Đề tài Hoạt động khai thác DMZ Tour tại Quảng Trị

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Lí do chọn đề tài: 1

Mục đích của đề tài: 2

Phương pháp nghiên cứu: 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1. Lý luận chung về DMZ Tour 3

1.2. Lý luận chung về hoạt động lồng ghép giáo dục tư tưởng. 4

1.3. Nội dung và phương thức lồng ghép giáo dục tư tưởng cho HS - SV qua DMZ Tour. 4

Nội dung lồng ghép: 5

Phương thức lồng ghép : 6

Hình thức tham quan: 6

1.4. Thực trạng khai thác DMZ Tour tại Quảng Trị hiện nay. 7

1.4.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật và đối tượng khách chủ yếu của DMZ Tour 8

• Cơ sở vật chất kĩ thuật: 8

• Đối tượng khách chủ yếu của các Tour DMZ. 8

• Một số đề xuất kiến nghị: 9

1.4.2 Một số tuyến du lịch DMZ phổ biến của Quảng Trị hiện nay 10

Chương 2: XÂY DỰNG DMZ TOUR TẠI QUẢNG TRỊ VỚI MỤC ĐÍCH LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHO HS – SV 12

2.1. Xây dựng lịch trình Tour. 12

2.2. Một số điểm tham quan tiểu biểu. 14

2.2.2. Thành cổ Quảng Trị 17

2.2.3. Địa đạo Vịnh Mốc 18

2.2.4. Dốc Miếu và hàng rào điện tử McNamara 20

2.2.5. Đường mòn Hồ Chí Minh. 21

2.2.6. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn: 23

2.3. Hoạt động tập thể. 25

2.4. Xây dựng giá Tour 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động khai thác DMZ Tour tại Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy ghi âm, máy quay phim…để ghi lại nhũng hình ảnh các buổi nói chuyện của họ để làm thông tin tư liệu về sau này. Hình thức tham quan: + Hình thức tham quan ở đây là một hình thức mở: HS - SV không bị gò bó trong thời gian và không gian của những tiết học giáo dục tư tưởng hay chính trị trên lớp mà họ có thể hoàn toàn chủ động trong việc tự mình tìm tòi, khám phá hoặc đi theo sự hướng dẫn của thầy cô, của hướng dẫn viên trong từng di tích, địa điểm tham quan. + Kết hợp các hình thức tham quan: tham quan các di tích có ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa nhân văn kết hợp với các tài nguyên tự nhiên. Xen kẽ giữa các điểm di tích lịch sử cách mạng của Quảng Trị là rất nhiều điểm du lịch tự nhiên và nhân văn. Vì thế, để chuyển tham quan không chỉ là những bài học giáo dục tư tưởng khô cứng, chúng ta có thể kết hợp tham quan một số điểm du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa. + Kết hợp tham quan với các hoạt động tập thể: đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ với các điệu múa, bài hát cách mạng truyền thống, các trò chơi phù hợp với đối tượng HS - SV… Với hình thức, phương thức tham quan trên, người viết hi vọng rằng sẽ tạo ra được sự hấp dẫn đối với HS - SV, qua đó việc giáo dục tư tưởng đạo đức, chính trị cho HS - SV đạt hiệu quả cao hơn. 1.4. Thực trạng khai thác DMZ Tour tại Quảng Trị hiện nay. Quảng Trị là một trong số các địa phương có tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng( bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn) với bờ biển dài 75km, cảng Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đường sắt xuyên Việt, nơi giao tiếp của quốc lộ 1A- quốc lộ 9- đường xuyên Á nối liền Việt Nam-Lào và các nước khác trong khu vực. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, DMZ của Quảng Trị dày đặc, liên hoàn, trải dài từ Cửa Tùng, Cửa Việt lên Cồn Tiên, Dốc Miếu, qua Tân Lâm để đến với Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Lao Bảo… Văn hóa tinh thần của Quảng Trị có những nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa miền Trung và văn hóa các dân tộc Pacô, Vân Kiều. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Trị nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Cửa việt, Mỹ Thủy… Đây là những tiền đề rất thuận lợi để Quảng Trị phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch DMZ nói riêng. Trong những năm gần đây, với việc xác định Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên việc khai thác tuyến du lịch DMZ của Quảng Trị đã có những kết quả nhất định. 1.4.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật và đối tượng khách chủ yếu của DMZ Tour Cơ sở vật chất kĩ thuật: Phục vụ cho du lịch nói chung cũng như DMZ nói riêng như: hệ thống cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã tạo ra sự đa dạng hơn trong kinh doanh du lịch và các sản phẩm du lịch. + Nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ được xây mới, nâng cấp mà trọng điểm là tại thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị. + Hình thành mạng lưới điện, mạng lưới giao thông phục vụ tại các di tích. + Vốn đầu tư cho du lịch, đặc biệt là các di tích lịch sử tăng đáng kể (mỗi năm Quảng Trị được đầu tư khoảng 4 đến 5 tỉ đồng cho việc tôn tạo, tu bổ các di tích) [1]. + Đã và đang trùng tu, tôn tạo, tu bổ một số di tích DMZ như cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc…để có thể thu hút được nhiều khách hơn. Đối tượng khách chủ yếu của các Tour DMZ. + Cựu chiến binh Việt Nam. + Nhân dân cả nước với mục đích đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. + Khách du lịch Châu Âu và cựu quân nhân Mỹ, những người trong quá khứ đã từng tham gia vào chiến tranh Việt - Mỹ ( mỗi năm có khoảng 12 đến 15 nghìn người đến Quảng Trị để “Tìm về chiến trường xưa”)[2]. Tuy nhiên, Quảng Trị vẫn chưa khai thác được hết các thế mạnh của DMZ. Điều này được thể hiện ở chỗ: + Đối tượng khách đến với Quảng Trị chưa phong phú, đa dạng mà mới chủ yếu là các cựu chiến binh. + Mới chỉ tôn tạo, tái tạo, trùng tu một vài di tích nhỏ, lẻ như: địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương, sân bay Tà Cơn… nên chưa thu hút và giữ chân du khách được nhiều ngày. Nguồn: [1] www.vietnamnet.vn, ngày 26/7/2004. [2] Báo du lịch, ngày 22/7/2005. + Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. + Chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng. Một số đề xuất kiến nghị: Để khai thác DMZ Tour tốt hơn, hiệu quả hơn phục vụ cho đối tượng HS - SV nói riêng và khách du lịch nói chung. + Xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách, cả khách nội địa và khách quốc tế. + Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. + Xây dựng, tái tạo đồng bộ những di tích thiêng liêng để phục vụ nhu cầu giáo dục truyền thống cũng như để cho du khách hiểu sâu hơn về giá trị các di tích. + Nếu có thể, nên phục chế toàn bộ hoặc một phần hiện trường chiến tranh, kết hợp sưu tập các kỉ vật có liên quan đến chiến tranh như hồi ức, nhật kí, phim ảnh, báo hoặc mời các nhân chứng sống đến nói chuyện, hướng dẫn tại các điểm tham quan du lịch để tạo thêm sự hấp dẫn và ý nghĩa với các Tour DMZ. + Nghiên cứu tạo mẫu, sản xuất các mặt hàng lưu niệm mang hình ảnh đặc trưng của Quảng Trị. 1.4.2 Một số tuyến du lịch DMZ phổ biến của Quảng Trị hiện nay Với hệ thống di tích lịch sử cách mạng DMZ dày đặc, liên hoàn, Quảng Trị đã được Tổng cục Du Lịch chọn là một trong 20 khu du lịch trọng điểm của cả nước. Những năm qua, cùng với các chương trình, loại hình du lịch đặc trưng, phổ biến của Quảng Trị (như: Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Một ngày ăn cơm ba nước, Nghỉ dưỡng biển, Caravan Tour) thì DMZ Tour cũng thu hút được rất nhiều du khách. Tour DMZ đã và đang được các công ty lữ hành khai thác với các điểm tham quan chính gồm: Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc-Bảo tàng địa đạo, đường mòn Hồ Chí Minh, nhà tù Lao Bảo, thành cổ Quảng Trị, cụm di tích Khe Sanh- Làng Vây- Tà Cơn, hàng rào điện tử Mcnamara, di tích Dốc Miếu, cầu treo Đăkrông, thánh địa La Vang, cụm di tích Caroll-RockPille, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang đường 9, khu tưởng niệm đồng chí Lê Duẩn, khu di tích ủy ban cách mạng lâm thời. Một số công ty đã và đang khai thác tuyến du lịch DMZ như: Quảng Trị Hotel-Tourism Company Travel Agency, 66 Lê Duẩn, thị xã Đông Hà-Quảng Trị: Tuyến 1 ngày: Sáng: Đông Hà -Rockpile - cầu treo Đăkrông - đường mòn Hồ Chí Minh-Bản Bru-Vân Kiều-Khe Sanh (nghỉ trưa). Chiều: Cầu Hiền Lương-sông Bến Hải-Vịnh Mốc-bảo tàng địa đạo Tuyến 2 ngày: Ngày 1: Sáng: Thành cổ -La Vang-thị xã Đông Hà (nghỉ trưa). Chiều: Dốc Miếu-cầu Hiền Lương-sông Bến Hải - địa đạo Vịnh Mốc-bảo tàng địa đạo-Cửa Tùng. Tối: nghỉ tại Đông Hà. Ngày 2: Sáng: Căn cứ Cồn Tiên-nghĩa trang Trường Sơn-Carrol Rockpille-cầu treo Đăkrông- đường mòn Hồ Chí Minh-bản Bru-Vân Kiều-Khe Sanh Chiều: Tà Cơn - Khe Sanh - Làng Vây-cửa khẩu Lao Bảo- nhà tù Lao Bảo. Sinh Cafe Open Tour Ngµy 1: tõ Hµ Néi tíi ThÞ x· §«ng Hµ Ngµy 2: S¸ng Carrol Rockpille - Khe Sanh. ChiÒu: §­êng Hå ChÝ Minh - Tµ C¬n - Hµng rµo ®iÖn tö Mc Namara - VÜnh Mèc - HiÒn L­¬ng Ngµy 3: S¸ng: Cöa Tïng ChiÒu: VÒ Hµ Néi Chương 2: XÂY DỰNG DMZ TOUR TẠI QUẢNG TRỊ VỚI MỤC ĐÍCH LỒNG NGHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHO HS – SV Với thế mạnh DMZ của Quảng Trị như trên đã trình bày, chúng ta có thể khẳng định rằng Quảng Trị là nơi hoàn toàn phù hợp để xây dựng các Tour DMZ cho HS - SV với mục đích lồng ghép giáo dục tư tưởng. Để thực hiện mục đích "lồng ghép giáo dục tư tưởng" này, người viết đã xây dựng hai lịch trình Tour DMZ với các điểm du lịch tiêu biểu có ý nghĩa lịch sử, cách mạng của Quảng Trị, và xen kẽ vào đó là một số điểm du lịch văn hóa, du lịch biển… Ngoài ra, người viết sẽ trình bày một số hoạt động tập thể phù hợp với đối tượng HS-SV có thể kết hợp được trong Tour này. 2.1. Xây dựng lịch trình Tour. Lịch trình Tour ở đây được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở các điểm du lịch DMZ, các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, các dịch vụ du lịch của Quảng Trị đang được khai thác. Để xây dựng lịch trình này, người viết đã lựa chọn một số điểm tham quan DMZ tiêu biểu như địa đạo Vịnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải...kết hợp với các điểm tham quan du lịch tự nhiên. Với đối tượng cựu chiến binh, Tour du lịch DMZ thường được xây dựng với số lượng điểm tham quan có tính chất lịch sử, có giá trị nhân văn nhiều hơn, còn các điểm du lịch tự nhiên ít hơn. Và với đối tượng HS - SV thì ngược lại bởi HS - SV là những người sôi nổi, thích sự phong phú, đa dạng, thích khám phá những điều mới lạ nên việc kết hợp với các điểm du lịch tự nhiên sẽ tạo thêm sự thoải mái, hứng thú cho chuyến đi. Mặt khác, với các cựu chiến binh hoặc lớp người lớn tuổi, họ phần lớn đều đã trải qua, đã sống trong thời kì chiến tranh hoặc tàn dư của chiến tranh và về với Quảng Trị, họ luôn muốn tìm lại mình, tìm lại đồng đội, tìm lại quá khứ, ôn lại những kỉ niệm xưa nên lịch trình của các Tour đó sẽ bao trùm phần lớn là các di tích lịch sử cách mạng, còn Tour cho đối tượng HS - SV được xây dựng với những di tích cách mạng tiêu biểu, đặc trưng kết hợp với các loại hình du lịch khác. Ví dụ: với các cựu chiến binh, chương trình DMZ có thể xây dựng bao gồm cả điểm di tích nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn và nghĩa trang đường 9 nhưng với đối tượng HS - SV thì chi cần một điểm di tích nghĩa trang Trường Sơn là đủ. Lịch trình ( 4 ngày 3 đêm, xuất phát từ Hà Nội). Ngày 1: 5h30' : xuất phát từ Hà Nội. 6h40' : ăn sáng tự do tại xã Phủ Lý ( Hà Nam). 7h10' : lên xe đi Nghệ An. 12h10' : ăn trưa tại thành phố Vinh ( Nghệ An ). 13h20' : lên xe đi Quảng Trị. 19h50' : tới thị xã Đông Hà (Quảng Trị) Nhận phòng, ăn tối, nghỉ ngơi hoặc vui chơi tự do. Ngày 2: 6h30' : ăn sáng. 7h : đi nhà thờ La Vang. 7h30': tham quan nhà thờ La Vang. 8h45': Tham quan thành cổ Quảng Trị. 11h30': ăn trưa tại thị xã Đông Hà. 13h30': tham quan, dâng hương tại nghĩa trang Liệt Sỹ Trường Sơn. 14h30': tham quan cụm di tích cầu Hiền Lương-Sông bến Hải 16h : tham quan địa đạo Vịnh Mốc và bảo tàng địa đạo. 16h50': vui chơi tự do tại bãi biển Cửa Tùng. 19h30': ăn tối tại khách sạn. 20h20': đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ. Ngày 3: 6h30': ăn sáng. 7h40': tham quan khu di tích Uỷ ban Cách mạng lâm thời 9h10': tham quan bản của người Bru-Vân Kiều. 12h : ăn trưa tại Khe Sanh. 13h30': tham quan cụm di tích Làng Vây- Khe Sanh. 15h : tham quan nhà tù + cửa khẩu Lao Bảo. 16h40': lên xe về thị xã Đông Hà. 19h10': ăn tối tại khách sạn. 20h20': giao lưu. Ngày 4: 6h30': ăn sáng và trả phòng. 7h20': lên xe đi Nghệ An. 12h45': ăn trưa tại thành phố Vinh. 14h : thăm quê bác. 15h : lên xe về Hà Nội 22h30': về tới Hà Nội, kết thúc chuyến thăm quan. 2.2. Một số điểm tham quan tiểu biểu. Chiến tranh đã lùi xa, hòa bình đã trở lại với đất nước, với Quảng Trị hơn 30 năm nay nhưng vẫn còn đó vết tích chiến tranh, những bằng chứng, dấu ấn lịch sử còn in đậm mãi trong tâm trí tất cả người Việt Nam. Những bằng chứng, di tích lịch sử chiến tranh đó được người dân Quảng Trị lưu giữ không phải vì mối hận thù không thể xóa đối với những kẻ đã từng có dã tâm phá hoại, chia rẽ, cướp nước ta mà chúng được lưu giữ, giữ gìn với mục đích tượng trưng cho một thời kì hào hùng, anh dũng của cả dân tộc. 2.2.1. Cụm di tích sông Bến Hải - cầu Hiền Lương. Sông Bến Hải dài gần 100 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông, đổ ra biển Đông tại cửa Tùng. Theo hiệp định Gieneve 1954, Việt Nam tạm chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 17, sông Bến Hải làm ranh giới quân sự. Một vĩ tuyến, một dòng sông ấy nhưng đã diễn ra bao chuyện giằng co, tranh đấu, máu và nước mắt, đau thương, căm thù và hi vọng để rồi gần 20 năm sau mới lấp được, mới dỡ bỏ được. Bắc qua sông Bến Hải tại km 735 trên quốc lộ 1A là cầu Hiền Lương. Cầu Hiền Lương cũng là cả một câu chuyện dài của nhân dân quảng trị: " Bên ven bờ Hiền Lương Chiều nay ra đứng trông về Mắt đượm tình quê Đôi mắt đượm tình quê" Những vần thơ của Hoàng Hiệp đã nói lên được rất nhiều tâm trạng của những người dân hai bên bờ Hiền Lương khi mà chung một cây cầu, chung một dòng sông nhưng con chỉ được nhìn mẹ, anh chỉ được nhìn em, chồng chỉ nhìn được vợ từ bên này sông sang bên kia sông với những đôi mắt đượm buồn, khắc khoải. Cầu Hiền Lương đã 8 lần được bắc qua sông nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cây cầu do Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù, chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng đó là biểu tượng trực tiếp của sự chia cắt nhưng đồng thời cuãng là nỗi khát vọng thống nhất nước nhà. Khi ấy, cầu được chia làm 2 phần, bờ Bắc với 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm, mỗi bên có 89m chiều dài cầu và tấm ván chính giữa mặt cầu được vạch một đường ngang sơn trắng, rộng 1cm làm ranh giới giữa hai miền Nam-Bắc. Nhưng phía địch đã dùng âm mưu để chia cắt chiếc cầu, chia cắt tình cảm nhân dân hai bờ bằng những vạch sơn khác nhau. Thoạt đầu, chúng chủ động sơn màu xanh một nửa cầu phía Nam, ta liền sơn tiếp màu xanh nửa cầu còn lại với ý nghĩa thống nhất. Chúng lại chuyển sang màu nâu, ta cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc. Cuối cùng, kẻ địch phải chịu thua để chiếc cầu chỉ còn một màu xanh thống nhất với ý nghĩa và khẩu hiệu trên cổng kiểm soát bờ Bắc: "Nam - Bắc một nhà”. Lại một lần nữa cầu Hiền Lương mang trong mình ý nghĩa như chiếc cầu thống nhất đất nước trong lần xây dựng năm 1974 khi ta xây dựng lại cầu. Và từ đó, nhân dân hai bên cầu đã hát chung một bài ca thống nhất, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới bên hai bờ Hiền Lương trong yên vui, hòa bình: " Giữa bầu trời Quảng Trị sông nước long lanh Đón mùa xuân trở lại với hòa bình " Cũng trong cụm di tích này, một biểu tượng rất tiêu biểu, mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền dân tộc là hình ảnh Cột cờ Hiền Lương. Để động viên niềm tin của nhân dân hai bên bờ Hiền Lương vào Đảng và Bác Hồ, chúng ta đã duy trì việc cắm cờ, còn địch luôn luôn tìm cách đánh phá cột cờ của ta. Vì vậy, việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ Quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến cũng là một kì tích của cán bộ chiến sỹ công an Hiền Lương. Một trong số các kì tích đó là câu chuyện "Chạy đua" về chiều cao cột cờ và diện rộng của lá cờ với kẻ thù trong lúc chúng luôn luôn muốn đánh sập cột cờ Hiền Lương. Những con số đã minh chứng rất rõ cho điều này, đó là, chỉ từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967 thôi mà chúng ta đã treo hết 267 lá cờ, năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ - Ngụy phá hỏng. Qua đó ta thấy rằng, cùng với sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, cột cờ Hiền Lương chính là biểu tượng tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu bất diệt, niềm tin chiến thắng, khát vọng thống nhất nước nhà của quân và dân ta. Năm tháng sẽ trôi qua, giới tuyến không còn nữa nhưng con sông ấy, cây cầu ấy, cột cờ ấy mãi là hình ảnh thu nhỏ về chiến tranh trên quê hương Quảng Trị anh hùng, là biểu tượng về sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. 2.2.2. Thành cổ Quảng Trị Nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc ta nhớ tới ngôi thành cổ lạ thường. Ở đó diễn ra những trận chiến vô cùng anh hùng của nhân dân Quảng Trị nói riêng và cả nước ta nói chung. Ngôi thành cổ đầy sắt thép ấy chính là nơi thử lửa, thử lòng dạ trung thành của nhân dân Quảng Trị với hàng vạn tấn bom đạn đã trút xuống. Mảnh đất nhỏ bé ấy, ngôi thành mà sách xưa chỉ ghi lại vài nét đơn sơ: Chu vi 481 trượng, 6 thước đã trở thành một ngôi thành bất diệt. Thành cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Đây vừa là công trình thành lũy quân sự vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ 1809 đến 1945. Đây cũng là nơi để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh của Quảng Trị hoặc tổ chức các lễ tiết trong năm. Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, khi thực dân pháp đặt chính quyền bảo hộ thì tại thành cổ lại có thêm nhà lao, tòa mật thám, trại lính Khố Xanh, cơ quan thuế đoạn… Tại nhà lao của thành cổ Quảng Trị, rất nhiều các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước bị giam cầm và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị để rèn luyện ý chí son sắt, khả năng đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước. Năm 1972, Mỹ đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn với đủ các loại bom phá, bom napan, bom bi, bom lân tinh… Trên một diện tích với chu vi chưa đến 3km, thành cổ đã phải chịu đựng một lượng bom đạn có sức công phá bằng 8 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima (Nhật Bản) năm 1945. Lực lượng của địch mạnh, vũ khí của địch hiện đại, tối tân nhưng không lùi bước trước kẻ thù, trước bom đạn, các chiến sỹ quân giải phóng đã kiên cường bám thành chiến đấu liên tục 81 ngày đêm trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn. Ngày 15/9 là ngày diễn ra trận chiến căng thẳng của toàn bộ các chiến sỹ giữ thành với lính thủy quân lục chiến Mỹ-Ngụy. Quân địch được chi viện tối đa đã ồ ạt đột phá hai cổng thành, tiến sát vào nhà lao nhưng không thể trụ nổi với hỏa lực của ta. Chúng đã xả pháo mạnh vào quân giải phóng nhưng các chiến sỹ vân không rời trận địa, kiên quyết chống trả quyết liệt cho đến khi có lệnh của cấp trên mới chịu rút lui. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị (28/6 đến 16/9/1972) là cuộc chiến đấu gay go ác liệt, giành giật từng tấc đất trong nhiều ngày. Các chiến sỹ giải phóng cùng với quân và dân Quảng Trị đã bẻ gãy nhiều cuộc phản công của một đội quân được trang bị nhiều phương tiện và vũ khí hiện đại, thừa bom đạn để chiến đấu, nhưng 26400 tên địch đã bị xóa sổ, 349 xe ( 200 xe tăng) và 230 khẩu pháo bị phá hủy, 250 máy bay bị bắn rơi. Song, để chiến thắng được kẻ thù tại thành cổ Quảng Trị cũng như tại các trận chiến khác chúng ta cũng phải trả giá, hi sinh rất nhiều. Người ta nói rằng, xương thịt của các chiến sỹ đã hòa lẫn với đất thành cổ và mỗi tấc đất thành cổ đã thấm đẫm máu của chiến sỹ và đồng bào ta để chúng ta có được hòa bình, hạnh phúc như hôm nay. 2.2.3. Địa đạo Vịnh Mốc Cùng với địa đạo Củ Chi ( thành phố Hồ Chí Minh ), địa đạo Vịnh Mốc ( Quảng Trị ) là biểu tượng cho sự sáng tạo thông minh cũng như quyết tâm bám đất bám làng để giũ từng tấc đất thiêng liêng của dân tộc. Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch huyện Vĩnh Linh, là một làng chài cách thị trấn Hồ Xã chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "Tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam", Vịnh Mốc còn có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ. Năm 1964, không lực Mỹ thường xuyên nhả đạn nhằm san phẳng khu vực Vĩnh Linh, Vịnh Mốc cũng không nằm ngoài khu vực đó. Và đến tháng 6/1965, cả làng Vịnh Mốc không còn một nóc nhà nào nhưng để bám làng, giữ đất, tiếp tục sống và làm tròn nhiệm vụ với đảo Cồn Cỏ, nhân dân Vịnh Mốc đã phải đào hầm dưới lòng đất. Sau ba tháng kiên trì, gian khổ với phương tiện thô sơ, một hệ thống địa đạo chằng chịt hình thành với mục đích tiếp tục sống và chiến đấu của nhân dân Vịnh Mốc. Toàn bộ địa đạo đã được đào trong lòng quả đồi đất có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7 ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0.9 m × 1.75m với độ dài 2034 m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m với 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau: Tầng 1: sâu 8 đến 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời Tầng 2: sâu 12 đến 15m là nơi sống và sinh hoạt của dân làng. Tầng 3: sâu 30m là nơi trung chuyển hàng hóa, vũ khí ra đảo Cồn Cỏ Dọc hai bên đường hầm địa đạo người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3-4 người ở. Ngoài ra, trong đường hầm còn có hội trường, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm xá… Và nơi đây đã chứng kiến sự ra đời của 17 đứa trẻ trong hai năm 1967 - 1968. Đây chính là điểm khác biệt của Vịnh Mốc so với địa đạo Củ Chi bởi chức năng chính của Củ Chi là trực tiếp chiến đấu, còn ở đây người dân Vịnh Mốc đã vừa chiến đấu vừa sản xuất, sinh hoạt ngay tại địa đạo. Địa đạo chấm dứt hoạt động vào năm 1972 khi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bị đánh bại, hiệp định Pari được kí kết. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (1965 - 1972) với hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ và với sự ra đời an toàn của 17 đứa trẻ đã nói lên sự đúng đắn, thông minh, sáng tạo, tinh thần chiến đấu anh dũng, không khuất phục kẻ thù của con người nơi đây. 2.2.4. Dốc Miếu và hàng rào điện tử McNamara Nằm trên Quốc Lộ 1A thuộc thôn Gia Phong, Gio Linh. Vùng này có tên Ba Dốc vì địa hình gồm 3 con dốc liên tiếp nhau. Sau 1954, địch đã tập trung xây dựng ở nơi đây một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh và đã có lúc người Pháp đã ngạo nghễ tuyên bố: " Sẽ không có viên đạn nào bắn nổi qua Dốc Miếu". Nhưng tuyến bố ấy của người Pháp đã bị vô hiệu hóa bằng những chiến thắng của quân ta. Lúc đầu, khi đánh Dốc Miếu. Ta phải dùng đường biển vào và vòng sau lưng Dốc Miếu đánh lên. Nhưng đến 1968, không cần dùng tới đường vòng. Pháo được kéo sát vào chân Dốc Miếu. Ngay loạt đạn đầu đập chúng kho xăng bốc cháy phừng phừng, làm tâm điểm cho pháo ta đồng loạt điểm hỏa, phá vỡ hệ thống phòng ngự của Pháp. Tiếp đó, từ khi đế quốc Mỹ đổ vào miền Nam, chúng đã tập trung xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh với tổng chi phí hơn 800 triệu USD, và với tên gọi phòng tuyến McNamara ( tên bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ). Hàng rào điện tử McNamara gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3m, trên mặt hàng rào là đèn báo động, dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét. Ngoài ra, địch còn rải hệ thống phương tiện thông tin nhạy bén nhằm phát hiện mọi vi phạm trong phạm vi phòng tuyến và hệ thống đèn pha cực mạnh để kiểm soát chống mọi sự xâm nhập vào ban đêm. Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến McNamara. Ở đây, địch xây dựng hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất. Hàng rào điện tử với hệ thống trang thiết bị phòng tuyến này được xếp vào hạng hiện đại nhất lúc bấy giờ trên thế giới, nhưng chúng đã dần dần bị vô hiệu hóa bởi khả năng, tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của ta tuy chỉ bằng những vũ khí, phương tiện thô sơ, lạc hậu hơn rất nhiều. 2.2.5. Đường mòn Hồ Chí Minh. Đường mòn Hồ Chí Minh len lỏi giữa núi rừng Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Trị, được đất và người Quảng Trị chở che đã trở thành huyền thoại bởi những sự tích anh hùng khắc sâu trong tâm thức người Việt Nam và bạn bè khắp nơi trên thế gíới. Con đường không chỉ chuyển tải lương thực, thực phẩm cho kháng chiến mà chuyển cả ý chí quật cường, quyết tâm của dân tộc chiến thắng kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước. Con đường huyền thoại này chạy qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, mà Quảng Trị là trung tâm quan trọng. Đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Quảng Trị có giá trị lịch sử to lớn. Đây vừa là điểm xuất phát đầu tiên của đường dây 559 hình thành con đường mang tên Bác, vừa là điểm cuối cùng của Miền Bắc XHCN, là điểm đầu tiên của mảnh đất thần đồng miền Nam. Do vậy, mức độ chiến tranh ở đây vô cùng ác liệt. Đường mòn Hồ Chí Minh bao gồm các tuyến: • Tuyến đường gùi thồ. • Tuyến đường cơ giới 15A. •Tuyến đường cơ giới 14. Gồm các di tích: Khe Hó: Là tên vùng rừng núi phía tây Vĩnh Linh, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, cách thị trấn Bến Quan chừng 7km. Đây là điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ đơn sơ trên đường Trường Sơn nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam vào thời điểm khó khăn nhất. Nó mở đầu cho cuộc trường chinh "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của dân tộc. Đường Khe Sanh - Sà Tầm - Tà Long: Đây là một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn 2 huyện Hướng Hóa và Đăkrông. Tuyến này nối với đường 9 tại km 65, giao với đường mòn Hồ Chí Minh tại km 72, cách khu danh thắng Đăkrông 27km. Đây là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ Tây à Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Tuyến đường này được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, do lực lượng công binh và dân công hỏa tuyến Bình Trị Thiên khai phá để lập chiến khu sau đó lực lượng thanh niên xung phong và binh đoàn 559 mở mang để chuyển nhân tài, vật lực, vũ khí, lương thực… phục vụ kháng chiến. Đường có tổng chiều dài 35km, gồm 3 đoạn chính: Đoạn 1: Từ đầu dến km 16 là địa hình hiểm trở, núi rừng rậm rạp, đường quanh co, một bên là núi cao một bên là vực sâu, cua ngoặt, dốc cao. Nền đường dày rộng 3-5m, đoạn vượt suối băng ngầm đá, mùa mưa thường ngập nước. Đoạn 2: Đoạn từ km 16 đến km 22, đường bằng đất sỏi đồi, chạy luồn lách trong rừng già nguyên sinh, cây cối um tùm, qua Sa Trầm, Tà Mao. Đoạn đường này còn là nơi che chở cho các anh bộ đội cụ Hồ nghỉ chân sau những ngày hành quân mệt nhọc. Đoạn 3: Từ km 22 đến km 35, tuyến lên dốc cao qua động Cô Tiên, làm trại xuyên rừng sâu, núi rừng hiểm trở và phải vượt sông Đarkrông. Cầu treo Bến Tắt: Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc phạm vi xã V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động khai thác DMZ Tour tại Quảng Trị.doc
Tài liệu liên quan