Đề tài Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

I. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 2

1.1 Đối với NHTM 2

1.2 Đối với khách hàng 2

II. Hoạt động huy động vốn của NHTM 3

III. Hoạt động huy động vốn của NHTM 3

3.1 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM 3

3.1.1 Tiền gửi thanh toán 3

3.1.1.1 Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng 3

3.1.1.2 Thủ tục mở tài khoản 4

3.1.1.3 Tính lãi tiền gửi thanh toán 4

3.1.2 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 5

3.1.2.1 Tiết kiệm không kỳ hạn 5

3.1.2.2 Tiết kiệm định kỳ 5

3.1.2.3 Các loại tiết kiệm khác 6

3.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá 6

3.2.1 Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá 6

3.2.1.1 Xác định khách hàng tiềm năng 6

3.2.1.2 Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 7

3.2.1.3 Thông báo phát hành giấy tờ có giá 7

3.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và huy dộng tiền gửi ngắn hạn 8

3.2.1.5 Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu 9

3.2.1.6 Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi. 9

3.2.2 Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá 9

3.2.2.1 Xác định khách hàng tiềm năng 10

3.2.2.2 Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu 10

3.2.2.3 Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. 10

3.2.2.4 Huy động vốn dài hạn bằng việc phát hành cổ phiếu 11

3.2.2.5 Xác định chi phí huy động vốn dài hạn của NHTM 11

3.2.2.6 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN 12

II Thực trạng huy động vốn của các NHTM 13

2.1 Thực trạng huy động vốn của NHTM 13

2.2 Huy động vốn ở các NHTMNN 18

2.3 Đối với NHTM và NHTMNN còn một biện pháp tăng vốn : 19

2.4 Từ thực tế trên cho ta thấy mức độ huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của các NHTM được thể hiện qua các điều sau: 20

Kết luận 23

Danh mục tài liệu tham khảo 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn đến 36 tháng. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành: + Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ. + Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối lỳ. + Tiền gửi lỳ hạn lĩnh lãi định kỳ Với việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của NH trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng. Các loại tiết kiệm khác Ngoài hai loại gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ, hầu hết các NHTM đều thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang… với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. 3.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá Trong NHTM, việc huy động vốn thường giao cho phòng nguồn vốn, trong đó có thể chia ra thành hai bộ phận: Huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn dài hạn. 3.2.1 Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá 3.2.1.1 Xác định khách hàng tiềm năng Huy động vốn qua các loại giấy tờ có giá có nghĩa là nhân viên NH thay mặt NH bán các loại giấy tờ có giá cho khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn nhân viên phải biết cách xác định các khách hàng tiềm năng là ai? Hay ai sẽ là người có thể mua sản phẩn của mình. Xác định khách hàng tiềm năng là xác định xem ai có khả năng và nhu cầu mua các loại giấy tờ có giá do NH phát hành. Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này là các nhà đầu tư ngắn hạn., nhứng người có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi cần đầu tư sinh lợi,nhưng phải đảm bảo mục tiêu thanh khoản. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể được nhìn dưới hai dạng: + Các nhà đầu tư tổ chức bao gồ các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm, các loại quỹ và các tổ chức khác. + Các nhà đầu tư cá nhân như các ca sỹ, cầu thủ bóng đá, người nghỉ hưu, nhân viên làm việc hưởng lương….vừa nhận được thu nhập nhưng tạm thời chưa sử dụng đến. Các khoản thu nhập của họ tạm thời nhàn rỗi cho đến khi được sử dụng, do vậy họ có nhu cầu đầu tư ngắn hạn. Đây là một dạng khách hàng tiềm năng 3.2.1.2 Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTM phải lập hồ sơ đề nghị phát hành. Nội dung đề nghị phát hành bao gồm: + Đề nghị phát hành giấy tờ có giá trong năm tài chính. + Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng, tổng số giấy tờ có giá ngắn hạn năm tài chín, tổng mệnh giá phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt và thời điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành. + Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đề nghị phát hành. + Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính. + Điều lệ và giấy phép hoạt động ( đối với NH tổ chức phát hành lần đầu) + Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác nếu có. 3.2.1.3 Thông báo phát hành giấy tờ có giá Sau khi được xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, NHTM sẽ ra thông báo phát hành. Nội dung thông báo phát hành gồm: + Tên tổ chức phát hành. + Tên gọi giấy tờ có giá ( tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,..). + Tổng mện giá của đợt phát hành. + Ngày phát hành. + Thời hạn của giấy tờ có giá. + Ngày đến hạn thanh toán. + Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi. + Phương thức hoàn trả và địa điểm trả tiền gốc của giấy tờ có giá. Thông báo phát hành được công bố rộng rãi ra côgn chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh, báo chí. Việc thông báo phát hành giấy tờ có giá đến công chúng một mặt là do tính chất pháp lí đối với đợt phát hành, mặt khác là điều cần thiết để đưa thông tin về đợt phát hành đến với khách hàng tiềm năng. Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và huy dộng tiền gửi ngắn hạn Như đã biết NHTM có thể huy động vốn ngắn hạn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Tại sao phải huy động vốn ngắn hạn thông qua các loại giấy tờ có giá? Điều này trước hết xuất phát từ nhu cầu đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư khác nhau nên cần có nhiều hình thức khác nhau để thu hút. Tiếp đến là do tập quán và trình độ phát triển của thị trường vốn ngắn hạn cụ thể như: + Huy động tiền gửi tiết kiệm thích hợp ở những nước có thị trường tiền tệ chưa phát triển + Ở nhứng nước có thị trường tiền tệ phát triển , giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, trong khi ở những nước thị trường kém phát triển thì ngược lại Ở Việt Nam từ trước đến nay tất cả các NHTM đều huy động vốn ngắn hạn thông qua hình thức tiền gửi và tiêtd kiệm, chỉ có vài NH như Incombank và Vietcombank có huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. Điều này là thói quen của cả hai phia, NH và khác hàng, thích hình thức huy động vốn truyền thống hơn là phát triển các hình thức huy động vốn mới. Mặt khác do thị trường tiền tệ Việt Nam kém phát triển nên việc huy động vốn thông qua giấy tờ có giá thường có chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư dễ chấp nhậ gửi tiền với lãi suất thấp hơn là mua chứng chỉ tiền gửi hay kì phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi có tính thanh khoản cao hơn và có mức độ an toàn hơn là các loại giấy tờ có giá. Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do NH phát hành để huy động vốn ngắn hạn, trong đó NH sẽ cam kết trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn. Thời gian qua VietcomBank đã có và thường xuyên phát hành kỳ phiếu để huy động vốn ngắn hạn. Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi. Ngoài kỳ phiếu, các NHTM còn phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn. Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM cổ phần ít khi huy động vốn ngắn hạn này. Trong khi đó các NHNN thì sử dụng thường xuyên hơn. Cách tính lãi đối với giấy tờ có giá Giấy tờ có giá ngắn hạn có nhiều loại khác nhau, nhưng cách tính lãi tương tự nhau. Do đó ở đây trình bày cách tính lãi cho kỳ phiếu như một ví dụ điển hình. Khi phát hành kỳ phiếu cho khách hàng, NHTM cam kết trả gốc khi kỳ phiếu đến hạn còn cam kết trả lãi tính trên mệnh giá của kỳ phiếu. NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng sử dụng một trong các phương thức trả lãi sau đây: + Trả lãi sau: Theo phương thức này NHTM xác định và tả lãi kỳ phiếu một lần v ào thời điểm đáo hạn hay thời điểm thanh toán kỳ phiếu. + Trả lãi trước : Theo phương thức này NHTM xác định và trả một lần tại thời điểm phát hành. Trong trường hợp này kỳ phiếu được bán ở giá chiết khấu tức là bán ở giá thấp hơn so với mệnh giá và lãi của kỳ phiếu chính là số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán kỳ phiếu. + Trả lãi định kỳ: Theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi kỳ phiếu theo từng định kỳ cho người sở hữu kỳ phiếu. Định kỳ trả lãi thường áp dụng theo tháng. Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá Muốn huy động vốn trung và dài hạn các NHTM có thể phát hành trái hiếu và cổ phiếu. Trái phiếu do NH phát hành có thể được xem là một loại trái phiếu công ty. So với chính phủ, trái phiếu NH rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu Chính Phủ hay trái phiếu khi bạc. Ở Việt Nam thời gian qua, cac NHTM quốc doanh đều có phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn, trong khi đó các NHTM cổ phần chủ yếu phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Tuy nhiên gần đây một số NH đã bắt đầu chuyển sang phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi, đặc biệt là trá phiếu chuyển đổi để huy động vốn dài hạn. Muốn phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn dài hạn cần có những hiểu biết về các công việc sau: 3.2.2.1 Xác định khách hàng tiềm năng Là xác định xem ai là người có nhu cầu và khả năng mua các loại giấy tờ có giá dài hạn do NH phát hành. Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này là các nhà đầu tư dài hạn, những người có tiền tệ rỗi cần đầu tư sinh lợi trong thời gian dài. Với những nhà đầu tư này , họ tạm thời gác lại việc sử dụng tiền cho nhu cầu tiêu dùng để đầu tư nhằm được tiêu dùng cao hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư này nhìn chung có thể được chia làm hai nhóm: + Các nhà đầu tư tổ chức bao gồm các doanh nghiệp, các cong ty bảo hiểm , các loại quỹ đầu tư và các tổ chức kinh tế xã hội khác. + Các nhà đầu tư cá nhân có thu nhập vượt quá nhu cầu chi tiêu, do đó có nhu cầu tích lũy dài hạn. Để huy động vốn dài hạn, các NHTM cũng tiến hành lập đề nghị phát hành trình lên NHNN xem xét phê duyệt, sau đó thông bào phát hành rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả các thủ tục này được thực hiện tương tự như phát hành giấy tờ 3.2.2.2 Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu Với nhu cầu dài hạn lên đến 10, 15, hay 20 năm, rõ ràng các NHTM không thể phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn được. Trong trường hợp này NH có thể phát hành trái phiếu. Trái phiếu NHTM có thể xem là một loại trái phiếu công ty. Nó là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạn, theo đó các NH cam kết trả lãi và gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu. Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho nhà đầu tư, NHTM thu về được một khối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức vay nợ. Như vậy khi phát hành trái phiếu , nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên. Tuy nhiên phát hành trái phiếu không làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm cho nợ dài hạn của NH tăng lên. 3.2.2.3 Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành bán cho các nhà đầu tư, trong đó có thỏa thuận đến một thời điểm nào đó sau khi phát hành, các nhà đầu tư có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ nào đó. Loại trái phiếu này được xem như là một dạng chứng khoán lai do vừa có tính chất của chứng khoán nợ, đồng thời vừa có tính chất của một chứng khoán vốn. Nó phổ biến ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển nhưng chưa được phổ biến lắm ở Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây một số NH đã bắt đầu phát hành trái phiếu chuyển đổi như NH ACB, Sài Gòn bank. Huy động vốn dài hạn bằng việc phát hành cổ phiếu Cổ phiếu nói chung là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần. Các NHTM cổ phần cũng là một dạng công ty cổ phần, do dó có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Có nhiều cách phân loại cổ phiếu thành nhiều loại cổ phiếu khác nhau. Nhưng có hai cách phân loại sau thường gặp. Cổ phiếu vô danh và cổ phiếu lý danh : Cổ phiếu vô danh là loại cổ phiếu không ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu. Loại cổ phiếu này dễ giao dịch trên thị trường hơn do không phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Cổ phiếu ký danh là cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu . Loại cổ phiếu này muốn chuyển nhượng phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị. Phân loại thành cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Cả hai loại cổ phiếu này đều là giấy chứng nhận quyền sở hữu một phần của công ty. Tuy nhiên nó có sự khác biệt nhau về quyề n được chia cổ tức ưu tiên và quyền được chia tài sản ưu tiên trong trường hợp công ty bị thanh lý. Để huy động và tăng vốn chủ sở hữu , NHTM có thể xem xét phát hành cổ phiếu bán cho cổ đông cũ, cổ đông mới và kể cả bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài . Theo quy định thì nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của NHTM Việt Nam. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ nhưng không được vượt quá 20%. Khác với phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu cho NHTM Xác định chi phí huy động vốn dài hạn của NHTM Đứng trên góc độ NHTM, việc xác định chi phí huy động vốn dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá rất quan trọng vì nó tác động đến quyết định xem NHTM nên huy động vốn bằng hình thức nào? Cụ thể NHTM cần quyết định: + Nên huy động tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá. + Nên phát hành trái phiếu hay cổ phiếu? + Nên phát hành trái phiếu hay trái phiếu chuyển đổi? + Nên phát hành cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu ưu đãi. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi NHTM phải phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp huy động vốn. Ngoài ra một điều hết sức quan trọng cần chú ý là xác định chi phí của từng phương án huy động vốn. Chi phí huy động vốn trái phiếu: Khi phát hành trái phiếu huy động vốn, nhìn chung NHTM phải chịu hai loại chi phí : (1) Chi phí phát hành và (2) chi phí trả lãi cho nhà đầu tư. Chi phí phát hành là tất cả chi phí liên quan cần chi ra cho đợt phát hành như: xin phép phát hành, thông báo phát hành, mồi giới và bảo lãnh phát hành. Chi phí trả lãi cho nhà đầu tư là toàn bộ tiền lãi NHTM phải chi trả cho việc huy động và sử dụng vốn của nhà đầu tư. Thông thường chi phí trả lãi bằng mệnh giá trái phiếu nhân với lãi suất trái phiếu được công bố và NHTM phải trả lãi cho nhà đầu tư theo một trong ba hình thức: Trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi theo định kỳ. Thường thì chi phí huy động vốn bằng trái phiếu được so sánh với lãi suất huy động tiền gửi hoặc tiết kiệm nên khi xác định chi phí huy động vốn chúng ta cần xác định xem NHTM tốn bao nhiêu phần trăm cho việc huy động vốn chứ không phải tốn bao nhiều cho việc huy động vốn. Chi phí huy động vốn bằng cổ phiếu: Trong trường hợp NHTM phát hành cổ phiếu huy động vốn , chi phí huy động vốn thường bao gồm chi phí phát hành và cổ tức hàng năm phải trả cho cổ đông để được sử dụng vốn của họ. Tuy nhiên do cổ phiếu không có đáo hạn và cổ tức không cố định nên cách xác định chi phí huy động vốn trong trường hợp này thường rất phức tạp. 3.2.2.6 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN Nhìn vào bên nguồn vốn của bảng cân đối tài sản, chúng ta có thể thấy NHTM có một bộ phận vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và bộ phận vốn vay từ NHNN. Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản ở NHTM. Qua tài khoản này NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các tổ chức tín dụng, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay. II Thực trạng huy động vốn của các NHTM 2.1 Thực trạng huy động vốn của NHTM Do điều kiện phat triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất cao, do đó đòi hỏi các NH đặc biệt là các NHTM phải có một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Vì vậy việc huy động vốn là yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Quy mô của các NH cũng phần nào được thể hiện qua sự gia tăng về vốn. Vậy tình hình huy động vốn của các NHTM nước ta thời gian qua diễn ra như thế nào?\ Trong những năm qua, tổng nguồn vốn huy động của cá NHTM có xu hướng tăng. Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng toàn quốc trong 5 năm qua đạt tốc độ tăng cao nhưng có xu hướng giảm dần vào năm 2008 và năm 2009. Cụ thể như sau : năm 2005 mức huy động vốn tăng 32.1% so với năm 2004. Năm 2006 là 36.5%, năm 2007 là 53.9%, năm 2008 là 20% và đến cuối tháng 9 năm 2009 là 9.9%. Từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các NHTM giảm sút rõ rệt; theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4/2009 tăng khoảng 3,74% so với cuối tháng trước và tăng 9,88% so với cuối năm 2008; đến hết tháng 7 tăng 20,92% so với đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát cao bùng phát và năm 2009, Việt Nam đã có những dấu hiệu rõ rệt về suy giảm kinh tế do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu. Áp lực thu hút vốn của các ngân hàng đang tăng cao, nhất là trước nhu cầu đáo hạn  các khoản tiền gửi thường tập trung vào những tháng cuối năm. Việc tăng cường thu hút vốn còn để phục vụ nhu cầu vốn gối đầu cho quý I năm sau. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 10/2009, mặt bằng lãi suất huy động VND tăng nhẹ từ 0,1-0,3%/năm, hiện đang phổ biến ở mức 8,0-10%/năm. Tuy nhiên, ở thời điểm cuối tháng 10/2009, lãi suất huy động VND ở một số các ngân hàng thương mại đã tăng, tập trung ở các kỳ hạn ngắn. Các ngân hàng thương mại cổ phần như Đông Nam Á (SeABank), Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Phương Đông (OCB)… đã tăng ở hầu hết các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng lên mức cao, khá đồng đều và sát với các kỳ hạn dài. Ngoài việc tăng lãi suất, nhiều ngân hàng thương mại cũng đã sử dụng các công cụ huy động là kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Như vậy, so với tháng 9/2009, lãi suất huy động  VND của các ngân hàng thương mại ở cuối tháng 10 và đầu tháng 11 đã tăng cao chênh lệch từ 0,2-0,6%/năm. Sau đợt điều chỉnh trực tiếp, kết hợp với việc huy động thông qua các công cụ khác thì chênh lệch lãi suất huy động và cho vay chỉ còn khoảng 0,5% - 0,6%. Thực tế cho thấy, mặc dù lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đều đã tăng gần hết biên độ cho phép, nhưng lượng vốn ở các ngân hàng tăng không đáng kể. Hiện nay, ở một số ngân hàng, trong cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ gửi tiền không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn luôn được người gửi sử dụng nhiều hơn kỳ hạn dài. Do đó, các ngân hàng thương mại buộc phải dự trữ thanh toán lớn hơn, hoặc cho vay ra ít hơn để đảm bảo cân đối nguồn tiền vào- ra. Chuyên gia tài chính- ngân hàng Doãn Hữu Tuệ cho rằng, chính việc huy động vốn không dễ dàng nên khả năng tăng trưởng tín dụng cao như đầu năm của các ngân hàng thương mại là khó diễn ra. Tính đến hết 9 tháng, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 29,3%, dự kiến cả năm có thể vượt quá 30%. Theo ông Tuệ, với hạn mức này ở thời điểm hiện nay là không lớn, tương đối phù hợp giữa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ngăn ngừa tái diễn lạm phát. Lãi suất huy động cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank). Với sản phẩm “Tiết kiệm siêu lãi suất” kỳ hạn 36 tháng, mức lãi suất huy động mà ngân hàng này áp dụng lên tới 10,3%/năm. HDBank cũng điều chỉnh lãi suất của “Chứng chỉ tiền gửi siêu lãi suất” kỳ hạn 364 ngày trong đợt này đối với khách hàng doanh nghiệp lên mức 9%/năm và khách hàng cá nhân là 9,3%/năm. Ngày 10-8, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) thông báo thay đổi lãi suất huy động VND ở tất cả các kỳ hạn và áp dụng trên toàn hệ thống. Mức lãi suất tăng mạnh nhất là tăng 0,35%/năm ở các kỳ hạn từ 12-36 tháng và tăng từ 0,1-0,25 %/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tuần đến 9 tháng. Cùng đợt tăng này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) quyết định tăng lãi suất huy động cả VND, USD và EUR. Cụ thể, đối với lãi suất huy động VND, SCB tăng lãi suất kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng với biên độ tăng từ 0,1%/năm đến 0,7%/năm. Khi lãi suất huy động cùng được đẩy lên cao và sắp kịch trần, các ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng. Các giải thưởng giá trị lên tới hàng tỷ đồng cùng với lãi suất thưởng dành cho khách hàng cũng là “chiêu” mà các ngân hàng sử dụng. VietBank áp dụng chính sách lãi suất cộng, khách hàng gửi trên 1 tỷ đồng được cộng thưởng lãi suất lên tới 0,25%. Sacombank với chương trình “Cơn lốc quà tặng”, giải đặc biệt là xe hơi BMW trị giá 1,4 tỉ đồng và nhiều giải thưởng có giá trị khác. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng tung ra chương trình “Gửi tiền nhận quà”, chỉ cần gửi trên 20 triệu đồng là khách hàng đã nhận được quà từ ngân hàng. Tổng giá trị của chương trình lên đến hơn 4 tỷ đồng... Các ngân hàng lớn như, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank) cũng không đứng ngoài cuộc. Khi gửi tiền tại Vietcombank khách hàng được tặng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe môtô. Đồng thời, còn được cộng thêm lãi suất ưu đãi khi gửi tiền kỳ hạn 1-12 tháng. VietinBank phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh có mức lãi suất huy động 9%/năm, kỳ hạn 36 tháng. Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi với số lượng lớn còn được tặng thêm lãi suất 0,2-0,4%/năm. Hút tiền gửi Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặt bằng lãi suất huy động VND tháng 7 tăng từ 0,3-0,6%/năm. Hiện lãi suất huy động bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước khoảng 8,24%/năm, của NHTM cổ phần khoảng 8,62%/năm. Lãi suất cho vay giữ ổn định ở mức 8,5 - 10,5%/năm. Mức lãi suất cho vay sau khi được hỗ trợ lãi suất phổ biến ở mức 4,5-6%/năm. Mặc dù lãi suất cơ bản được giữ nguyên, các ngân hàng vẫn điều chỉnh tăng lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng vừa nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 7-2009 ước tăng 2,75% so với cuối tháng trước và tăng 20,92% so với cuối năm trước. Trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 3,17% so với cuối tháng trước. Tín dụng đầu tư cho nền kinh tế ước tăng 2,15% so với cuối tháng trước. Cũng có ngân hàng đủ vốn cho vay nhưng không nằm ngoài cuộc “chạy đua”, bởi việc thu hút tiền gửi là một biện pháp góp phần ổn định nguồn vốn. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi kỳ hạn ngắn, nhu cầu về vốn trung và dài hạn lại đang tăng cao. Phát hành các loại giấy tờ có giá của ngân hàng nhằm thu hút vốn dài hạn cũng khó thực hiện. Trong khi đó, khách hàng cũng mạnh tay rút tiền gửi tại ngân hàng để đầu tư vào các kênh có sức hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán. Do đó nếu không tăng lãi suất và khuyến mại thì khó có thể huy động được nguồn vốn trung và dài hạn. Thực trạng phát hành trái phiếu của NHTM Trong tình thế phải đẩy mạnh các hình thức huy động vốn linh hoạt để có nguồn cung ứng cho thị trường, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã chọn giải pháp khả thi là phát hành trái phiếu. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Chẳng hạn, NHTMCP Hàng Hải (Maritime Bank) vừa công bố phát hành thành công được 2.100 tỷ đồng trái phiếu dài hạn năm 2009. Trong đó, 1.800 tỷ đồng kỳ hạn 2 năm và 300 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) cũng đã huy động được 1.362 tỷ đồng đợt đầu năm 2009. Đến cuối tháng 8/2009, NHTMCP Sacombank (STB) đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức do ANZ, Citibank và Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) đồng thu xếp. Trong những đợt phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng gần đây, bên bán hầu hết đều nhắm đến bên mua là tổ chức, nên mệnh giá trái phiếu lớn (chẳng hạn, tại Maritime Bank mệnh giá tới 1 tỷ đồng). Việc phát hành trái phiếu của NHTM thực chất là một hình thức huy động vốn, có thể chính các công ty chứng khoán mua kinh doanh. Bởi lãi suất trái phiếu ngân hàng có mức trên dưới 10,5% một năm, bên mua có quyền bán lại trái phiếu cho bên bán khi chưa đến kỳ đáo hạn. Lãi suất được thanh toán cuối kỳ hoặc hàng năm… Một số doanh nghiệp hiện trích một phần vốn ra đầu tư trái phiếu ngân hàng trong lúc chưa có dự án hoặc do vẫn có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng chưa triển khai được dự án nên đầu tư vào trái phiếu và họ có thể bán lại cho ngân hàng thu hồi vốn khi có nhu cầu vốn. Trong khi đó, người dân không mấy mặn mà với gửi kỳ hạn dài. Với các mức lãi suất cao, ngân hàng lại có thêm những điều kiện ràng buộc như món tiền gửi lớn, không được rút trước hạn, lĩnh lãi cuối kỳ… Điều này không phù hợp với tính toán của khách hàng cũng như nhu cầu rút vốn linh hoạt để rót vào các kênh đầu tư khác đang hấp dẫn. Đại diện một số NHTM thừa nhận, nhu cầu vốn trung dài hạn thường rất lớn trong khi nguồn vốn trung dài hạn không nhiều. Thời gian qua, tình hình huy động vốn trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp gần như tê liệt. Doanh nghiệp phải làm hồ sơ đến ngân hàng đề nghị tài trợ vốn trung dài hạn. Trong khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã được khống chế còn 30%, ngân hàng không thể ồ ạt bơm vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nếu không muốn đối mặt rủi ro. Để huy động vốn trung dài hạn, phát hành trái phiếu trung dài hạn là bài toán được các ngân hàng áp dụng linh hoạt. Nhờ đó các ngân hàng đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn từ phát hành trái phiếu. * Một số ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên đô thị, ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ có tỷ trọng vốn đi vay trên thị trường liên ngân hàng cao. Một ngân hàng khác thuộc nhóm quy mô khá, đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế, cũng tính đến hết năm 2007 có tổng số tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác là 12.846,6 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với mức 3.429,3 tỷ đồng cuối năm 2006. Vốn huy động từ khách hàng là 17.686,7 tỷ đồng, tăng khoảng 1,7 lần so với mức 9.813,5 tỷ đồng cuối năm 2006. Tương tự, trong cơ cấu nguồn vốn huy động là 27.500,2 tỷ đồng thì vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng chiếm 46,7%. Về sử dụng vốn, riêng dư nợ cho vay khách hàng là 16.611 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với mức 9.058,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế cũng có số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là 12.347 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2006. C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110708.doc
Tài liệu liên quan