.
(c)- Tính đến ngày 31/12/2004.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
www.delvnm.cec.eu.int
+ Xét về cơ cấu vốn FDI của EU tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư thì các nhà đầu tư đến từ EU vẫn tập trung đầu tư vào hai hình thức chủ yếu là 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nhà đầu tư của EU đã có xu hướng gia tăng việc thành lập mới hoặc chuyển từ hình thức liên doanh sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Điều này một mặt phản ánh kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, trong đó có những biện pháp như trao thêm nhiều quyền hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là quyền tự do lựa chọn dự án, lựa chọn đối tác đầu tư, hình thức đầu tư và địa điểm đầu tư đối với những dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc bị hạn chế. Mặt khác, nó cũng phản ánh thực tế là các nhà đầu tư của EU đã có nhiều thông tin hơn về thị trường Việt Nam, đồng thời cũng đã có nhiều nhà đầu tư đã đứng vững trong kinh doanh tại Việt Nam và họ nhận thấy hình thức liên doanh trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ngoài ra, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh vẫn chủ yếu là các dự án lớn, đầu tư vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông. Còn hình thức BOT vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư EU.
Bảng 9: Cơ cấu vốn FDI của EU tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
Hình thức
Số dự án
TVĐT
(triệu USD)
Vốn thực hiện
(triệu USD)
đến 2000a
đến 2003b
đến 2000a
đến 2003b
đến 2000a
đến 2003b
Liên doanh
115
124
2.010,2
1.157,7
778,3
710,1
100% vốn
nước ngioài
90
220
466,6
1.355,5
308,0
774,9
Hợp đồng
hợp tác KD
18
18
9,88
2.400,1
752,0
1.780,2
BOT
2
3
390,3
1.075,0
1,3
773,5
(a)- Tính đến tháng 3/2000.
(b)- Tính đến ngày 30/11/2003.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Cơ cấu vốn FDI của Việt Nam phân theo địa bàn cũng có nhiều thay đổi trong thời kỳ 2001-2004. Các dự án có vốn FDI của EU vẫn hiện diện trên địa bàn của hơn 30 tỉnh và thành phố dọc theo lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh hai địa phương là Tp. HCM và thủ đô Hà Nội là những nơi luôn được các nhà đầu tư của EU dành nhiều sự chú ý do có thị trường tiêu thụ lớn, có hệ thống dịch vụ tốt, có nguồn nhân lực có trình độ cao… thì một số địa phương khác như Đồng Nai và Bình Dương đã dần thu hút được nhiều hơn sự chú ý từ các chủ đầu tư đến từ EU nhờ thực hiện mạnh mẽ các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư.
+ Trong thời gian 2001-2004, cơ cấu vốn FDI của EU tại Việt Nam phân theo lĩnh vực và ngành không có nhiều thay đổi. Vốn đầu tư của EU vẫn có mặt ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2003, lĩnh vực công nghiệp vẫn là nơi thu hút nhiều nhất vốn FDI của EU, chiếm 55,3% số dự án và gần 62% tổng số vốn đăng ký. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nặng là ngành đã có mức tăng trưởng đáng kể cả về số vốn và tỷ lệ % trong tổng số vốn đăng ký của EU. Đối với ngành công nghiệp nặng, vốn FDI của EU tính đến tháng 3/2000 là 854 triệu USD (chiếm 21,18% tổng vốn đăng ký của EU), đến tháng 10/2002 là 1,529 tỷ USD (25,9%) và cuối tháng 11/2003 là 1,663 tỷ USD (27,63%). Ngành công nghiệp dầu khí vẫn là ngành thu hút được một lượng lớn vốn FDI của EU với các dự án do các tập đoàn hàng đầu thế giới như Total (Pháp), Shell (Anh-Hà Lan) và BP (Anh)… đầu tư. Ngoài ra, trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp khác cũng có mức tăng tuyệt đối khá ổn định về số vốn đăng ký nhưng tỷ lệ % của mỗi ngành trong tổng số vốn đầu tư của EU không thay đổi nhiều.
Bảng 10: Tổng số vốn của các dự án được cấp phép của EU
Lĩnh vực/ ngành
Số dự án
TVĐT
(triệu USD)
Vốn thực hiện
(triệu USD)
đến
2000a
đến
2002b
đến
2003c
đến
2000a
đến
2002b
đến
2003c
đến
2000a
đến
2002b
đến
2003c
Công nghiệp
CN dầu khí
7
10
8
292,1
1431,7
1380,7
649,4
1241,2
1374,2
CN nhẹ
31
48
55
87,1
117,4
160,3
81,8
85,6
97,0
CN nặng
46
73
85
854,0
1529,0
1663,7
152,4
569,0
986,7
CN thực phẩm
16
27
27
309,3
328,7
314,6
134,8
195,7
195,8
Xây dựng
14
28
27
180,2
336,5
211,5
31,6
158,2
56,8
Nông-lâm-thuỷ sản
23
32
40
326,3
835,7
427,2
82,7
265,0
291,8
Dịch vụ
GTVT-Bưu điện
12
14
16
977,4
690,1
1112,9
79,3
136,9
475,2
Khách sạn-Du lịch
15
14
16
365,3
183,2
178,5
160,3
152,4
164,2
Tài chính-
Ngân hàng
15
14
14
172,0
165,8
193,0
165,1
153,2
188,2
Văn hoá-Y tế-
Giáo dục
9
13
16
54,3
67,2
67,3
20,7
30,4
28,8
XD văn phòng,
căn hộ
8
-
7
234,4
-
97,6
63,1
-
65,6
Dịch vụ
26
42
54
153,4
214,9
214,4
52,9
85,2
114,0
(a)- Tính đến tháng 3/2000
(b)- Tính đến ngày 10/10/2002.
(c)- Tính đến ngày 30/11/2003.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
www.delvnm.cec.eu.int
Mặc dù xu hướng đầu tư trên toàn thế giới những năm gần đây là hướng mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng vốn FDI của thế giới nói chung và của các nước EU nói riêng đưa vào Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn ở mức tương đối thấp trong cơ cấu vốn đầu tư thu hút mới. Tính đến tháng 3/2000, vốn FDI của EU đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là 1,9568 tỷ USD (chiếm 48,5% tổng vốn FDI đăng ký của EU) thì đến tháng 10/2002 là 1,3212 tỷ USD (22,4%) và đến cuối năm 2003 là 1,8644 tỷ USD (30,9%). Một số rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ trong những năm qua là do hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng và chưa thông thoáng, thậm chí mới dừng ở mức thí điểm. Ngoài ra, một phần còn do khu vực tư nhân còn chưa tham gia nhiều vào hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ hạ tầng nên cũng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực dịch vụ của Việt Nam nói chung và khả năng thu hút vốn FDI vào phát triển lĩnh vực dịch vụ nói riêng. Trong số các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, vốn FDI của EU vẫn chủ yếu được tập trung vào ngành bưu chính viễn thông với các dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Siemens (Đức), France Telecom (Pháp) và Acatel (Pháp)…. Ngoài ra, ngành dịch vụ kinh doanh siêu thị cũng đã thu hút được ngày càng nhiều vốn FDI của EU với sự hiện diện và mở rộng hoạt động nhanh chóng của các tập đoàn như Metro (Đức) và Bourbon (Pháp)…. Tuy nhiên, một số ngành khác, đặc biệt là những ngành mà EU có thế mạnh như tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục… vẫn chỉ thu hút được số vốn ở mức khiêm tốn.
Lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản cũng là lĩnh vực mà EU có thế mạnh nhưng đầu tư của EU vào lĩnh vực này thời gian qua vẫn chủ yếu là các dự án hỗ trợ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các dự án này thường áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, phát triển nguồn nguyên liệu, giúp tạo ra nền sản xuất hàng hoá ở nông thôn và đặc biệt là mở ra thị trường xuất khẩu cho hàng nông-lâm-thuỷ sản của Việt Nam.
Một số đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp của EU tại Việt Nam giai đoạn 2001-2004.
Như vậy, trong giai đoạn 2001-2004, nguồn vốn FDI của EU đưa vào Việt Nam giảm nhẹ trong năm 2001, sau đó sụt giảm mạnh vào năm 2002 và chỉ tăng nhẹ vào hai năm tiếp theo. Số vốn FDI mà các nước EU đăng ký đầu tư vào Việt Nam tính đến cuối năm 2004 đạt mức khá cao, trên 6,1 tỷ USD nhưng theo các chuyên gia về đầu tư của cả hai phía thì vốn FDI của EU hiện vẫn còn cách khá xa mức tiềm năng của các nước EU cũng như nhu cầu về vốn của Việt Nam. Nhìn chung, các nhà đầu tư của EU vẫn chưa coi Việt Nam là địa điểm đầu tư trọng điểm, vẫn còn khá dè dặt và chờ đợi những thay đổi tích cực trong môi trường đầu tư của Việt Nam khi đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy, đầu tư của các nước EU tại Việt Nam thời gian qua phần lớn vẫn mang tính chất thăm dò và giữ chỗ. Số đông các nhà đầu tư của EU vãn chưa thực sự có những kế hoạch dài hạn tại Việt Nam, họ cũng chưa quan tâm nhiều tới việc xây dựng những ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ ổn định cho việc sản xuất hàng hoá và kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Minh chứng cho đặc điểm này là việc hãng bảo hiểm Allianz (Đức) gần đây đã dừng hoạt động của mình tại Việt Nam, mặc dù đây là hãng bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam. Dường như Allianz vẫn muốn tập trung nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Một đặc điểm nổi bật của các dự án có vốn FDI của EU tại Việt Nam trong những năm gần đây là các dự án này rất quan tâm khai thác thị trường nội địa của Việt Nam. Hàng loạt các dự án thành công của EU trong các ngành như bưu chính viễn thông, dầu khí, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, kinh doanh siêu thị… đã thể hiện rõ nét đặc điểm trên. Tuy nhiên, dù Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường tiêu thụ lớn, nhưng do sức mua của Việt Nam chưa cao nên chưa thu hút được vốn của EU đầu tư vào một số ngành mà khối này có thế mạnh như ngành công nghiệp chế tạo, phương tiện vận tải, dịch vụ tài chính ngân hàng và ngành kỹ thuật cao…
Ngoài ra, các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam thời gian qua vẫn duy trì một số đặc điểm đặc thù như các dự án thường có quy mô vốn đầu tư lớn, vốn bình quân một dự án của EU thường cao gấp khoảng 1,5 lần so với các đối tác Châu á và cao hơn khoảng 1,2 lần so với các đối tác Châu Mỹ và có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn cam kết cao hơn khoảng 1,2 lần mức bình quân chung. Các dự án của EU thường đưa vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến, các sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng chính vì vậy mà số lao động được sử dụng lại không nhiều. Bình quân một dự án của các đối tác Châu á tạo ra nhiều hơn khoảng 1,5 lần so với mức bình quân một dự án của các nước EU. Nguyễn Văn Tuấn, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, NXB Tư pháp, 2005, tr 173
3. Triển vọng hoạt động đầu tư trực tiếp của EU tại Việt Nam.
Bước sang năm 2005, dòng vốn FDI của EU đưa vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trở lại. Nhiều dự án đầu tư mới với số vốn rất lớn đang hoặc sắp được triển khai. Vào đầu năm 2005, hai tập đoàn Coralis SA (Pháp) và Lohr Industries (Đức) đã được trao giấy phép đầu tư cho dự án xây dựng cao ốc Hanoi City Complex cao 65 tầng tại Hà Nội bao gồm các trung tâm thương mại và khu văn phòng cho thuê. Dự án có số vốn đầu tư là 119 triệu USD và dự kiến việc xây dựng sẽ hoàn thành sau hai năm. Còn vào cuối tháng 3/2005, tập đoàn Lamela (CH Séc) đã chính thức bày tỏ ý định đầu tư một nhà máy xi măng tại tỉnh Bắc Kạn với tổng vốn đăng ký lên tới 400 triệu USD. Thị trường bảo hiểm của Việt Nam sau khi đã được gỡ bỏ nhiều rào cản cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư EU, và vào cuối tháng 3/2005, hãng bảo hiểm Prevoir (Pháp) đã nhận được giấy phép thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam với số vốn đầu tư đăng ký là 10 triệu USD…. Trong 8 tháng đầu năm 2005, vốn đầu tư của EU vào Việt Nam đã đạt khoảng 700 triệu USD, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Các chuyên gia về đầu tư cho rằng vốn FDI của EU vào Việt Nam đang đứng trước những cơ hội hết sức thuận lợi để tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Những thuận lợi chủ yếu là:
+ Như đã đề cập ở các phần trước, trong những năm tới, nền kinh tế thế giới, trong đó có nền kinh tế các nước EU, đang có xu hướng tiếp tục phục hồi. Nhờ đó, hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước của thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, ở mức khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2005-2008. Dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển và chuyển đổi được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng mạnh, trong khi các nước tiếp tục được đánh giá là khu vực hấp dẫn vốn FDI nhất thế giới và tiếp tục thu hút phần lớn dòng đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.
Bảng 11: Dòng vốn FDI trên thế giới, giai đoạn 2000-2008
(Đơn vị: tỷ USD)
Nhóm nước
2000
2001
2002
2003
2004
2005*
2006*
2007*
2008*
Thế giới
1.402
823
655
575
755
884
992
1.079
1.166
Tốc độ tăng (%)
28,7
-41,3
-20,5
-12,1
31,2
17,1
12,2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 83.doc