Đề tài Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân

Mục lục

Lời mở đầu 5

Chương I: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 7

1.1 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 7

1.2 Vốn của NHTM 13

1.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM 14

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 17

Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân 23

2.1 Khái quát chung về NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân 23

2.2 Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân 26

Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT – CN Thanh Xuân 37

3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT – CN Thanh Xuân 37

3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân 38

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo Thanh Xuân 49

Kết luận 58

 

doc59 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế như: Chính Phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng USD và VNĐ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn, đầu tư và tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán. b) Cơ cấu tổ chức: Là một Ngân hàng nông nghiệp mới được thành lập từ năm 1996 đến nay, quy mô hoạt động của chi nhánh Thanh Xuân chưa lớn, nhân sự hạn chế, bởi vậy phương châm của Ngân hàng là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức được phân theo sơ đồ sau: Ban Giám Đốc Phòng hành chính – nhân sự Phòng kế hoạch - kinh doanh Phòng kiểm tra kế toán nội bộ Phòng kế toán và ngân quỹ Mỗi phòng ban thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám đốc. 2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân: Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã phải chứng tỏ mình trước không ít những thuận lợi và thách thức, khó khăn. Ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng thực hiện chấn chỉnh hoạt động tín dụng Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại và uy tín của ngành. Uy tín của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được nâng cao hơn có tác dụng tích cực tới công tác thu hút khách hàng và đa dạng hoá hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân. Là một chi nhánh mới được thành lập, tuy còn bỡ ngỡ non trẻ trong hoạt động, nhưng Ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm rút ra từ những thành công thất bại của các NHTM khác. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ NHNo&PTNT Việt Nam, sự quan tâm ủng hộ của chính quyền thành phố. Một thuận lợi hết sức quan trọng nữa đối với Ngân hàng trên bình diện vĩ mô là sự phục hồi phát triển cuả nền kinh tế thế giới và khu vực. Nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế mà trước đây một vài năm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của khu vực vẫn có mức tăng trưởng dương, nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 1997 đạt 6,5% và 5,8% năm 1998, tăng trưởng nông nghiệp 4,5% năm 1997 và 3% năm 1998, tăng trưởng công nghiệp năm 1997 là 14% và 11% năm 1998 thì nay dưới sự phục hồi của nền kinh tế khu vực sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế trên tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động của đất nước. Trong đó đặc biệt có ngành Ngân hàng, một ngành mà bản thân nó đã chịu ảnh hưởng lớn và sâu sắc nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vừa qua. Một tín hiệu tốt đẹp đối với hoạt động của ngành Ngân hàng là sự đang hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Với hai sàn giao dịch tại Hà Nội và thành phố HCM và khi sở giao dịch chính thức hình thành thì hoạt động của nền kinh tế chắc chắn sẽ sôi động. Khi đó lĩnh vực kinh doanh trên thị trường chứng khoán sẽ đem lại tỷ phần thu không nhỏ trong thu nhập và trong tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng gặp không ít khó khăn bao gồm cả những khó khăn chung của ngành Ngân hàng và khó khăn riêng do đặc điểm của chi nhánh Thanh Xuân khi mới bắt đầu thành lập. Nhìn chung năm 1996-1997 khi Ngân hàng mới thành lập, kinh tế thủ đô có tăng trưởng nhanh hơn với các tỉnh khác, tuy nhiên tốc độ này đã sớm bị chững lại. Bên cạnh những thiệt hại về thiên tai lũ lụt, nền kinh tế còn chịu sự tác động, chi phối của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực gây tâm lý bất ổn cho khách hàng dẫn đến co hẹp về hoạt động, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước, Ngân hàng nước ngoài, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội cạnh tranh ngày càng quyết liệt của hơn 60 Ngân hàng trên tất cả các lĩnh vực huy động vốn, mở rộng cho vay, thanh toán, mua ngoại tệ... diễn ra sôi động, gay gắt làm cho việc tìm kiếm khách hàng hết sức khó khăn. Chi nhánh Thanh Xuân có trụ sở tại 90 đường Láng - quận Đống Đa đây là một địa bàn còn khó khăn, kinh tế dân cư còn nghèo, chủ yếu buôn bán nhỏ, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp, cơ khí tiêu dùng, phát triển còn nhiều yếu kém nhưng lại có quá nhiều tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn với mạng lưới dày đặc phòng giao dịch. Một thực tế tồn tại hiện nay là trong khi các doanh nghiệp đang hết sức cần vốn để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh thì tại các Ngân hàng lại xảy ra tình trạng ứ đọng vốn lớn mà không giải ngân được. Tình trạng thiểu phát kéo dài trong năm 1999 mặc dù Ngân hàng nông nghiệp đã 5 lần hạ lãi suất trần cho vay từ 1,2%/tháng xuống còn 0,85%/tháng nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của Chính Phủ, nhưng do nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực năm 1997 nên nhìn chung các doanh nghiệp thiếu các dự án khả thi và do vậy việc thẩm định và cho vay trở nên khó khăn gây ứ đọng vốn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân còn hạn chế, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng còn chưa cập nhật cả trong cũng như ngoại ngữ cho giao dịch với bạn bè quốc tế. 2.2 Thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT CN Thanh Xuân: 2.2.1 Các hình thức huy động vốn được áp dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân. Ngay từ khi thành lập Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã phát triển nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Bằng các biện pháp và chính sách cụ thể, nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân ngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được kết quả đó Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã áp dụng những hình thức huy động vốn sau: * Huy động bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm. Tiết kiệm là hình thức huy động được các NHTM áp dụng từ lâu cho các thành phần như dân cư, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức tín dụng,... với các thời hạn và mức lãi suất quy định tương ứng cho từng thời hạn đó. Trong hình thức huy động này có rất nhiều thể thức được NHNo Thanh Xuân áp dụng: + Thể lệ tiết kiệm bằng tiền với các loại kỳ hạn: Không kỳ hạn, kỳ hạn dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng, kỳ hạn 1 tháng, tiết kiệm bậc thang... cũng được áp dụng rộng rãi trong thời gian đầu với mức lãi suất cao đủ sức hấp dẫn người gửi tiền. + Thể lệ gửi tiền tiết kiệm bằng ngân phiếu thanh toán nhằm mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngân phiếu thanh toán vào Ngân hàng và tạo điều kiện cho dân chúng làm quen với “dấu hiệu giá trị” mới này. + Thể thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ với mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngoaị tệ trong dân cư vào Ngân hàng để phát triển kinh tế. + Thể thức huy động “gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng” theo đó khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng nếu có nhu cầu sẽ được tính lãi suất tương đương giá vàng hiện tại. Hình thức này đang thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vì hiện nay giá trị vàng ngày một tăng, khi được đảm bảo giá trị theo vàng thì lợi nhuận thu được của khách hàng sẽ cao hơn khi gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng không phải đi mua vàng nhưng vẫn được đảm bảo giá trị như khi có vàng. * Huy động bằng việc tổ chức mở dịch vụ thanh toán, khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở tài khoản tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp. Tài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân tại Ngân hàng được phân chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Đối với loại tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, Ngân hàng có thể sử dụng chúng một cách có kế hoạch có mục đích đầu tư của Ngân hàng, còn loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn khách hàng chỉ sử dụng nó để được hưởng những tiện lợi trong thanh toán phục vụ chi trả cho các giao dịch mua bán, loại tiền gửi không kỳ hạn này chỉ có một ưu thế là lãi suất thấp nó tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm được lãi suất đầu vào và trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Ở Việt Nam, theo Nghị định 91/CP của thủ tướng chính phủ ngày 25/11/1993 và quyết định 22/QĐ - NH ngày 21/2/1994 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, mọi cá nhân đều có quyền mở tài khoản thanh toán ở Ngân hàng và được sử dụng séc chi trả. Ngoài ra mới đây chính phủ mới ban hành nghị định 30/CP ngày 9/5/1996 về quy chế phát hành và sử dụng séc có sửa đổi một số quy định về séc. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước có thông tư 07/TT - NH ngày 27/12/1996 hướng dẫn việc thực hiện quy chế này. Tuy vậy, muốn mọi cá nhân trong nền kinh tế chấp nhận và sử dụng séc còn lại cả một vấn đề khác kèm theo. 2.2.2 Thực trạng nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Thanh Xuân trong năm 2006 – 2007: Đơn vị: trđ. CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 %2007/2006 TỔNG NGUỒN VỐN 409.382 388.849 -6 1. Cơ cấu theo đồng tiền - Nguồn nội tệ 303.784 288.107 -4 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 105.598 100.742 -5 2. Cơ cấu theo kỳ hạn - Nguồn không kỳ hạn 39.512 47.578 20 - Nguồn CKH < 12 tháng 98.921 57.096 -42 - Nguồn từ 12 tháng trở lên 270.940 284.175 5 Trong đó + Nguồn từ 12-> dưới 24T 124.099 67.621 -44 + Nguồn có KH 24T trở lên 146.841 216.554 47 3. Phân loại theo nguồn vốn - Tiền gửi dân cư 367.636 338.463 -8 + Nội tệ 262.170 242.617 -8 + Ngoại tệ quy đổi VNĐ 105,466 95.846 -10 - Tiền gửi TCKT; TCXH 41.474 50.264 21 + Nội tệ 41.341 49.480 20 + Ngoại tệ quy đổi VNĐ 133 784 489 - Tiền gửi khác (TCTD) 272 122 -55 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2007) Tổng nguồn vốn đến 31/12/2007 thực hiện 388.8449 trđ đạt 83% kế hoạch được giao, giảm số tuyệt đối là: 81.151 trđ. So với năm 2006 giảm 20.533 trđ với tỷ lệ 6%. * Cơ cấu nguồn theo đồng tiền: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền bao gồm VNĐ và ngoại tệ. Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các loại tiền tệ được phản ánh trong bảng 2 và biểu đồ 1 sau: Bảng 2: Cơ cấu nguồn theo đồng tiền Đơn vị: trđ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng Tổng vốn huy động 409.382 100 388.849 100 Nội tệ 303.784 74,2 288.107 74,09 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 105.598 25,8 100.742 25,91 (Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2006-2007) Biểu đồ 1: Tỷ lệ cơ cấu nguồn theo đồng tiền Năm 2006: Năm 2007: - Năm 2007 nguồn nội tệ đạt 288.107 trđ, giảm 15.677 trđ so với năm 2006 ( giảm 4%), chiếm xấp xỉ 74% tổng nguồn vốn. - Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ năm 2007 đạt 100.742 trđ, giảm 4.856 trđ ( giảm 5%) so với 2006, chiếm 25,91% tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu trên cho thấy huy động vốn bằng VNĐ là một ưu thế lớn của Chi nhánh NHNo Thanh Xuân. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn VNĐ luôn có tỷ trọng lớn hơn vốn ngoại tệ. Nguyên nhân là do Chi nhánh nằm trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp, cơ khí tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ nên hình thức thanh toán chủ yếu là VNĐ. * Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Trong tổng nguồn vốn huy động thì loại tiền gửi này chiếm tỷ lệ rất thấp, do nhu cầu gửi vào và rút ra của khách hàng là thường xuyên nên ngân hàng không kế hoạch được. Vì vậy lãi suất huy động cho loại tiền gửi này thấp dẫn đến việc không thu hút được người dân quan tâm gửi tiền. Năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn đạt 47.578 trđ, chiếm 12,2%/tổng nguồn vốn. - Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng trong năm 2007 đạt 57.096 trđ, chiếm 15%/tổng nguồn vốn, giảm 41.825 trđ so với năm 2006. - Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên năm 2007 đạt 284.175 trđ, chiếm 72,8%/tổng nguồn vốn tăng 13.235 trđ so với năm 2006. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn này có xu hướng tăng: Năm 2006 chỉ chiếm 66,2%/tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này đã tăng lên 72,8%. Xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn của NHNo Thanh Xuân rất phù hợp với nhu cầu vốn hiện nay, cần phải được phát huy hơn nữa. Cụ thể tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo Thanh Xuân được trình bày dưới bảng 3 và biểu đồ 2 sau: Bảng 3: Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn Đơn vị: trđ CHỈ TIÊU Năm 2006 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn năm 2006 (%) Năm 2007 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn năm 2007(%) Tổng vốn huy động 409.382 100 388.849 100 Nguồn CKH<12 tháng 98.921 24,16 57.096 14 Nguồn từ 12T trở lên 270.940 66,18 284.175 72,8 Không kỳ hạn 39.521 9,66 47.578 12,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-2007) Biểu đồ 2: Tỷ lệ cơ cấu nguồn theo đồng tiền Năm 2006 Năm 2007 * Cơ cấu theo loại nguồn: - Tiền gửi dân cư: Năm 2007 huy động được 338.463 trđ, giảm 29.173 trđ so với năm 2006, chiếm 87% tổng nguồn vốn, trong đó nội tệ 242.617 trđ, ngoại tệ quy đổi 95.846 trđ - Tiền gửi tổ chức kinh tế: đạt 50.264 trđ, chiếm 13%/tổng nguồn vốn. Trong đó chủ yếu là nội tệ. 2.2.4 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHNo Thanh Xuân. 2.2.4.1 Những kết quả đã đạt được. Kết quả dịch vụ: - Năm 2007, công tác tín dụng còn nhiều khó khăn nên việc phát triển dịch vụ từ tín dụng cũng phần nào bị hạn chế. Tuy vậy, tổng thu phí từ dịch vụ thực hiện được 910 trđ/1264 trđ kế hoạch được giao, tổng thu dịch vụ chiếm 8,79% trên thu nhập ròng. - Trong năm, Chi nhánh đã phát hành tổng cộng 1.560 thẻ ghi nợ, giảm so với kế hoạch là 1.122 (đạt 58% so với kế hoạch ). Tổng số thẻ đã phát hành đến 31/12/2007 là: 8.294 thẻ. - Công tác dịch vụ ngày càng phát triển theo tất yếu nền kinh tế và sự nhiệt tình tìm kiếm của cán bộ ngân hàng theo định hướng của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trong đó dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng và thu phí cao tại Chi nhánh. Ngoài ra các nghiệp vụ khác như dịch vụ kiều hối, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ... đều có khả năng ngày càng mở rộng. - Hoạt động thanh toán quốc tế trong năm đạt 305 trđ phí dịch vụ. - Hoạt động bảo lãnh trong năm được 199 triệu đồng phí dịch vụ. - Chi nhánh đã thu hút được một số khách hàng tham gia nhập khẩu về giao dịch như: Công ty CP điện tử chuyên dụng HANEL, Công ty TNHH TM&PTCN Khai Quốc, Cty TM&XD Vĩnh Phát, Cty TNHH XNK Thuận Phát, Cty TM Lê Bình, Cty TNHH Thanh Phương, Cty TNHH Chí Thành II,... Và một số khách hàng xuất khẩu: Cty TNHH Tín Viên, Cty TNHH Tùng Thuý, Cty TNHH Thông Tấn đã một phần cân đối được nhu cầu ngoại tệ tại Chi nhánh. Kế toán – ngân quỹ: Công tác kế toán – ngân quỹ ngày càng được hoàn thiện với công nghệ hiện đại, chế độ giao dịch một cửa tạo nhiều thuận lợi nên số lượng khách hàng mở tài khoản và tham gia hoạt động thanh toán ngày càng tăng. Trong năm 2007 Chi nhánh NHNo Thanh Xuân đã thực hiện chuyển tiền nhanh 9.613 món, thu được gần 201 triệu đồng phí. Dịch vụ chi trả tiền WESTERN UNION đạt 245 món với số tiền là 293,930 USD phí thu 31 triệu đồng. Về trả tiền thừa, thiếu, thu tiền giả: - Trong năm 2007, nghiệp vụ ngân quỹ đã thực hiện đi thu chi tại các công ty và các điểm giao dịch đảm bảo an toàn, thu hộ cho dịch vụ bưu điện nhanh chóng và thuận lợi vẫn đảm bảo thu chi hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. - Tổng số trả tiền thừa là 35 món với số tiền trả lại khách hàng là 32 triệu đồng. - Tổng số tiền giả thu hồi là 400.000 đồng. 2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động huy động vốn tại NHNo Thanh Xuân. Bên cạnh những thuận lợi và những thành tích đã đạt được thì trong quá trình hoạt động chi nhánh NHNo Thanh Xuân còn gặp phải những vấn đề còn tồn đọng cần phải tháo gỡ: - Thứ nhất, tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 388.849 chỉ đạt 83% so với kế hoạch được giao và giảm 6% so với năm trước. Trong đó nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng chỉ đạt 57.096 trđ giảm đáng kể so với con số 98.921 trđ của năm 2006. Vì vậy cần phải có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hút nguồn vốn này như tác động vào lãi suất, kỳ hạn linh hoạt hơn,... Nguyên nhân của vấn đề này do: + Kinh tế tăng trưởng đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giá vàng và giá nhà đất trong năm 2006-2007 tăng cao nên một bộ phận dân cư đã đầu tư vào bất động sản do đó đã gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Chi nhánh. Mặt khác, nền kinh tế trong giai đoạn này chứa đựng những yếu tố biến động khó dự đoán về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, phá sản,...Vì vậy, việc gửi các khoản tiền tiết kiệm có kì hạn ngắn thường được khách hàng lựa chọn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn sang mua vàng, ngoại tệ, ... hơn là gửi tiết kiệm. + Ngân hàng chưa hoạch định được chiến lược huy động vốn thật sự rõ ràng và phù hợp. Bộ phận marketing của ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ về tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng gửi tiền, nhất là khách hàng cá nhân. Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao, dù rằng ngân hàng đã có những biện pháp nhất định theo hướng này. Xét theo góc độ lợi ích khách hàng các ngân hàng cần phải đối xử với khách hàng tiền gửi giống như với khách hàng đi vay, theo cơ chế thỏa thuận. Chẳng hạn các quy định có tính khuôn khổ của hình thức huy động tiết kiệm kì hạn, gửi 1 lần, trả gốc lãi một lần, được rút trước hạn nhưng không được rút từng phần các kì hạn được quy định cứng nhắc... có thể phù hợp với một số khách hàng, song chắc chắn không phù hợp với những khách hàng khác vốn đa dạng về nguồn thu nhập, chi tiêu và nhu cầu. + Do tác động cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kì (FED) xuống mức thấp nhất chỉ còn 1%/ năm nên tình hình lãi suất của nước ta đã có xu hướng trái chiều giữa VNĐ và ngoại tệ trong một thời gian dài và tác động chuyển dịch cơ cấu vốn huy động: vốn huy động VNĐ tăng, vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm. + Mặt khác trong huy động vốn VNĐ có nhiều kênh huy động với lãi suất hấp dẫn như: Trái phiếu chính phủ, kì phiếu của công ty dầu khí… nên công tác huy động của các NHTM nói chung và NHNo Thanh Xuân nói riêng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc huy động vốn trung và dài hạn. - Thứ hai, Chi nhánh Thanh Xuân nằm trên địa bàn Quận còn khó khăn, kinh tế dân cư con nghèo, chủ yếu buôn bán nhỏ, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp, cơ khí tiêu dùng, phát triển còn nhiều yếu kém nhưng lại có quá nhiều tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn với mạng lưới dày đặc phòng giao dịch, vì vậy nguồn vốn huy động của Chi nhánh chiếm thị phần còn hạn chế, ước đạt 5 - 6%. - Thứ ba, về cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng măc dù trong những năm qua đã có sự đầu tư đáng kể song vẫn có những hạn chế nhất định. Trong thời gian tới ngân hàng vẫn tiến hành dần từng bước thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng trên mọi phương diện: Đổi mới cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới trang thiết bị, dịch vụ đồng thời với việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT – CN THANH XUÂN 3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân: Mục tiêu tổng quát cho công tác huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp là: “Tiếp tục duy trì những phương thức huy động truyền thống đồng thời đẩy nhanh việc áp dụng các sản phẩm mới về huy động vốn đa dạng, phong phú, hiện đại, phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ cao và bền vững, cân đối với nhịp độ tăng trưởng tín dụng và các hoạt động khác, điều chỉnh và duy trì cân đối về cơ cấu nguồn vốn, thời hạn, lãi suất nhằm đưa NHNo Việt Nam phát triển không ngừng, trở thành một ngân hàng lớn mạnh ở Việt Nam và trong khu vực”. Quán triệt định hướng kinh doanh của NHNo Việt Nam và căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế trên địa bàn Hà Nội, NHNo Thanh Xuân xây dựng phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới là huy động vốn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đồng thời với việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Cụ thể như sau: - Tiếp tục từng bước mở rộng thị trường với phương châm phát triển ổn định, vững chắc nhằm tăng thêm thị phần, đảm bảo mạng lưới được bố trí thích hợp, rải đều trên các địa bàn hoạt động của ngân hàng để từ đó nghiên cứu, áp dụng những hình thức huy động vốn mới vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và năng lực tài chính, thích ứng nhanh trong quá trình hội nhập, đáp ứng có hiệu quả lộ trình cơ cấu lại NHNo Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010; Kiên trì thực hiện có bài bản trong từng thời điểm cụ thể chiến lược khách hàng gắn với việc làm tốt công tác xã hội hoá hoạt động ngân hàng, tạo mối quan hệ bình đẳng cùng có lợi giữa ngân hàng và khách hàng; thu hút các tầng lớp dân cư có tiền nhàn rỗi lớn, ổn định thông qua chính sách ưu đãi của chi nhánh. - Tập trung huy động vốn từ dân cư, các TCKT, các trường học trên địa bàn. Tiếp tục quảng cáo đến các hộ dân cư trên toàn quận qua truyền thanh, tờ rơi. Vận động sinh viên các trường để gia đình chuyển tiền học phí, tiền sinh hoạt qua tài khoản thẻ ghi nợ. 3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNNo Thanh Xuân: 3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: - Đối với tiền gửi không kỳ hạn: mở các loại tài khoản phục vụ khách hàng thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Tuỳ theo loại khách hàng để mở cho họ một loại tài khoản thích hợp hoặc một khách hàng có thể mở hai hay ba tài khoản phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng luôn có sự hướng dẫn và tạo điều kiện cho khách hàng chuyển số dư tài khoản này sang số dư tài khoản khác một cách dễ dàng, thuận tiện. Mở rộng xu hướng chung của ngân hàng là mở tài khoản cá nhân cho cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp và của khu vực hành chính sự nghiệp. Nghiên cứu áp dụng tài khoản vãng lai ở những cơ quan doanh nghiệp hoạt động tốt, thu nhập cao và có sự bảo đảm, cam kết chắc chắn. Tạo điều kiện cho những người gửi tiền được hưởng các dịch vụ ngân hàng khác như: thanh toán nhanh, chuyển tiền nhanh, được thấu chi tài khoản theo mức thoả thuận với ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục đầu tư công nghệ mới cộng các hình thức tiết kiệm để khách hàng có thể rút tiền bằng thẻ, bằng máy ATM. - Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Ngân hàng cần đa dạng hoá về kỳ hạn, về hình thức và chuyển nhượng. - Đối với tiền gửi tiết kiệm: Không ngừng hoàn thiện và phát triển các hình thức huy động tiết kiệm hiện có, đồng thời xây dựng những hình thức huy động mới. Ngoài những hình thức huy động truyền thống, ngân hàng nên hình thành và phát triển một số hình thức huy động mới vừa có tính chất huy động vừa có tính chất cho vay nhằm giải quyết mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn như: tiết kiệm có mục đích, tiết kiệm dưỡng lão,... + Tiết kiệm có mục đích: đó là hình thức tiết kiệm trung dài hạn với mục đích như xây dựng nhà ở, mua ô tô,...Người vay tiền có thể thoả thuận với ngân hàng hàng tháng trích từ tiền lương của mình một số tiền nhất định để chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có mục đích. Với tài khoản này người gửi sẽ nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhưng họ sẽ được ngân hàng cho vay tiền để thực hiện mục đích khi số tiền tiết kiệm đạt tới 2/3 giá trị cam kết mua tài sản. Hiện nay hình thức tiết kiệm này đang được người dân quan tâm, giúp ngân hàng huy động được tiền gửi trong dân cư, mặt khác giúp ngân hàng có được nguồn vốn trung dài hạn. + Tiết kiệm dưỡng lão: Hợp đồng tiết kiệm dưỡng lão có thể coi là sản phẩm giữa bảo hiểm và ngân hàng. Đó là một loại bảo hiểm nhân thọ đặc thù do ngân hàng cung cấp cho dân cư, nhằm bổ khuyết vào sự thiếu vắng về loại sản phẩm này trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Mặt khác nó lại thích ứng hơn với đặc điểm tâm lý người Việt Nam, nhờ các lợi thế sau: * Cung cấp cho người dân một dịch vụ quản lý nguồn tích luỹ của cá nhân để đảm bảo cuộc sống khi về già hoặc hết khả năng lao động, mà không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục hành chính như các loại bảo hiểm khác. * Phần vốn gốc không mất đi nếu người thụ hưởng chết trước thời hạn, mà sẽ được thừa kế trọn vẹn theo pháp luật, hoặc có thể trả lại toàn bộ cùng lãi suất ( sau thời hạn tối thiểu là 10 năm ) cho người hưởng thụ ngay khi còn sống, hay được chuyển thành các khoản thu nhập ổn định đến trọn đời. * Tính linh hoạt, mềm dẻo của một số sản phẩm tiền tệ được thể hiện ở chỗ người gửi tiền được hoàn toàn quyết định về số tiền, tiền gửi mỗi lần tuỳ theo khả năng tích luỹ của mình chứ không bị bó buộc định kỳ, định mức như đóng bảo hiểm. * Khi cung cấp loại hình dịch vụ tiết kiệm dưỡng lão này, ngân hàng sẽ khai thác được ưu thế về mặt tài chính của một loại sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Ngân hàng thu nhận và quản lý được một khoản tiền ổn định liên tục và lâu dài. Vì vậy có quyền quyết định đầu tư trung và dài hạn. - Còn đối với hình thức huy động bằng phát hành giấy tờ có giá có thuận lợi là Chi nhánh có nguồn vốn ổn định, giúp chủ động trong kinh doanh. Do đó trong thời gian tới Chi nhánh nên có biện pháp để huy động từ hình thức này, trong đó quan trọng nhất là phải tạo được uy tín trên thị trường. 3.2.2 Hoàn thiện công nghệ ngân hàng: Trong hoạt động ngân hàng, sự thành bại phụ thuộc rất lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn – Chi Nhánh Thanh Xuân.doc
Tài liệu liên quan