MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I. CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Việt Đức 4
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty 5
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 9
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 13
5. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động marketing của công ty TNHH Việt Đức 17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC 19
A - ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH XÂY DỰNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING XÂY DỰNG 19
1. Đặc điểm của kinh doanh xây dựng ảnh hưởng tới Marketing xây dựng 19
2. Marketing xây dựng và nội dung của quá trình hoạt động marketing trong doanh nghiệp xây dựng 22
B-TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 32
1. Chính sách sản phẩm 32
2. Chính sách giá cả 34
3. Chính sách phân phối 36
4. Tình hình thu thập thông tin 38
5. Kế hoạch hóa Marketing của Công ty 38
C-ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 41
1. Ưu điểm 41
2. Hạn chế và nguyên nhân 42
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC 44
A-NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO VỀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG BÊ TÔNG 44
1. Nghiên cứu thị trường bê tông thương phẩm 44
2. Dự báo về thị trường bê tông thương phẩm giai đoạn 2006-2010 45
B-CÁC GIẢI PHÁP THUỘC VỀ MARKETING - MIX 47
1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Marketing chuyên nghiệp 47
2. Nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thông tin về thị trường 49
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 51
4. Phát triển và mở rộng thị trường 53
5. Đảm bảo tài chính cho hoạt động Marketing 56
6. Giải pháp về truyền thông Marketing 57
KẾT LUẬN 61
danh mục tài liệu tham khảo 62
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động Marketing của Công ty TNHH Việt Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề sản phẩm xây dựng cũng chịu ảnh hưởng và mang những đặc tính riêng. Đây cũng là lý do cần thiết khách quan dẫn đến việc nghiên cứu và tăng cường hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Nếu thừa nhận những đặc thù về cung cầu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường xây dựng thì điều đó cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại đối tượng nghiên cứu một cách độc lập tương đối của Marketing xây dựng.
2.2. Nội dung của quá trình hoạt động Marketing trong doanh nghiệp xây dựng
Vì quá trình của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp xây dựng gồm: phân tích, đánh giá khả năng thị trường; Phân tích khả năng Marketing của Công ty; lựa chọn thị trường mục tiêu; lập kết hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing của công ty; thiết lập các yếu tố Marketing hỗn hợp; tổ chức thực hiện và kiểm tra ở một số bước ở trên. Sơ đồ 2 cho ta hình dung rõ hơn quá trình này:
Sơ đồ 2: Quá trình Marketing trong doanh nghiệp xây dựng
Phân tích, đánh giá khả năng thị trường
Phân tích khả năng Marketing
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing của công ty
Thiết lập các yếu tố Marketing hỗn hợp
Tổ chức thực hiện và kiểm tra
ở đây ta tập trung vào hai nội dung có ý nghĩa trực tiếp đến việc điều hành và tổ chức hoạt động Marketing, đó là: Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing của công ty; Thiết lập các yếu tố Marketing hỗn hợp
2.2.1- Xác định mục tiêu chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng
Mục tiêu Marketing chiến lược của doanh nghiệp xây dựng chính là cái đích, là kết quả trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn đạt được và nỗ lực để đạt được nếu không muốn bị đổ vỡ và dậm chân tại chỗ.
Theo quan điểm quản trị kinh doanh, mục tiêu là trạnh thái mong đợi cần có thể có mà mỗi doanh nghiệp xây dựng phải đạt được. Còn mục tiêu chiến lược là một mục tiêu lớn, dài hạn (2-3 năm hoặc 5-10 năm) mà nhờ đó thay đổi vị trí của doanh nghiệp trong ngành từ một vị trí này đến vị trí cao hơn trong quá trình cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu chiến lược như vậy bao gồm cả một tập hợp các mục tiêu bộ phận cả định tính lẫn định lượng. Có thể biểu diễn chúng qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Cơ cấu mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp xây dựng
Mục tiêu chiến lược
Khối lượng sản phẩm
Doanh thu
Khách hàng
Vị trí trên thị trường
Tổng lợi nhuận
Thế lực công ty
Sự an toàn trong tương lai
- Mục tiêu khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp xây dựng có thể đáp ứng và ky vọng sẽ tiêu thụ hết như khối lượng xây lắp, khối lượng vật liệu xây dựng, khối lượng máy móc thiết bị xây dựng sẽ sản xuất ra… Để xác định đúng khối lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải dựa trên việc phân tích số liệu của quá khứ, các diễn biến của thị trường hiện tại và dự báo xu hướng thị trường trong tương lai để đưa ra các dự kiến chuẩn xác.
- Doanh thu cũng là một chỉ tiêu định lượng phản ánh kết quả tổng hợp về mặt tài chính mà doanh nghiệp xây dựng cần đạt được để tồn tại, tăng trưởng và phát triển.
-Lợi nhuận mà doanh nghiệp cần đạt, đây là chỉ tiêu định lượng quyết định, được tính bằng phần chênh lệch giữa doanh thu đạt được và các khoản chi phí bỏ ra để có được mức doanh thu đó. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản để đánh giá kết quả.
- Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường biểu thị sự thành đạt của doanh nghiệp trên đoạn thị trường thuộc loại sản phẩm mà doanh nghiệp tham dự và mong muốn có một thứ bậc quyết định.
- Thế lực của công ty, đó là sức mạnh tiềm tàng của doanh nghiệp bao gồm cả sức mạnh hiện tại, sức mạnh tiềm năng, sức mạnh tổng hợp bao gồm cả kinh tế, mối quan hệ xã hội…
- Sự an toàn trong tương lai. Đó là các đảm bảo cần thiết mà doanh nghiệp phải có để chống lại các rủi ro mà trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp có thể gặp phải như uy tín chất lượng của sản phẩm, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, các khối liên kết mà doanh nghiệp tham dự, các chi phí mua bảo hiểm…
Đó là các mục tiêu bộ phận chủ yếu trong mục tiêu chiến lược của công ty xây dựng. Trong việc lập mục tiêu chiến lược này không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của các nhà kinh tế xây dựng với chức năng là xác định tiên lượng dự toán, xác định chi phí xây dựng công trình và tiến hành lập giá cho sản phẩm xây dựng mà chúng liên quan đến sự thành công của Marketing xây dựng. Vai trò của các nhà kinh tế xây dựng không những là người lập giá và xác định giá cho việc chọn thầu, đấu thầu của quá trình chuẩn bị đầu tư mà họ còn là những người tham gia lập dự án khả thi trong quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng.
2.2.2- Các yếu tố cấu thành marketing mix
Marketing mix của doanh nghiệp xây dựng là sự phối hợp các thành phần Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở mỗi thời kỳ của doanh nghiệp trên các mặt: sản phẩm, giá cả xây dựng, phân phối và xúc tiến yểm trợ bàn giao.
2.2.2.1. Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm là một bộ phận hợp thành Marketing mix của doanh nghiệp. Để làm tốt chính sách này cần nắm chắc đặc điểm của sản phẩm xây dựng; khách hàng và thị trường xây dựng như đã trình bày ở trên. Trong đó ta chú ý đến đặc điểm lớn nhất và chi phối nhiều nhất đó là:
*Quá trình lưu thông được thực hiện trước quá trình sản xuất.
*Sản phẩm xây dựng được bán trước khi hình thành nó.
Tùy từng đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà sản xuất và kinh doanh một hay nhiều sản phẩm xây dựng:
*Sản xuất kinh doanh nhà cửa, vật kiến trúc.
*Sản xuất địa ốc.
*Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (doanh nghiệp xây dựng có thể coi đây là sản phẩm phụ).
*Sản phẩm thương mại bán thành phẩm, tư vấn xây dựng.
Các loại hình tư vấn xây dựng:
*Dịch vụ kinh doanh trên các khu qui hoạch được giao cho ngành xây dựng quản lý.
*Kinh doanh mặt bằng đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
2.2.2.2. Chính sách giá cả
Chính sách giá cả phải phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đề cập đến. Giá xây dựng là lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều mặt, nhiều vấn đề kể cả các yếu tố liên quan đến xã hội. Vì vậy xét trong các quá trình để sản xuất ra sản phẩm xây dựng ta có khái niệm như sau:
- Giá khái toán, ngân quĩ được dùng để ghi kế hoạch là căn cứ để lấy số liệu cơ bản trong giai đoạn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- Tổng dự toán công trình là giá được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật của giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Dự toán hạng mục được lập trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công.
- Giá quyết toán bàn giao công trình.
- Trong đó vai trò quan trọng xét trên giác độ của doanh nghiệp xây dựng thì cần phải quan tâm đến hạng mục công trình trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Giá ghi kế hoạch.
- Giá dự toán tính theo thiết kế được duyệt.
- Giá thanh toán (được A – B chấp thuận).
- Giá duyệt theo quyết định của cấp trên (trên cơ sở ý kiến của cơ quan tư vấn).
- Giá đấu thầu.
- Giá quyết toán.
Các loại giá được đưa ra sử dụng và tính toán phù hợp với từng giai đoạn mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định giá hợp đồng trong xây dựng và giá quyết toán được thanh toán là hai loại giá cần phải được quan tâm tính toán và xem xét kỹ lưỡng.
2.2.2.3- Chính sách phân phối
Do đặc điểm đặc thù của sản phẩm xây dựng, các kênh phân phối của chính sách phân phối khá phức tạp. Bao gồm: kênh ngắn, kênh trung, và kênh dài.
- Kênh ngắn: Doanh nghiệp xây dựng – Khách hàng (là người sử dụng công trình), được hình thành theo các cách thức đa dạng và linh hoạt.
Khách hàng
Doanh nghiệp xây dựng
fff
+ Thông qua công tác xúc tiến và yểm trợ Marketing để giới thiệu cho khách hàng biết sự tồn tại của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng sản phẩm xây dựng với giá cả và sự nghiêm túc trong xây dựng để khách hàng tìm đến doanh nghiệp ký hợp đồng.
+ Thông qua các văn phòng Chi nhánh đội ngũ cán bộ Marketing đi các mảng thị trường để trực tiếp làm việc với khách hàng kéo theo các hợp đồng xây lắp về.
+ Thông qua các dự báo định lượng để đưa ra đúng số lượng, chủng loại, chất lượng vật liệu sản phẩm, máy móc thiết bị xây dựng để bán cho nhu cầu xây dựng.
+ Thông qua các văn phòng tư vấn, dịch vụ để bán các dịch vụ cần thiết cho khách.
- Kênh trung: Doanh nghiệp xây dựng B - Tư vấn xây dựng - Người sử dụng công trình (Chủ đầu tư).
Chủ đầu tư
Tư vấn xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng B
Thực chất của kênh phân phối này là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và tư vấn xây dựng tất nhiên phải tính tới sự chấp thuận của người sử dụng công trình (là người dùng sản phẩm nhưng lại là người chủ đầu tư đứng ra mua sản phẩm ).
Quá trình phân phối theo kênh trung lệ thuộc khá lớn vào các hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp, trong đó vai trò của giám đốc doanh nghiệp và đội ngũ Marketing của doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
- Kênh dài: Doanh nghiệp – Tư vấn xây dựng – Bên A (Chủ đầu tư) – Người sử dụng.
Người sử dụng
Doanh nghiệp xây dựng
Chủ đầu tư
Tư vấn xây dựng
Muốn hình tượng hơn, nếu doanh nghiệp là bên B thì sơ đồ của kênh sẽ là : B – Tư vấn xây dựng – A – A’.
A là chủ đầu tư - người đứng ra ký kết mua sản phẩm, A’ là người sử dụng công trình (A’ cử người thay mình đứng ra làm chủ đầu tư là A). Mối quan hệ rõ ràng phức tạp hơn và vị trí quyết định của bên mua cũng nhiều tầng nấc hơn kèm theo là sự chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi của mỗi chủ thể.
Kênh dài còn có thể diễn ra phức tạp hơn như: B –Tư vấn xây dựng – A – A’ – A’’.
Trên kênh xuất hiện thêm A’’. Bên B ký hợp đồng bán sản phẩm cho A, nhưng người làm ra sản phẩm lại là B. Trong đó A’ là chủ đầu tư, A’’ là cơ quan chủ quản.
Các kênh dài còn có thể có những biến tướng khác như: B – B’ – B – A – A’ – A’’…
Các kênh phân phối dài là mầm mống tạo ra các tiêu cực trong mua và bán các sản phẩm xây dựng mà Nhà nước cần đổi mới cơ chế để thu hẹp lại.
2.2.2.4- Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Đó là một bộ phận không kém phần quan trọng của Marketing mix của doanh nghiệp xây dựng, bao gồm:
Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài báo, pa nô, ap phích, tạp chí…) và đội ngũ nhân viên Marketing của doanh nghiệp hoặc đi thuê ở các công ty quảng cáo tuyên truyền khác.
Mở rộng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp khác nhằm khai thông các kênh thông tin nhằm dẫn doanh nghiệp đến với khách hàng. Đây là trách nhiệm của giám đốc và các cán bộ đầu ngành của doanh nghiệp.
Xúc tiến, yểm trợ kinh doanh còn nhằm vào các cơ quan cấp trên, các cơ quan tài chính, ngân hàng để tạo đủ nguồn vốn tham dự đấu thầu xây dựng do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là người mua phải trả một phần (hoặc toàn bộ) giá mua sản phẩm trước khi nhận được sản phẩm, do đó người bán phải có một số vốn làm tin mới có thể bán được sản phẩm.
Việc xúc tiến, yểm trợ kinh doanh xây dựng còn phải tìm cách tác động tới các nhà khoa học, các trường đại học và các nhân viên ngoại giao của chính phủ ở một số nước ngoài để cập nhật thông tin công nghệ và thông tin thị trường cho doanh nghiệp.
Để có một mục tiêu chiến lược Marketing chuẩn xác, mỗi doanh nghiệp cần phải kết hợp hợp lý các yếu tố chính sách bộ phận cho mỗi giai đoạn phát triển của mình, nhằm thích nghi tốt với thị trường và khách hàng; sử dụng tốt mọi tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp.
Tóm lại, Marketing trong doanh nghiệp xây dựng nói riêng, trong ngành xây dựng nói chung là một tất yếu khách quan mà mỗi doanh nghiệp xây dựng cũng như toàn ngành xây dựng nước ta cần phải quan tâm đưa vào sử dụng trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
b-tình hình hoạt động Marketing của công ty
Quá trình hoạt động Marketing trong Công ty TNHH Việt Đức cũng được thực hiện thông qua 6 bước cơ bản như đã trình bày ở trên đó là: Phân tích, đánh giá khả năng thị trường; Phân tích khả năng Marketing của Công ty; Lựa chọn thị trường mục tiêu; Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing của Công ty; Thiết lập các yếu tố Marketing hỗn hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra ở một số bước ở trên.
Mục tiêu chiến lược của Công ty từ nay cho đến năm 2010 là: “Công ty tăng cường đầu tư theo chiều sâu trang thiết bị, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tăng cường công tác tổ chức quản lý, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để đáp ứng với nhu cầu xây dựng hiện đại của đất nước, có năng lực vươn ra thị trường rộng lớn hơn và cạnh tranh lành mạnh để không ngừng phát triển về mọi mặt”.
Từ đó, Công ty đã tiến hành xây dựng và thực hiện các chính sách Marketing trên các mặt: Sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán.
1. Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm của công ty không chỉ là làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình mà còn thực hiện đa dạng hóa danh mục, chủng loại sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm chính của bê tông thương phẩm đó là thời gian từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ là rất ngắn, có thể nói quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là gắn liền với nhau. Đặc biệt là sản phẩm bê tông thương phẩm không có tồn kho. Do đó khi sản xuất ra có sản phẩm dư thừa thì sẽ phải đem bỏ, gây lãng phí rất lớn cho quá trình sản xuất. Do đó để tận dụng nguồn nguyên liệu dư thừa tránh gây lãng phí không cần thiết, Công ty đã tiến hành mở rộng sản xuất thêm các mặt hàng sử dụng bê tông làm nguyên liệu chế tạo các mặt hàng bê tông đúc sẵn như các cột chống, cột điẹn làm bằng bê tông, các tấm đan bê tông… Thông qua việc phát triển các sản phẩm này, Công ty có thể tăng thêm nguồn thu, giảm được các chi phí lãng phí trước đây.
Công ty đã đầu tư một lực lượng xe máy tiên tiến của Đức, Hàn Quốc,… với giá trị gần như còn nguyên (hầu hết giá trị của các loại xe máy đều lớn hơn 90%). Sau đây là bảng thống kê máy móc, thiết bị của Công ty:
Bảng 2: Tình trạng cơ sở vật chất máy móc thiết bị của Công ty
Danh mục thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Nước sản xuất
Công suất
Chất lượng
Trạm ABE
Cái
01
Đức
60m3/giờ
90%
Trạm ATECH
Cái
07
Hàn Quốc
50m3/giờ
100%
Xe vận chuyển bê tông
C
16
Nhật
07 m3/xe
100%
Xe bồn trở xi măng rời
C
04
Nga
160 tấn/xe
100%
Thiết bị bơm: - Bơm cần
- Bơm tĩnh
C
C
02
02
Việt Nam
Việt Nam
33m&21m
300m
100%
95%
Máy vi tính
C
10
Nhật
100%
Máy in
C
02
Nhật
100%
Máy fax
C
03
Nhật
100%
Máy photo
C
01
Nhật
100%
(Nguồn: Số liệu Phòng vật tư thiết bị)
Với lực lượng máy móc thiết bị hiện đại cùng với tay nghề của đội ngũ công nhân cơ giới ngày một nâng cao góp phần làm tăng chất lượng của các công trình xây dựng mà Công ty đã thực hiện và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đồng thời tạo lập hình ảnh của Công ty trong tâm trí của khách hàng theo mục tiêu “sản phẩm bê tông thương phẩm là sản phẩm cần thiết cho mọi công trình xây dựng”. Trên cơ sở đó làm tăng uy tín của Công ty đối với các khách hàng. Nhưng cần phải nói thêm rằng vấn đề quan trọng không phải chỉ là đổi mới trang thiết bị mà điều quan trọng hơn là trong quá trình sử dụng phải triệt để khai thác theo chiều sâu và chiều rộng. Thực tế, Công ty đã chưa khai thác tối đa thời gian làm viẹc của máy móc thiết bị trong từng ca, còn lãng phí về thời gian làm việc của máy… Vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm thêm nhiều công việc đầu vào hơn nữa để tạo việc làm cho người lao động và có thể tránh thời gian dừng chờ hao phí của máy móc thiết bị.
2. Chính sách giá cả
Trong những năm đầu, khi mới bước vào kinh doanh tại thị trường bê tông, có nhiều lúc Công ty đã phải áp dụng hình thức định giá thấp hơn giá thành sản xuất để có thể nhận thêm công trình, bước đầu giới thiệu Công ty với khách hàng và tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tuy nhiên, Công ty TNHH Việt Đức luôn nhận thức rõ rằng giá cả là sự đối thoại trực tiếp giữa sản phẩm và khách hàng nên tìm mọi cách để xử lý thỏa đáng các chính sách giá cả của mình. Công ty đã quyết định tiến hành cải tổ lại phương pháp định giá cho các sản phẩm chính của Công ty là dựa trên 3 yếu tố cơ bản, đó là: chi phí sản xuất, khả năng của Công ty và giá của đối thủ cạnh tranh. Tới nay giá thành của sản phẩm Công ty được định giá theo phương pháp định giá cộng lãi vào chi phí.
Đồng thời với việc áp dụng phương pháp định giá mới, Công ty cũng đã áp dụng việc tính giá theo từng công trình và công khai bảng tính giá tới tận tay của khách hàng. điều này đã giúp cho các khách hàng có thể tiến hành tham khảo bảng giá và nhận thức được đây là mức giá tối ưu mà khách hàng có thể có. Điều này cũng tạo ra lợi thế cho Công ty khi tiến hành công tác chào hàng ở giai đoạn mới thầu hoặc bắt đầu tiến hành xây dựng.
Bảng phân tích giá
Công ty TNHH Việt Đức
Khoảng cách tối đa: 40Km
100
200
250
300
350
Đơn vị
Đơn giá
Số
lượng
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
NVL
Xi măng
Kg
710
200
142000.00
290
205900.00
320
227200.00
370
262700.00
410
291100.00
Cát
cu.m
65000
0.671
43615.00
0.164
10660.00
0.629
40885.00
0.614
39910.00
0.557
36205.00
Đá 10mm
cu.m
36000
Đá 20mm
cu.m
113000
0.786
88818.00
0.779
88027.00
0.736
83168.00
0.729
82377.00
0.707
79891.00
Phụ gia 96
Lit
8900
0.4
3560.00
1.74
15486.00
1.92
17088.00
2.22
19758.00
Phụ gia 555
Lit
15000
3.96
59400.00
Tổng CP NVL
277993.00
320073.00
368341.00
404745.00
466596.00
Chi phí vận hành
58857.00
58857.00
58857.00
58857.00
58857.00
Chi phí bảo dỡng
14714.00
14714.00
14714.00
14714.00
14714.00
Chi phí khác
45300.00
45300.00
45300.00
45300.00
45300.00
Company Profit
15%
41698.95
48010.95
55251.15
60711.75
69989.40
Chi phí khác
174469.00
188730.00
192527.00
199814.00
212195.00
Tổng Chi phí
452457.00
538023.00
560808.00
604529.00
678817.00
VAT
5%
22622.85
26901.15
28040.40
30226.45
33940.85
`
Giá bán
475079.85
564924.15
588848.40
634755.45
689426.93
Giá bán cao nhất
480000.00
570000.00
590000.00
640000.00
690000.00
Giá bán thấp nhất
445000.00
540000.00
540000.00
600000.00
630000.00
3. Chính sách phân phối
Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của sản phẩm bê tông thương phẩm đó là sản phẩm có đặc tính mau hỏng nên quá trình sản xuất và quá trình phân phối gắn liền với nhau. Từ đó công ty chỉ có thể áp dụng hình thức phân phối trực tiếp từ các trạm trộn tới tận chân công trình chứ không thể áp dụng việc phân phối qua một khâu trung gian nào cả. Có thể biểu diễn kênh phân phối của Công ty thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Hệ thống kênh phân phối của Công ty
Khách hàng
Văn Lâm, Hưng Yên
(2 trạm trộn)
Khách hàng
Thủy Nguyên, Hải phòng
(1 trạm trộn)
Khách hàng
Quán Toan, Hải Phòng
(1 trạm trộn)
Khách hàng
Vĩnh Tuy, Hà Nội
(1 trạm trộn)
Khách hàng
Quế Võ, Bắc Ninh
(1 trạm trộn)
Xuất phát từ đặc điểm của hệ thống kênh phân phối như đã nói ở trên, Công ty đã có những hoạt động nhất định nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phân phối:
- Về cơ chế quản lý: Công ty đã có sự phân bổ đội xe ô tô vận chuyển bê tông về cho các trạm trộn và tất cả được đặt dưới sự quản lý chung của Phó giám đốc Phòng kế hoạch sản xuất. Còn nhân viên phòng kỹ thuật thì chỉ quản lý chung về mặt kỹ thuật chứ không nắm quyền điều hành cả đội xe ôtô vận tải bê tông.
- Khuyến khích các thành viên kênh phân phối: Xuất phát từ đặc điểm của hệ thống phân phối của Công ty là hệ thống phân phối trực tiếp, nên các thành viên tham gia vào hệ thống phân phối đều là nhân viên trực thuộc của công ty. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động phân phối Công ty đã xây dựng một hệ thống chế độ ưu đãi hợp lý cụ thể như sau:
+ Với nhân viên lái xe vận tải bê tông thương phẩm: có sự động viên, khuyến khích liên tục như áp dụng chế độ khen thưởng theo khối lượng sản phẩm vận chuyển, tiến hành tặng quà bằng hiện vật cho các nhân viên lái xe trong những dịp như ngày lễ, tết…
+ Với những cán bộ cấp phối bê tông của các đơn vị sản xuất: thường xuyên tiến hành các cuộc hội nghị, hội thảo để từ đó có thể tìm ra được những khó khăn cũng như trở ngại của họ. Từ đó đưa ra được những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ họ một cách hợp lí.
- Về phương tiện vận tải: Công ty tiến hành đầu tư mua mới thêm các xe vận chuyển bê tông chuyên dụng của các quốc gia danh tiếng trên thế giới như Hàn Quốc, Italia, Đức… thông qua việc đầu tư này công ty đã nâng cao được khả năng phân phối sản phẩm bê tông thương phẩm tới tay khách hàng.
- Công ty thường xuyên tiến hành xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt từ ban lãnh đạo Công ty cho tới tận các trạm trộn bê tông, lên kế hoạch cụ thể về việc phân phối bê tông cho từng công trình để từ đó có thể chủ động trong việc tiến hành điều phối các phương tiện chuyên chở, cấp phối bê tông tới các công trình đúng lúc tránh được những lãng phí không cần thiết.
4. Tình hình thu thập thông tin
Việc thu thập thông tin thị trường của Công ty TNHH Việt Đức có được đề cập đến nhưng không tiến hành thường xuyên liên tục và mang tính khoa học, tính hệ thống. Công ty nắm bắt được các thông tin chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài, internet… hay qua các mối quan hệ của Ban lãnh đạo, công nhân viên của Công ty. Một số cán bộ đôi khi được giao nhiệm vụ tìm hiểu thị trường khi cần chứ không phải chỉ chuyên trách một công việc duy nhất là nghiên cứu và khai thác thị trường. Tuy nhiên, Công ty cũng chú ý thu thập thông tin từ một số nguồn sau:
- Thông tin từ các nhà kinh tế thương mại: Có được là do sự quen biết hay hợp tác. Việc này giúp Công ty xác định vật liệu, máy móc phải nhập từ nguồn nào, nước nào, tốt hay xấu.
- Thông tin từ các nhà cung ứng vật liệu xây dựng: Cung cấp thông tin về chủng loại, mẫu mã vật liệu xây dựng trong nước và nước ngoài. Những loại vật liệu nào còn phải kiểm tra và xem xét về chất lượng.
- Thông tin từ các nhà ngân hàng, tài chính: Giúp cho việc thông tin các dự án mà hệ thống ngân hàng, tài chính trong nước và ngoài nước tài trợ. Mặt khác, nguồn thông tin này giúp cho việc khai thác và nắm bắt được nguồn tiền khả thi thanh toán.
Khách quan mà nói, Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm và tìm hiểu, nắm bắt những thông tin. Những thông tin thu thập không được xử lý ngay mà nhiều khi bị ách tắc và bỏ quên. Đây cũng là một điểm hạn chế mà Ban giám đốc Công ty cần quan tâm, lưu ý và khắc phục ngay.
5. Kế hoạch hóa Marketing của Công ty
Trên cơ sở thị trường hiện tại mà Công ty đang hoạt động và hiệu quả của từng đoạn thị trường đem lại cùng với các thông tin thu thập được, Công ty tiến hành đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn (mục tiêu chiến lược) về Marketing, về thị trường.
Kế hoạch hóa Marketing và chiến lược phát triển là một trong những nhiệm vụ chính của người quản lý Marketing trong lĩnh vực xây dựng nói chung và Công ty TNHH Việt Đức nói riêng. Sự xác định những thị trường mục tiêu và sau đó là phát triển Marketing mix đối với những thị trường đó là tất cả những gì liên quan đến người quản lý Marketing. Người quản lý Marketing xây dựng ngày nay đụng chạm đến kết hoạch hóa ở nhiều mức độ khác nhau trong Công ty.
Khi mới thành lập, do số vốn kinh doanh còn nhỏ lực lượng nhân lực của Công ty còn hạn chế, Công ty đặt mục tiêu chiến lược đến năm 2005 là: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, phân phối công bằng, đảm bảo các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.”
Ban giám đốc Công ty xác định rằng với tiềm lực còn nhỏ, Công ty khó có thể thực hiện được những công trình có giá trị lớn và yêu cầu kỹ thuật cao. Cho nên thị trường chủ yếu của Công ty được xác định từ khi thành lập là các thị trường ngách. Công ty tập trung khai thác và thực hiện đấu thầu hay thầu phụ những công trình có giá trị vừa và nhỏ, kỹ thuật không quá phức tạp. Với sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:
+ Đời sống của cán bộ công nhân viên đã được cải thiện đáng kể và ngày một nâng cao. Hiện nay, Công ty đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ khá cao và lực lượng xe máy tiên tiến hiện đại như đã trình bày ở trên.
+ Công ty có thể ngẩng cao đầu tự hào rằng mình là một nhà thầu luôn luôn giữ chữ “tín” với khách hàng. Chiến lược phát triển của Công ty từ nay đến 2010 là : “Công ty tăng cường đầu tư theo chiều sâu trang thiết bị, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tăng cường công tác tổ chức quản lý, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để đáp ứng với nhu cầu xây dựng hiện đại của đất nước”.
Công ty đã có kế hoạch ngoài khai thác thị trường hiện tại sẽ mở rộng thị trường hoạt động trên địa bàn thành phố Hà nội và các tỉnh phía Nam. Trong năm 2006 này, Công ty dự định sẽ mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh để khai thác thị trường rộng lớn này.
Nói tóm lại, việc kế hoạch hóa Marketing mà việc xác định thị trường mục tiêu đúng đắn là công việc quan trọng trước hết, không thể thiếu được của Công ty TNHH Việt Đức nói riêng và của tất cả các công ty xây dựng nói chung. Đồng thời phải đặt Marketing trong mối quan hệ với các bộ phận khác để đặt mục tiêu chiến lược của Công ty.
c-đánh giá chung hoạt động Marketing của công ty
Tóm lại, qua thực tế hoạt động Marketing của Công ty như đã trình bày và phân tích ở trên có thể tóm lược những ưu điểm và những hạn chế cùng với nguyên nhân của chúng như sau:
1. Ưu điểm
Ưu điểm quan trọng nhất phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0060.doc