Đề tài Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong những năm gần đây

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚIVÀVIỆT NAM: 2

I.Thị trường dầu mỏ thế giới 2

1.Những biến động trên thị trườg xăng dầu thế giới và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Việt Nam. 2

2. Tình hình sản xuất và cung ứng xăng dầu trên thế giới 3

2.1.Tình hình cung ứng:

2.2.Tình hình nhập khẩu xăng dầu :

2.3. Tình hình xuất khẩu xăng dầu:

II. Tình hình nhập khẩu xăng dầu hiện nay của Việt Nam 8

1. Tình hình nhập khẩu xăng dầu

2. Tình hình giá cả xăng dầu trên thế giới:

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦUVIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 11 I. QUY TRÌNH KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 11

1. Xin giấy phép nhập khẩu

2. Mở L/C

2. Thuê tàu chở hàng

3. Mua bảo hiểm

4. Kiểm tra hàng nhập khẩu

5. Làm thủ tục hải quan

6. Thanh toán cho người bán.

7. Khiếu nại

II. Hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu trong những năm gần đây. 17

1. Tình hình nhập khẩu. 17

1.1. Thị trường nhập khẩu.

1.2. Kết quả hoạt động nhập khẩu xăng dầu

 

III. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu Việt Nam: 25

1. Tồn tại 25

1.1. Về phía công ty chức năng:

1.2. Về phía cơ chế:

2. Nguyên nhân 27

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẪU XĂNG DẦU CỦA VIỆT NAM 28

I. Dự báo thị trường xăng dầu trong nước và trên thế giới trong thời gian tới 28

1. Dự báo thị trường xăng dầu thế giới 28

2.Dự báo thị trường xăng dầu Việt nam từ nay đến năm 2020 30

3. Định hướng phát triển trong thời gian tới 31

III. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam: 32

1. Giải pháp về thị trường và bạn hàng 33

2. Biện pháp về huy động đảm bảo nguồn ngoại tệ 33

3. Các giải pháp về tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu 34

4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên 35

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chất lượng và số lượng. Khi kiểm tra chất lượng và số lượng, Tổng công ty mời Vinacontrol đến giám định, hải quan căn cứ vào kết quả giám định của Vinacontrol để ghi vào phần kết quả kiểm hoá. Kiểm tra số lượng được tiến hành như sau: - Đo chiều cao mức dầu trong mỗi khoang chứa hàng. Mỗi khoang phải đo 3 lần, lấy số trung bình cộng của 3 lần đo. - Căn cứ vào bảng barem dung tích của từng khoang tra ra dung tích dầu chứa trong khoang ứng với chiều cao của mức dầu. - Đo nhiệt độ của từng khoang bằng nhiệt độ kế: Thả nhiệt độ kế xuống khoang dầu tới độ sâu cần thiết và ngâm trong khoảng thời gian từ 15 đế 30 phút. Khi lấy nhiệt kế lên thì đọc ngay để tránh ảnh hưởng của gió và nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ môi trường khác biệt trên 6 độ so với trong bồn thì đo ít nhất hai lần. Từ dung tích và nhiệt độ dầu từng khoang suy ra được dung tích dầu từng khoang ở điều kiện chuẩn 15 độ. Kiểm tra về chất lượng được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu. Mẫu được lấy theo tỷ lệ: 1 trên cùng, 2 ở giữa, 1 ở đáy. Có tỷ lệ này là do thực tế xăng dầu có chất lượng khác nhau thì phân loại cũng khác nhau. Lớp xăng dầu có khối lượng riêng lớn thì nằm chìm xuống dưới, lớp có khối lượng riêng nhỏ thì nổi lên trên.Tỷ lệ 1:2:1 như trên được trộn với nhau sẽ đảm bảo được tính đại diện của mẫu. Mẫu của các khoang được trộn chung với nhau tạo thành mẫu của lô hàng. Mẫu này được mang đi phân tích để xác định kết quả. Thời gian kiểm tra hàng hoá thường quy định là 6 giờ. Sau khi kiểm tra song Vinacotrol sẽ ghi kết quả kiểm tra vào chứng thư giám định và ký tên , đóng dấu.Nếu không có sai sót lớn về số lượng hoặc chất lượng Tổng công ty sẽ rút xăng dầu ra khỏi tầu hàng và bơm lên bể chứa nhập khẩu để kinh doanh trong nước. Nếu có sai sót lớn Tổng công ty phải lập các chứng từ để khiếu nại. Trong trường hợp phía nước ngoài không công nhận kết quả giám định của Vinacontrol, Tổng công ty phải mời S.G.S (Societe General De Surveillance) là công ty giám định của Thuỵ Sỹ được quốc tế công nhận đến giám định. Sau khi giám định xong, S.G.S ghi kết quả vào chứng thư giám định. Đây chính là căn cứ để Tổng công ty khiếu nại. 5. Làm thủ tục hải quan Ngay từ khi tầu đến phao số 0, hải quan đã cử ít nhất hai người lên tầu áp tải hàng về tận kho. Trước khi bơm xăng dầu từ phương tiện vận tải lên bồn, bể thuộc kho chứa thì Tổng công ty phải nộp bộ hồ sơ cho hải quan bao gồm: + Tờ khai Hải quan (gồm 3 bản chính) + Hợp đồng nhập khẩu (1 bản sao) + B/L (một bản sao) + Hoá đơn thương mại (1 bản sao) + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Petrolimex (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng nhập khẩu đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan). Khi tổng công ty và Vinacontrol kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá và bơm hàng lên bồn, nhân viên hải quan giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình. Sau khi bơm xong Tổng công ty phải nộp thêm vào bộ hồ sơ: + Chứng thư giám định về tên hàng, khối lượng của Vinacontrol. + Biên bản giám định hàng hoá giữa chủ phương tiên vận tải và Tổng công ty. + Giấy xác nhận đạt được chất lượng nhập khẩu (hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng) đối với xăng dầu thuộc danh mục kiểm tra của Nhà nước về kiểm tra chất lượng. Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, hải quan mới đăng ký tờ khai. Kết quả giám định về số lượng và chất lượng của Vinacontrol là căn cứ để hải quan ghi vào danh mục hàng hoá trong tờ khai hải quan , sau đó hồ sơ được chuyển lên lãnh đạo hải quan cảng biển để ký tên và đóng dấu. Sau cùng hải quan thông báo thuế và giải phóng hàng nhập khẩu để kinh doanh trong nước. 6. Thanh toán cho người bán. Hợp đồng nhập khẩu xăng dầu thường qui định thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày vận đơn. - Nếu thanh toán bằng L/C: Trên lý thuyết ngân hàng phát hành là người ký nhận trả tiền hối phiếu nhưng thực tiễn tại Tổng công ty xăng dầu lại khác. Trình tự thanh toán diễn ra như sau: + Ngân hàng nhận được chứng từ và kiểm tra chứng từ. + Ngân hàng chuyển toàn bộ chứng từ cho Tổng công ty để Tổng công ty xem xét chấp nhận thanh toán hay không. Nếu chứng từ hợp lệ, Tổng công ty sẽ ký chấp nhận thanh toán vào hối phiếu, khi đến hạn thanh toán Tổng công ty sẽ trả tiền cho người bán qua Ngân hàng. Nếu chứng từ không hợp lệ: chứng từ có sai sót lớn như vận đơn không sạch, sai sót khác lớn về số lượng, chất lượng, đơn giá, trị giá, thì Tổng công ty từ chối thanh toán. Nếu chứng từ có sai sót nhưng khôing phải là những sai sót như trên, Tổng công ty sẽ chấn nhận thanh toán vào hối phiếu. Như vậy, việc quyết định thanh toán hay không phụ thuộc vào Tổng công ty chứ không phải vào ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng tự quyết định thanh toán thì sẽ có rủi ro lớn vì Tổng công ty không ký quĩ mở L/C. Một số vận đơn ghi theo lệnh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam chứ không theo lệnh của ngân hàng nên hàng hoá trên vận đơn thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty. Các yếu tố trên cho thấy ngân hàng sẽ ở thế bất lợi nếu ngân hàng đứng ra thanh toán cho lô hàng thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty trong khi không chắc chắn có thu được tiền từ Tổng công ty hay không. Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu chứng từ người bán xuát trình hợp lệ nhưng Tổng công ty không chấp nhận thì Ngân hàng có phải chấn nhận thanh toán trên hối phiếu không? Theo luật, ngân hàng phát hành L/C sẽ phải ký chấp nhận vào hối phiếu sau đó ngân hàng sẽ kiện Tổng công ty. Nhưng thực tế thì Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước lớn, kinh doanh chân chính, tuân thủ đúng pháp luật nên Tổng công ty chưa bao giờ từ chối thanh toán khi chứng từ hợp lệ. Nếu thanh toán theo phương thức TTR: Bộ chứng từ do người bán gửi cho Tổng công ty cũng bao gồm các chứng từ như trong thanh toán bằng L/C. Nếu chứng từ có sai sót như: Vận đơn không sạch, sai sót lớn về số lượng, chất lượng, đơn giá, trị giá thì Tổng công ty từ chối không thanh toán. Trường hợp còn lại, Tổng công ty ký chấp nhận thanh toán vào hối phiếu. Đến hạn thanh toán Tổng công ty xuất trình bộ chứng từ tại Ngân hàng và yêu cầu Ngân hàng chuyển tiền cho người bán. Bộ chứng từ này bao gồm: một bộ vận đơn gốc đầy đủ gồm ba bản chính: giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). 7. Khiếu nại Trong Trường hợp nhập khẩu có tổn thất về số lượng, trọng lượng thì Tổng công ty phải lập và gửi ngay bộ hồ sơ khiếu nại trong thời hạn khiếu nại. Bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm: + Các hồ sơ pháp lý ban đầu như hợp đồng, vận đơn, ROROC + Chứng từ giám định của Vinacontrol (hoặc của S.G.S) bộ hồ sơ được chuyển đến người có trách nhiệm, có thể là người xuất khẩu, người bảo hiểm hoặc người vận tải. II. Hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu trong những năm gần đây. 1. Tình hình nhập khẩu. 1.1. Thị trường nhập khẩu. Trong những năm qua, mối quan hệ giữa Tổng công ty với các bạn hàng nước ngoài không ngừng phát triển và đổi mới. Mối quan hệ đó không chỉ dừng lại ở mức buôn bán các sản phẩm xăng dầu, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cần thiết lập với nhóm bạn hàng nước ngoài trong các lĩnh vực hợp tác đầu tư, liên doanh, hỗ trợ tài chính và đào tạo. Chính vì vậy, cho đến nay Tổng công ty đã thiết lập một danh mục lớn các nhà cung cấp xăng dầu đáng tin cậy về nhiều khía cạnh, danh mục thoả mãn được các yếu tố an toàn, đa dạng và tránh độc quyền trong việc bán hàng cho Tổng công ty. Trong quan hệ buôn bán các sản phẩm xăng dầu Tổng công ty chú trọng vào việc xiết chặt quan hệ với các hãng tin cậy (bên cạnh việc ký hợp đồng dài hạn). Tương ứng với các khu vực thị trường tại Đông Nam á (chủ yếu là Singapore) có các hãng cung cấp nổi tiếng: SHEll, ESSO, TOTAl, HINGLEOIL, KUO OIL . . cung cấp Diesel, xăng cao cấp và Mazut, tại Trung Đông là công ty xăng dầu quốc gia Cô-oét cung cấp Diesel (KPC) chuyên cung cấp Diesel, dầu bay, dầu hoả, nhà cung cấp lớn nhất từ vùng Đông Bắc á là công ty hoá dầu quốc gia Trung Quốc (SINIPEC) cung cấp xăng thông dụng với khối lượng nhỏ Diesel.Thị trường nhập khẩu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam ổn định và thuận lợi. Nhìn chung có năm khu vực chính cung cấp sản phẩm cho Tổng công ty là Singapore, Trung Đông, Trung Quốc, Đông Bắc á, và Đông Âu. Trong đó mỗi vùng có một ưu thế nhất định, đặc biệt thị trường Singapore là có triển vọng nhất. Trong danh mục các nhà cung cấp của Tổng công ty bao giờ cũng gồm chủ yếu những công ty lớn, thường xuyên có uy tín được sàng lọc kỹ càng qua thực tiễn mua bán, đồng thời vẫn có chỗ đứng cho các công ty vãng lai tham gia trên cơ sở đảm bảo được các yêu cầu chặt chẽ của Tổng công ty. Trong những năm gần đây Tổng công ty cũng đã thiết lập quan hệ với các bạn hàng mới như YOKONG PETRONAS, KPC và thị trường cũng được mở rộng sang các nước xa hơn như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc. 1.2. Kết quả nhập khẩu xăng dầu trong thời gian qua 1.2.1. Kết quả nhập khẩu theo khu vực thị trường. Đến nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã có một hệ thống tổ chức hoạt động kinh doanh xăng dầu lớn mạnh đê phục vụ nhu cầu quốc phòng, sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thị trường nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu là Singapore, Trung Đông, Đông Bắc á và Trung Quốc. Trong đó Trung Đông cung cấp trên 30% nhu cầu về Diesel qua KPC, dầu hoả và Mazut qua Hinkong. Trung Quốc và Đông Bắc á cung cấp xăng thông dụng và một khối lượng nhỏ Diesel. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Kết quả nhập khẩu xăng dầu theo khu vực Tên nước và khu vực Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Khối lượng (MT) Tỷ trọng (%) Khối lượng (MT) Tỷ trọng (%) Khối lượng (MT) Tỷ trọng (%) Khối lượng (MT) Tỷ trọng (%) Singapore 1980000 47.09 1986000 45.47 2150000 47.78 2670000 48.55 Trung Đông 1560000 37.10 1205000 27.59 1220000 27.11 1240000 22.55 Trung Quốc 500000 11.89 750000 17.17 850000 18.89 1030000 18.73 Đông Bắc á 43000 1.02 150000 3.43 160000 3.56 404000 7.35 Đông Âu 122000 2.90 277000 6.34 120000 2.67 156000 2.84 Tổng 4205000 100 4368000 100 4500000 100 5500000 100 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Đồ thị 4: Kết quả nhập khẩu xăng dầu theo khu vực Nguồn xăng dầu nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu từ Singapore: Thông qua công ty Shell, ESSO, KUO, HINLEONG . . cung cấp phần lớn khối lượng Diesel, xăng cao cấp, Mazut. Năm 1997 nhập 1980 triệu tấn, năm 1998 nhập nhập tăng hơn là 6.000 MT (tương đương 0,30%) so với năm 1997 Từ năm 1999 đến năm 2000 khối lượng nhập khẩu từ thị trường này liên tục tăng lên. Thị trường Trung Đông: năm 1997 Tổng công ty nhập khẩu 1.560.000 tấn, năm 1998 nhập khẩu giảm còn 1.205.000 tấn. Hai năm gần đây (từ năm 1999 – 2000) khối lượng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này liên tục tăng từ 1.220.000 tấn năm 1999 (tăng 1,24% so với năm 1998) lên 1.240.000 tấn năm 2000 ( tăng 1,64% so với năm 1999), tuy vậy so với năm 1997, khối lượng xăng dầu nhập khẩu của Tổng công ty từ khu vực thị trường này đã giảm đáng kể trong 3 năm gần đây (từ 1998 – 2000). Thị trường Trung Quốc: khối lượng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này liên tục gia tăng kể từ năm 1997 –2000. Năm 1997 nhập 500.000 tấn, đến năm 2000 đã tăng hơn 50% lên tới 1.030.000 tấn Trung Quốc cung cấp xăng thông dụng và Diesel. Thị trường Đông Bắc á: Khối lượng nhập khẩu xăng dầu từ thị trường này cũng liên tục gia tăng từ 43.000 tấn năm 1997 lên 404.000 tấn năm 2000. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này cũng là xăng thông dụng và Diesel. Thị trường Đông Âu: khối lượng nhập khẩu từ thị trường này không ổn định. Năm 1997 nhập 122.000 tấn, năm 1998 nhập tăng thêm 155.000 tấn (tương đương với 127,05%) so với năm 1997. Năm 1999 nhập 120.000 tấn, giảm 157.000 tấn (tương đương 56,68%) so với năm 1998. Và tới năm 2000 khối lượng nhập lại tăng lên 36.000 tấn so với năm 1999. Đánh giá chung trong những năm gần đây, do những bất ổn ở thị trường Trung Đông và Đông Âu nên việc nhập khẩu xăng của Tổng công ty đã gặp nhiều khó khăn ở thị trường này. Trong khi đó thị trường Châu á tương đối ổn định và thuận tiên cho việc nhập khẩu xăng dầu, nên Tổng công ty đã chuyển hướng nhập khẩu xăng dầu sang thị trường Châu á, mặt khác vẫn giữ được mối quan hệ bạn hàng cũ với các nước Đông Âu và một số nước khác. Việc chuyển hướng nhập khẩu đã mang lại cho Tổng công ty những thành công trong kinh doanh như giảm chi phí nhập khẩu, đảm bảo nguồn hàng nhập khẩu ổn định, không bị gián đoạn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày một tăng. 2.Tình hình xuất khẩu: 2.1. Phân tích thị trường xuất khẩu:. Vào thập kỷ 90, cùng với những thay đổi về mặt chính trị, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp của Lào, Campuchia đã được cải thiện. Nhờ vậy Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp chính cho hai thị trường này trong những năm vừa qua. Cũng trong những năm 1990, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, khối lượng xuất nhập khẩu tăng, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam, hình thành khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất… Từ đó hình thành thị trường xăng dầu cung cấp cho tư bản nước ngoài, khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất. Từ 1/6/1997 Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc. Sự kiện đó phần nào giúp Việt Nam trở thành cửa ngõ trao đổi, buôn bán với miền duyên hải phía nam Trung Quốc và thị trường tái xuất xăng dầu sang Trung Quốc bắt đầu được hình thành. Có thể nói cho đến nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã có những thành công đáng kể trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tái xuất với bốn khu vực thị trường chính, hoạt động tái xuất của Tổng công ty ngày càng được đẩy mạnh, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường vị thế của Tổng công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù vậy thị trường tái xuất xăng dầu đã và đang tồn tại những yếu tố cạnh tranh quyết liệt, thị phần tại một số khu vực đang ngày càng bị thu hẹp. Phân tích tình hình từng thị trường sẽ cho thấy rõ hơn điều này. 2.1.1. Thị trường Campuchia. Tương tự như thị trường Việt Nam, Campuchia chưa phát triển công nghiệp hoá dầu, toàn bộ khối lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước đều từ nhập khẩu. Do nội chiến kéo dài, nền kinh tế chậm phát triển, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu chỉ thực sự tăng trưởng từ năm 1993 khi Liên hiệp quốc tham gia gìn giữ hoà bình tại Campuchia. Biểu đồ 4: Khối lượng xăng dầu tái xuất sang thị trường Campuchia năm 1997-2000 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu – Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam Số liệu trên cho thấy sản lượng xăng dầu trái xuất sang Campuchia đã giảm đi nhiều trong các năm 1998-2000 so với năm 1997. Đặc biệt năm 1999 số lượng tái xuất ở từng mặt hàng đều giảm so với năm 1998, do vậy mặc dù trong danh mục các mặt hàng tái xuất có thêm FO (dầu mazut) nhưng tổng sản lượng tái xuất vẫn chỉ đạt 185.500 tấn. Sang năm 2000 khối lượng tái xuất tuy có giảm hơn năm 1999 nhưng bù lại, khối lượng dầu mazut tái xuất đã tăng hơn 3 lần so với năm 1999 làm tổng sản lượng tái xuất tăng 30.100 tấn. Sự giảm sút về sản lượng và thị phần của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tại thị trường Campuchia là do một số nguyên nhân sau: Trước hết do xu hướng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về cảng Sihanoukville ngày càng tăng, làm giảm khối lượng nhập khẩu thông qua Việt Nam. Các hãng xăng dầu quốc tế tổ chức hoạt động kinh doanh tại Campuchia như TOTAL, CALTEX, PETRONAS trước đây thường mua một phần của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nay cũng chuyển dần sang nhập thẳng về cảng Sihanoukville. Thứ hai: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á, giá thế giới giảm xuống mức kỷ lục làm giảm kim ngạch tái xuất. Đồng Bath mất giá nên nguồn xăng dầu từ Thái Lan thường có tỷ trọng thấp…, khách hàng thích mua hơn vì đóng thuế nhập khẩu vào Campuchia là theo tấn. Một yếu tố nữa là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác của Việt Nam như Petec, Petechim, Vinapco, Saigon Petro tiếp tục cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty bằng chính sách giá cả và cơ chế phục vụ linh hoạt nên thị phần của Tổng công ty tại đây đã bị chia sẻ. 1.1.2. Thị trường Lào. Lào là nước có dân số tương đối ít, địa hình chủ yếu là đồi núi, kinh tế chưa có gì đáng kể, nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên nên tổng nhu cầu của Lào còn thấp. Trong những năm gần đây, Lào có tăng cường xây dựng cải tạo cơ sơ hạ tầng, do đó tỷ lệ tăng trưởng của Lào khá cao so với năm 1994 trở về trước. Bảng 8: Khối lượng xăng dầu tái xuất sang thị trường Lào của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Đơn vị tính: MT Loại 1997 1998 1999 2000 Xăng 12578 10587 12641 14517 DO 13223 13230 16728 19113 Jet 4199 3283 2631 3070 Tổng KHẩI LưẻNG 31997 29098 33999 38700 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Như vậy các mặt hàng năm trong danh mục tái xuất sang thị trường Lào rất ít, chỉ có 3 mặt hàng với khối lượng rất khiêm tốn. Tuy nhiên Tổng công ty cũng đã nỗ lực trong việc nâng cao sản lượng tái xuất sang thị trường Lào trong hai năm gần đây. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhu cầu nhập khẩu xăng và DO của Lào ngày càng nhiều trong khi Jet lại giảm đi. Đối tác hoạt động của Tổng công ty hoạt động trên thị trường Lào là công ty xăng dầu Lào và cty xăng dầu Vientiance quân đội Lào. Do địa hình khó khăn, thủ tục giao bằng đường bộ phức tạp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác của Việt Nam hầu như chưa triển khai tái xuất sang thị trường Lào tuy nhiên các doanh nghiệp Thái Lan có nhiều ưu thế hơn hẳn Việt Nam. Thái Lan là trung tâm lọc hoá dầu, vận chuyển bằng xe lớn, thủ tục hải quan đơn giản, chính sách giá, cơ chế bán hàng lại mềm dẻo hơn. Do vậy thị phần của Tổng công ty tại Lào chỉ chiếm khoảng 15%. 2.1.3. Thị trường Trung Quốc. Do cơ cấu sản phẩm hoá dầu của Trung Quốc không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước nên hàng năm nước này phải nhập khẩu hàng triệu tấn Gas oil. Từ tháng 6 năm 1997, Hồng Kông đã được tro trả cho Trung Quốc, lợi dụng yếu tố địa hình, Việt Nam đã trở thành cửa ngõ chung chuyển hàng hoá phục vụ nhu cầu các tỉnh Nam Trung Quốc. Nắm bắt dược cơ hội này, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã tổ chức tìm hiểu thị trường, tăng cường việc xúc tiến bán hàng, từng bước hình thành mọi thị trường lớn mang lợi ích kinh tế đáng kể, tạo được việc làm, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có mà không cần đầu tư mới. Mặt hàng tái suất chính sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông của Tổng công ty là DO với khối lượng như sau: năm 1997 là 28.000 MT; năm 1998: 170.000MT; năm1999:310.000MT; năm 2000: 238.000 MT. Từ việc manh mún tái xuất trong năm 1996, 1997 với sản lượng nhỏ đến nay Tổng công ty đã phát triển thị trường này trở thành một trong những thị trường tái suất khẩu chính. Sản lượng tái xuất mặt hàng DO của Tổng công ty sang thị trường Trung Quốc-Hồng Kông ngày một tăng và tăng rất nhanh. Năm 1999 đạt 310.000 tăng xấp xỉ 183% so với năm 1998. Nhưng đến năm 2000 sản lượng tái xuất lại giảm 72.000 tấn. Do các yếu tố cạnh tranh tiềm ẩn từ khu vực quốc tế như Đài Loan, hoặc các khu kinh tế của Trung Quốc. 2.1.4. Thị trường tàu biển nước ngoài Cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế đối ngoại, trao đổi hàng hoá, đầu tư nước ngoài trong đó có việc hình thành các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất đã tạo ra một thị trường tiêu thụ xăng dầu của Tổng công ty. Mảng hoạt động này tuy không lớn nhưng cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng doanh số và lợi nhuận tái xuất. Bảng 9: Khối lượng tái xuất vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và tư bản nước ngoài. Đơn vị: MT. Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 KCX & DNCX TBNN KCX & DNCX TBNN KCX & DNCX TBNN KCX & DNCX TBNN DO 14923 12496 9520 14135 25721 15784 20218 9923 FO 3077 8604 8310 7465 10979 5921 4432 2077 Tổng khối lượng 3900 39430 58405 36650 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Sản lượng xăng dầu bán cho thị trường này tương đối ổn định trong hai năm 1997, 1998; năm 1999 sản lượng bán tăng mạnh lên tới 58.405 tấn, tăng gần 150% so với năm 1998, nguyên nhân là do Tổng công ty đã biết nắm bắt thời cơ khi hoạt động đầu tư ở phía nam trở nên nhộn nhịp nhất. Năm 2000 sản lượng tái xuất giảm mạnh xuống còn 36.650 tấn do các nhà máy, xí nghiệp trong khu chế xuất chuyển dần từ sử dụng xăng dầu sang sử dụng điện. 2.2. Đánh giá chung về kết quả tái xuất trong thời kỳ 1997-2000 Bảng 10: Kim ngạch tái xuất theo khu vực thị trường thời kỳ 1997-2000 Thị trường 1997 1998 1999 2000 Campuchia 55.300 33.100 29.470 51.350 Lào 8.200 5.410 7.300 11.200 Trung Quốc 4.800 23.200 54.000 63.200 KCX và DNCX 3.700 3.500 6.500 6.100 Tư bản nước ngoài 2.870 2.800 3.100 2.700 Tổng kim ngạch 74.870 68.010 100.370 134.550 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu – Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Nhìn chung kim ngạch tái xuất của Tổng công ty đang biến động theo chiều hướng tốt. Mặc dù phần lớn các mặt hàng tái xuất do Nhà nước quy định mức giá trần (mức giá này thường thấp hơn mức giá bán trên thị trường quốc tế), song kết quả cho thấy nỗ lực chủ quan của Tổng công ty trong việc tăng doanh thu là rất lớn. Nếu như trước đây thị trường Campuchia đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động tái xuất của Tổng công ty, thì giờ đây vị chí đó đã nhường cho thị trường Trung Quốc-một thị trường lớn và đầy triển vọng. Tuy nhiên, nếu khắc phục những khó khăn đã nêu ở trên thì Campuchia vẫn tiếp tục là mục tiêu hoạt động chính. Các khu vực thị trường còn lại tuy kim ngạch tái xuất nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng doanh số và lợi nhuận tái xuất của Tổng công ty. III. Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 1. Tồn tại 1.1. Về phía công ty chức năng: Bên cạnh những thành tích đạt được kinh doanh , Tổng công ty vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Để đánh giá đúng thực trạng và định hướng cho những năm tiếp theo cần phải nhận rõ những tồn tại cụ thể như sau: - Mặc dù lượng xăng dầu cho tiêu thụ trong nước yêu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tuy vậy, Tổng công ty chưa nhanh chóng mở rộng mặt hàng kinh doanh trên thị trường nội địa để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Ngoài ra một số mặt hàng kinh doanh của Tổng công ty còn kém hiệu quả như dầu nhờn, nhựa đường… -Sản phẩm mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu rồi bán ngay, chưa thực hiện được việc pha chế trong nước. -Trong các phương thức nhập khẩu thì nhập khẩu uỷ thác là ít nhất, nhưng lại tăng lên theo từng năm. Năm 1997 là 215.000 tấn, năm 1998 là 230.500 tấn năm 1999 là 250.000 tấn và năm 2000 là265.000 tấn. Theo hình thức nhập khẩu này thì Tổng công ty chỉ đứng ra lo thủ thủ tục giấy tờ và dùng tư cách pháp nhân của mình để đứng ra nhâp hàng cho đơn vị uỷ thác. Như vậy sẽ không tránh khỏi rủi ro sau khi kết thúc hợp đồng nếu số tiền Tổng công ty thu được không đủ bù đắp chi phí cho dịch vụ nhập khẩu . - Công tác nhập khẩu còn một số bất cập: hàng về chưa đúng tiến độ dẫn đến đứt chân hàng, một số tầu nhập hàng chưa đạt chất lượng dẫn đến trường hợp từ chối nhận hàng hoặc phải pha chế. -Về việc tái xuất : Thị trường tái xuất còn nhỏ bé, chủ yếu mới có ba khu vực Lào, campuchia và Nam Trung Quốc.Tái xuất là hoạt động trung gian, hơn nữa xăng dầu là mặt hàng lỏng nên mọi chi phí về quản lý, bảo quản, tồn chứa, vận chuyển đều cao. Do vậy hoạt động tái xuất khó cạnh tranh về giá. - Chi phí sản xuất kinh doanh còn cao, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty còn hạn chế, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi môi trường cạnh tranh quyết liệt hơn và nhất là khi tiến hành hội nhập trong những năm tới. - Cơ chế quản lý và điều hành giá chưa linh hoạt. Có tình trạng giá của Tổng công ty quá chênh lệch so với giá của các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn. Các đơn vị thành viên chỉ được tăng hoặc giảm giá ở cùng một thời điểm với một tỷ lệ nhất định do Tổng công ty quy định. Do vậy khi thị trường có sự biến động đột ngột thì các đơn vị thành viên không thể có biện pháp đối phó kịp thời. - Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn: + Hệ thống quản lý còn cồng kềnh trong khi phải cạnh tranh với những công ty mới thành lập có hệ thống quản lý linh hoạt gọn nhẹ + Cơ chế quản lý của Tổng công ty đã được xem xét, cải tiến nhưng vẫn chưa tạo ra được môi trường mới, chưa phát huy hết các tiềm năng, sức sáng tạo và phát triển sản xuất kinh doanh . - Cơ sở vật chất mặc dù đã được nâng cấp, hiện đại hoá nhưng trước sự cạnh tranh của các đối tác khác khi đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Tổng công ty còn lúng túng trong đối phó và gặp nhiều khó khăn; việc khai thác các cơ sở được đầu tư lại trở thành sức ép về chi phí (nhờ các kho tuyến sau, phương tiện vận tải…) gặp rất nhiều khó khăn. - Một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong những năm qua là công tác quản lý tiền hàng, công nợ chưa được tốt dẫn đến các vụ sự cố tài chính. Thực tế này đã phản ánh hệ thống kiểm tra, kiểm soát yếu kém, trình độ và trách nhiệm quản lý của cán bộ tài chính-kế toán hạn chế cần được phân tích và khắc phục. - Chiến lược phát triển con người chưa được quan tâm đúng mức, chính sách tuyển dụng đào tạo mới chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt, chưa quy hoạch và đầu tư tương xứng với yêu cầu phát triển lâu dài. Tóm lại, các nhân tố hợp thành sức mạnh của Tổng công ty chủ yếu mới chỉ đáp ứng y

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61032.DOC
Tài liệu liên quan