Đề tài Hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu nhựa tại Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Lời nói đầu 1

Chương 1 3

lý luận chung về hoạt động nhập khẩu 3

1.1 Khái niệm, vai trò và các hình thức nhập khẩu: 3

1.1.1 Khái niệm: 3

1.1.2. Vai trò của nhập khẩu: 3

1.1.3. Các hình thức nhập khẩu: 6

1.1.3.1. Nhập khẩu uỷ thác: 6

1.1.3.2 Nhập khẩu trực tiếp: 7

1.1.3.3 Nhập khẩu liên doanh: 7

1.1.3.4 Nhập khẩu đối lưu: 8

1.1.3.5 Nhập khẩu tái xuất: 9

1.2 Nội dung hoạt động nhập khẩu 10

1.2.1 Nghiên cứu thị trường 10

1.2.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước 10

1.2.1.1.1 Nhận biết mặt hàng nhập khẩu: 11

1.2.1.1.2 Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường 11

1.2.1.1.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 12

1.2.1.1.4 Nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh 12

1.2.1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài 13

1.2.1.2.1 Nguồn cung cấp trên thị trường quốc tế: 13

1.2.1.2.2 Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế: 13

1.2.2 Lựa chọn đối tác giao dịch 14

1.2.3 Xây dựng phương án kinh doanh 15

1.2.4 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 16

1.2.4.1 Giao dịch 16

1.2.4.1.1 Hỏi giá 16

1.2.4.1.2 Chào hàng, báo giá 16

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu nhựa tại Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở rộng mạng lưới kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, phát hiện nhu cầu và tăng khả năng phục vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Chương 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh Nhập khẩu nguyên liệu nhựa ở Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội 2.1 Tổng quan về Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Vào giữa những năm 80, nền kinh tế đòi hỏi phải được phát triển và mở rộng để đáp ứng, thoả mãn những nhu cầu thiết yếu đang gia tăng của người dân. Trước tình hình như vậy, cùng với sự ra đời của nhiều Công ty dịch vụ khác, Công ty Dịch vụ Hai Bà Trưng đã được thành lập dựa trên QĐ số 4071/QĐ - UB ngày 19/5/1984 của Nhà nước. Đến ngày 1/5/1985, Công ty dịch vụ Hai Bà Trưng chính thức đi vào hoạt động, được đặt trụ sở tại 53 Lạc Trung - Hà Nội, kinh doanh các mặt hàng như: Đồ dùng gia đình, nông sản thực phẩm và điện tử điện lạnh... Từ 1985 đến 1987: Công ty hoạt động dựa trên sự cung ứng hàng hoá, vốn của Nhà nước. Quá trình hoạt động kinh doanh dựa trên chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Việc hạch toán kinh doanh chỉ là điều xa vời, chưa được thực hiện. Từ 1987 đến 1993: Nền kinh tế quan liêu bao cấp và đóng cửa đã bộc lộ rõ nhưng mặt trái của nóvề sự đình trệ. Sự phát triển đòi hỏi sự thay thế của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phù hợp với xu thế của thời đại. Việc hoạt động dựa trên sự bao tiêu toàn bộ của Nhà nước không còn được thực hiện ở Công ty nữa. Công ty phải tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình dựa trên nguồn vốn ban đầu được cấp. Hoạt động chính của Công ty thời gian này là mua hàng sản xuất trong nước và bán ra ngoài thị trường các sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia đình. Sự chuyển đổi đột ngột như vậy khiến Công ty gặp nhiều khó khăn. Công ty không những phải tìm nguồn hàng, thị trường phù hợp mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khác cùng loại hình hoạt động. Công ty là một đơn vị kinh doanh thương nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng, chịu sự quản lý toàn diện của UBND quận Hai Bà Trưng và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Thương nghiệp thành phố Hà Nội. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân như cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo... Với tổ chức bộ máy gồm có : - Chủ nhiệm và hai phó chủ nhiệm. - Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, các cửa hàng, xưởng sản xuất, chế biến... Theo quyết định số 2687/QĐ - UB ngày 4/11/1992 của UBND thành phố Hà Nội, công ty dịch vụ kinh doanh XNK quận Hai Bà Trưng đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh hàng XNK Hai Bà Trưng với nhiệm vụ bổ sung như sau: - Tổ chức sản xuất, thu mua, gia công hàng xuất khẩu. - Thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài. Từ 1993 đến nay: Xu thế hội nhập, giao lưu để có thể đón nhận tinh hoa, công nghệ hiện đại, giới thiệu những sản phẩm của mình ra bên ngoài sẽ là cơ hội để đất nước phát triển, tạo sức sống cho nền kinh tế, "đi tắt, đón đầu" bắt kịp với thế giới. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế và được sự tín nhiệm của Nhà nước, Theo nghị định số 388/HĐ-BT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập và tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà Nước và theo quyết định số 316/QĐ-UB ngày 19/1/1993, quyết định số 540/QĐ-UB ngày 1/4/1994 của UBND thành phố Hà nội, Công ty chính thức mang tên Công ty XNK Hai Bà Trưng. Để phù hợp với qui mô và nhiệm vụ được giao, công ty đã được UBND quận Hai Bà Trưng giao lại cho UBND thành phố Hà nội do Sở Thương mại thành phố trực tiếp quản lý với tên gọi mới là công ty thương mại XNK Hà Nội theo quyết định số 2894/QĐ-UB ngày 23/5/2001. Trụ sở tại : 124 Phố Huế - Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi commercial and import export company Tên viết tắt  : Hacimex Từ một công ty chỉ kinh doanh nội địa và các dịch vụ nhỏ khi mới thành lập, đến nay với sự nỗ lực của mình, công ty đã phát triển thành một công ty thương mại XNK tổng hợp. Với phương châm kinh doanh ‘‘duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh XNK, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển quan hệ với nhiều nước trên thế giới.’’ Hiện nay công ty đã có quan hệ kinh doanh XNK với trên 30 nước trên thế giới. Từ đó ngành nghề kinh doanh của công ty được mở rộng như sau: - Sản xuất, thu mua hàng thêu ren, may mặc thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. - Sản xuất chế biến, kinh doanh XNK lương thực thực phẩm, dược liệu, nông, lâm thuỷ hải sản và các mặt hàng khác. - Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu (sắt, thép, hạt nhựa...) và trang trí nội thất. - Kinh doanh XNK máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải. - Kinh doanh XNK làm đại lý ký gửi và XNK ô tô, phụ tùng ô tô. - Kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ. 2.1.2 Nguồn lực của Công ty 2.1.2.1 Vốn và cơ sở vật chất 2.1.2.1.1 Vốn Tuy là một doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực nhưng số vốn kinh doanh của công ty được cấp rất ít. Bảng 2 : Nguồn vốn của công ty qua các năm 2000 - 2002 Đơn vị : đồng Hình thức vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Vốn cố định 776.687.350 821.532.651 1.648.000.000 Vốn lưu động 831.679.056 2.063.578.397 2.252.000.000 Vốn khác 500.485.900 500.485.900 584.435.000 Tổng 2.108.852.306 3.385.596.948 4.484.435.000 (Nguồn : Phòng kế toán công ty TM- XNK Hà Nội) Tài khoản Việt Nam : 002100000164 tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Tài khoản ngoại tệ : 0021370022454 tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Tài khoản Việt Nam : 431101000099 tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. 2.1.2.1.2 Cơ sở vật chất *Công ty có một số chi nhánh quanh địa bàn Hà Nội với diện tích: - 142 Phố Huế với diện tích: 450m2 (5 tầng) - Bạch Mai 1cửa hàng với diện tích: 100m2 - Cao Vân (chợ Hoà Bình) 1văn phòng diện tích: 100m2 - Cửa hàng Chợ Mơ với diện tích: 50m2 - Cửa hàng Trương Định diện tích: 50m2 - Minh Khai 1văn phòng diện tích:60m2 *Phương tiện vận tải: Phòng kinh doanh có 2 xe ô tô (5tấn) *Máy móc, thiết bị, nhà xưởng Công ty sẽ thuê trực tiếp khi ký kết được hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá. *Trang thiết bị: Công ty có 2 ô tô (4 chỗ), 1 ô tô (12 chỗ), 20 máy điều hòa nhiệt độ, 15 máy tính, 5 máy in, 2 máy photocopy, 30 quạt treo tường, 12 quạt thông gió...v..v.. 2.1.2.2 Tình hình lao động của công ty. Bảng 3: Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Đơn vị: người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng số CBCNV 76 85 93 Nam 29 34 40 Nữ 47 51 53 ĐH +TC 34 45 62 LĐ trực tiếp 63 72 79 LĐ gián tiếp 13 13 14 LĐTT/tổng CBCNV 82.89% 84,71% 84,95% LĐGT/tổng CBCNV 17.11% 15,29% 15,05% LĐĐH+TC/tổng CBCNV 44.74% 52,94% 66,67% (Nguồn : Phòng TCHC của Công ty thương mại XNK Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty qua một số năm như sau : - Tổng số CBCNV của công ty đã tăng trung bình 8% một năm. - Tỷ lệ số lao động nam và lao động nữ ở công ty có số chênh lệch lớn. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây tỷ lệ số lao động nam đang có chiều hướng tăng lên. - Lao động trực tiếp ở công ty là chủ yếu và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên. Tuy nước ta đã chuyển sang kinh tế vận động theo cơ chế thị trường nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn phần nào bị ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Cụ thể là tác phong làm việc của CBCNV trong doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa linh hoạt. Nhưng với Công ty thương mại XNK Hà Nội thì đã tạo được các đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp nhà nước cùng loại, có thể nói công ty đã tạo được động cơ trong công việc với CBCNV để họ tập trung cao sức lực, trí lực cửa mình vào công việc. Một trong những nguyên nhân tạo động cơ lao động đó là công ty đã có một chế độ đãi ngộ rất hợp lý với CBCNV. Tuy là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng do hạch toán kinh doanh độc lập nên công ty có chế độ trả lương hết sức linh hoạt, ngoài một khoản lương cố định hay còn gọi là lương cấp bậc hoặc lương đã ký kết trong hợp đồng theo chế độ Nhà nước qui định, CBCNV hàng tháng sẽ được nhận một khoản tiền thưởng tùy theo mức lợi nhuận mà người đó có đóng góp cho công ty. Hay nói cách khác, do phương pháp quản lý kinh doanh của công ty là mỗi người trong phòng ban sẽ phải chịu trách nhiệm đối với việc kinh doanh của một hay một số mặt hàng được giao. Phương pháp trả lương này đã tạo ra động cơ làm việc với CBCNV trong công ty và một mức thu nhập khá cao cho CBCNV trong công ty. Tuy mức lương cố định bình quân không cao (750.000 đồng/người/tháng) nhưng với mức tiền thưởng hàng tháng thì mức thu nhập hàng tháng của từng người trong công ty là khá cao (mức thu nhập bình quân là 1.500.000 đồng/người/tháng) với mức thu nhập này có thể giúp cho CBCNV yên tâm công tác. Nhưng với phương pháp này sẽ khiến mức thu nhập của CBCNV dao động và tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. 2..1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức của công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội Phó giám đốc 1 Phòng tài vụ Phòng kinh doanh tổng hợp phòng kinh doanh 3 Phòng XNK1 Hệ thống các cửa hàng Phòng tổ chức hành chính Hệ thống các cửa hàng Phòng giao nhận và V/C Phòng XNK2 Giám đốc Phó giám đốc 2 Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng do giám đốc đứng đầu quản lý, điều hành trực tiếp toàn diện từ các phòng ban đến các cửa hàng. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận : - Ban giám đốc : Gồm giám đốc và 2 phó giám đốc. + Giám đốc: là người chỉ đạo chung, có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước. + Phó giám đốc: hai phó giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban do mình quản lý, giúp giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của Công ty để có kế hoạch và quyết định sau cùng, giải quyết các công việc được phân công. - Các phòng ban : + Phòng tài vụ (phòng kế toán): tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, giải quyết các vấn đề tài chính, thanh toán, quyết toán bán hàng, thu tiền, tiền lương, tiền thưởng, nghĩa vụ đối với Nhà nước và các vấn đề liên quan đến tài chính. Đồng thời tham mưu cho giám đốc xây dựng các kế hoạch tài chính. + Phòng kinh doanh tổng hợp và phòng kinh doanh 3: có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước để có chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài, tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, ký kết các hợp đồng với bạn hàng trong nước, theo dõi hoạt động của các cửa hàng. + Phòng xuất nhập khẩu 1 và phòng xuất nhập khẩu 2: với chức năng tìm hiểu thị trường, bạn hàng nước ngoài để từ đó ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu dựa trên những kế hoạch đã đề ra, giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. + Phòng giao nhận và vận chuyển: thực hiện việc vận chuyển hàng nhập khẩu từ cảng về kho của Công ty. + Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp đỡ cho giám đốc công tác đối nội, đối ngoại, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, thủ tục, công văn; tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên; quản lý tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách như : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...; một số công việc hành chính khác như công việc bảo vệ, tạp vụ, vệ sinh... - Các cửa hàng: là mạng lưới tiêu thụ hàng trong nước và ngoài nước của Công ty, thực hiện việc bán buôn và bán lẻ, là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Các chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh đều gửi về Công ty làm công tác hạch toán. Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, phương pháp quản lý đơn giản, áp dụng phương pháp quản lý trực tiếp do giám đốc lãnh đạo, quẩn lý điều hành trực tiếp toàn diện từ các phòng ban đến các cửa hàng. Hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện thông qua các phòng kinh doanh và cửa hàng. Các phòng kinh doanh, cửa hàng chịu trách triệm đối với từng lĩnh vực kinh doanh riêng trước giám đốc. Ngoài ra tại mỗi phòng kinh doanh, trách nhiệm kinh doanh của từng mặt hàng sẽ được giao cho từng người trong trong phòng và những người này sẽ chịu trách nhiệm với trưởng phòng về mặt hàng kinh doanh đã được giao cho. Quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả thì đòi hỏi phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó từ khi thành lập đến nay công ty đã từng bước củng cố tổ chức các phòng ban, cửa hàng, tuyển chọn những nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũ của công ty cho phù hợp với công việc kinh doanh và phục vụ cho kế hoạch phát triển lâu dài của công ty. 2.1.4 Tình hình kinh doanh của Công ty 2.1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu được thực hiện dựa trên nguồn vốn vay nên hiện nay công ty chỉ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau : - Hoạt động XNK : + XK : Công ty chủ yếu XK các hàng nông sản như : lạc, gạo, chè, cà phê (do phòng xuất nhập khẩu 1 thực hiện), hàng thủ công mỹ nghệ, găng tay vải, hàng may mặc (do phòng kinh doanh 3 XK)...sang một số nước Châu á như : Đài Loan, Singapo... + NK : Chủ yếu là hoá chất, điện lạnh, điện dân dụng, hàng trang trí nội thất (do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 2 đảm nhiệm), nguyên vật liệu như sắt, thép, hạt nhựa (do phòng kinh doanh tổng hợp NK) từ các nước như : Đức, ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc... Hình thức nhập khẩu của Công ty bao gồm nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác nhưng hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm đa số. Phương thức bán hàng thường là bán buôn trực tiếp qua kho. Phương thức nhập khẩu của Công ty chủ yếu là nhập theo giá CIF, địa điểm giao hàng thường ở hai cảng lớn là Cảng Hải Phòng, Cảng thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, phương thức giao hàng có thể là đường sắt hoặc đường không. - Hoạt động kinh doanh nội địa : Chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng : điện dân dụng, quần áo may sẵn, hàng tiêu dùng...Các loại hoạt động này diễn ra tại các cửa hàng của công ty. Ngoài ra, công ty còn làm đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không Pacific Airline. Địa diểm tại công ty-142 Phố Huế. 2.1.4.2 Thị trường và các mặt hàng kinh doanh của công ty Với phương châm “ Duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới” Công ty đã vươn tầm hoạt động ra khắp nơi, thị trường tiêu thụ khá đa dạng, vừa phục vụ trực tiếp người tiêu dùng, vừa thực hiện các hợp đồng kinh tế với các Công ty, Xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội và cả nước. Không những thế, Công ty còn xuất khẩu một số mặt hàng ra nước ngoài như: cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Trung Quốc; găng tay vải xuất sang Đài Loan...Đạt được điều này một phần do các sản phẩm về vật liệu, máy móc xây dựng, điện tử dân dụng, may mặc, nông lâm sản có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ngoài ra, thị trường nhập khẩu của Công ty khá rộng kể cả trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật, Anh, Đức, Pháp, Nga... Công ty đã cố gắng bám sát thị trường, thực hiện các biện pháp xâm nhập và phát triển thị trường, không những duy trì và mở rộng thị trường truyền thống mà còn xâm nhập vào các thị trường mới. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu Công ty đã chú trọng quan tâm đến công tác tiếp thị khai thác mặt hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đã xuất khẩu các mặt hàng chính là nông sản, hải sản, hàng may mặc sang các nước EU. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Đơn vị tính : USD Thị trường Nga, Đông Âu Nhật EU Mặt hàng 2000 2001 2002 2000 2001 2002 2000 2001 2002 Hàng may mặc 44000 50000 45000 26000 35000 36000 59000 62000 70000 Thủ công mỹ nghệ 42120 42000 48000 - - - 10000 8000 12000 Nông sản 14000 15000 22000 - - 16000 28000 27000 37000 Găng tay Vải 15000 20000 23000 10000 10000 10000 10000 12000 13000 Tổng 115120 127000 138000 36000 45000 62000 107000 109000 132000 (Nguồn : Phòng Kế toán công ty TMXNK Hà Nội) Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường: Năm 2000 là 258.120 USD, năm 2001 là 281.000 USD, năm 2002 là 332.000 USD. Hoạt động xuất khẩu của công ty được đẩy mạnh ở tất cả các thị trường của doanh nghiệp. Thể hiện: Bảng 5: Bảng so sánh % kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Thị trường Nga, Đông Âu Nhật EU Mặt hàng 2001/2000 2002/2001 2001/2000 2002/2001 2001/2000 2002/2001 Hàng may mặc 13,64 -10 34,62 2,86 5,08 12,9 Thủ công Mỹ nghệ -0,28 14,29 - - -20 50 Nông sản 7,14 46,67 - - -3,57 37,04 Găng tay vải 33,33 15 0 0 20 8,33 Tổng 10,32 8,66 25 37,78 1,87 21,1 So với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nga và Đông Âu năm 2001 tăng 10,32%. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 8,66%. Nhật Bản và EU là những thị trường khó tính nhưng kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường này thu được kết quả đáng kể. Giá trị xuất khẩu của công ty sang EU năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1,87%, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 21,1%, hợp đồng hàng quần áo của công ty được phía đối tác đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ giao hàng. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2001 tăng so với năm 2000 là 25%, năm 2002 tăng so với 2001 là 37,78% và là lần đầu tiên công ty xuất khẩu rau sạch sang xứ sở mặt trời mọc. Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu của công ty Đơn vị : USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tỷ lệ % 2001/2000 Tỷ lệ % 2002/2001 Thiết bị, dụng cụ 3.000 39.000 2.700 30 -30,77 Điện tử, điện lạnh 12.000 35.000 45.000 191,67 28,57 Sắt thép 42.000 90.000 50.000 114,29 -44 Hoá chất (chủ yếu là nhựa) 250.000 220.000 270.000 -12 22,73 Tổng 307.000 348.900 367.700 13,65 6,53 (Nguồn : phòng kế toán công ty TM và XNK Hà Nội) Kim ngạch nhập khẩu tăng lên qua các năm một phần do giá hàng hoá của các nước trong khu vực khá rẻ vì đồng tiền của họ bị mất giá, do đó công ty đã tiến hành nhập khẩu để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, do có một số điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu của Nhà nước nên nhóm hàng thiết bị, dụng cụ, sắt thép có xu hướng giảm đi trong cơ cấu hàng nhập khẩu. 2.1.4.3 Kết quả kinh doanh một số năm gần đây Những năm đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, công tác kinh doanh của Công ty gặp không ít khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất, khó khăn về nguồn vốn, công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cơ chế quản lý, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Những năm gần đây lại là những năm đầy khó khăn thử thách đối với các đơn vị kinh doanh: thị trường diễn biến phức tạp, cạnh tranh khốc liệt, Nhà nước liên tục có những thay đổi trong cơ chế chính sách. Với nguồn vốn phục vụ kinh doanh quá ít, Công ty hoạt động chủ yếu bằng các nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng với lãi suất cao do đó lợi nhuận thu về còn quá ít và bỏ lỡ nhiều cơ hội trong kinh doanh vì không chủ động được nguồn vốn. Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây ta có thể xem qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 7: Kết quả kinh doanh của Công ty TMXNK Hà Nội ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu 130.000 189.000 217.000 Lợi nhuận trước thuế 1310 150 200 Thuế TNDN 419,8 480 640 Lợi nhuận sau thuế 890,8 1.020 1.360 Vốn kinh doanh 1.608 2.885 3.573 Vốn cố định 776 821 1.356 Vốn lưu động 832 2.064 2.217 Lương CBCNV 684 765 837 KN XNK (USD) 565.120 629.900 699.700 (Nguồn : Phòng Kế toán công ty Thương mại XNK Hà Nội ) Bảng 8: So sánh % kết quả kinh doanh của Công ty TMXNK Hà Nội Chỉ tiêu 2001/2000 2002/2001 Doanh thu 45,38 14,81 Lợi nhuận trước thuế 14,5 33,33 Thuế TNDN 14,34 33,33 Lợi nhuận sau thuế 14,5 33,33 Vốn kinh doanh 79,42 23,85 Vốn cố định 5,8 65,16 Vốn lưu động 148,08 7,41 Lương CBCNV 11,84 9,41 KN XNK (USD) 11,46 11,08 Qua bảng số liệu trên cho thấy: Doanh thu của Công ty ngày càng tăng: Năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 45,38% ( tương đương 59.000 triệu đồng), năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 14,81% ( tương đương 28.000 triệu đồng). Doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm là do mở rộng qui mô hoạt động, chú trọng vào việc phát triển các mặt hàng và mở rộng thị trường kinh doanh. - Lợi nhuận năm 2000 so với năm 2001 tăng 14,5%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 33,33% do giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Điều này thể hiện sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và việc tổ chức các khâu từ nghiên cứu thị trường đến hoạt động kinh doanh XNK có khoa học, hiệu quả. Vì thế năm 2002 được xem là năm giảm được đáng kể các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nộp ngân sách năm 2001 tăng lên 14,34% so với năm 2000, 2002 số tiền nộp ngân sách Nhà nước tăng lên 640 triệu đồng tương đương 33,33% so với năm 2001 do doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng. Trong quá trình kinh doanh, số vốn của Công ty đã tăng lên, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này hoàn toàn hợp lý đối với doanh nghiệp thương mại. Kim ngạch xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng nên đáng kể từ khi công ty trực thuộc sự quản lý của Sở Thương mại thành phố nên qui mô của công ty được mở rộng, hoạt động XNK dược đẩy mạnh do đó kim ngạch XNK tăng lên nhanh chóng. Để đạt được kết quả như vậy, Công ty Thương mại Xuất Nhập khẩu Hà Nội đã hoạt động trên cơ sở một phần vốn kinh doanh của Nhà nước giao, một phần do quá trình hoạt động của Công ty đã bảo toàn và tăng cường vốn do tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn vốn tự có, một phần do biết khai thác vốn từ nhiều nguồn khác nhau. 2.2 Thực trạng hoạt động Nhập khẩu nguyên liệu nhựa 2.2.1 Hình nhập khẩu chủ yếu  Xét về hình thức nhập khẩu Công ty thực hiện hai hình thức nhập khẩu chủ yếu là : nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Bảng 9 : Cơ cấu loại hình nhập khẩu nhựa (2000-2002) Đơn vị : USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Nhập khẩu trực tiếp 182.000 224.900 280.700 Nhập khẩu uỷ thác 125.000 124.000 87.000 Tổng kim ngạch NK 307.000 348.900 367.700 (Nguồn: Báo cáo kết quả Hđkd năm 2000-2002 của Công ty TMXNK Hà Nội) Hình thức nhập khẩu trực tiếp luôn chiếm ưu thế hơn so với hình thức nhập khẩu uỷ thác. Năm 2000 là 45,6%, năm 2001 là 81,4%, năm 2002 chiếm 222,6%. Điều này cho thấy công ty luôn tự chủ trong hoạt động kinh doanh, nắm bắt kịp thời nhu cầu nguyên liệu sản xuất, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Phương thức nhập khẩu chủ yếu của công ty là nhập theo giá CIF, và địa điểm giao hàng thường ở các cảng lớn như Hải Phòng hoặc TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, phương thức vận chuyển hàng hoá có thể là đường biển hoặc đường sắt. 2.2.2 Các mặt hàng nguyên liệu nhựa nhập khẩu chủ yếu Nguyên liệu nhựa là mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng bởi vì ngành nhựa nước ta là một ngành công nghiệp còn non trẻ, trong những năm gần đây mức tiêu thụ các sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Mặt khác các nguyên liệu và hoá chất phục vụ cho sản xuất sản phẩm nhựa hầu như chưa được sản xuất tại nước ta. Các mặt hàng nguyên liệu nhựa nhập khẩu chủ yếu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu bao gồm : - PVC : là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong đó gồm có PVC compound (bột PVC tổng hợp), PVC resin, dầu POP, PVC là nguyên liệu nhựa phổ biến dùng để chế tạo các đồ nhựa gia dụng, các dây cách điện, các loại ống nhựa, khung cửa, chai lọ .. là các mặt hàng đang được tiêu dùng mạnh trên thị trường. - PP : bao gồm PP và PPG là nguyên liệu dùng để sản xuất các loại bao dệt, màng co chống thấm ..Hiện nay kim ngạch nhập khẩu PP ngày càng tăng do nhu cầu của thị trường đối với nguyên liệu này tăng. - PE bao gồm LDPE, HDPE, LLDPE Từ năm 1993 Việt nam bắt đầu áp dụng và phát hiện ra các ứng dụng mới của PE, có thể dùng để chế tạo các loại hoa nhựa, đồ chơi, thùng đựng chai lọ, bao bì bóng, vỏ cáp điện. Tuy nhiên hiện nay có nhiều liên doanh tại Việt nam sản xuất nguyên liệu này cho nên khối lượng nhập khẩu đối với loại nguyên liệu này ngày càng giảm. Bảng 10 : Cơ cấu mặt hàng theo từng năm Trị giá Mặt hàng Theo từng năm Đơn vị : USD 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 PVC Ressin 67.000 71.000 82000 5,97% 15,49% DOP 26.700 22.000 20000 -17,6% -9,09% PP 42.500 40.700 55000 -4,24% 35,14% HDPE 9.000 9.400 8700 4,44% -7,45% LDPE 22.000 20.000 25000 -9,09% 25% PPG 31.000 21.900 28000 -29,35% 27,85% TDI 21.800 15.000 16300 -31,19% 8,67% NL khác 30.000 20.000 35000 -33,33% 75% Tổng 250.000 220.000 270000 -12% 22,73% (Nguồn : Báo cáo về nguồn hàng của công ty Thương mại XNK Hà Nội) Qua bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có sự tăng đều của các mặt hàng do công ty có sự tìm hiểu chủ động nghiên cứu tìm kiếm thị trường, khai thác nhu cầu thị trường và tìm nhiều đối tác mới để khai thác các loại hàng với nhiều chủng loại phong phú cung cấp kịp thời cho các đơn vị cơ sở kinh doanh. - PVC Resin là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất trong năm 2000 nhập khẩu 67.000 USD giảm đáng kể so với năm 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0395.doc
Tài liệu liên quan