LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG TECHCOMBANK . 2
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH . 2
1.2. THƯƠNG HIỆU TECHCOMBANK 2
1.3. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ . 3
1.4. CÁC CỘT MỐC LỊCH SỬ 4
1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC . 10
CHƯƠNG 2:GIỚI THIỆU PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP,CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 12
2.1. CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP . 12
2.2 . NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP 12
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA,PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO,ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ . 17
3.1. HUY ĐỘNG VỐN 17
3.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG . 19
3.3. THẺ THANH TOÁN . 21
3.4. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN . 24
3.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG,PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI VÀ KIẾN NGHỊ 27
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 33
35 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua,phương hướng phát triển trong những năm tiếp theo,đánh giá và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.
- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
- Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại.
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
- Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank.
- Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.
- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng.
2008
- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM
- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822,
- 06/2008: Tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008
- 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC
- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng
- 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng
- 09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
- 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
Sứ mệnh lịch sử
Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.
Tầm nhìn chiến lược
Techcombank phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả
1.5.CƠ CẤU TỔ CHỨC
15.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có 9 thành viên, thường trực hội đồng quản trị gồm Chủ Tịch, một Phó Chủ Tịch thứ nhất và ba Phó Chủ Tịch.
Chủ tịch: Ông Nguyễn Thiều Quang.
Phó chủ tịch thứ nhất: Ông Hồ Hùng Anh.
Phó chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Nga.
Phó chủ tịch: Ông Trần Đức Lưu.
Phó chủ tịch: Ông Ngô Chí Dũng.
Ủy viên: Ông Hoàng Văn Đạo.
Ủy viên: Ông Brian George Fredrick.
Ủy viên: Ông Thái Quốc Minh.
Ủy viên: Ông Nguyễn Hoài Nam.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
1.5.2. Ban Kiểm Soát
Ban Kiểm Soát có ba thành viên: Trưởng Ban Kiểm soát kiêm kiểm soát viên chuyên trách, một Kiểm soát viên chuyên trách và một Kiểm soát viên.
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.
Hình 1.5.2: Sơ đồ tổ chức ngân hàng Techcombank
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP,CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Căn cứ quyết định số 1807/QĐ ngày 27/8/2001 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức,quyền hạn,nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc ngân hàng Thương mại Cổ phần:
- Căn cứ quyết định số 546/QĐ-HĐQT ngày 01/12/2007 của hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam v/v thành lập Phòng thẩm định các dự án trung và dài hạn thuộc khối Tín dụng&Quản trị rủi ro Hội sở
-Căn cứ nghị quyết số 546/QĐ-TCB ngày 16/01/2008 của hội đồng Quản trị Techcombank.
-Xét đề nghị của giám đốc Nhân sự và trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hội sở:
2.1-CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
-Tham mưu cho ban Tổng Giám Đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn,lập kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh định kì của ngân hàng.
-Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh,các đơn vị phòng ban Khối trên toàn hệ thống techcombank.
2.2 NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
1. Báo cáo ra bên ngoài cho ngân hàng nhà nước,bảo hiểm tiền gửi và các cơ quan chức năng khác:
-Tổng hợp số liệu từ hệ thống,từ các đơn vị để lập báo cáo mới của NHNN và các cơ quan chức năng giám sát khác bảo đảm báo cáo kịp thời chính xác.
-Là đầu mối thực hiện cung cấp các số liệu báo cáo về ngân hàng ra bên ngoài.
2.Báo cáo quản trị nội bộ:
-báo cáo chuyên đề về các hoạt động kinh doanh lớn của ngân hàng.
-báo cáo ALCO,báo cáo EXCO,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,các báo cáo quản trị nội bộ khác.
-Cập nhật hoàn thiện các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị trên toàn hệ thống(các chi nhánh,PGD,các trung tâm,phòng ban hội sở..).
-Thiết lập,theo dõi cơ chế ghi nhận chi phí,phân bổ chi phí với các phòng KTTC,tổ MIS và các bộ phận chức năng nhằm hoàn thiện công tác đánh giá kế hoạch các đơn vị.
3.Xây dựng,lập kế hoạch ngân sách hàng năm:
-Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho toàn hệ thống hàng năm.
-Xây dựng kế hoạch cho các chi nhánh và các đơn vị kinh doanh của Techcombank hàng năm theo định hướng.
-Phối hợp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chi phí và hoạt động của các trung tâm,các phòng,ban Hội sở,làm cơ sở cho việc đánh giá thực hiện kế hoạch.
-Phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng kế hoạch cho các chi nhánh mới mởi,bao gồm:
+Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị kế hoạch địa điểm,lên phương án đầu tư..
+Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ban đầu cho chi nhánh theo định hướng chiến lược.
+Phối hợp xây dựng kế hoạch nhân sự ban đầu cho chi nhánh
+Báo cáo các hoạt động khác của chi nhánh theo phân công.
4.Ttheo dõi,đánh giá kế hoạch:
-Trên cơ sở kế hoạch đề ra đầu năm,theo dõi,đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của các chi nhánh theo từng tháng/quý
-Thiết lập theo dõi,đánh giá các chỉ tiêu đo lường chi phí và các hoạt động của các phòng ban hội sở trên cơ sở chỉ tiêu đã xây dựng.
Trên cơ sở báo cáo thực hiện kế hoạch của chi nhánh,chủ động thu thập các thong tin thị trường liên quan,lập báo cáo phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh trong tháng/quý theo các nội dung:
-Khái quát tình hình thị trường tại địa bàn,các đối thủ cạnh tranh,các sự kiện có thể ảnh hưởng đến kinh doanh..
+Khái quát tình hình thực hiện kế hoạch tháng/quý của chi nhánh,phân tích xcác chỉ tiêu đạt và không đạt kế hoạch.
+Đề xuất:tính hợp lí của chỉ tiêu kế hoạch,các nguồn lực cần bổ sung,các điều kiện cần hỗ trợ.
5.Mảng phân tích kinh tế và nghiên cứu chiến lược:
5.1.Kết hợp với các bộ phận chức năng như Marketing,Khối khách hàng doanh nghiệp,khối khách hàng cá nhân,Trung tâm nguồn vốn và giao dịch trên thị trường tài chính trong việc phân tích kinh tế với các nhiệm vụ chính là:
-Bao quát toàn bộ tình hình kinh tế,thị trường của Việt Nam
-Biến động lãi suất,lạm phát,tỷ giá,giá các mặt hàng đặc biệt/chiến lược(vàng,dầu mỏ..)qua từng thời kì,dự báo cho thời kì tiếp theo.
-Động thái chính sách tài chính,tiền tệ của Nhà nước
-Các dự báo và/hoặc định hướng của Chính Phủ về các ngành kinh tế,mối tương tác giữa các ngành kinh tế và tác động đến hoạt động ngân hàng.
-Cập nhật tình hình biến động kinh tế thế giới,gây ảnh hưởng đến kinh tế trong nước.
5.1.1.Phân tích các thành phần kinh tế:
-Thu thập cơ sở dữ liệu về các thành phần kinh tế của Việt Nam.
-Lịch sử phát triển và đặc điểm của các thành phần khác nhau.
-Định kì cập nhật thông tin và có đánh giá tổng quan.
-Phối hợp với phòng Marketing trong việc cập nhật và cung cấp thông tin.
5.1.2.phân tích các ngành kinh tế:
-Thu thập cơ sở dữ liệu về các ngành kinh tế của Việt Nam.
-Lịch sử phát triển và đặc điểm của các ngành khác nhau.
-Định kì cập nhật thông tin và có đánh giá tổng quan.
-Phối hợp xây dựng chính sách khách hàng,thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về ngành hàng theo đơn đặt hàng của các bộ phận liên quan.
5.1.3.Phân tích chính sách kinh tế:
-Xem xét,nghiên cứu các chính sách khách hàng,thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về ngành hàng theo đơn đặt hàng của các bộ phận liên quan.
5.1.4.phân tích địa bàn kinh tế:
-Thu thập cơ sở dữ liệu về các địa bàn phát triển kinh tế của đất nước ,với các thông tin chi tiết bao gồm:
+Dân số
+Tình hình phát triển kinh tế xã hội
+Đặc điểm kinh tế vùng
+ Các tiềm năng phát triển
-Phối hợp và đề xuất các kiến nghị trong quản lý mạng lưới của ngân hàng.
-lập quy hoạch về mạng lưới của ngân hàng.hỗ trợ quản lí mạng lưới.
5.2.NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC
Là bộ phận đầu mối trong việc nghiên cứu đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài ngân hàng,review chiến lược định kì,đánh giá việc triển khai chiến lược:
-Sử dụng các công cụ phân tích và quản trị chiến lược
+SWOT
+Five forces
+value chain.
+balance score card
-Đánh giá các thị trường khách hàng tiềm năng
-Xây dựng các chiến lược bộ phận.
-Phân đoạn khách hàng.
-Xem xét đánh giá các phân đoạn khách hàng lựa chọn đang phục vụ.
-Lập báo cáo theo định kì về tình hình kinh doanh của ngân hàng so với chiến lược,phân tích đối thủ cạnh tranh,đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực đối với các mảng khách hàng khác nhau và so với chiến lược.
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA,PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.HUY ĐỘNG VỐN
3.1.1.Huy động vốn từ dân cư
Trong năm 2002 ,tổng nguồn vốn huy động từ dân cư của techcombank đạt 1294,430 tỷ đồng,tăng 47,72 % so với năm 2001.Nếu như 2003 nguồn vốn huy động từ dân cư là 1646 tỷ đồng thì đến năm 2004 đã tăng lên 2129 tỷ đồng .tăng 38,125 %.
Tuy nhiên con số này chưa dừng lại ở đây, năm 2005 Techcombank đã huy động được 3.891,55 tỷ đồng , tăng 82,76% , so với năm 2004, chiếm 42,03% trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng.
Năm 2006 với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và theo đó là một lượng vốn nhàn rỗi tương đối lớn từ dân cư rót vào thị trường này. Điều này đã gây khó khăn cho hầu hết các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, công tác huy động vốn vẫn là một điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Techcombank.
Vốn huy động dân cư năm 2006 đạt 6.684,45 tỷ đồng , tăng 72% so với năm 2005 và chiếm 46% trong cơ cấu huy động của ngân hàng.năm 2007 thực sự là 1 năm đột phá của techcombank trong mọi mặt trong đó huy động vốn từ khu dân cư đạt 14866,5 tăng 122,4%.Con số đó trong năm 2008 là 29733 tỷ đồng tăng 110% so với năm 2007.
hình 3.1.1-biểu đồ so sánh vốn huy động dân cư
3.1.2-huy động vốn từ doanh nghiệp
Năm 2002,tổng số vốn huy động tử khu vực kinh tế của techcombank là 599,820 tỷ tăng 30,58% so với năm 2001 (459,320 tỷ) .Năm 2003 tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp chỉ đạt mức 785 tỷ đồng nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 2.096 tỷ đồng, tăng 131% so với 2003, trong năm 2005 đạt 2.382 tỷ đồng, tăng 13,64% so với năm 2004.
Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp năm 2006 đạt 3.178,22 tỷ đồng chiếm 21,2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2005 là 33%.Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp đạt 10.057,31 tỷ VND, đạt mức tăng trưởng ngoạn mục hơn 360% so với năm 2006 .
Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế tăng hơn 1,5 lần - từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848 khách hàng năm 2007 trong đó khách hàng SME tiếp tục là nhóm khách hàng quan trọng của ngân hàng,chiếm gần 80% tổng số khách hàng doanh nghiệp của Techcombank..
Huy động vốn doanh nghiệp qua các năm ( Đơn vị:tỷ đồng):
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
599,20
785
2096
2382
3178,22
10057,31
11358
Hình 3.2.2-Biểu đồ so sánh vốn huy động doanh nghiệp qua các năm
3.2-HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Gắn chặt với sự tăng trưởng của huy động vốn,năm 2002,hoạt động tín dụng của techcombank tiếp tục đạt được những sự tăng trưởng tương đối tốt,chất lượng tín dụng cũng có những biến chuyển tốt so với năm 2001.Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2002 đạt 2103,30 tỷ đồng tăng 679,94 tỷ đồng với tỷ lệ 48% so với năm 2001.dư nợ tín dụng đều tăng tại hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.Dư nợ cho vay trung hạn đạt 516 tỷ đồng chiếm 24,5 tổng dư nợ.
Việc cho vay bằng đồng đô la Mỹ được quan tâm chú ý trong năm 2002 tại hầu hết tất cả các đơn vị.Tổng dư nợ cho vay bằng đồng USD đến 31/12/2002 đạt 39,08 triệu USD tại thị trường I.Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 29,16 % trong tổng dư nợ so với tỉ lệ 19,17% của năm 2001.
Năm 2003,Techcombank tăng trưởng tín dụng thận trọng trên nguyên tắc có lựa chọn và phản ánh linh hoạt trước các biến động của thị trường.không ngừng hoàn thiện quy chế,cải tiến quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm phục vụ tốt các khách hàng truyền thống nhưng đồng thời cũng tăng trưởng tính an toàn,hiệu quả trong hoạt động của techcombank.Tổng dư nợ của Techcombank.
Đến 31/12/2003 đạt 2.296 tỷ đồng tăng 400 tỷ đồng,hơn 21% so với cuối năm 2002.Dư nợ ngắn hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước tính đạt 1605 tỷ đồng,chiếm 30% tổng dư nợ.Năm 2004,cơ cấu tín dụng của Techcombank không có sự thay đổi lớn,tín dụng DN vừa và nhỏ của techcombank là 2147 tỉ đồng,chiếm 62% tổng dư nợ tín dụng Techcombank,tăng 7% so với năm 2003 trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm 70% và các khoản vay dài hạn chiếm 30%.Tiếp tục phát huy thế mạnh của các sản phẩm cho vay tiêu dung,trong năm 2005 techcombank đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đạt được những kết quả khá ấn tượng đối với các sản phẩm trên.Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân đạt 1560,9 tỷ đồng,tăng 66% so với năm 2004,chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng.Để có thể tăng nhanh dư nợ bán lẻ Techcombank đã nghiên cứu và cải tiến quy trình cho vay của các sản phẩm như Ô tô xịn,Nhà mới..đồng thời phát triển them các sản phẩm tín dụng trọn gói Gia đình Trẻ hướng dẫn đến các cặp vợ chồng trẻ đang có nhu cầu tài chính để tạo dựng ngay cuộc sống tiện nghi.Sản phẩm đánh dấu một bước quan trọng trong công tác đa dạng hóa sản phẩm,đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn thị trường.các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác như cho vay Du học,hỗ trợ kinh doanh cá thể vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 26.022 tỷ đồng, tăng 30% so với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2007.
Tổng dư nợ tín dụng qua các năm (đơn vị:tỉ đồng)
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2103,3
2296
3462,90
5382,41
8810
20016,92
26022
3.3-THẺ THANH TOÁN
Năm 2003 đánh dấu một sự kiện quan trọng đó là techcombank tham gia thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam,dựa trên nền tảng công nghệ của Globus và sự hợp tác liên kết với Vietcombank,Techcombank đã phát triển sản phẩm thẻ thanh toán F@stAccess-connec 24 và chính thức phát hành thẻ ngày 05/12/2003.Nhờ hệ thống mới,Techcombank trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện được nghiệp vụ phát hành thẻ thanh toán kết nối trực tiếp từ tài khoản cá nhân.
Tính đến cuối năm 2003,techcombank đã phát hành được 1600 thẻ
F@stAccess-connec 24 cho khách hàng.Sau hơn 1 năm,sô thẻ phát hành ra trên thị trường đã lên tới trên 20000 thẻ.Trong năm 2004 đã có 150000 giao dịch được thực hiện qua thẻ với doanh số hơn 160 tỷ đồng.Đằng sau con số đơn giản đó là sự nỗ lực phấn đấu của toàn hệ thống,và sự trợ giúp của những công nghệ tiên tiến nhất.Trên nền tảng công nghiệp hiện đại,với việc bổ sung them 2 tính năng mới hấp dẫn và lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam,đó là F@stSaving-tài khoản tiết kiệm và F@stAdvance-ứng trước tài khoản
cá nhân,thẻ F@stAccess nhanh chóng được thị trường đánh giá là một trong những thẻ tiện ích nhất.
Trong năm 2005,số thẻ F@stAcces được Techcombank phát hành là 32000 thẻ,nâng số thẻ phát hành lũy kế tính đến ngày 31.12.2005 lên trên 50.566 thẻ.Số dư trong tài khoản thẻ đạt 543.012 giao dịch với doanh số là 611,9 tỉ đồng tăng 320% so với năm 2004.
Có thể nói năm 2006 là năm Techcombank ra mắt rất nhiều sản phẩm bán lẻ mới với các tính năng hiện đại như:chứng chỉ tiền gửi,hệ thống tài khoản,các sản phẩm tiết kiệmCác sản phẩm này đã được khách hàng rất quan tâm và hưởng ứng.tiêu biểu,sản phẩm chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân đã huy động được gần 300 tỉ sau 2 tháng triển khai,tài khoản tiết kiệm Đa năng F@stUni trở thành sản phẩm chủ lực của ngân hàng chỉ sau vài tháng,sản phẩm tiết kiệm giáo dục đã có trên 200 khách hàng với tổng giá trị hợp đồng trên 3,5 tỉ đồng sau chưa đầy 1 tháng chính thức cung cấp,sản phẩm thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động F@stMObiPay đã gây được tiếng vang nhất định trên thị trường.
Năm 2007 là một năm đáng ghi nhớ đối với hoạt động phát triển thẻ tại Techcombank. Thẻ ghi nợ Techcombank Visa được phát hành vào đầu năm và đến cuối năm đa đạt hơn 50.000 thẻ.
Tổng số thẻ phát hành mới trong năm 2007 là 200.000 thẻ; tăng gần 300% so với năm 2006.Cùng với sự phát triển hoạt động phát hành thẻ, số giao dịch qua ngân hàng và số dư tiền gửitrên tài khoản cũng tăng đáng kể, từ trung b́nh 2.900.000 đồng/thẻ năm 2006 đến 4.000.000đồng/thẻ năm 2007
Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc,đặc biệt tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn. Đến hết năm 2007, Techcombank đa lắp đặt 168ATM, 2.300 máy cà thẻ tại các Đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần tăng số lượng giao dịch thẻ gấpđôi so với năm 2006, từ 328.000 giao dịch/tháng cuối năm 2006 đến 66 0.000 giao dịch/thángcuối năm 2007.
Chỉ thị của chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường tolớn cho Techcombank. Chỉ trong ba tháng cuối năm 2007, Techcombank đa có thị phần đángkể nhờ việc khai thác trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ nhân viên của các bộ ngành như:
Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh và Xă hội, Bộ
Ngoại giao, Ṭa án Nhân dân tối cao, Bảo Việt Nhân thọ, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, các trường học...
Sản phẩm Internet banking mang tên F@st i-bank là một bước đột phá của Techcombank,mang đến một sản phẩm Internet Banking đích thực đầu tiên tại Việt Nam. Sau 7 tháng triểnkhai, đa có 820 khách hàng tham gia với tổng giá trị giao dịch thực hiện qua F@st i-bank là 155 tỷ đồng.
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán qua tin nhắn di động,qua đó khách hàng có thể mua hàng hoá, thanh toán hoá đơn điện thoại, phí bảo hiểm qua một bước nhắn tin đơn giản. Các sản phẩm thương mại điện tử này (F@st Mobipay – giao dịch qua tin nhắn điện thoại, Cổng thanh toán điện tử F@st VietPay) đa giúp khai thác không những khách hàng cá nhân mà cả các đối tác lớn như FPT, Bảo hiểm BảoMinh,PacificAirlines,
VinaPhone
Trong năm 2008, các sản phẩm mới lần lượt được giới thiệu và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm trúng thưởng, Tiết kiệm bội thu, linh, Tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm internetbanking – F@st i bank, F@st E-Bank, thẻ đồng thương hiệu TECHCOMBANK – VISA – VIETNAM AIRLINES.... được nâng cấp hoàn thiện và phục vụ rộng rãi các đối tượng khách hàng. Các sản phẩm mới ra mắt được đánh giá là đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Đặc biệt sản phẩm internet banking F@st I-bank/F@st E-Bank tạo rất nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc quản lý tài khoản, thanh toán, kiểm soát các giao dịch với ngân hàng đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng. Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên và là ngân hàng có nhiều nhất số lượng các khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam.
Năm 2008, Techcombank phát hành gần 300 000 thẻ các loại trong đó có gần 100000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam.
Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank đã liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt của đội ngũ cán bộ giao dịch khách hàng.
3.4-CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Năm 2007 là năm bản lề trong đó Techcombank đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ đa đề ra từ năm 2005. Với những khái niệm và yêu cầu quản trị mới, công nghệ phải chuẩn bị để đáp ứng và thậm chí phải đi tiên phong trong việc thực hiện những yêu cầu này. T24 phiên bản mới cho phép tích hợp các module phục vụ mô h́nh ngân hàng bán lẻ như đánh giá chấm điểm khách hàng (Customer Scoring), quản lư nhắc nợ tập trung (Debt Collection). Hai phân hệ này đa được TTCN triển khai thành công và đi vào hoạt động kịp thời phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của ngân hàng trong quư II và III năm 2007.
Phát triển sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ cao luôn là ưu tiên hàng đầu của Techcombank trong việc tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. Với hệ thống ngân hàng lơi phiên bản T24R6 mới nhất, TTCN đa cùng các pḥng ban nghiệp vụ liên tiếp cho ra các sản phẩm mới như: Tiết kiệm Tài lộc Đón xuân (1/07), Tiết kiệm gửi Techcombank trúng Mercedes (QIII/07),Cho vay Tiêu dùng trả góp, Cho vay liên kết với Nguyễn Kim, Nhà Xinh, Bảo Việt, cải tiến các sản
phẩm thẻ (Fast Access I), quản lư tập trung quy tŕnh phát hành thẻ (Debit và Credit), Sản phẩm tài khoản đầu tư của Pacific Airlines
Đa dạng các kênh bán hàng, mở rộng việc tiếp cận với khách hàng qua các kênh phi truyền thống như Hệ thống tin nhắn nhanh (SMS), Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking), Cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway) không chỉ là chiến lược kinh doanh ngân hàng hiện đại
mà c̣n là thước đo năng lực các hệ thống công nghệ của một ngân hàng. Techcombank tự hào là một trong những ngân hàng tiên phong và dẫn đầu trong việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật tiên tiến này.
Tháng 4/2007 đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng Internet vào giao dịch ngân hàng khi Techcombank là ngân hàng tại Việt Nam đầu tiên tung ra sản phẩm F@st I Bank, một sản phẩm ngân hàng trực tuyến trọn gói đầy đủ, cho phép khách hàng giao dịch chuyển khoản
trực tuyến qua mạng internet. Với sản phẩm này, lần đầu tiên công nghệ bảo mật hai yếu tố, mật khẩu sử dụng một lần của hăng bảo mật hàng đầu thế giới RSA Mỹ được áp dụng cho khách hàng của một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Thanh toán qua SMS banking là một kênh giao dịch trực tuyến đa được Techcombank triển khai từ năm 2006. Hàng loạt dịch vụ giá trị gia tăng trên kênh thanh toán này đa được Techcombank phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ triển khai năm 2007. Điển h́nh là các thỏa thuận hợp tác Báo cáo thường niên 2007 với VTC, FPT, Bảo Minh, Viettel, Vinaphone, Goldmart cho phép khách hàng của Techcombank
thanh toán dịch vụ của các nhà cung cấp thông qua tin nhắn.
Việc sử dụng hạ tầng Internet để thanh toán các dịch vụ trực tuyến sử dụng thẻ quốc tế như Visa, Master đa trở nên phổ biến tại các nước phát triển nhưng c̣n mới lạ tại thị trường Việt Nam do chưa có nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trong khi đa có nhu cầu nhất định của những khách hàng sở hữu thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế. Một lần nữa Techcombank lại là một trong những ngân hàng đầu tiên cung cấp giải pháp cổng thanh toán điện tử (payment gateway) cho khách hàng của ḿnh, những nhà cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến mà 123
Mua là một ví dụ.Một số dịch vụ ngân hàng điện tử khác được Techcombank triển khai thành công trong năm 2007 có thể kể đến như sản phẩm F@st Sbank cung cấp cầu nối cho nhà đầu tư với các công ty
chứng khoán, sản phẩm Telebank cho Prudential, thẻ Metro gift, giải pháp thanh toán cho Pacific Airline.
Càng ứng dụng công nghệ hiện đại th́ ngân hàng càng phải đối mặt với những vấn đề “hậu cần”như đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm máy chủ, máy trạm, đường truyền, và cuối cùng,nhưng không kém phần quan trọng là an ninh bảo mật hệ thống.
Năm 2007, Techcombank đa xây dựng và đưa vào vận hành một trung tâm dữ liệu (Data Center)hoàn toàn mới với các trang thiết bị hiện đại như hệ thống sàn nâng, hệ thống chống cháy tự
động bằng khí Nitrogen, hệ thống điều ḥa đa điểm tại chỗ. Theo kịp sự phát triển về mạng lưới của ngân hàng, năm 2007 TCCN đa triển khai hạ tầng cho hàng chục chi nhánh pḥng giao dịch mới, nâng cấp hệ thống đường truyền công nghệ mới như cáp quang, megawan, đảm bảo liên lạc giữa từng chi nhánh với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5664.doc