Đề tài Hoạt động khai thác các giá trị văn hoá Việt Nam trong festival Huế 2006

MỤC LỤC

 

Chương I: Khái quát về văn hoá và festival Huế 2006

1. Khái quát về văn hoá

* Khái niệm văn hoá

* Phân loại các thành tố văn hoá

2. Khái quát về festival Huế

* Khái niệm festival

* Festival Huế và festival Huế 2006 :

Chương II: Hoạt động khai thác các giá trị văn hoá Việt Nam trong festival Huế 2006

1. Kiến trúc

2. Nghệ thật tạo hình và âm thanh

3. Nghệ thật trình diễn

4. Nghề thủ công

5. Ẩm thực

6. Các yếu tố khác

Chương III: Tác động của khai thác văn hoá Việt Nam qua festival Huế 2006 đối với du lịch

1. Tích cực

2. Tiêu cực

3. Kết luận

 

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động khai thác các giá trị văn hoá Việt Nam trong festival Huế 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quả kỳ thi, quan Kinh dẫn đưa các tân tiến sĩ quỳ bái trước Ngọ Môn rồi lui về bên trái. Quan Bộ Lễ tâu xin làm lễ. Truyền lô và tuyên đọc sức tứ (sắc phong của vua) ban học vị cho các tân tiến sĩ. Các tân tiến sĩ từng người một nghe xướng danh và đến làm lễ tạ ơn. Nghi lễ truyền lô kết thúc, vua và xa giá trở về nội cung và đám rước Kim bảng đề danh được bắt đầu với lễ nhạc cờ lọng, quan viên, binh lính... từ Ngọ Môn thẳng ra Phu Văn Lâu để tổ chức niêm yết bảng vàng. Sau lễ niêm yết bảng vàng, đám rước tiếp tục di chuyển về cửa Thể Nhơn, thẳng đến cửa Hiển Nhơn về Duyệt Thị Đường để làm lễ nhận ân tứ vinh quy, cưỡi ngựa thưởng hoa. Lễ rước Vinh quy bái tổ sẽ được tổ chức dưới hình thức lễ hội dân gian, diễn xướng văn hóa, văn nghệ... gồm đoàn hộ tống tân tiến sĩ về làng vinh quy bái tổ. Đoàn quan viên, bô lão, dân làng rước tân khoa tiến sĩ về nguyên quán từ cửa Hiển Nhơn về đình làng Dương Nổ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang). Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động mừng đón tân tiến sĩ, làm lễ bái tổ, tạ ơn làng xóm, các bậc bô bão...Lễ hội Truyền lô, Vinh qui Bái tổ không chỉ giúp cho du khách và công chúng nhìn nhận về một lễ hội văn hoá độc đáo; mà quan trọng hơn là ý nghĩa giáo dục cộng đồng, nhất là giới trẻ hiện nay về truyền thống hiếu học, sự tôn vinh, trọng vọng nhân tài của người Việt Nam một thời. Đó chính là một trong những tính giá trị của văn hoá, bởi bản thân nó là văn hoá đồng thời nó còn nhân lên tính giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho cộng đồng. Đó chính là thành công của việc khai thác các yếu tố văn hoá Việt qua festival lần này. Chính vì ý nghĩa đó các cơ quan chủ quản tổ chức festival đã quyết định tổ chức lễ hội này - một lễ hội chưa từng xuất hiện trong các kỳ festival trước đó. Festival Huế 2006 cũng tái hiện đầy đủ 3 phần của lễ hội Nam Giao (không như Festival Huế 2004, chỉ tái hiện phần lễ hồi cung), gồm các lễ rước xuất cung (từ Đại Nội lên đàn Nam Giao), lễ tế trời tại Nam giao, và lễ hồi cung (từ Trai cung về Đại Nội). Để chuẩn bị cho lễ hội Nam Giao với quy mô hoành tráng nhất, thể hiện hoàn chỉnh các lễ nghi và văn hóa cung đình, đồng thời làm sống lại cả không gian diễn xướng nhã nhạc, múa hát xưa, Ban tổ chức đã điều động gần 600 người, 5 voi và 6 ngựa, với đầy đủ các trang phục đúng như lịch sử; đặc biệt có cả người đóng thế vai vua trong lễ hội. Một trong những lễ hội đặc sắc của Festival Huế lần này là chương trình Đêm Hoàng cung, một chương trình biểu diễn tổng hợp diễn ra trong Đại Nội Huế vào các đêm: 3, 6 và 9-6-2006. Tinh thần của lễ hội Đêm hoàng cung là một chương trình nghệ thuật gắn với lễ hội, hướng đến mục đích tái hiện vẻ đẹp lung linh của Đại Nội về đêm với các sinh hoạt văn hóa trong các cung điện Huế xưa như: Nhã nhạc, Múa cung đình, Tuồng Huế, Ca Huế; nghệ thuật ẩm thực cung đình đa dạng của Huế trong các chương trình dạ nhạc tiệc cung đình…Các chương trình của Đêm hoàng cung 1 rất đa dạng, gồm có: Thưởng ngoạn ẩm thực của vua chúa Tái hiện những trò chơi cung đình của Huế xưa mà các bậc đế vương thời Nguyễn đã từng thưởng ngoạn và tiêu khiển, nhằm tạo ra những sân chơi thú vị và mang đậm bản sắc văn hóa Huế, để công chúng có cơ hội tham gia thụ hưởng và thưởng ngoạn là mục đích của việc tổ chức đêm hoàng cung. Có 6 trò vui đặc sắc nhất của cung đình Huế được tổ chức, gồm: Ca Huế thính phòng, Uống trà Huế, Thả thơ, Đố thơ trên lồng đèn, Đổ xăm hường và Đầu hồ được tái hiện để phục vụ du khách. Tại Đại Nội, trong 3 đêm Hoàng Cung còn diễn ra các buổi yến tiệc cung đình ở khu vực sân điện Cần Chánh. Dự kiến mỗi buổi yến tiệc cung đình sẽ có khoảng 800 thực khách. Gắn với buổi yến tiệc sẽ có các chương trình nghệ thuật múa hát cung đình, trình tấu Nhã nhạc, ca Huế và những thước phim tư liệu tái hiện những hình ảnh sinh hoạt của cung đình Huế một thời trước đây. Cũng tại Đại Nội, dự kiến trong khu vực cung Trường Sanh đang được tu bổ sẽ có các hình thức ẩm thực giới thiệu các món bánh Huế, chè Huế và những món ăn nhẹ truyền thống của Huế diễn ra cả trong Đêm Hoàng Cung và các đêm khác. Tại biệt cung An Định sẽ có khu vực ẩm thực gắn với các điểm biểu diễn nghệ thuật và trưng bày triển lãm. Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình Huế, nơi khởi diễn các trò chơi cung đình Huế. Sau các buổi trình diễn Nhã nhạc trong các chương trình chính thức, đây là nơi tổ chức ca Huế thính phòng, với những cảnh trí và nhân vật được tái hiện như hồi đầu thế kỷ XX. Khách thưởng ngoạn ca Huế sẽ hòa cầm, hòa ca với các ca công và nhạc công chuyên nghiệp. Giữa buổi diễn có giờ nghỉ giải lao, chính là lúc quý khách thưởng thức món ăn Huế cùng mỹ tửu và các thứ mứt bánh đặc sản của cố đô.Duyệt Thị Đường cũng là nơi biểu diễn thú uống trà Huế. Uống trà là một thú vui thanh đạm và cầu kỳ của người Huế, có một truyền thống lâu đời và được nhiều danh nhân, thi sĩ ca ngợi. Tùy nhân và tùy thời, du khách sẽ được mời đối ẩm hay quần ẩm và sẽ có dịp chiêm nghiệm nét thanh tao, lịch lãm của nghệ thuật uống trà Huế.Trong chương trình này, du khách đã thực sự được tham gia vào các hoạt động văn hoá cộng đồng, đó cũng là một nét đẹp văn hoá của người Việt.Các hoạt động này đã hoàn thành trọn vẹn vai trò của nó đó là tăng cường sự cố kết cộng đồng, xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Trò chơi cung đình Từ Duyệt Thị Đường, hệ thống trường lang sẽ dẫn du khách đến Thái Bình Lâu, vốn là lầu đọc sách của các vị vua triều Nguyễn. Trong những Đêm Hoàng cung, Thái Bình lâu là nơi tổ chức trò chơi thả thơ. Đó là lối “đánh bạc” bằng trí tuệ, bằng sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm về thi phú của tầng lớp nho sĩ đất thần kinh xưa. Trò này được tái hiện ngay trong Thái Bình lâu, nơi được coi là “lâu đài học vấn” giữa Hoàng Thành, với những câu thơ của các thi nhân lừng danh, chính là dịp để du khách yêu thơ tỏ bày niềm đam mê thi phú của mình ở một nơi “sang trọng nhất và trí tuệ nhất” của Hoàng cung triều Nguyễn. Hai hàng đèn lồng đỏ treo dọc con đường nối Thái Bình lâu, xuyên qua hai bát giác đình trước điện Kiến Trung, dẫn vào cung Diên Thọ là nơi diễn ra trò đố thơ trên lồng đèn. Trò chơi này có gốc gác từ Trung Hoa, du nhập vào cung đình Huế từ cuối thế kỷ XIX. Đó cũng là trò chơi liên quan đến chuyện thi văn, nhưng sự thắng thua không dựa trên học vấn uyên thâm và thi tài của người chơi, mà nhờ vào óc suy luận của họ. Trên những chiếc đèn lồng màu đỏ treo cao có đề những câu thơ. Người chơi dựa vào nội dung câu thơ để đoán xem câu thơ ấy ngụ ý chuyện gì? Vật gì? Ai đoán trúng sẽ được lĩnh thưởng. Giải thưởng là vé mời xem những chương trình đặc sắc khác của Festival. Hai bát giác đình trước điện Kiến Trung là nơi diễn ra các trò chơi đổ xăm hường, bài vụ và đầu hồ. Ở đó, du khách có thể là khán giả, cũng có thể là những tay chơi dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phục vụ trong trang phục của cung nữ và thị vệ. Đổ xăm hường là trò chơi gieo con súc sắc để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa như: tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên. Tên gọi của các quân cờ đã thể hiện cái nho nhã của trò chơi cũng như tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người Huế xưa. Còn trò chơi đầu hồ theo lối Huế là trò ném những mũi tên vào một mảnh ván gọi là con ngựa, sao cho mũi tên bật lên cao và bay lọt vào miệng chiếc bình gỗ cổ cao đặt cách mảnh ván không xa. Đây là trò chơi khó, chỉ dành cho những xảo thủ khéo léo mà thôi. Trong khi đó, chơi đầu hồ kiểu Trung Hoa thì giản đơn hơn: người chơi chỉ việc ném những mũi tên lọt vào miệng chiếc hồ làm bằng sứ hay bằng pháp lam là trúng thưởng. Trò chơi đầu hồ trong Đêm Hoàng cung sẽ mô phỏng theo trò chơi đầu hồ của người Trung Hoa để du khách có thể dự chơi và trúng thưởng. Đêm Hoàng cung sẽ mang đến cho Festival Huế một sắc thái mới, tạo ấn tượng và cảm xúc cho người tham dự làm cho Hoàng cung Huế trở thành một nơi không chỉ đáng xem, mà còn là nơi để vui chơi và thưởng thức nghệ thuật ẩm thực Huế. Sau thành công của chương trình Đêm Hoàng cung 1, Đêm Hoàng cung 2 được tổ chức đã thu hút rất đông khán giả vào xem, bởi sự lộng lẫy, lung linh, huyền ảo của một đêm hội cung đình. Ở khu vực Cung Diên thọ, chương trình Âm sắc Việt biểu diễn các loại hình nghệ thuật Ca trù, Ca Huế và Cải lương. Người xem đặc biệt ấn tượng với nghệ sỹ nhí 12 tuổi Kiều Oanh của Câu lạc bộ ca trù Thái Hà - Hà Nội qua các bài Đào hồng đào tuyết, Hát giai, Hát ru, Xẩm Huê tình… Ở sân khấu Điện Kiến Trung, chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật truyền thống Huế - Hà Nội - Sài Gòn được xem là một không gian “đa sắc thanh” nhằm tôn vinh cho loại hình âm nhạc dân tộc, nhất là đối với không gian tổ chức lễ hội Đêm Hoàng cung Huế. Đêm Hoàng cung Huế cuối cùng diễn ra ở Đại Nội cũng đã thu hút rất đông khán giả đến xem. Khán giả tiếp tục được thấy một Đêm Hoàng cung Huế được tái hiện lại qua hình ảnh của các cung tần mỹ nữ, binh lính, quan lại với kiệu rước hoặc cưỡi ngựa với cờ hiệu trên tay. Các chương trình nghệ thuật diễn ra trong Đêm Hoàng cung Huế vẫn thu hút được nhiều khán giả. Người xem cũng được tham gia vào các trò chơi cung đình như ném đầu hồ, thả thơ, đố chữ. Ở Nhà hát Duyệt Thị Đường, chương trình biểu diễn nghệ thuật Cồng chiêng Tây Nguyên của Đoàn nghệ thuật Đắk Lăk lần cuối cùng trong Festival Huế 2006 đã được diễn ra. Tại đây, khán giả được nghe Giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu những nét đặc sắc của nghệ thuật Cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời được thưởng thức các điệu múa, tế lễ trời đất, mùa màng... do các nghệ nhân, diễn viên của Đoàn nghệ thuật Đắk Lắk thể hiện. Nhìn chung, các chương trình nghệ thuật trong Đêm hoàng cung cuối cùng của Festival Huế 2006 tạo được một trong những điểm nhấn cho Festival Huế 2006 trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội bởi nó đã tổng hợp và gạn lọc những loại hình biểu diễn tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất của văn hoá trình diễn Việt Nam cả truyền thống và hiện đại.Nó đã khẳng định rằng không chỉ phạm vi trong những loại hình nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, vốn văn hoá Việt còn có rất nhiều giá trị không thể không thưởng thức. Với lợi thế của một đất nước là mái nhà chung của 54 dân tộc anh em,bức tranh văn hoá Việt Nam rất đa dạng. Dựa trên lợi thế đó, chương tr×nh Âm vang Trường Sơn là một chương trình nghệ thuật tổng hợp, được dàn dựng một cách công phu, gồm 17 tiết mục với các thể loại dân ca, dân vũ, dân nhạc và trình diễn trang phục các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế đã được các diễn viên, nhạc công không chuyên người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Katu, Pahy của 3 Đoàn đến từ các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền trình bày ấn tượng với phong cách rất riêng. Đặc biệt là, các tiết mục tự biên tự diễn như: Hát múa “Cầu mùa bội thu”, Hát múa “Chào đón quý khách về thăm bản làng”… và những điệu hát dân ca của các dân tộc như: hát Cha Chấp, hát múa A Lang A Dư Tư (Dân ca Pacô)…  Chương trình “Âm vang Trường Sơn” mang hương sắc của núi rừng Trường Sơn, hội tụ tinh hoa văn hoá của các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế đã để lại ấn tượng trong lòng du khách, góp phần tạo sự phong phú, đa dạng cho Festival Huế 2006. Góp mặt cùng các chương trình biểu diễn đậm đặc chất văn hoá dân gian truyền thống là một chương trình hiện đại,đó là Liên hoan xiếc toàn quốc 2006. Tham gia Liên hoan có 10 đoàn: đoàn xiếc TW1, đoàn xiếc TW2, Đoàn nuôi dạy thú, Chi hội xiếc ảo thuật - Hội sân khấu thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn xiếc Hà Nội, Trường Trung học xiếc Việt Nam, Đoàn xiếc nhân dân tỉnh Long an, Đoàn xiếc thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn nghệ thuật Bộ đội Biên phòng, Đoàn nghệ thuật xiếc Đại Dương - Phú Yên. Dự thi là những tiết mục xuất sắc nhất lần đầu tiên hội tụ tại Liên hoan xiếc lần này của 10 đoàn xiếc trên toàn quốc với nhiều thể loại từ nhào lộn, tung hứng, thăng bằng trên dây, hài hước, ảo thuật, mềm dẻo… đến những tiết mục xiếc thú như voi, chó, khỉ, trăn… Liên hoan xiếc là nơi sự khéo léo, mềm mại của cơ thể cũng là sự phản chiếu của tính cách mềm dẻo, linh hoạt của người Việt được phô bày, được nâng lên một tầm cao mới. Trong suốt quá trình phát triển văn hoá lâu dài,Việt Nam với đặc thù địa tự nhiên, địa văn hoá đã trở thành nơi giao lưu của nhiều nền văn hoá. Trong festival Huế 2006, đặc trưng văn hoá này cũng đ­îc thể hiện đa dạng qua các tiết mục biểu diễn giao lưu của các đoàn nghệ thuật từ nhiều quốc gia trên thế giới Từ ngày 4 đến 6, tại sân khấu Tây Điện Thái Hòa, Đại Nội, Nghệ sĩ Anh Matilda Leyser trình diễn chương trình sân khấu  hình thể mới lạ với tác phẩm “Dòng đời, Điểm chết”. Ngoài chương trình nghệ thuật đặc sắc tham gia  vào chương trình In, Hội đồng Anh còn gửi đến Festival Huế 2006 một loại hình nghệ thuật độc đáo và mới lạ đó là chương trình Nghệ thuật đường phố Anh quốc. Tuy các đoàn nghệ thuật Pháp ngay từ kỳ festival đầu tiên đã đóng góp nhiều chương trình biểu diễn giao lưu văn hoá nhưng với ®oàn Hài kịch Matapeste (Pháp) thì đây là lần đầu tiên họ tham dự festival Huế. Đoàn đem đến festival lần nay vở kịch “Hôn lễ của những chú hề” nói về hôn lễ của chàng Sharles trong gia đình Matapeste. Khán giả rất thích thú với tài nghệ diễn xuất của của hai chú hề Hugues Roches và Fracois Lebarbier đóng vai đến 9 nhân vật trong gia đình Matapeste. Vở kịch có nhiều kịch tính, đưa khán giả đến nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau- lúc dâng trào niềm vui, lúc lắng đọng tâm hồn. Trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu, Vòng cát ra đời từ cuộc gặp gỡ giữa Nhà hát Monte Charge và Nhà hát Tuồng Việt Nam, được nuôi dưỡng từ khát khao được viết và được sáng tác chung. Bởi thế, với hai giọng nói, các diễn viên Pháp và Việt Nam đối thoại với nhau bằng ngôn ngữ của mình, xóa đi mọi khác biệt. Trong khi đó đoàn nghệ thuật múa Cổ điển Divestiment (Nga) đem tới chương trình múa hỗn hợp gồm các điệu nhảy Nga, điệu nhảy Viễn Đông cùng các điệu múa thanh niên sôi động. Sánh cùng các chương trình biểu diễn đến từ Châu Âu. Tối 4/6, tại Cung An Định, Đoàn múa hát Kobe (Nhật Bản) cũng đã mang đến cho công chúng nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm bản sắc riêng có của người Nhật Bản chào mừng Festival Huế 2006, trong đó có những tiết mục như: Điệu ca múa cổ xưa của Nhật Bản cách đây 4-5 thế kỷ; múa dù; múa Kanado; múa cung đình với những cây sáo trúc và múa Uminô - ngư dân và con sò biển. Các tiết mục múa hát Kobe với tiết tấu chậm rãi, khoan thai đưa đến cho khán giả cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, thanh thản. Đoàn Geronimo (Indonesia) góp mặt với những bài hát, vũ điệu truyền thống của nhiều vùng trên đất nước Indonesia. 18 tiết mục trong chương trình mang đậm bản sắc văn hoá của Inđonesia với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước. Trong đó, đáng chú ý là bài  Meja putih (Đỏ và trắng) là một bài hát truyền thống nổi tiếng của đất nước này, ca ngợi màu cờ thân yêu của tổ quốc và các bài Balêganjuran, các điệu múa Puspawresti, Piring… Ngoài ra, còn có nhiều tiết mục đặc sắc và mới lạ như điền kịch Vân Nam Trung Quốc,các đoàn ca múa nhạc đến từ Thái Lan, Nhật Bản (đến từ Okinawa), nhã nhạc Hàn Quốc, tango Achentina hay tác phẩm nghệ thuật 3 chiều cách điệu hóa hình ảnh con rồng và hoa sen trên sông Hương của Đoàn Wellspring enviromental arts and design (Australia). Những chương trình biểu diễn đặc sấc kéo dài liên tục trong vòng 8 ngày từ mùng 3 cho đến tận đêm bế mạc ngày 11. Mở đầu đêm bế mạc là màn múa rồng, phượng; hợp xướng: "Một Trái tim, một quê hương" cùng các tiết mục đặc sắc như: "Vó ngựa trường Chinh" của Phó An Mi, Nhã nhạc Huế với bài "Phú lục địch", Trống hội, múa "Lục triệt hoa" mã đăng, rước đèn lồng. Đêm bế mạc cũng được thắp sáng và lộng lẫy qua hình ảnh được tạo nên từ 100 người mẫu múa đèn hoa sen với logô Di sản văn hoá Huế và hàng ngàn ngọn nến được thắp sáng lung linh. 4. NghÒ thñ c«ng Tại festival Huế, sáng 4/6, Lễ hội “Chợ quê ngày hội” đã được tiến hành tại xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy. Đến với “Chợ quê ngày hội”, ngoài việc được thưởng thức nhiều hoạt động sôi nổi như hội thi chằm nón, hò giã gạo, đua ghe, hát bài chòi…, các trò chơi dân gian như bịt mắt đập om, đi cầu khỉ…du khách được nghe giới thiệu về các nông cụ trong đời sống sản xuất lúa nước tại Nhà trưng bày nông cụ xã Thủy Thanh, mua các sản phẩm lưu niệm về nông ngư cụ do nghệ nhân Phạm Văn Bút thực hiện. Nối tiếp chương trình “ Chợ quê ngày hội ”, sáng 5/6, tại làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, lễ hội “Hương xưa làng cổ” đã được khai mạc với sự tham dự đông đảo của nhân dân làng Phước Tích cũng như du khách. Đây là lễ hội làng lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Huế 2006, nhằm mục tiêu phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng Phước Tích nói riêng cũng như của Thừa Thiên Huế nói chung. Tại lễ hội, du khách được tham quan những ngôi nhà cổ, những cây thị, cây bàng, bến nước, mái đình có từ hàng trăm năm. Đặc biệt, du khách cũng được xem các nghệ nhân làng Phước Tích làm gốm, nghệ nhân làng Mỹ Xuyên chạm trổ, điêu khắc mộc mỹ nghệ, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan… Ngay trong sáng khai mạc, nhiều sản phẩm như gốm, mây tre đan, mộc mỹ nghệ đã được bán rất chạy, tạo ra sự kích thích cho các nghệ nhân của làng tiếp tục sản xuất các sản phẩm phục vụ du khách cả trước mắt và lâu dài. Về gốm sứ, triển lãm giới thiệu những đồ sứ ph áp lam thời Nguyễn do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức phục chế tại Cảnh Đức Trấn (Quảng Tây - Trung Quốc) gồm 3 nhóm: đồ gia dụng, đồ tế tự, nghi lễ và đồ trang trí. Triển lãm cũng giới thiệu một số đồ gốm của làng Phước Tích. 5. Èm thùc: Trong chương trình “Chợ quê ngày hội”, nghệ thuật ẩm thực víi h×nh thøc bµi trÝ kh«ng gian,vËt dông vµ c¸c mãn ¨n mang ®Æc tr­ng nÒn Èm thùc VN được khai thác triệt để. Trong hội chợ, hoạt động mua bán hay các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức các món ăn dân tộc đều diễn ra tại 22 chòi tranh dàn dựng công phu. Du khách đến đây được thưởng thức các loại bánh trái, các món ăn dân dã. Ngoài các loại chè bánh truyền thống như bánh tày, bánh ú, bánh gai, bánh phu thê, chè bắp, chè hạt sen, chè bắp, chè khoai tía, chè bông cau..., Festival Huế 2006 còn có sự góp mặt của những món ăn mà chỉ Huế mới có như: cơm hến Vỹ Dạ, khoai luộc Thủy Thanh, bánh canh cá lóc Thủy Dương... Những món ăn ở trong chợ đều được bày bán trên chõng tre, khách ngồi trên các ghế tre dân dã để thưởng thức hương vị của làng quê mộc mạc. Chất quê của ngày hội sẽ được thể hiện ngay cả trên trang phục của người tham gia lễ hội. Từ người bán hàng mặc áo bà ba trắng, đen, nâu sòng, áo dài tay nối đến các o, các thím, các mệ đi chợ với nón lá, quần rộng sẽ đem đến cho ngày hội chợ quê không khí mang đậm hồn Việt. Trong chương trình Đêm hoàng cung diễn ra trong 3 đêm, các buổi yến tiệc cung đình được phục dựng ở khu vực sân điện Cần Chánh. Mỗi buổi yến tiệc cung đình thu hút khoảng 800 thực khách. Gắn với buổi yến tiệc sẽ có các chương trình nghệ thuật múa hát cung đình, trình tấu Nhã nhạc, ca Huế và những thước phim tư liệu tái hiện những hình ảnh sinh hoạt của cung đình Huế một thời trước đây.Không chỉ được thưởng thức các món ăn cung đình mà hơn thế, các thực khách được hoà mình vào không gian ẩm thực cung đình Huế xưa. Mục đích của Đêm hoàng cung cũng không nặng về phần khôi phục lại các món ăn cung đình mà chú trọng vào các món ăn dân dã tổ chức ở điện Trường Sanh nhằm làm cho festival Huế trở nên gần gũi hơn, phổ biến hơn đối với thực khách nói riêng, du khách nói chung. Những du khách phương xa nếu muốn sẽ rất thích thú khi đến thăm các "phố ẩm thực" của Huế nằm hai bên bờ sông Hương, trải dài đến khu phố cổ Gia Hội. Ở đây, du khách sẽ thưởng thức những món ăn rất Huế với giá cả cũng rất bình dân bên những đôi quang gánh và sống trọn vẹn với không gian sâu lắng, êm đềm của xứ Huế thơ mộng. 6. C¸c yÕu tè kh¸c * V¨n ho¸ tæ chøc: Xuất phát từ gốc văn hoá mà tÝnh céng ®ång,hoµ hîp vµ t¸c ®éng cña sù giao l­u v¨n ho¸ trong suèt qu¸ tr×nh ph¸t triÓn để lại đáu ấn đậm nét, văn hoá tổ chức được thể hiện trong festival Huế 2006 với những đặc điểm như: Festival Huế phản ánh sự chu đáo, tận tình của Việt Nam trong tư cách chủ nhà của một sự kiện văn hoá lớn mang tầm vóc quốc tế. Công tác quảng bá cho festival Huế 2006 cũng được tiến hành chu đái từ khâu thiết kế logo, lựa chọn hình ảnh quảng cáo trên poster lớn. Logo Festival Huế 2006 là sự tiếp nối Logo Festival Huế 2000, 2002  và 2004 đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của Festival Huế. Mẫu logo  gồm 2 phần: Phần chữ Festival Huế + (năm tổ chức) là tác phẩm được tuyển chọn của hoạ sĩ Pháp De L’Estraint vào năm 1999, khi chuẩn bị tổ chức Festival Huế 2000. Ý tưởng cơ bản của biểu tượng là sử dụng màu cờ nền đỏ sao vàng của quốc kỳ Việt Nam làm nền, đi liền với màu cờ là hình Ngọ Môn ở Ðại Nội Huế được cách điệu và dòng chữ Festival Huế 2006 được bố trí theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Pháp và tiếng Việt. Dưới nền logo chính của De L’Estraint, Ban tổ chức Festival Huế đưa thêm hình ảnh của linh vật long mã. Long Mã - ngựa hoá rồng - là  linh vật đặc trưng thường được trang trí trên một số kiến trúc Huế. Biểu tượng Long Mã  được cách điệu từ hình tượng Long Mã tại bình phong trường Quốc Học, di tích lưu niệm thời Bác Hồ theo học tại trường Quốc Học Huế. Bên cạnh logo, Ban tô chức cũng chú trọng việc lựa chọn hình ảnh con người-chủ thể văn hoá để quảng bá cho festival Huế 2006. Hình ảnh được chọn là hình một cô gái mang vẻ đẹp thanh thoát, trầm mặc của Huế cổ kính những ngày này xuất hiện khắp xứ thần kinh và cả nước qua những poster, panô lớn dựng dán khắp nơi. Sau 3 kỳ festival Huế trước đó, với kinh nghiệm tích luỹ được và để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá không chỉ cho Festival Huế 2006 mà cho hình ảnh thân thiện của Việt Nam đến với các nước trong khu vực và thế giới, Văn phòng Festival Huế cũng đã phối hợp với Vụ Châu Mỹ Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức giới thiệu về Festival Huế 2006 tại diễn đàn Đông Á - Mỹ La tinh. Văn phòng Festival Huế đã chính thức đưa vào hoạt động trang web phục vụ cho hoạt động Festival Huế 2006 tại địa chỉ Trang web này ra đời nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho du khách và người dân địa phương những hoạt động liên quan đến festival Huế.Tại đây du khách sẽ được cung cấp khá nhiều thông tin hoạt động đã, đang và sẽ diễn ra như Trại sáng tác điêu khắc quốc tế Festival Huế 2006, thông tin về lịch sử, các danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa, các địa điểm diễn ra lễ hội… các thông tin về du lịch, các thông tin chi tiết về dịch vụ đường sắt, đường bộ, hàng không, dịch vụ giải trí, khu bảo tàng, dịch vụ mua sắm, giá vé xem các chương trình nghệ thuật Festival Huế 2006…Ngoài các thông tin bao quát về các hoạt động trên, du khách còn được cung cấp chi tiết các hoạt động lễ hội trên các đường phố chính, các sân khấu, các hoạt động của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước… Ngoài tiếng Việt ra, trang web còn có hai thứ tiếng khác là Anh và Pháp. Sự thành công của Festival Huế 2006 còn có sự đóng góp to lớn của gần 700 phóng viên của trên 160 hãng Thông tấn báo chí trong nước và quốc tế, trong đó có 13 phóng viên của 5 hãng Thông tấn báo chí quốc tế. Có 7 đơn vị bảo trợ thông tin. Ngoài việc thường xuyên tuyên truyền quảng bá về Festival Huế từ trước ngày khai mạc, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã truyền hình,truyền thanh trực tiếp nhiều chương trình: Lễ khai mạc, Lễ bế mạc, Lễ hội Áo dài và thường xuyên đưa tin về diễn biến các hoạt động lễ hội để đáp ứng nhu cầu của công chúng. Các báo như Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Lao động, Sài Gòn Times Group đều có chuyên trang, chuyên mục về Festival ngay từ ngày khai mạc. Đồng hành cùng Festival, tờ Thông tin được phát hành hàng ngày cung cấp thông tin chính thống các hoạt động cho phóng viên báo chí. Tính đến ngày bế mạc, có 16 số Thông tin, với 130 tin được phát hành trên 8000 bản về lễ hội. Trung tâm Thông tin Báo chí Festival Huế do Bưu điện tỉnh và VNPT tài trợ đã cung cấp nguồn thông tin kịp thời. Không chỉ quảng bá về Festival mà các cơ quan thông tấn báo chí đã giúp cho việc giới thiệu tiềm năng văn hóa của tỉnh, giúp cho việc mở rộng giao lưu, thúc đẩy kinh tế-văn hóa-xã hội, xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và cả nước. Làm nên thành công Festival Huế không thể không nói tới lực lượng phục vụ. Với 300 tình nguyện viên (TNV) là những sinh viên, học sinh được tuyển chọn từ 2400 đơn vị đăng ký. Đội ngũ TNV có mặt trên khắp các nẻo đường, tụ điểm diễn ra lễ hội; trực chiến tại các nhà ga, sân bay, bến xe, hội chợ… từ 7 giờ đến 22 giờ trong ngày. Đội ngũ này đã hướng dẫn cho hơn 70.450 lượt khách trong nước và 2.150 lượt khách quốc tế. Ngoài ra, TNV còn giúp đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế vận chuyển các thiết bị kỹ thuật, đạo cụ, phiên dịch, hướng dẫn các phương tiện giao thông. Để chuẩn bị các chương trình nghệ thuật có qui mô lớn của Festival Huế 2006, Việt Nam dã linh hoạt tận dụng sự hổ trợ từ bạn bè quốc tế. Điển hình phải kể đến việc mời nghệ sĩ pháo hoá nổi tiếng Pháp - Pierre Alain Hubert  đến Huế cùng phối hợp với Văn phòng Festival Huế và nghệ sĩ Minh Hạnh khảo sát và thiết kế các địa điểm tổ chức lễ hội khai mạc, lễ hội bế mạc và lễ hội áo dài trong Festival Huế 2006. Nhóm chuẩn bị đã thố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL21.doc