Đề tài Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 6

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1. Cơ sở lí luận 6

2. Những khái niệm công cụ 7

CHƯƠNG II: 9

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 9

1. Hoạt động giải trí của nhóm người dẫn nhảy- trên địa bàn Hà Nội 9

1.1. Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy 9

1.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn 23

1.2.1. Nguyên nhân kinh tế 23

1.2.2. Thời gian làm việc 26

1.2.3. Hoạt động của những người quản lí 27

2. Xu hướng tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian tới 30

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 32

1. Kết luận 32

2. Một vài khuyến nghị 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nhiều tầng lớp trong xã hội- cả những người dẫn nhảy là hoạt động lên internet. Có tới 48.2% số người dẫn nhảy thưòng xuyên lên internet trong thời gian rảnh rỗi. Họ lên mạng để liên lạc với bạn bè hoặc chơi điện tử hay phim chưởng, rất ít người tìm kiếm thông tin, đọc sách báo. Đây là một đặc thù riêng của họ. Về vấn đề này chúng tôi đã thu được ý kiến sau: “Thỉnh thoảng anh cũng lên internet- nhưng chỉ lên chơi điện tử hay xem phim chưởng thôi chứ không lên mạng tìm kiếm thông tin như sinh viên bọn em đâu.” (Nam- 27 tuổi- CLB Festion) Ngoài ra, một loại hình giải trí khá mới và những người dẫn nhảy tiếp cận nhanh chóng là đi uống cafe, có 35.3% số người được hỏi thường đi uống cafe như một hoạt động giải trí. “Buổi trưa anh thường hay đi uống cafe với vợ. Ăn cơm xong rồi uống, thói quen này gần như bất di bất dịch. Uống cafe vừa khiến mình tỉnh táo mà đơn giản với anh nó làm cho anh thấy thoải mái, tạo hứng thú làm việc tiếp cho buổi chiều” (Nam- 33 tuổi- CLB Dancing Queen ) Một hình thức giải trí khác rất phổ biến trong xã hội là đọc sách báo và xem tivi. Nó không chỉ cung cấp tri thức, thông tin, mà còn là một trong những phương tiện giải trí hữu hiệu. Tuy nhiên: chỉ có 29.5% người dẫn nhảy lấy việc đọc sách báo, xem tivi là hình thức thức giải trí thường sử dụng. Từ góc độ xã hội học có thể thấy đây là hành động duy lí công cụ. Vì để một hoạt động giải trí trở thành thưòng xuyên thì mỗi người phải có những suy tính hợp lí, phải có những cân nhắc để lựa chọn hình thức giải trí không chỉ phù hợp với sở thích của bản thân mà còn đáp ứng được hàng loạt các vấn đề như nhà ở, mức sống... của họ. Người dẫn nhảy đa số là người ngoại tỉnh nên khi mức sống thấp, mức độ ổn định của công việc không cao, nay làm chỗ này, mai làm chỗ khác, chủ yếu thuê nhà sống thì việc không mua sắm đồ đạc để thuận tiện cho việc di chuyển luôn được quan tâm chính... Sau những suy tính thì đây có vẻ là hình thức giải trí không phù hợp. Một phát hiện của chúng tôi qua nghiên cứu này là tác động của âm nhạc tới những người dẫn nhảy. Chúng ta đều biết, âm nhạc giúp con người giải toả những ức sau thời gian làm việc căng thẳng, tạo sự thư giãn. Nghe nhạc, xét về bản chất là sự chuyển đổi của não từ hoạt động lao động sang hoạt động thẩm mỹ. Vì vậy nó mang tính giải trí cao. Tuy nhiên, chỉ có 16.5% người dẫn nhảy sử dụng âm nhạc như một loại hình giải trí. Đối với người dẫn nhảy thì có mối tương quan theo chiều ngược lại giữa âm nhạc với sức khỏe. 66.3% người được hỏi cho rằng tai của họ có vấn đề sau một thời gian làm nghề này. Điều này là do đặc tính nghề nghiệp: hàng ngày phải nghe nhạc với một âm lượng lớn, tới mức độ nhiều người chỉ muốn về nhà nghỉ ngơi ngay sau khi ca làm kết thúc. Nhìn nhận vấn đề này từ góc độ xã hội học có thể nhận thấy hành động không lựa chọn âm nhạc là phương tiện để giải trí là một hành động xã hội của nhóm người này. Ở trong hoàn cảnh- đặc thù nghề nghiệp như vậy thì hành động không lựa chọn âm nhạc là một loại hình giải trí là phù hợp với hoàn cảnh và môi trường làm việc của những người dẫn nhảy. Như vậy hoạt động giải trí cấp ngày của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn. Điều này xuất phát từ đặc thù công việc của họ. Nên dù có nhu cầu các loại hình giải trí khác bên ngoài như: đi bơi, chơi bowlinh, đi xem phim....thì họ cũng khó có thể đáp ứng nhu cầu do các thiết chế này đã đóng cửa. Tìm hiểu kỹ hơn trong tương quan với tình trạng hôn nhân cho thấy: Bảng 2: Tương quan tình trạng hôn nhân với loại hình giải trí (%) Loại hình giải trí Tình trạng hôn nhân chưa có gđ có gđ li thân/hôn goá Tổng đi uống cafe 39 55.9 3.4 1.7 100 lên internet 52.5 41.2 5.0 1.2 100 uống rượu bia với bạn 47.3 46.1 5.3 1.3 100 Tham gia TDTT 41.4 44.6 2.7 1.3 100 Xem Tivi 51 42.9 4.1 2.0 100 Đi chơi với bạn bè 46.3 46.3 4.9 2.4 100 Đánh bài ăn tiền 63.8 33.1 2.5 0.6 100 Nghe nhạc 65.4 30.8 3.8 0 100 Khác 58.5 37.8 3.0 0.7 100 Qua bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy ở loại hình giải trí được tham gia nhiều nhất là: đánh bài ăn tiền đã có sự phân biệt rõ rệt theo tương quan với tình trạng hôn nhân. Những người chưa có gia đình do chưa có những ràng buộc cụ thể với một ai đó cũng như chưa có những trách nhiệm thực sự đối với những người thân trong gia đình nên họ thoải mái hơn trong việc chi tiêu, cũng như tự do trong việc lựa chọn loại hình giải trí. Vì thế trong những người tham gia vào việc đánh bài ăn tiền có tới 63.8% những người chưa có gia đình. Trong khi đó, những người có gia đình bao giờ cũng chịu những ràng buộc nhất định từ phía người thân: trách nhiệm với cuộc sống của vợ, con, những áp lực từ phía gia đình trong việc lựa chọn các loại hình giải trí phù hợp. Vì thế trong tương quan này chỉ có 33.1% những người đã có gia đình tham gia vào loại hình giải trí đánh bài ăn tiền. Đối với những người goá bụa và li hôn hay li thân thì chỉ số này còn ít hơn rất nhiều, chỉ khoảng 3% số người tham gia vào hoạt động này có tình trạng hôn nhân như trên. Điều này do cơ cấu mẫu. Hiện nay mặc dù tình trạng li hôn/li thân đang tăng nhanh song tình trạng này vẫn đang nằm trong sự kiểm soát của nhà nước. Vì thế, số lượng người có tình trạng hôn nhân như vậy mặc dù có tăng hơn so với các giai đoạn trước nhưng so với số người đến tuổi lao động chưa có gia đình hay đã có gia đình thì vẫn ít hơn rất nhiều lần. Vận dụng thuyết lựa chọn hợp lí để giải thích hoạt động đánh bài của những người dẫn nhảy trong tương quan với tình trạng hôn nhân như sau: Đối với những người chưa có gia đình chi phí họ phải bỏ ra là tiền và phần thưởng họ nhận lại được cũng có thể là tiền và cũng thể là nhiều tiền hơn, bên cạnh đó là họ còn nhận được sự vui vẻ và thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Vì thế, khi cân nhắc giữa chi phí và phần thưởng họ sẽ cảm thấy phần thưởng nhận được có vẻ lớn hơn- mặc dù ít khi như vậy. Vì thế, họ tham gia vào hoạt động này. Còn với những người có gia đình: chi phí họ phải bỏ ra lớn hơn rất nhiều so với những người chưa có gia đình. Ngoài chi phí về tiền họ còn có thể phải bỏ ra chi phí về tình cảm gia đình, danh dự bản thân. Một định kiến tồn tại từ lâu đời và ăn sâu vào tư tưởng người Việt là: Người đàn ông phải có trách nhiệm nuôi sống gia đình. Vì thế, khi tham gia vào các hoạt động giải trí mang đầy tính rủi ro như đánh bài ăn tiền thì bản thân những người này ngoài sự ràng buộc trực tiếp từ những người thân trong gia đình còn chịu những ràng buộc gián tiếp nhưng hết sức mạnh mẽ là: định kiến xã hội. Chi phí lớn khiến họ phải có những cân nhắc cụ thể. Một loại hình giải trí có sự cân bằng tương đối giữa những người dẫn nhảy có tình trạng hôn nhân khác nhau là: đi uống rượu bia với bạn bè. Trong số những người tham gia vào hoạt động này có: 47.3% là người chưa có gia đình và 46.1% người đã có gia đình. Như vậy, đây là một hoạt động giải trí có được sự tham gia khá đồng đều giữa những người có tình trạng hôn nhân khác nhau. Vận dụng lí thuyết hành động xã hội của Max. Weber, có thể thấy đây là hành động duy lí truyền thống. Người Việt từ xưa đã có câu “Nam vô tửu như cờ vô phong”, trong tất cả các hoạt động tập thể, chén rượu đã trở thành vật không thể thiếu giúp cho con người có sự giao lưu với nhau. Ngày nay, trên tất cả các bàn tiệc, các hoạt động hội hè, hiếu hỉ thì uống rượu cũng là một nét văn hoá. Những người dẫn nhảy đa phần là nam giới, vì thế họ càng chịu những ảnh hưỏng sâu sắc của những tư tưởng này Đi chơi với bạn bè là hình thức giải trí không có sự khác biệt giữa những người có tình trạng hôn nhân khác nhau: Có 46.3% những người đã có và chưa có gia đình tham gia vào hoạt động này. Theo thuyết lựa chọn hợp lí: hành động lựa chọn hình thức giải trí này là sự cân bằng giữa chi phí bỏ ra: thời gian, tiền bạc...và phần thưởng nhận được không chỉ là sự vui vẻ trong tinh thần mà còn mở rộng quan hệ xã hội, tăng cường tình cảm bạn bè. Vì vậy việc tụ tập bạn bè được không chỉ những người chưa có gia đình mà cả những người có gia đình rất hứng thú. Đây là một hành động xã hội, hành động xuất phát từ nhu cầu muốn giao lưu của con người với nhau, từ đó xuất hiện động cơ để họ có thể tìm đến với nhau, kết hợp với hoàn cảnh phù hợp họ sẽ sử dụng những hình thức thức giải trí phù hợp để đạt được mục đích. Về hoạt động giải trí mới du nhập vào nước ta: đi uống cafe có sự phân biệt rõ rệt trong tương quan với tình trạng hôn nhân. Trong số những người tham gia vào hoạt động này có 55.9% người đã có gia đình. Tóm lại trong tương quan với tình trạng hôn nhân, có sự khác biệt trong việc lựa chọn các hình thức giải trí phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số hoạt động giải trí như tụ tập bạn bè hay rủ nhau đi uống rượu bia không có ranh giới giữa những người chưa có gia đình và những người đã có gia đình. Vậy trong tương quan giữa thành phần xuất thân và các loại hình giải trí được lựa chọn có sự khác biệt gì giữa những người có nguồn gốc xuất thân khác nhau: Bảng 3: Tương quan giữa thành phần xuất thân với các loại hình giải trí được lựa chọn (đơn vị %) Các loại hình giải trí Thành phần xuất thân Hà nội Ngoại tỉnh Tổng đi uống cafe 71.2 28.2 100 lên internet 58.8 41.2 100 uống rượu bia với bạn 55.3 44.7 100 Tham gia TDTT 55.4 44.6 100 Xem Tivi 55.1 44.9 100 Đi chơi với bạn bè 63.4 36.6 100 Đánh bài ăn tiền 46.9 53.1 100 Nghe nhạc 46.2 53.8 100 Khác 54.1 45.9 100 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: mức độ chênh lệch trong việc lựa chọn các loại hình giải trí giữa những người ngoại tỉnh và Hà Nội là không đáng kể. Tuy nhiên gần như ở tất cả các lĩnh vực giải trí tỉ lệ những người Hà Nội tham gia đều cao hơn so với những người ngoại tỉnh. Đặc biệt là đi uống cafe: trong số những người tham gia loại hình này có tới 71.2% là người Hà Nội, chỉ có 28.2% những người ngoại tỉnh tham gia vào hoạt động giải trí này. Từ thuyết biến đổi xã hội có thể thấy: sự thay đổi về tư tưởng xã hội trong việc tiếp nhận văn hoá nước ngoài đã mang đến một hình thức giải trí khá mới mẻ là đi uống cafe. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ nhất tới những người dân thành phố và người dân Hà Nội là một trong những nhóm xã hội như thế. Đối với loại hình giải trí uống cafe họ cũng nhanh chóng tiếp cận và thích nghi coi nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngược lại những người ngoại tỉnh vẫn chịu ảnh hưởng từ cách chi tiêu của những người làm nông nghiệp. Vận dụng thuyết hành động xã hội của M.Weber có thể thấy việc ít tham gia vào hoạt động đi uống cafe của người ngoại tỉnh là hành động duy lí truyền thống. Người Việt chủ yếu làm nông nghiệp, thời vụ thất thường, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên khí hậu nên họ căn cơ, tiết kiệm, làm bữa nay lo bữa mai. Vì cuộc sống vất vả như thế nên những nhu cầu tinh thần luôn được đặt lại sau nhu cầu về ăn, ở, mặc. Ngày nay những tư tưỏng này đã đổi thay đi rất nhiều nhưng gốc rễ của chúng vẫn tồn tại trong những con người Việt nam- đặc biệt là những người ngoại tỉnh. Cuộc sống vật chất chưa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn khiến những nhu cầu về tinh thần ít khi được đáp ứng hoặc nếu đáp ứng thì cũng là những loại hình giải trí tự tạo hoặc ít tốn kém. Về điều này tôi xin trích dẫn một ý kiến sau: “ Giải trí của bon anh chủ yếu là tự tạo thôi. Không có thì đi ngủ. Chứ đi những chô sành điệu, chi tiêu cho các loại giải trí tốn kém thì mình không có tiền. Mà nói thật nếu có tiền thì cũng chưa chắc đã dám, vì mình còn trẻ còn bao nhiêu việc phải làm nữa”(Nam-30 tuổi- CLB Dancing queen) Một hình hình thức giải trí khác là: đi chơi với bạn bè cũng thể hiện sự chênh lệch khá lớn trong tương quan với thành phần xuất thân. Trong số những người tham gia hoạt động giải trí này thì chỉ có 36.6% những người ngoại tỉnh so với 64.4% người Hà Nội. Thông thường ở một số ngành nghề khác những người ngoại tỉnh rất hay tập trung nhau trong những ngày cuối tuần hay họp đồng hương. Tuy nhiên, với nhóm người dẫn nhảy thì hoạt động đi chơi, tụ tập bạn bè ít hơn rất nhiều so với những người Hà Nội. Về vấn đề này chúng tôi thu được ý kiến sau: “Mình đi làm 30 /30, hàng ngày những lúc chúng nó rảnh rỗi thì mình phải đi làm. Thành ra có muốn gặp cũng chẳng gặp được. Còn nhưng lần đi họp đồng hương, người ta nghề nghiệp sang trọng, mình thì công việc cũng không đâu vào đâu, đi cũng ngại nên thôi ở nhà đi làm”. (Nam-33 tuổi- CLB Thăng Long) Như vậy đặc trưng nghề nghiệp là một điểm khiến những người dẫn nhảy ít tham gia vào hoạt động giải trí. Do mọi người vẫn còn những định kiến với nghề vì thế họ đã bị tước đi rất nhiều cơ hội tham gia vào các loại hình giải trí. Tóm lại, trong tương quan giữa thành phần xuất thân với các loại hình giải trí được lựa chọn mặc dù không có sự chênh lệch lớn trong tất cả các loại hình giải trí nhưng tỉ lệ những người Hà Nội vẫn chiếm ưu thế hơn những người ngoại tỉnh khi tham gia các hoạt động này. Điều này do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như những người ở Hà Nội các mối quan hệ xã hội được thiết lập từ rất lâu nên quan hệ xã hội rộng nên cơ hội tham gia hoạt động giải trí cũng tăng lên rất nhiều. Họ có thể đi chơi với bạn bè, đi tập thể dục thể thao ở những nơi quen biết.... Bên cạnh đó, họ có một nơi cư trú ổn định vì thế cũng rất thuận tiện trong việc tham gia vào các loại hình giải trí như xem tivi. Trong khi đó, những người ngoại tỉnh phần lớn phải thuê nhà ở trọ, sự ổn định trong chỗ ở không cao, việc sắm sửa đồ đạc luôn được đặt ra với tiêu chí: gọn nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển. Vì thế ít ai mua tivi để phục vụ cho mục đích giải trí. Mặc dù hoạt động giải trí của người dẫn nhảy đã nghèo nàn song với những người dẫn nhảy ở ngoại tỉnh thì các loại hình giải trí còn hạn chế hơn . Một chỉ báo khác có thể tìm hiểu để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề nghiên cứu là xét trong tương quan giữa trình độ học vấn Bảng 5: Tương quan giữa trình độ học vấn với các loại hình giải trí được lựa chọn (đơn vị: %) Loại hình giải trí Trình độ học vấn THCS THPT Tr.cấp CĐ, ĐH Tổng đi uống cafe với bạn bè 22 28.8 28.8 20.3 100 Lên internet 17.5 46.2 20 14.9 100 đi uống rượu bia với bạn bè 23.7 43.4 21.1 11.8 100 tham gia thể dục thể thao 20.3 37.8 17.6 22 100 xem tivi, đọc sách báo 20.4 36.7 22.4 20.1 100 đi chơi với bạn bè 31.7 48.8 9.8 9.8 100 đánh bài ăn tiền 18.8 45 18.8 18.2 100 nghe nhạc 19.2 46.2 11.5 24 100 khác 19.3 42.2 19.3 19.8 100 Bảng số liệu cho thấy: không có sự chênh lệch quá nhiều trong việc tham gia các loại hình giải trí giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau. Với loại hình giải trí mới mẻ như đi uống cafe: số người tham gia khá đồng đều giữa các nhóm người có trình độ học vấn khác nhau. Trong tổng số những người tham gia vào loại hình giải trí này thì có 22% người có trình độ học vấn THCS, 28.8% có trình độ THPT, 28.8% có trình độ từ CĐ-ĐH. Đối với loại hình giải trí mang tính truyền thống là tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng không có sự chênh lệch lắm về số người tham gia. Trong tổng số những người tham gia hoạt động này có 20.3% người trình độ học vấn THCS, 37.8% có trình độ THPT, 17.6% có trình độ T.Cấp và 22% có trình độ CĐ- ĐH. Ngay cả trong hoạt động đánh bài ăn tiền cũng không có sự phân ranh giới giữa những người có trình độ học vấn khác nhau. Trong hoạt động này có 18.2% có trình độ CĐ- ĐH, 18.8% có trình độ T.Cấp, 18.8% có trình độ THCS và 45% có trình độ THPT. Như vậy có rất ít sự khác biệt trong việc tham gia vào các loại hình giải trí trong tưong quan với trình độ học vấn của những người dẫn nhảy. Thông thường, những người có trình độ cao thì hoạt động giải trí mang tính “uyên bác”, song với người dẫn nhảy sự chênh lệch về trình độ không phải là nhân tố cơ bản dẫn đến sự khác biệt trong việc tham gia giải trí. Ở tất cả các loại hình giải trí người có trình độ học vấn THPT đều chiếm ưu thế hơn cả. Mặc dù trên thực tế, sự không đồng đều về trình độ học vấn chính là một nhân tố cơ bản dẫn đến sự không đồng nhất trong nhận thức, từ đó dẫn đến sự khác biệt rõ ràng trong hành động. Đây là điểm khác biệt căn bản trong hoạt động giải trí của người dẫn nhảy với những nhóm người hoạt động trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn: cùng làm trong lĩnh vực kinh tế nhưng những người nông dân có trình độ học vấn thấp, làm kinh tế hộ gia đình sẽ có những hoạt động giải trí khác biệt với một doanh nhân thành đạt trong một công ty liên doanh lớn. Nguyên nhân của vấn đề là do đặc thù về công việc của họ. Với thời gian giải trí quá ít ỏi và lại rơi vào khoảng thời gian mà nhịp sinh học của cơ thể đòi hỏi phải nghỉ ngơi nên các hoạt động giải trí có thể sử dụng được thường không có sự khác biệt lớn. Từ quan điểm xã hội học, có thể thấy sự tương đối giống nhau trong việc lựa chọn hình thức giải trí của nhóm người dẫn nhảy phân theo trình độ là kết quả của quá trình xã hội hoá. Thông qua các tương tác hàng ngày giữa các cá nhân, họ học hỏi nhau về mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có việc lựa chọn các hoạt động giải trí. Vì vậy, trong tương quan với trình độ học vấn thì các loại hình giải trí được sử dụng không có sự khác biệt lớn. Với giải trí cấp ngày như vậy, nên giải trí cấp tuần và nhất là cấp năm đối với mỗi người dẫn nhảy lại càng là một thứ xa xỉ. Những ngày cuối tuần chính là những ngày công việc bận rộn nhất đối với họ. Thời gian rỗi bị giảm đi rất nhiều và nhu cầu dành cho các hoạt động giải trí cũng bị thu hẹp một cách tối đa. Biểu đồ sau cho chúng ta thấy nhu cầu giải trí của những người dẫn nhảy vào những dịp cuối tuần. Các dữ liệu trên biểu đồ cho thấy có rất ít người dẫn nhảy có hoạt động giải trí vào ngày cuối tuần, số này chỉ chiếm 1.2, còn lại 98.8% không có hoạt động giải trí cấp tuần. Trong 1.2% người có hoạt động giải trí cấp tuần thì có tới 48.2% dành thời gian cho gia đình, 41% dành cho bạn gái. Như vậy ngay cả với những người có hoạt động giải trí cấp tuần thì các loại hình giải trí của họ cũng rất không phong phú, phần lớn họ dành cho những người thân bên cạnh. Nguyên nhân của vấn đề này là do tính chất công việc. Càng vào những ngày nghỉ cuối tuần khi nhu cầu giải trí của mọi người càng cao thì những người dẫn nhảy càng phải nỗ lực để hoàn thành vai trò xã hội của mình. Vì vậy, thời gian giải trí của họ bị thu hẹp đáng kể. Các hoạt động giải trí của người dẫn nhảy vốn đã ít nhưng vào những ngày cuối tuần khi cường độ công việc tăng lên thì các hoạt động giải trí lại còn ít hơn nữa. Mặt khác, do công việc dẫn nhảy chưa được pháp luật thừa nhận như một ngành nghề có mã ngành mã nghề nên tính chất pháp lí của công việc chưa có. Do đó người lao động phải chịu sự chi phối chủ yếu của chủ sở hữu lao động. Vì thế người lao động có thể bị sa thải bất kì lúc nào nếu không nỗ lực để hoàn thành vai trò của mình. Đây cũng là lí do khiến người lao động luôn luôn phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của câu lạc bộ, vũ trường và phải gạt bỏ những nhu cầu của cá nhân để đáp ứng sự hoạt động tốt nhất của nơi làm việc.Vì thế hoạt động giải trí cấp tuần của họ hầu như không có. Vận dụng thuyết lựa chọn hợp lí có thể thấy chi phí khi tham gia các hoạt động giải trí vào cuối tuần đối với họ là quá lớn so với phần thưởng nhận được. Chi phí không chỉ là thu nhập mà có thể còn là cơ hội được làm việc của họ, trong khi đó phần thưởng nhận được chỉ là sự thư thái tinh thần trong chốc lát. Vì vậy mà những người dẫn nhảy sẵn sàng bỏ qua các cơ hội tham gia các hoạt động giải trí vào ngày cuối tuần để tập trung vào công việc. Ý kiến sau sẽ làm rõ hơn vấn đề này “: Ở đây không có ngày nghỉ 30/30. Càng những ngày người ta nghỉ ngơi thì mình loại càng phải làm việc. Nói chung đặc thù của nghề này là thế. Người ta nghỉ thì mình làm.”( Nam-33 tuổi- CLB Dancing queen) Còn đối với các loại hình giải trí cấp năm chủ yếu họ trông chờ vào sự tổ chức của Câu Lạc Bộ hàng năm trong những chuyến dã ngoại (từ 1-2 lần/năm). Các chuyến đi thường từ 1- 2 ngày với đích tới là những điểm du lịch danh lam thắng cảnh như Bản Lác Hòa Bình, Tam Đảo…hoặc ở những bãi biển như Đồ Sơn, Sầm Sơn…. Tuy nhiên, ngay cả ở những chuyến dã ngoại này về thực chất thì họ cũng không thoát khỏi những vai trò xã hội mà họ đang thực hiện, vẫn phải tuân thủ những chuẩn mực chặt chẽ và gò bó mà Câu Lạc Bộ qui định như: vẫn phải làm, vẫn phải phục vụ những người đi nhảy trong đoàn mà không thể thực hiện các ứng xử theo những chuẩn mực của nhóm, hay những chuẩn mực ngẫu hứng nhiều khi đối lập với hệ chuẩn mực của Câu Lạc Bộ đề ra. Điều đó không thể giúp họ giải tỏa những ức chế căng thẳng mà công việc thường ngày gây nên, không thể tạo được sự hứng khởi vì đã được tự do thoát ra khỏi những áp đặt thường ngày của Câu Lạc Bộ. Chính vì vậy, không thể coi những chuyến dã ngoại này là một trong những hoạt động giải trí tích cực và hiệu quả nhất của những người dẫn nhảy. Số người xin nghỉ và nhất là nghỉ “dài ngày” chủ yếu rơi vào những người ngoại tỉnh Tóm lại, hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn, không chỉ trong thời gian rỗi cấp ngày mà thậm chí còn rất nghèo nàn vào thời gian rỗi cấp tuần và cấp năm. Có những khoảng thời gian, những người này không có một hoạt động giải trí nào. Trong khi đó hoạt động giải trí là hoạt động hết sức thiết yếu đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nó có vai trò to lớn trong việc tăng thêm sức khoẻ, cũng như thái độ tích cực với cuộc sống. Vì thế cần phải tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, để có thể đưa ra được những giải pháp giải quyết vấn đề trên. 1.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn 1.2.1. Nguyên nhân kinh tế Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết mọi hoạt động giải trí công cộng đều tổ chức dưới dạng dịch vụ, theo quy luật cung- cầu. Vì thế để tham gia vào các hoạt động giải trí này, điều kiện mang tính quyết định thứ nhất là kinh phí của người sử dụng. Trong khi đó, 56.6% người người làm nghề này là người ngoại tỉnh. Vì thế, ngoài những chi phí hàng ngày họ còn phải chi thêm một khoản khác cho việc thuê nhà ở. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng lên nhanh chóng thì những người ngoại tỉnh- phải thuê nhà ở trọ lại càng gặp phải những khó khăn trong vấn đề cân đối thu – chi. Đối với những người ở Hà Nội, họ cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Khó khăn về kinh tế dẫn đến nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí giảm đi rất nhiều. Bởi lẽ, khi cái ăn cái mặc vẫn còn là nỗi lo của con người thì người ta chưa thể tính đến các nhu cầu về tinh thần, giải trí. Bên cạnh đó, 33.7% người dẫn nhảy đã có gia đình nên ngoài việc giải quyết nhu cầu cá nhân, phần lớn thu nhập của họ phải đóng góp để phục vụ cho những nhu cầu trong cuộc sống gia đình. Đây cũng là một cản trở khiến những người có gia đình ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động giải trí. Tuy nhiên, nhân tố cơ bản nhất trong nguyên nhân kinh là thu nhập của không ổn định. Mặc dù thu nhập của họ có từ 3 nguồn: Lương của chủ sở hữu lao động trả, Tiền thưởng của chủ sở hữu lao động, Tiền thưởng của khách. Nhưng thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn tiền thưởng của khách. Vì thế, mức độ ổn định không cao. Theo kết quả nghiên cứu thu nhập của họ như sau: trung bình lương ở mức từ 1.300.000- 1.500.000đ/tháng. Nếu tính theo ca thì khoảng 350.000đ/ca. Mức thưởng do chủ sử dụng lao động trả tuỳ thuộc vào tình trạng kinh doanh của của câu lạc bộ, vũ trường. Còn tiền thưởng của khách trung bình mỗi người khách thường thưởng cho người dẫn nhảy của mình từ 10-20 nghìn. Thông thường mỗi ca làm việc người dẫn nhảy thường dẫn khoảng 4-5 khách. Trong điều kiện kinh tế hạn hẹp và thiếu ổn định như vậy, họ khó có khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động giải trí. Ý kiến sau sẽ làm rõ hơn những khó khăn về kinh tế của người dẫn nhảy khi tham gia hoạt động giải trí: “Nói chung cũng vì hoàn cảnh cả thôi. đi làm suốt ngày mà lương cũng không được bao nhiêu. Bây giờ giá cả thị trường cái gì cũng tăng, nhưng tiền thưởng của khách thì cũng thế thôi. Nên cuộc sống cũng vất vả. Kiếm ăn còn lo không đủ huống chi tiền dành cho vui chơi ca hát. Giải trí của mình chủ yếu là tự tạo thôi, những chỗ sành điệu là dành cho người có tiền rồi”( nam -30 tuổi- CLB Festion) Tuy nhiên, những người dẫn nhảy có thể tiếp cận các loại hình giải trí một cách gián tiếp qua các câu chuyện với khách hàng trước giờ làm việc. Về điều này có ý kiến như sau: “Đi nhảy với các cô các chị cũng là giải trí. Nhiều khi mình biết được một bộ phim hay hay một chương trình tivi nào đó trong lúc nói chuyện với khách”. (Nam- 26 tuổi- CLB Thăng Long) Như vậy, kinh tế là một nhân tố cơ bản loại bỏ các cơ hội tiếp cận với hoạt động giải trí trực tiếp .Vậy mức độ chi phí cuả những người dẫn nhảy cho hoạt động giải trí như thế nào? Biểu đồ trên cho thấy có tới 88% những người dẫn nhảy có mức chi phí hàng tháng cho các hoạt động giải trí là dưới 100 nghìn đồng, trong đó 22.9% có mức chi phí dưới 50 nghìn đồng, 65.1% có chi phí từ 51-100 nghìn đồng. Với thời giá hiện nay chi phí như vậy là hết sức khiêm tốn, vì thế cơ hội để được tham gia vào các hoạt động giải trí là rất khó khăn. Hành động chi cho hoạt động giải trí khá ít ỏi so với thu nhập là hành động duy lí truyền thống. Người Việt xưa nay vẫn bị chi phối bởi lối tư duy cố hữu cuả n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (17).doc