MỤC LỤC.
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.3
I. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường .3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên Thế giới và ở Việt Nam.3
1.1.Trên thế giới.3
1.2.Ở Việt Nam.6
2. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.9
2.1.Khái niệm.9
2.1.Vai trò.9
2.3.Các đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.11
3. Các hình thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.12
3.1.Kinh doanh bảo hiểm gốc.12
3.2. Kinh doanh tái bảo hiểm.13
3.3.Kinh doanh môi giới bảo hiểm.14
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.15
1. Những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với Nhà nước, nền kinh tế- xã hội .15
2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.18
Chương II: Mô hình pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay .19
I. Những quy định pháp lý đối với chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường bảo hiểm.19
1.Quy chế pháp lý của Doanh nghiệp bảo hiểm.19
1.1.Khái niệm Doanh nghiệp bảo hiểm.19
1.2.Các đặc điểm của Doanh nghiệp bảo hiểm.19
1.3.Thành lập và đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp bảo hiểm.21
1.4.Cơ cấu tổ chức, quản trị và điều hành Doanh nghiệp bảo hiểm.22
1.5.Hoạt động chủ yếu của Doanh nghiệp bảo hiểm.29
1.6.Giả thể, phá sản, thanh lý Doanh nghiệp bảo hiểm.35
1.7.Các loại hình Doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.43
2. Quy chế pháp lý của đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.45
2.1.Đại lý bảo hiểm.45
2.2.Môi giới bảo hiểm.48
II. Những quy định pháp lý đối với các giao dịch trên thị trường bảo hiểm.49
1.Giao dịch hợp đồng bảo hiểm gốc.49
2.Giao dịch hợp đồng tái bảo hiểm.56
3.Giao dịch hợp đồng đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.56
3.1.Giao dịch hợp đồng đại lý bảo hiểm.56
3.2.Giao dịch hợp đồng mội giới bảo hiểm.57
III. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.57
1.Cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về bảo hiểm.58
2.Thẩm quyền quản lý Nhà nước về bảo hiểm.59
3.Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm và chế tài sự vi phạm.59
3.1.Các hành vi vi phạm pháp luật .59
3.2.Chế tài sự vi phạm.60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.61
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3676 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phá sản.
- Khi quỹ tín dụng không thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì lệnh của toà án.
c. Bảo hiểm tài sản.
Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm có đối tượng là tài sản. Tuy vậy, không phải tất cả các loại tài sản đều có thể là đối tượng được bên bảo hiểm nhận bảo hiểm. Bởi vì, trong đời sống xã hội, trong nền kinh tế có nhiều loại tài sản. Đó có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình.
Tài sản hữu hình: Là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thể xác định được giá trị theo các hình thức thông thường.
Tài sản vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể được biểu hiện dưới hình thức như bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, các quyền lợi tài chính...
Các hình thức bảo hiểm chủ yếu đối với tài sản:
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam .
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
- Bảo hiểm thân máy bay.
- Bảo hiểm tàu, thuyền.
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.
- Bảo hiểm công trình xây dựng.
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
- Bảo hiểm trộm cướp.
- Bảo hiểm vật nuôi.
1.5.2. Các nguyên tắc kinh doanh của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Loại doanh nghiệp thông thường cần phải có nhiều vốn tự có để kinh doanh. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm ngoài phải có đủ số vốn theo luật định ra, chủ yếu phải huy động vốn từ những người tham gia bảo hiểm( tức là thu phí bảo hiểm) để hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Số vốn huy động được của những người tham gia bảo hiểm phải được sử dụng để phục vụ cho người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, xét về mặt kỹ thuật kinh doanh thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng khác với các doanh nghiệp thông thường khác. Các doanh nghiệp thông thường đều hạch toán giá thành sản phẩm dựa theo các khoản chi phí thực tế, căn cứ vào đó để xác định giá cả của sản phẩm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm có thể ví như giá cả của nghiệp vụ bảo hiểm và việc tính giá cả này phát sinh trước khi có giá thành. Điều đó nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải dự báo trước giá cả này trên cơ sở vận dụng quy luật số đông và dựa vào kinh nghiệm về những vụ tổn thất xảy ra trước đây. Tỉ lệ tổn thất trước đây chắc chắn sẽ xảy ra sau này, thậm chí có mức độ sai lệch rất lớn. Vì vậy, chỉ có thể xác định được khoản thu nhập của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng lại có rất nhiều khả năng không xác định được trách nhiệm bồi thường sẽ xảy ra sau này vì sự thay đổi về các yếu tố rủi ro. Do đó trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm phải căn cứ vào những đặc điểm đó để xác định nguyên tắc kinh doanh, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Có thể liệt kê những nguyên tắc chủ yếu sau:
a. Nguyên tắc tích cực triển khai nghiệp vụ, bảo đảm số lượng rất nhiều người tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định.
Chỉ có kí được nhiều hợp đồng bảo hiểm mới thực hiện được quy luật số đông, sao cho tỷ lệ phát sinh rủi ro dự báo gần sát với tỷ lệ phát sinh rủi ro thực tế xảy ra, nhằm đảm bảo cho sự ổn định kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, số lượng hợp đồng bảo hiểm ký được càng nhiều thì những chi phí bất biến của doanh nghiệp bảo hiểm cũng giảm đi một cách tương xứng, tỷ lệ phí bảo hiểm có thể hạ xuống một cách tương xứng, từ đó có thể thu được số đơn vị và người tham gia bảo hiểm càng nhiều hơn.
b. Nguyên tăc chú ý lựa chọn rủi ro.
Sự kiện đáng được doanh nghiệp bảo hiểm đảm nhận đóng góp đó là trách nhiệm bồi thường tổn thất của tai nạn rủi ro. Đối với những rủi ro muốn tham gia bảo hiểm, đâu phải doanh nghiệp bảo hiểm từ chối rủi ro nào và sẽ chấp nhận bảo hiểm tất cả những rủi ro đó, mà phải có sự lựa chọn thật nghiêm chỉnh.
Về nguyên tắc, tai nạn rủi ro được chấp nhận bảo hiểm phải là sự kiện ngẫu nhiên. Nếu những rủi ro đã được chấp nhận bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản đều là những rủi ro tất nhiện phải xảy ra, thì doanh nghiệp bảo hiểm chắc chắn bị phá sản. Về phía người tham gia bảo hiểm, thông thường đều mong muốn rằng chỉ bỏ ra khoản phí bảo hiểm thấp nhất, để đánh đổi lấy khoản tiền bồi thường bảo hiểm nhiều nhất, nên cũng phải lựa chọn ngược chiều với phía doanh nghiệp bảo hiểm.
c. Nguyên tắc phân tái rủi ro.
Muốn giảm nhẹ bớt trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải tìm cách chia sẻ các rủi ro mà mình đã nhận cho các nhà bảo hiểm khác, tránh tập trung rủi ro quá mức. Nếu không sẽ làm cho khả năng đảm nhận của mình bị vượt quá, dẫn đến tình trạng không thể nào thức hiện được trách nhiệm bồi thường, gây thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, Nhà nước đã hạn chế trách nhiệm tự gánh vác (tức là mức giữ lại) của từng doanh nghiệp bảo hiểm. Điều 6 Nghị định 100/CP quy định “ Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các Doanh nghiệp khác...”.
d. Nguyên tắc tính phí bảo hiểm một cách hợp lý.
Việc tính và thu phí bảo hiểm có hợp lý hay không, có khoa học hay không đó là một vấn đề rất quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm . Để cho phí bảo hiểm thu được từ người tham gia bảo hiểm đảm bảo cho sự chi trả tương xứng với quyền lợi kinh tế của họ, cần phải thống kê và tính toán một cách khoa học tỷ lệ tổn thất vì thiệt hại đã xảy ra trước đây, đồng thời xây dựng tỷ lệ phí bảo hiểm trên cơ sở đó Cơ quan quản lý bảo hiểm nhà nước phải xét duyệt các điều khoản bảo hiểm cơ bản và tỷ lệ phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, đảm bảo sự đóng góp hợp lý về phí bảo hiểm.
1.5.3. Quản lý vốn.
a.Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng bồi thường cần thiết.
Điều 10 Nghị định 100/CP quy định “ Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn đảm bảo;
Vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 22 Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ.
Các yêu cầu về tài chính theo hướng dẫn cụ thể của Bộ tài chính để thực hiện các cam kết với ngươì được bảo hiểm”.
b. Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ quĩ dự trữ.
Do đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm, không thể coi chênh lệch giữa số thu được trong năm và số chi bồi thường của doanh nghiệp trong năm là số lãi của doanh nghiệp. Ngoài các khoản chi phí kinh doanh như chi bồi thường hay trả tiền bảo hiểm, hoa hồng khai thác, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập các quỹ dự trữ nghiệp vụ. Trước hết là đối với các trách nhiệm chưa hoàn thành trong năm của mình. Để giải quyết trả tiền bảo hiểm cho những tổn thất đã xảy ra trong năm nhưng chưa làm xong các thủ tục, thì việc bồi thường sẽ được thực hiện vào năm sau, Doanh nghiệp bảo hiểm phải lập “ quỹ dự phòng bồi thường”
Đối với những hoạt động bảo hiểm chưa kết thúc hiệu lực vào cuối năm mà còn kéo dài hiệu lực sang một số tháng của năm sau hoặc nhiều năm sau( đối với bảo hiểm nhân thọ trên một năm) thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểmvới những hợp đồng bảo hiểm đó còn kéo dài sang năm sau( hoặc nhiều năm sau). Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm còn có những trách nhiệm chưa hoàn thành. Để đảm bảo khả năng tài chính thực hiện những trách nhiệm đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập “ quỹ dự phòng” từ số phí bảo hiểm thu được trong năm.
Ngoài ra theo thông kê có tính hệ thống, cứ 7 - 10 năm lại có những thiên tai có tính thảm hoạ, khi đó doanh nghiệp bảo hiểm lại phải chi trả bảo hiểm vượt quá mức trung bình, vì đó là những tổn thất lớn. Để chuẩn bị khả năng tồn tại cả trong những trường hợp đó các doanh nghiệp bảo hiểm phải lập “quỹ dự phòng bồi thường tổn thất lớn” (được gọi tắt là “dự phòng dao động lớn”). Việc lập các qũy dự trữ nghiệp vụ kiểu như các quỹ kể trên là một đặc thù quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm cũng được quy định trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm.
1.6. Giải thể, phá sản, thanh lý Doanh nghiệp bảo hiểm.
1.6.1. Giải thể Doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định việc giải thể Doanh nghiệp bảo hiểm.
1- Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:
a, Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ.
b, Khi hết thời hạn quy định trong giấy phếp thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn.
c, Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điểm a, b, đ và e Khoản 1 Điều 68 Luật Kinh doanh Bảo hiểm.
Khoản 1 Điều 68 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định: “ Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
\ Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt đọng có thông tin cố ý làm sai sự thật.
\ Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phếp thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động.
\ Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động.
\ Không đảm bảo các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm” ”.
d, Các trường hợp khác theo quy đinh của pháp luật.
2- Việc giải thể Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Thủ tục giải thể Doanh nghiệp quy định tại Điều 112 Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Công hoà XHCN Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/6/1999.
Việc giải thể Doanh nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
1- Thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Quyết định giải thể Doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a, Tên, trụ sở doanh nghiệp.
b, Lý do giải thể.
c, Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
d, Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
đ, Thành lập tổ thanh lý tài sản, quyền và nhiệm vụ của tổ thanh lý tài sản được quy định trong phụ lục kèm theo quyết định giải thể.
e, Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp.
2-Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp; quyết định này phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng báo địa phương và báo hàng ngày trung ương trong 3 số liên tiếp.
Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết các khiếu nại của chủ nợ.
3-Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của Doanh nghiệp.
4-Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thanh toán hết nợ của Doanh nghiệp, tổ thanh lý phải gửi hồ sơ về giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về giải thể doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
5-Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể thực hiện theo quy định của luật này.
1.6.2. Phá sản Doanh nghiệp.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và những người có nghĩa vụ liên quan, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ khi giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội. Điều 1 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: “ Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khi lâm vào tình trạng phá sản”. Vì vậy việc phá sản của doanh nghiệp bảo hiểm cũng tuân theo trình tự và thủ tục phá sản theo luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà thông qua ngày 30/12/1993. Điều 2 Luật phá sản Doanh nghiệp quy định: “ Doanh nghiệp lâm vào tình trạng pháp sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”.
Điều 77 Luật Kinh doanh bảo hiểm nói đến “Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp bảo hiểm.
1- Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2- Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 Luật này có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Dự phòng nghiệp vụ.
Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và được đáp ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bộ Tài chính qui định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm”.
3-Biên khai thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.”
Khi doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính về thức trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến khả năng mất nguy cơ thanh toán và các biện pháp khắc phục.
Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thức hiện các biện pháp sau:
- Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
- Thực hiên yêu cầu của Bộ Tài chính về khôi phục khả năng thanh toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
\ Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo phương án đã được chấp nhận.
\ Thông báo cho các cơ quan Nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện.
\ Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
\ Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán.
\ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác.
\ Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc( Phó Giám đốc) nếu xét thấy cần thiết.
\ Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc( Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp nhận.
\ Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của ban kiểm soát khả năng thanh toán.
Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
\ Hết hạn áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
\ Hoạt động của Doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường.
\ Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sát nhập trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
\ Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.
Việc chấm rứt áp dụng cá biện pháp khôi phục khả năng thanh toán. Được quy định theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.
Điều 83 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về việc phá sản Doanh nghiệp bảo hiểm: “ Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của Luật phá sản Doanh nghiệp”.
Điều 42 Luật phá sản Doanh nghiệp có quy định:
“1-Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặc trụ sở chính.
2-Trưởng phòng thi hành án chỉ định Chấp hành viên phụ trách thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản và kiểm tra giám sát công việc của Tổ thanh toán tài sản.
3-Thành phần của tổ thanh toán tài sản gồm có:
a, Chấp hành viên, cán bộ Phòng thi hành án.
b, Đại diện các cơ quan tài chính, ngân hàng cùng cấp.
c, Đại diện chủ nợ, đại diên công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn.
d, Đại diện doanh nghiệp bị phá sản.
Thành viên tổ quản lý tài sản có thể được chỉ định tham gia tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản do Chấp hành viên làm tổ trưởng.
Qui chế tổ chức và hoạt động của Tổ thanh toán tài sản do Chính phủ quy định.
Kết thúc việc thanh toán, Trưởng phòng thi hành án ra quyết định chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này được gứi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng kí kinh doanh.
1.6.3. Thanh lý Doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm đã tuyên bố phá sản thì cơ quan có thẩm quyền phải kê biên tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo thi hành án.
Để thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án, căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn việc kê khai tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm thi hành án.
Thông tư liên tịch số 119/TTLT ngày 04/6/1997 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn kê biên tài sản của Doanh nghiệp để đảm bảo thi hành án. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục hướng dẫn tại thông tư này.
Trình tự, thủ tục kê biên tài sản bao gồm các bước sau đây:
1- Trước khi áp dụng biện pháp kê biên, cơ quan thi hành án phải tiến hành xác minh tài sản của doanh nghiệp phải thi hành án. Việc xác minh được thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp phải thi hành án. Căn cứ vào bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án, Chấp hành viên có quyền yêu cầu chủ doanh nghiệp phải thi hành cung cấp các danh mục và tình hình tài sản của cơ quan, doanh nghiệp. Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương( nếu doanh nghiệp bị thi hành án là doanh nghiệp nhà nước) có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc xác minh tài sản. Trên cơ sở xác minh, Chấp hành viên lập bảng kê tài sản, định rõ tài sản nào được kê biên, tài sản nào không được kê biên và kế hoạch tiến hành kê biên.
2- Chấp hành viên phải thông báo cho doanh nghiệp phải thi hành, chính quyền địa phương( phường, xã) ít nhất 03 ngày trước khi tiến hành kê biên. Thông báo cưỡng chế đồng thời được gửi cho cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp phải thi hành án là doanh nghiệp nhà nước), Viện kiểm sát cùng cấp và người được thi hành án biết. Trong trường hợp đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thi hành án cố tình vắng mặt, Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên nhưng phải có sự chứng kiến của chính quyền địa phương và người làm chứng.
3- Về thủ tục kê biên: Trong tổng số tài sản được phép kê biên, tài sản không trực tiếp tham gia sản xuất - kinh doanh được kê biên trước. Nếu những tài sản này không đủ được thi hành thì mới kê biên các tài sản dùng cho sản xuất - kinh doanh.
Đối với trụ sở kinh doanh, Chấp hành viên chỉ kê biên nếu sau khi kê biên các tài sản khác vẫn không đủ để thi hành án. Chỉ được kê biên trụ sở thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thuê lâu dài, ổn định mà quyền thuê có giá trị và có khả năng phát mại. Trước khi kê biên, Chấp hành viên định thời hạn không quá một tháng để doanh nghiệp phải thi hành án tìm tài sản khác để thi hành. Việc kê biên trụ sở phải được thông báo cho cơ quan quản lý vốn, tài sản nhà nước có thẩm quyền (nếu doanh nghiệp phải thi hành án là doanh nghiệp nhà nước). Trong thời hạn kể từ ngày kê biên đến trước khi tổ chức bán đấu giá, doanh nghiệp phải thi hành vẫn có quyền tìm tài sản khác để thi hành.
Chấp hành viên chỉ chấp nhận đề nghị của đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thi hành án về việc kê biên tài sản nào trước nếu xét thấy đề nghị đó không gây trở ngại cho việc thi hành án.
4- Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản giữa doanh nghiệp phải thi hành án với người khác, Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên và giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản. đồng thời, Chấp hành viên phải thông báo cho những người liên quan đến tài sản đó khởi kiện theo tố tụng dân sự. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày kê biên, nếu những người liên quan đến tài sản đó không khởi kiện, thì tài sản đó được xử lý để thi hành án.
5- Trên cơ sở tạm tính giá trị tài sản định kê biên, Chấp hành viên chỉ kê biên số tài sản đủ để thi hành án và các chi phí cưỡng chế cần thiết. Chấp hành viên thành lập Hội đồng định giá gồm: Đại diện cơ quan tài chính - vật giá, đại diện cơ quan chuyên môn kĩ thuật hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản và các chuyên gia khác nếu thấy cần thiết do Chấp hành viên làm Chủ tịch.
Hội đồng định giá biểu quyết theo đa số. Đại diện doanh nghiệp phải thi hành án, cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước và người được thi hành án mới tham dự việc định giá nhưng không có quyền biểu quyết. Việc định giá phải tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày định giá tài sản, trừ những trường hợp có tranh chấp. Trình tự, thủ tục bán đấu giá theo quy định của Chính phủ về bán đấu giá.
6- Tài sản đã kê biên được giao cho doanh nghiệp phải thi hành hoặc người đang quản lý sử dụng tài sản đó bảo quản, nếu doanh nghiệp phải thi hành án bảo quản thì không được trả thù lao. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên cho Giám định viên niêm phong hoặc có thể cho phép doanh nghiệp phải thi hành án, người được giao bảo quản tài sản vẫn tiếp tục sử dụng hoặc khai thác lợi ích từ tài sản kê biên, nhưng không được sang nhượng, cho thuê, cho mượn. Cá nhân, cơ quan được giao bảo quản, sử dụng khai thác tài sản kê biên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài sản kê biên đó.
7- Chấp hành viên phải lập biên bản kê biên bàn giao bảo quản tài sản. Biên bản phải được ghi rõ ngày, giờ kê biên, họ và tên Chấp hành viên, họ và tên đại diên các đương sự và người chứng kiến, họ và tên cá nhân hoặc người đại diện cơ quan, doanh nghiệp được giao bảo quản tài sản. Biên bản phải mô tả chi tiết tình trạng từng tài sản kê biên, giá tạm tính, chất lượng tài sản theo kết quả giám định (nếu có). Nếu tài sản kê biên là kim loại quý, vàng bạc, đá quý... thì phải tổ chức giám định chất lượng ngay và phải được giao cho cơ quan chuyên môn (ngân hàng, kho bạc) quản lý.
Chấp hành viên, đại diện các bên đương sự, người chứng kiến, cá nhân, đại diện cơ quan, doanh nghiệp được giao bảo quản tài sản ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người từ chối ký vào biên bản thì Chấp hành viên phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản được giao cho người được thi hành án, doanh nghiệp được giao bảo quản tài sản mỗi người một bản.
1.7. Các loại hình Doanh nghiệp bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam.
1.7.1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước.
Đến nay có 3 Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước như sau:
Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam ( BAOVIET) thành lập ngày 17/12/1964 vốn điều lệ khi thành lập lại Tổng Công ty năm 1996 là 620 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh( Bảo Minh) thành lập ngày 28/11/1994 vốn điều lệ 45 tỷ đồng, Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
Công ty bảo hiểm Dầu khí( PVIC) thành lập ngày 23/01/1996, vốn điều lệ 22 tỷ đồng, Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
Ba Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước kể trên giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm nước ta hiện nay, với tốc độ tăng trưởng cao từ 20% đến 30% hàng năm và thị phần chiếm từ 80% tới 90% tổng số phí bảo hiểm của toàn bộ thị trường bảo hiểm nước ta.
1.7.2. Công ty cổ phần bảo hiểm.
Cho tới năm 1998 nước ta mới có 3 Công ty cổ phần bảo hiểm là:
Công ty bảo hiểm Nhà Rồng( Bảo Lomg) thành lập ngày 11/7/1995, vốn điều lệ 22 tỷ đồng, Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó tỷ lệ vốn Nhà nước (do các doanh nghiệp Nhà nước đóng góp) là 49%.
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thành lập ngày 21/6/1996, vốn điều lệ 55 tỷ đồng, Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, số vốn của Nhà nước( do các Do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13217.DOC