LỜI NÓI ĐẦU. 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH DOANH NHẬP KHẨU 3
I. Khái niệm về kinh doanh nhập khẩu 3
1 Khái niệm 3
2 Vai trò của kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 3
3 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu 4
3.1 Nhập khẩu trực tiếp 4
3.2 Nhập khẩu ủy thác 5
3.3 Nhập khẩu dưới hình thức liên doanh liên kết 5
3.4 Nhập khẩu tái xuất 6
3.5 Nhập khẩu theo hình thức hàng đổi hàng 7
3.6 Nhập khẩu đấu thầu 7
II. Nội dung, quy trình kinh doanh nhập khẩu. 8
1 Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh 8
2 Quy trình nhập khẩu hàng hoá 9
3 Tổ chức triển khai bán hàng nhập khẩu 10
4 Đánh giá kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu 11
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu 14
1 Hệ thống chính sách và khung pháp lý của Việt Nam 14
2 Chính sách xuất khẩu của người bán 16
3 Tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát 17
4 Nguồn nhân lực 20
Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU TẠI CÔNG TY (NVC) 21
I, Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
1. Giới thiệu chung về công ty 21
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty. 21
1.2 Các lĩnh vực kinh doanh 23
1.3 Các loại sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 23
2 Tổ chức bộ máy của công ty 25
2.1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản bộ máy nhân viên công ty 25
2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26
2.3 Đặc điểm về lao động 28
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty (NVC) 29
1 Quy trình nhập khẩu tại công ty (NVC) 29
1.1 Nghiên cứu thị trường 31
1.2 Chào hàng 31
1.3 Lựa chọn đối tác giao dịch 32
1.4 Lập phương án kinh doanh 32
1.5 Đàm phán và ký kết hợp đồng 32
1.6 Ký hợp đồng uỷ thác 33
1.7 Thực hiện hợp đồng 33
2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhâp khẩu tại công ty NVC 34
2.1 Tổng quan về kết quả hoạt động kinh donah nhập khẩu 34
2.2 Cơ cấu hàng hoá, thị trường nhập khẩu 35
2.3 Cơ cấu thị trường hàng bán ra 38
3 Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty NVC 39
3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty NVC 39
3.2 Ưu điểm của NVC trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu 47
3.3 Những tồn tại hiện nay của NVC trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu 48
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY NVC 52
I, Mục tiêu, định hướng công tác nhập khẩu tại công ty NVC trong thời gian tới. 52
II. Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại NVC 53
1, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 53
2, Đổi mới hình thức kinh doanh 54
3, Tăng cường hoạt động Marketting cho bán hàng nhập khẩu trong nước 56
3.1 Phát triển mặt hàng nhập khẩu 56
3.2 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 57
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 9773 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại Tổng Hợp Nam Việt (NVC) Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên đại học
10
13
3
30
- Cao đẳng, trung cấp
1
1
0
0
- Lao động phổ thông
1
1
0
0
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Cơ cấu lao động phận theo hợp đồng năm 2007
- Số hợp đồng không xác định thời hạn: 05 người
- Số hợp đồng có thời hạn: 10 người
Từ bảng trên thấy, số lượng lao động của Công ty năm 2007 đã gia tăng 3 người so với năm 2006. Đó là do trong năm 2008 Công ty đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài và mở rộng thêm các khách hàng mới.
Tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, trình độ đại học và trên đại học là 98%. Tỷ lệ này phù hợp với yêu cầu và đặc trưng công việc và là điều kiện để Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Với lực lượng lao động còn rất trẻ, độ tuổi trung bình < 30 tuổi chiếm tỷ lệ 95% trong tổng số lao động, năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc.
II, Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH TM Tổng Hợp Nam Việt (NVC).
1, Quy trình nhập khẩu tại Công ty NVC.
*Quy trình triển khai nhập khẩu hàng hoá (Sơ đồ 5)
Sơ đồ trên hướng dẫn quy trình thực hiện triển khai nhập khẩu hàng hoá. Trong bản quy trình phân công các bước để nhập khẩu một lô hàng và cách thức phối hợp công việc giữa bộ phận Kinh doanh và bộ phận xuất nhập khẩu .
Quy trình cũng hướng dẫn các bước công việc từ khâu chuẩn bị chứng từ hàng hoá đến khâu thông quan xong, nộp thuế cho Nhà nước và giao hàng cho khách hàng.
Quy trình này giúp cho nhân viên đảm nhiệm việc triển khai việc nhập khẩu hàng hoá hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, chính xác đảm bảo tiến độ thông quan hàng hoá và giảm được rủi ro kê khai hàng hoá không chính xác, nộp chậm tiền thuế cho Nhà nước.
*Nhìn chung quy tr×nh nhËp khÈu cã nh÷ng bíc c¬ b¶n sau.
1.1, Nghiên cứu thị trường
Trên cơ sở những yêu cầu mà nhà đầu tư đặt ra, công ty tiến hành nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu thị trường trong nước để biết được mức giá của mặt hàng cùng loại và những thông tin về mã số thuế, thuế suất và phụ thu của mặt hàng đó. Nghiên cứu thị trường nước ngoài để tìm hiểu tình hình sản xuất, giá cả, uy tín, chất lượng của nhà cung cấp cũng như điều kiện địa lý, tập quán thương mại, quan hệ thương mại của nước đó với Việt Nam. Đây là một khâu quan trọng giúp công ty có được danh sách những công ty thích hợp nhất, từ đó đưa ra quyết định quan trọng trong việc lựa chọn đối tác giao dịch.
1.2,Chào hàng
Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, công ty phát thư gọi chào hàng về việc cung cấp sản phẩm cho các khách hàng đã tìm hiểu từ bước trên, trong đó nêu rõ các thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn về sản phẩm , thời gian giao hàng, phương thức thanh toán....
1.3, Lựa chọn đối tác giao dịch
Kể từ khi nhận được chào hàng từ phía đối tác nước ngoài, công ty cùng với chủ đầu tư nghiên cứu, xem xét, lựa chọn đối tác tốt nhất đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư, đồng thời có thuận lợi cho phía Việt Nam nhất về kỹ thuật, công nghệ, giá cả, điều kiện thanh toán, giao hàng, bảo hành...
1.4,Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở kết quả thu thập được, các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu tiến hành lập phương án kinh doanh, trong đó bao gồm các nội dung như phân tích tình hình hàng hoá, thị trường và khách hàng, đánh giá những khó khăn cũng như thuận lợi và lên kế hoạch sử dụng vốn, tính toán các chi phí, đề ra các mục tiêu hành động cụ thể...
Sau khi phương án kinh doanh được lập xong và trình lên Tổng giám đốc phê duyệt, công ty tiến hành đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.
1.5, Đàm phán và ký kết hợp đồng
- Lập dự thảo hợp đồng: Với những đối tác có quan hệ lần đầu, cả NVC và đối tác đều lập dự thảo hợp đồng rồi gửi cho nhau xem xét. Còn với những đối tác đã có quan hệ làm ăn lâu năm, việc làm này thường do công ty đảm nhiệm. Việc lập dự thảo hợp đồng càng chi tiết, đầy đủ và chính xác càng thuận lợi cho việc đàm phán và ký kết hợp đồng sau này.
- Đàm phán hợp đồng: Việc đàm phán ký kết hợp đồng tại NVC có thể được tiến hành qua thư,email, fax hay gặp gỡ trực tiếp. Nhưng cho dù bằng hình thức nào đi nữa thì nội dung đàm phán cũng liên quan đến các vấn đề cơ bản như: giá cả, vận chuyển, thanh toán, bảo hành....- Ký hợp đồng ngoại thương: Sau khi việc đàm phán được hoàn tất, NVC và phía đối tác nước ngoài tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng được ký kết phải quy định cụ thể các điều khoản: Tên hàng, quy cách phẩm chất, giá cả, giao hàng, thanh toán... Bên cạnh đó, hợp đồng còn quy định cụ thể từng phần công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình chuyển giao.
1.6, Ký hợp đồng uỷ thác
Hợp đồng uỷ thác được ký kết giữa chủ đầu tư và NVC, trong đó quy định cụ thể các điều khoản liên quan đến hàng hoá và nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi bên. Ngoài ra, trong hợp đồng còn nêu rõ mức phí uỷ thác thông thường khoảng 1% nhưng không được thấp hơn 150USD.
1.7,Thực hiện hợp đồng
Sau khi việc ký hợp đồng ngoại thương và hợp đồng uỷ thác được hoàn tất, công ty tiến hành ký quỹ mở L/C bằng tiền đặt cọc của chủ đầu tư, thường là 10% trị giá hợp đồng ngoại thương. Khi hàng hoá và chứng từ của người bán đã về, công ty tiến hành nhận chứng từ đi mở tờ khai hải quan, nộp thuế các loại rồi tiến hành nhận hàng và giao ngay cho chủ đầu tư kèm theo hoá đơn bán hàng.
Công ty tiến hành thanh lý hợp đồng với ngân hàng và chủ đầu tư sau khi khách hàng nội địa đã thanh toán tiền hàng. Cuối cùng, công ty hạch toán hợp đồng uỷ thác và lưu hồ sơ.
2, Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty NVC
2.1,Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Bảng 6: Tình hình xuất nhập khẩu trong 3 năm 2006 – 2008
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
năm 2008
Xuất khẩu
382
9.484
Nhập khẩu
7.598
39.448
80.453
Xuất nhập khẩu
7.598
39.830
89.937
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu.
Trong cả 3 năm 2006, 2007, 2008 Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước . Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức 116.9% tăng 16.9% so với mức kế hoạch, Năm 2007 cho thấy đã công ty có cố gắng vươn ra thị trường thế giới đã có doanh thu về xuất khẩu tuy không cao điều đó cho thấy công ty sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai chứng minh là năm 2008 xuất khẩu đã tăng lên rất nhiều lần so với năm 2007 cụ thể tăng lên với số tiền là 9.102 triệu đồng , kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007đạt 117% cũng vượt mức kế hoạch đề ra, tăng 17% , do vậy lợi nhuận cũng tăng tuy không tăng nhiều lần so với doanh thu. Đặc biệt là năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 128,5% tăng so với kế hoạch đặt ra 28,5% , tổng kim ngạch tăng do vậy lợi nhuận cũng tăng mạnh 358.5%. so với năm 2007.
Cũng qua những số liệu, có thể dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, vượt trội so với xuất khẩu trong tương quan xuất nhập khẩu của Công ty, chiếm 100%: 99%; 89.5% lần lượt các năm 2006, 2007, 2008 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Trong đó chủ yếu là kết quả của hoạt động nhập khẩu uỷ thác cho thấy thế mạnh cũng như hoạt động chủ lực của Công ty. Tuy xuất khẩu có phần khiêm tốn hơn nhiều so với nhập khẩu, song kim ngạch xuất khẩu đang tăng lên một cách mạnh mẽ, điều này khẳng định phương hướng của Công ty trong tương lai là tăng cường hoạt động xuất khẩu theo hướng tích cực, mạnh mẽ hơn.Thể hiện sự phát triển ngoại giao với khách hàng nước ngoài.
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng tài sản
4.575
13.326
28.512
Tổng nợ phải trả
2.622
8.825
17.935
Doanh thu
12.305
60.488
80.968
Lợi nhuận trước thuế
83
184
261
Lợi nhuận sau thuế
23
51
85
Nguồn: Phòng kế toán
Theo bản tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên thì doanh thu trong 3 năm đều có sự thay đổi lớn theo đà năm sau cao hơn năm nhiều lần, năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 gần 5 lần với số tiền là 48.183 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng hơn 2 lần với số tiền là 101 triệu đồng. Đến năm 2008 thì doanh thu cao hơn so với năm 2007 là 1.3 tương ứng số tiền là 20.480 triệu đồng, đồng thời lợi nhuận cũng tăng hơn so với năm 2007 là 1.4 lần với số tiền là 34 triệu đồng.
2.2, Cơ cấu hàng hoá và thị trường nhập khẩu
Hiện nay, Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc ngành cơ khí chế tạo (chủ yếu thuộc ngành sản xuất phụ tùng xe máy ôtô) các sản phẩm chính như: các loại thép (dạng ống, dạng tấm, dạng thanh, dạng cuộn ), lưỡi cưa đĩa, máy hút bụi công nghiệp, Bi thép .
Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu một số hàng hoá sang các nước thuộc khu vực Châu Á như Philippines, Malaysia. Các sản phẩm xuất khẩu như: Trục bơm dầu, Bulông xuyên trục càng sau, Bạc .
Trong những năm gần đây công tác tiêu thụ hàng hoá của Công ty cũng đạt được các bước tiến mới, chuyển biến tốt đẹp và đạt được kết quả nhất định
Sản phẩm maý móc thiết bị: máy tiện, máy phay, máy tiện CNC, băng tải truyền
Đây là mặt hàng kinh doanh thế mạnh và chủ lực của Công ty được nhập khẩu trực tiếp từ một số nước như: Đài Loan, Hàn Quốc .
Mặt hàng này cung cấp cho các xưởng, nhà máy gia công cơ khí chế tạo.
Sản phẩm Thép
Đây là mặt hàng kinh doanh thế mạnh và chủ lực chiếm 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty được nhập khẩu trực tiếp từ một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc
Trong đó thị trường nhâp từ Đài Loan chiếm đến 60% mặt hàng thép vì Đài Loan nước công nghiệp phát triển họ nhiều sản phẩm chất lượng tốt mà trong nước chưa sản xuất được như các loại ống thép dạng kéo, ống thép vuông, thép cán nóng, nguội dạng thanh tấm thép không gỉ.
Mặt hàng này có các chỉ tiêu chất lượng: độ dày, độ nhẵn, các tiêu chuẩn về hàm lượng hoá học (cacbon, Silic, lưu huỳnh, chì). Đây là một mặt hàng rất đa dạng về chủng loại và kích thước đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên trong năm 2008 thị trường thép có những biến động rất to lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Đầu năm giá thép lên cao khoảng 3 tháng sau đó giá thép lại xuống rất mạnh.
Lưỡi cưa đĩa:
Đây cũng là một trong những mặt hàng kinh doanh chính của Công ty.Mặt hàng này Công ty nhập khẩu về từ một số nước có uy tín như: Nhật Bản, Đức và hiện Công ty đang cung cấp mặt hàng này cho một số nhà sản xuất chính cho hãng Honda.
Bi thép
Mặt hàng này chủ yếu được Công ty nhập khẩu từ Trung Quốc và gia công thêm rồi mới giao cho khách hàng.
Bảng 8 cơ cấu hàng hoá và thị trường nhập khẩu năm 2008:
Nhóm hàng
tỷ trọng
Thị trường cung cấp
Thị trường
tỷ trọng
Sản phẩm máy móc thiết bị
10%
Đài Loan
70%
Hàn Quốc
30%
Sản phẩm thép
70%
Đài Loan
60%
Trung Quốc
30%
Hàn Quốc
10%
Lưỡi cưa đĩa
10%
Nhật Bản
80%
Đức
20%
Bi thép
5%
Trung Quốc
100%
Sản phẩm khác
5%
Nguồn: Phòng kinh doanh S2, S3.
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng Công ty vẫn vấp phải những trở ngại, tồn tại một số những hạn chế.
- Mặt hàng chủ lực của Công ty là các mặt hàng về sắt thép. Các mặt hàng này có trị giá hàng lớn mà giá cả trên thị trường lại biến động rất đột ngột. Điều này, làm gây khó khăn trong việc chào giá đối với các khách hàng truyền thống và gây rủi ro về thua lỗ cho Công ty.
- Hàng hoá của Công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu nên biến động về tỷ giá ngoại tệ cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và chính sách giá của Công ty.
- Công ty chưa có một chiến lược cụ thể nhằm giới thiệu, quảng cáo, tạo được hình ảnh, uy tín trên thị trường.
2.3, Cơ cấu thị trường hàng bán ra:
Công ty hiện tại chủ yếu cung cấp các mặt hàng nhập khẩu cho các Công ty sản xuất về phụ tùng xe máy ôtô trong nước. Ngoài việc củng cố phát triển thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu truyền thống, Công ty còn đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới và tiềm năng.
- Tiếp tục triển khai mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như các mặt hàng có tính cạnh tranh cao của Công ty (Trục bơm dầu, bạc, Bulông xuyên trục càng sau)
- Tiếp tục triển khai tiếp thị tìm kiếm các khách hàng mới trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo.
- Tiếp tục tìm kiếm nhà cung cấp mới có uy tín đặc biệt là có lợi về các chi phí vận chuyển thấp như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan .
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển luôn phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói một nhược điểm và cũng là trở ngại khá lớn khi phải cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam đó là vấn đề về chất lượng dịch vụ. Hiện tại, Công ty rất chú trọng đến chất lượng về dịch vụ trong quá trình hoạt động và kinh doanh của Công ty.
Các năm gần đây Công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao để có thể tư vẫn miễn phí cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với các thông số kỹ thuật sản xuất và có chất lượng cao.
3, Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH TM Tổng Hợp Nam Việt (NVC)
3.1, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty NVC
*Yếu tố chủ quan
-Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Trong sản xuất, kinh doanh, nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sản xuất nhằm tạo ra nguồn tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính nguồn nhân lực sáng tạo, tìm hiểu, nhu cầu của khách hàng để từ đó tìm ra sản phẩm tốt nhất trên thị trường trong nước cũng như quốc tế để đáp ứng nhu cầu cũng như ý đồ sản xuất của khách hàng làm cho sản phẩm (dịch vụ) của doanh nghiệp có thể bán được, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực còn tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu từ khâu tìm kiếm khách hàng, đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng....cho đến khâu cuối cùng. Chính vì vậy, doanh nghiệp có đạt được hiệu quả trong kinh doanh hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp mình.
Ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển làm cho hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng phải tinh nhuệ. Chính vì vậy, vai trò của nguồn nhân lực trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp ngày càng quan trọng.
-Trình độ tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Với khối lượng đồ sộ thiết bị máy móc, hàng hoá cơ khí đòi hỏi một số vốn tương ứng rất lớn.
Là một doanh nghiệp thương mại nên nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy, Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì sẽ nâng cao hiệu quả của Công ty.
Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn lưu động, Công ty còn phải phát huy hiệu quả nguồn vốn cố định. Trong Công ty, nguồn vốn cố định chiếm 20% trong nguồn vốn kinh doanh, một tỷ lệ hợp lý đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đơn thuần. Nguồn vốn cố định bao gồm giá trị văn phòng, phương tiện thông tin liên lạc, việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định cũng là vấn đề đặt ra đối với công ty.
Không thể phủ nhận một điều rõ ràng là một phần nguồn vốn của nhập khẩu đó không từ đâu khác mà chính là từ lợi nhuận thu được từ xuất khẩu. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Xuất khẩu để tạo vốn cho nhập khẩu và nhập khẩu nhằm góp phần nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, hỗ trợ và đẩy mạnh cho xuất khẩu. Vì thế, nếu sản phẩm nhập khẩu về không đúng như yêu cầu của khách hàng chỉ một sai sót nhỏ gây tổn thất cho công ty kìm hãm sự phát triển và gây lãng phí cho nền kinh tế. Do vậy, việc có những chính sách đồng bộ và đúng đắn để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũng là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng tích cực tới nhập khẩu.
Vốn là nhân tố quan trọng thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp phải chú trọng ngay từ khâu hoạch định nhu cầu vốn kinh doanh để làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương án sử dụng vốn, huy động các nguồn vốn hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực hiện có, tổ chức chu chuyển, tái tạo và bảo toàn vốn. Đồng thời, khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng việc nghiên cứu biến động của thị trường tiền tệ đặc biệt là sự biến động của các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, EURO...
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường kinh doanh có rất nhiều biến động. Chính vì vậy, nhân tố quản lý đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc quản lý tốt nguồn vốn của Công ty là rất cần thiết, góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Hy vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ không cần phải vay vốn nước ngoài cũng như trông chờ vào viện trợ nước ngoài để nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật để rồi sau đó Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu máy móc thiết bị và công nghệ trên thị trường quốc tế.
*Yếu tố khách quan
- Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản luật và dưới luật. Mọi quy định trong các văn bản này đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở vừa cạnh tranh, vừa hợp tác. Chính vì vậy, việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình mà còn điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô khác.
Ngoài ra, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi tham gia vào các hợp đồng ngoại thương đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật của quốc gia mình mà còn phải nắm chắc và tôn trọng luật pháp ở nước sở tại cũng như Tập quán và các Điều ước quốc tế khác. Việc làm này tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng nhân tố này trước khi tham gia ký kết để tránh những rủi ro không đáng có sau này.
Các chính sách pháp lý và quy định của Nhà nước
Môi trường kinh tế là các nhân tố bên ngoài như các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách tiền tệ...có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các chính sách này có thể ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể; do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nằm trong ngành hay vùng kinh tế nhất định. Việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái, đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và đảm bảo tính công bằng, ... đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.
Thủ tục nhập khẩu khó khăn do sự thiếu đồng bộ và nhất quán trong các văn bản pháp quy cũng như những quy định chồng chéo về nhập khẩu riêng đối với sản phẩm sắt thép cơ khi liên tục có những thay đổi quy định vì còn phụ thuộc tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nước để tạo thuận lợi cho các doanh nghiêp trên mà những quy định ủng hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trên vô hình chung đã đẩy mọi bất lợi đến các doanh nghiệp nhập khẩu gây đến thua lỗ vì những sản phẩm mà các doanh nghiệp trong nước sản xuất vẫn chưa đáp ứng về chất lượng mà các khách hàng yêu cầu, điều này đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp nhập khẩu.
Những vướng mắc về thuế
Việc áp thuế nhập khẩu hàng hoá luôn gặp khó khăn do các văn bản trong lĩnh vực này được ban hành liên tục và quá nhiều nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho người nhập khẩu, chủ đầu tư và các bên có liên quan nên giữa doanh nghiệp và hải quan về chế độ áp dụng thuế đối với từng loại sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu. Những ách tắc như thế này trong quá trình làm thủ tục thông quan đã dẫn đến những khoản thuế phải nộp khi nhập lô hàng lên đến hàng tỷ đồng, mà nếu chủ đầu tư chưa kịp thu xếp nguồn vốn vay tạm thời để nộp thuế thì lại gây rắc rối cho hoạt động kinh doanh của người nhập khẩu, do người nhập khẩu đứng ra nhập uỷ thác và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa nên nếu không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, lô hàng đó sẽ bị cưỡng chế thuế, và toàn bộ hàng hóa của người nhập khẩu tại mọi cửa khẩu trên phạm vi toàn quốc sẽ không được phép tiếp tục làm thủ tục thông quan mà phải chờ giải quyết, khiến cho phát sinh thêm chi phí lưu kho bãi, tiền bồi thường do tàu không được giải phóng và hàng loạt tổn thất khác.
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là khoản thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh nhằm tránh tình trạng đánh thuế chông lên thuế, tuy vậy, phương thức tính thuế GTGT cùng với những quy định về áp dụng luật thuế giá trị gia tăng tỏ ra thiếu chính xác và chưa toàn diện, gây trở ngại cho người nhập khẩu. Theo luật thuế giá trị gia tăng quy định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Như vậy, có thể nhận thấy là thuế GTGT đã đánh chồng lên thuế nhập khẩu. Hàng nhập khẩu khi mới đến cửa khẩu thì chưa thể xuất hiện khoản giá trị gia tăng, khoản này chỉ có thể xuất hiện khi hàng hóa được luân chuyển, còn thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa không thể được coi là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa.
Những vấn đề đặt ra đối với thủ tục hải quan cho thiết bị nhập khẩu
Thủ tục hải quan là những việc phải làm của người có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, có phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc của người được uỷ quyền (gọi tắt là người khai hải quan) theo quy định của luật Hải quan và các luật khác có liên quan.
Trình tự khai báo chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là:
- Khai báo trên tờ khai hải quan.
- Nộp, xuất trình chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai hải quan.
- Xuất trình hàng hóa, phương tiện vận tải để cơ quan hải quan kiểm tra.
- Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chức năng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (kiểm tra chất lượng, kiểm dich, phân tích, giám định hàng hoá).
- Nộp thuế, lệ phí và các khoản phải thu khác.
- Tiếp nhận hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải sau khi thông quan.
Theo quy trình này thì việc quy định các doanh nghiệp khai báo hải quan tự phải chịu trách nhiệm kê khai, áp mã tính thuế đối với hàng hóa. Như vậy là hải quan đã dồn hết trách nhiệm sang doanh nghiệp, còn doanh nghiệp phải tiếp tục chịu trách nhiệm trong 5 năm. Rõ ràng rằng trách nhiệm của hải quan là kiểm tra tờ khai, nếu tờ khai được khai đúng thì không có lý do gì yêu cầu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tờ khai đó trong 5 năm, điều này là quá nặng nề.
Bên cạnh đó, bên nhập khẩu gặp phải nhiều khó khăn khi hải quan yêu cầu giám định tràn lan đối với hàng hóa nhập khẩu mỗi khi họ cảm thấy kết quả giám định không phù hợp với thực tế hàng hóa. Đây là điều không hợp lý vì bản thân hải quan không phải là một tổ chức giám định, kết quả giám định thông thường không phải chỉ đơn thuần là những gì nhìn thấy mà đòi hỏi phải có hệ thống máy móc tiêu chuẩn kiểm tra... Do vậy hải quan không thể đưa ra lý do như vậy để từ chối kết quả giám định và yêu cầu tiến hành giám định tràn lan.
Thực tế Công ty NVC khi tiền hành làm thủ tục thông quan máy móc thiết bị, sản phẩm hàng hoá cơ khí đã gặp phải những vấn đề vướng mắc trên dẫn đến hàng hoá không giao cho khách hàng đúng thời gian quy ước dẫn đến mất uy tín, mất khách hàng ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Ngoài ra, công ty còn phải chịu những khoản phạt từ khách hàng do giao hàng chậm trễ, bên cạnh đó công ty lại còn phải chịu phí lưu container, kho hàng bến bãi.
- Các yếu tố khác
Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, giá cả tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và bao gồm các yếu tố: giá cả nhập khẩu, giá cả lưu thông và tỷ giá hối đoái:
- Giá hàng hoá nhập khẩu: Trong cơ cấu tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu, giá vốn hàng hoá nhập khẩu chiếm tỷ trọng chủ yếu, do đó giá mua hàng hoá tác động mạnh đến giá trị tổng chi phí kinh doanh. Việc mua hàng với giá cao làm tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm, ngược lại mua hàng với giá thấp làm giảm chi phí kinh doanh từ đó cho phép tăng lợi nhuận.
- Chi phí lưu thông: Sau chi phí mua hàng thì chi phí lưu thông là bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh nhập khẩu, bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ hàng, chi phí thuê nhân công... Nếu tất cả các những chi phí này tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí hoạt động kinh doanh tăng, với điều kiện doanh thu không đổi thì lợi nhuận sẽ giảm xuống, kéo theo tỷ suất lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả khác giảm. Đây là nhân tố khách quan nhưng nếu doanh nghiệp tính toán để lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, tối ưu hoá quá trình vận chuyển cũng như sử dụng hiệu quả nhà kho, bến bãi... thì sẽ có tác dụng làm giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận cũng nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1938.doc