MỤC LỤC
Lời mở dầu
Chương 1: MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP XU HƯỚNG NGÀY
CÀNG GIA TĂNG TRÊN THẾ GIỚI 1
1.1. Tổng quát về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp . 1
1.1.1. Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp . . 1
1.1.2 Các loại hình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp . 1
1.1.2.1 Sáp nhập doanh nghiệp . 1
1.1.2.2 Mua bán doanh nghiệp . 3
1.1.3 Sự khác nhau giữa mua bán và sáp nhập: . 3
1.2 Các lý do cơ bản đề tiến hành mua bán, sáp nhập . 4
1.3 Xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới . 7
1.3.1 Tình hình chung, những hoạt động mua bán - sáp nhập
thành công . 7
1.3.2. Một số thành công từ hoạt động mua bán sáp nhập . 11
1.3.3 Bài học từ những hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
không mang lại hiệu quả trên thế giới . . 11
1.3.3.1 Những thất bại trong các thương vụ mua bán sáp nhập . 11
1.3.3.2 Bài học từ những thương vụ mua bán sáp nhập thất bại . 13
Yếu tố bên trong: Vấn đề quản lý . . 13
Yếu tố bên ngoài: Sự can thiệp của chính phủ . 16
1.4. Tình hình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp của khu vực
Đông Nam Á . . 16
1.5. Bài học từ mua bán sáp nhập ở thị trường Trung Quốc . 17
1.5.1 Xu hướng mua bán sáp nhập ở Trung Quốc . 17
1.5.2 Biện pháp quản lý hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
trên thị trường Trung Quốc . 20
1.5.3. Lợi thế và vướng mắc khi thực hiện mua bán, sáp nhập
ở Trung Quốc . . . 22
1.5.3.1 Những điều kiện thuận lợi của Trung Quốc thúc đẩy hoạt động
mua bán sáp nhập . 22
1.5.3.2 Hạn chế của Trung Quốc đối với hoạt động mua bán sáp nhập . 23
1.6 Tác dụng của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp . 23
1.7 Mặt trái của các hoạt động mua bán sáp nhập: . 24
1.8. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện mua bán,
sáp nhập . . 25
Kết luận chương 1: .27
Chương 2: BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 28
2.1 Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua . 28
2.1.1 Thực trạng chung của nền kinh tế . 28
2.1.2 Sự gia tăng của các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
của Việt Nam trong tương lai . 32
2.2 Những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện ở Việt Nam
thời gian qua . . 34
2.2.1 Định giá doanh nghiệp . 34
2.2.2 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài . 36
2.2.3 Các vướng mắc về luật . . 37
Kết luận chương 2: .38
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA BÁN,
SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 39
3.1. Các phương pháp định giá doanh nghiệp . 39
3.2. Bước đầu thực hiện chống độc quyền và các biện pháp của
Chính phủ . 41
3.3. Nghiên cứu các giải pháp đã được áp dụng để tăng tính hiệu quả
của hoạt động mua bán, sáp nhập của một s ố nước trên thế giới 43
3.3.1 Về phía chính phủ . . 43
3.3.2 Về phía doanh nghiệp . . 46
3.4. Phát triển dịch vụ tư vấn . . 48
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục 1: Các bảng biểu và đồ thị.
Phụ lục 2: Thủ tục thực hiện sáp nhập – mua lại doanh nghiệp
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xu hướng và những giải pháp lành mạnh hóa hoạt động này ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện nay 100 công ty bán lẻ hàng đầu chiếm 10% thị phần. Xu hướng sáp nhập và
mua cổ phần sẽ tạo nên các công ty hay tập đoàn bán lẻ có phương thức quản lý hiệu
quả hơn, chiếm thị phần lớn hơn. Ở các nước phát triển như Mỹ, 85% doanh số bán lẻ
nằm trong tay các tập đoàn, công ty lớn, trong khi con số này ở Trung Quốc chỉ là
20%.
Với nền kinh tế phát triển nhanh trong những năm vừa qua, Trung Quốc là điểm đến
của nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đặc biệt là thông qua kênh mua bán sáp
nhập doanh nghiệp, hàng loạt các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia được
giao dịch thành công.
Hình 1.6: Tình hình M&A xuyên quốc gia của Trung Quốc
Nguồn: www.unctad.org
20
1.5.2 Biện pháp quản lý hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thị
trường Trung Quốc
Trong khi Chính phủ và nhiều công ty Trung Quốc tìm cách mua lại doanh nghiệp
nước ngoài, thì các nhà làm luật ở Bắc Kinh lại thông qua quy định hạn chế nhà đầu tư
nước ngoài mua lại các công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Sau 13 năm
tranh luận, với nhiều bản dự thảo khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc
ngày 30-8-2007 đã thông qua Luật Chống độc quyền, luật này sẽ có hiệu lực từ ngày
1-8-2008, theo Luật Chống độc quyền, ở một số lĩnh vực, các công ty nước ngoài khi
muốn sáp nhập hoặc mua lại các công ty Trung Quốc phải qua điều tra để đảm bảo an
ninh quốc gia và chống khả năng độc quyền. Biện pháp này nhằm ngăn chặn trường
hợp các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt chuyển vốn ra nước ngoài. Luật Chống độc quyền
còn có mục đích giảm bớt sự độc quyền của nhiều ngành công nghiệp nhà nước.
Luật Chống độc quyền có ba mục tiêu chính:
- Xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không
phân biệt trong nước hay nước ngoài, tư nhân hay Nhà nước.
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
- Duy trì trật tự thị trường trong khuôn khổ pháp luật.
Luật Chống độc quyền không nhằm chống doanh nghiệp độc quyền mà chống hành vi
lạm dụng độc quyền để hạn chế cạnh tranh, ấn định giá, ép bán, ép hoặc từ chối giao
dịch thương mại.
Đây là nội dung mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và các luật sư nhìn nhận là Trung
Quốc gia tăng sự hoài nghi đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù hiện tại,
chính phủ Trung Quốc đang thu hút được 200 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và
khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mua lại những công ty nước ngoài đang sở
hữu công nghệ hoặc thương hiệu có giá trị. .
Với 1,3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối và thặng dư thương mại lớn, giới chức Bắc
Kinh luôn phải kiểm soát luồng tiền lưu thông, và ngăn chặn nguy cơ tăng giá của
đồng Nhân dân tệ. Gần đây, lý do an ninh quốc gia thường xuyên được đưa ra để lý
giải cho việc các hợp đồng thương mại bị trì hoãn, mà trong nhiều trường hợp, doanh
nghiệp nước ngoài nhìn nhận không có gì gọi là nguy cơ về an ninh. Trong đó có
thương vụ Tập đoàn đầu tư tư nhân Carlyle của Mỹ đã tìm cách mua một công ty sản
xuất thiết bị xây dựng của Trung Quốc trong 3 năm nhưng vẫn chưa được chính phủ
thông qua, vì một số quan chức Trung Quốc đề cập đến những lo ngại về an ninh quốc
21
gia. Trường hợp khác là hợp đồng mua lại công ty sản xuất đồ gia dụng Trung Quốc
một công ty Pháp cũng đã bị đình lại để xem xét vấn đề an ninh, và cuối cùng Bộ
Thương mại cũng thông qua.
Trung Quốc đã từng cần có nguồn vốn và kinh nghiệp quản lý của nước ngoài, nhưng
giờ đây, họ đã có tạm đủ vốn và máy quản lý đã khá hơn, có thể đó là lý do chính phủ
Trung Quốc quản lý chặt hơn vấn đề đầu tư nước ngoài.
Bộ luật mới đã đưa ra những điều khoản đáp ứng được lòng mong mỏi lâu nay của các
công ty phương tây. Trong khi những bản dự thảo luật trước đề cập đến việc bảo vệ
quyền của các doanh nghiệp, trích dẫn cụ thể các doanh nghiệp nhà nước được bảo vệ
để không bị các công ty đa quốc gia mua lại, bản dự thảo sau cùng hướng tới việc bảo
vệ người tiêu dùng Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát đối với một số ngành
nghề và hiện đã cho phép doanh nghiệp nước ngoài được sở hữu 100% nhà máy trong
một số ngành mà trước đây chỉ được phép đầu tư dưới dạng liên doanh, như ngành sản
xuất phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, trong những ngành chủ chốt, như lắp ráp xe ô tô, công
ty đa quốc gia vẫn chỉ được sở hữu tối đa 50%.
Kiểm soát mua bán sáp nhập thông qua thị trường chứng khoán.
Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) dự kiến sẽ thắt chặt các quy định
đối với hoạt động thâu tóm và mua bán doanh nghiệp liên quan đến các công ty có cổ
phiếu giao dịch công khai, nhằm bảo vệ các cổ đông thiểu số và thúc đẩy tính minh
bạch trên thị trường.
CSRC sẽ thành lập một ủy ban để xét duyệt các vụ sáp nhập và mua bán các
công ty niêm yết. Một công ty niêm yết cần phải được ủy ban này thông qua nếu
tài sản được bán có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty; tài sản
được bán hoặc được thâu tóm phải tạo ra hơn 50% tổng doanh thu của công ty
trong tài khóa cuối cùng; hoặc vụ mua bán và sáp nhập có giá trị hơn 50 triệu
NDT (6,6 triệu USD) và hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty sáp nhập (bên
mua).
Yêu cầu các công ty niêm yết phải được sự thông qua của các cổ đông đại diện
cho hơn 2/3 quyền biểu quyết, so với 50% hiện nay, mới đuợc phép tiến hành các
thưong vụ thâu tóm hay mua bán doanh nghiệp.
Yêu cầu công ty chờ ít nhất một tài khóa trước khi phát hành cổ phiếu hoặc
trái phiếu doanh nghiệp nếu vụ thâu tóm và sáp nhập dẫn đến sự thay đổi
trong cổ đông kiểm soát của công ty. Điểm sửa đổi này cho phép các nhà
đầu tư có thời gian nghiên cứu hoạt động kinh doanh theo hướng đã được
22
tái cơ cấu và đưa ra những quyết định có tính chuyên nghiệp cao.
CSRC yêu cầu các công ty không được tiết lộ bất kỳ thông tin nhạy cảm
nào liên quan đến giá cổ phiếu trước khi chúng được công bố chính thức,
và cung cấp chứng cứ chứng minh rằng họ không liên quan đến bất kỳ một
hoạt động giao dịch tay trong nào nếu giá cổ phiếu của họ đã tăng hơn 20%
sau 20 phiên giao dịch.
1.5.3. Lợi thế và vướng mắc khi thực hiện mua bán, sáp nhập ở Trung Quốc
1.5.3.1 Những điều kiện thuận lợi của Trung Quốc thúc đẩy hoạt động mua bán
sáp nhập
- Nền kinh tế đang phát triển rất nhanh của TQ là thị trường mục tiêu của nhiều
công ty.
- Công ty của Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều so với các công tương tự ở Nhật Bản
và Hàn Quốc.
- Các chi phí ở Trung Quốc thấp: nguồn lao động phổ thông dồi dào nên chi phí
nhân công rẻ, nguyên vật liệu sử dụng có giá thấp tương đối so với các quốc gia
khác,…
- Là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới, vào khoảng 1.3 tỷ dân Trung Quốc
trở thành thị trường tiêu thụ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Trung Quốc là một phần của thị trường Châu Á năng động là mục tiêu hướng
đến của các tập đoàn kinh tế Châu Âu và Mỹ.
- Những cải cách kinh tế ở Trung Quốc dẫn tới sự tăng trưởng linh hoạt của hoạt
động mua bán sáp nhập đang gia tăng.
- Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã mở ra những cánh cửa cho đầu tư nước
ngoài tới các ngành công nghiệp khác nhau của Trung Quốc, điều này cũng có
tác động đáng kể trên sự tăng trưởng của hoạt động mua bán sáp nhập ở
Trung Quốc.
- Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng vì đã điều chỉnh hoạt động mua
bán sáp nhập để hoạt động này được xem xét và chấp nhận cả về thương mại lẫn
xã hội.
23
1.5.3.2 Hạn chế của Trung Quốc đối với hoạt động mua bán sáp nhập
- Các tập đoàn ở Mỹ và Châu Âu chưa biết nhiều về Trung Quốc.
- Sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.
- Sự không thống nhất quan điểm của các nhà lãnh đạo, có ý kiến cho rằng sẽ kiểm
soát chặt chẽ những thương vụ làm “ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc gia”,
trong khi đó lại có những phát biểu bác bỏ quan điểm trên và cho rằng chưa hề
có lĩnh vực công nghiệp nào của Trung Quốc bị bên ngoài kiểm soát và chiếm
độc quyền.
- Chính quyền Trung Quốc không đưa ra các tiêu chí để xác định rõ ở mức độ nào
thì được coi là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và không quy định rõ những
ngành công nghiệp nào được phép cạnh tranh hoàn toàn, những ngành nào được
cạnh tranh một cách hạn chế và những ngành công nghiệp thuộc độc quyền của
nhà nước làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bối rối khi thực hiện.
1.6 Tác dụng của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Từ những mục tiêu mà nhà quản trị muốn đạt được khi thực hiện mua bán sáp nhập,
các thương vụ đạt được kết quả hoạt động như mong muốn sẽ làm:
- Gia tăng lợi nhuận của công ty.
- Gia tăng giá trị của cổ đông.
- Giảm đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh.
- Tăng vị thế của công ty trong nền kinh tế.
Có thể khẳng định rằng các vụ sáp nhập luôn tạo ra những lợi ích đáng kể cho các
công ty, khách hàng và đối tác kinh doanh, cụ thể là:
- Mở rộng: Sáp nhập sẽ giúp mở rộng các dịch vụ và loại hình kinh doanh cho bất
kỳ cấp độ nào của công ty. Những mặt mạnh của các bên giờ đây sẽ hợp chung
thành những thế mạnh của công ty hợp nhất.
- Chuyên sâu: Sự kết hợp của công nghệ và chuyên môn giữa các công ty sẽ tạo ra
những tập đoàn mới có tính chuyên sâu, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có
chất lượng cao hơn, hiện đại và tiên tiến hơn.
24
- Vươn tới toàn cầu: Thông qua sáp nhập, các công ty tận dụng được lợi thế thị
trường và kênh phân phối của nhau, qua đó hệ thống bán hàng và dịch vụ sẽ
được mở rộng, các kênh phân phối được nối dài tới hàng triệu người tiêu dùng và
khách hàng là các công ty nhỏ, vừa và lớn trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp thì hoạt động mua bán sáp
nhập cũng mang lại những lợi ích nhất định cho nước sở tại:
- Thu hút vốn đầu tư bên ngoài giúp phát triển kinh tế.
- Tiếp cận với công nghệ tiên tiến do các công ty nước ngoài đầu tư vào sau khi
thực hiện mua bán sáp nhập.
- Đào tạo tay nghề đối với công nhân.
- Học hỏi kinh nghiệm quản lý.
- Giải quyết vấn đề lao động.
- Thúc đẩy quá trình hội nhập.
- Đa dạng hóa ngành nghề trong nước.
- Đáp ứng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nước.
1.7 Mặt trái của các hoạt động mua bán sáp nhập:
Mua bán sáp nhập thành công đem lại cho các doanh nghiệp sự gia tăng giá trị tuy
nhiên bên cạnh những tác động tích cực vẫn tồn tại song song những hậu quả xấu do
hoạt động này mang lại:
Đối với nền kinh tế:
- Làm thay đổi cấu trúc thị trường xuất hiện các doanh nghiệp độc quyền chi phối
nền kinh tế.
- Lạm phát cao khi mà các tập đoàn kinh tế đổ xô vào làm thị trường tăng trưởng
nhanh chóng và bất ổn.
- Các công ty đa quốc gia chiếm lĩnh vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và từng
bước khai tử ngành công nghiệp truyền thống tại các nước đó.
- Trao đổi thương mại giữa các chi nhánh trong nội bộ công ty đa quốc gia thường
đi cùng với định giá chuyển giao, làm thiệt hại đến nền kinh tế nước chủ nhà.
25
Hoạt động mua bán sáp nhập đã làm cho các nhà nước trở nên lúng túng trong việc
đưa ra các chính sách của mình, một mặt để thu hút đầu tư nước ngoài họ gắng sức tỏ
ra hấp dẫn nhất đặc biệt về chính sách thuế và tính mềm dẻo xã hội, mặt khác họ muốn
kìm hãm mong muốn độc quyền của các tập đoàn thông qua việc củng cố khung
pháp lý.
Đối với doanh nghiệp:
- Bị thâu tóm, mất quyền kiểm soát.
- Bị chi phối, chèn ép bởi các tập đoàn giữ thế độc quyền.
- Rủi ro tài chính cao khi thực hiện mua bán sáp nhập.
1.8. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện mua bán, sáp nhập
Trên thị trường phương Tây, khi thông báo về việc thôn tính, giá cổ phiếu của công ty
mục tiêu thường tăng lên khoảng 40%. Ví dụ, cách đây không lâu, sau khi thông báo
về khả năng tập đoàn Đức HENKEL mua lại hãng mỹ phẩm WELLA, giá cổ phiếu
của hãng này tăng vọt thêm 41%. Lý do khiến cho cổ phiếu của công ty mục tiêu
thường tăng đó là công ty tiến hành sáp nhập thường phải trả một khoản chi phí lớn
cho hoạt động sáp nhập của họ. Nếu như công ty này không đưa ra một mức giá cao
hơn mức giá đang được chào bán trên thị trường cho cổ phiếu của công ty mục tiêu thì
những người chủ sở hữu hiện tại của công ty sẽ không sẵn sàng bán cổ phần của họ
cho công ty thôn tính.
Những lợi ích thì đã rõ, nhưng kèm theo đó là rất nhiều khó khăn phát sinh trước khi
có một cuộc sáp nhập thành công thực sự. Các công ty không thể tránh khỏi việc phải
đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài
sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của
mỗi công ty, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hóa công ty, trách nhiệm bảo
vệ môi trường, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị công ty ngày
càng tăng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Những rắc rối này đôi khi đòi hỏi các công ty
phải biết từ bỏ một phần lợi ích riêng để cùng đạt được mục đích chung.
Thiệt thòi trong những thương vụ mua bán sáp nhập chính là những người mua. Thông
thường sau khi thông báo về kế hoạch mua, giá cổ phiếu các công ty bắt đầu giảm
xuống (đây là thước đo cho thấy rằng thị trường thường coi việc sáp nhập là sai lầm).
“Phần thưởng” của thị trường dành cho cổ đông công ty mục tiêu lớn bao nhiêu thì giá
cổ phiếu của công ty sáp nhập giảm bấy nhiêu, và như vậy thiệt hại của cổ đông là
không thể nào đo lường được. Như đã đề cập ở trên, công ty sáp nhập thường phải chi
26
trả số tiền lớn hơn nhiều so với giá trị thực của công ty mà nó thôn tính. Thêm vào đó
có rất nhiều rủi ro và bất trắc tiềm ẩn trong một vụ sáp nhập. Dưới đây là một số
những khó khăn mà công ty sáp nhập có thể gặp phải:
- Những thay đổi bất thường trong quá trình sáp nhập, sự khác biệt về văn hóa
công ty
- Giảm năng suất vì những xung đột trong ban quản trị
- Gánh thêm các khoản nợ và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sáp nhập.
- Các vấn đề về mặt kế toán có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty
sáp nhập, ví dụ như chi phí tái cấu trúc tổ chức, hay các vấn đề có liên quan đến
uy tín, thương hiệu công ty...
- Sự ra đi của các nhân sự chủ chốt của 2 doanh nghiệp do bất đồng quan điểm
- Trên thực tế không tồn tại phương pháp tài chính hoàn hảo nào tính toán lợi ích
việc sát nhập. Phương pháp quy đổi dòng tiền tương lai thường hay được sử
dụng nhưng phức tạp đến mức, đôi khi chính những chuyên gia phân tích lại để
xót nhiều lỗi.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia tài chính phương Tây khuyên nhủ rằng, chỉ nên sử
dụng việc quy đổi đối với những dòng tiền bổ sung có được từ việc sáp nhập, và sau
đó, kết quả này cộng với giá trị thị trường của công ty đi thôn tính. Trong trường hợp
này, các nhà phân tích chỉ cần tính toán kỹ những dự đoán liên quan đến việc phát sinh
thêm dòng tiền trong tương lai.
- Những sai lầm trong công tác đánh giá tài sản và các khoản nợ.
- Các chi phí từ quản lý tập trung để điều hành một tập đoàn lớn với nhiều chi
nhánh phức tạp hơn cần đội ngũ cán bộ quản lý lớn và cồng kềnh hơn.
- Xuất hiện các chi phí bất thường.
- Sự thiếu thông tin về công ty mục tiêu cũng như các quy định của nước sở tại.
- Những khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính.
27
Kết luận chương 1:
Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến sự lớn mạnh của một số doanh nghiệp và sự suy
thoái của các doanh nghiệp không theo kịp đà phát triển, sự ra đời của các doanh
nghiệp đa ngành nghề, nhu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp,… là bước đầu cho hoạt
động mua bán sáp nhập diễn ra trong nước.
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ hội
nhập, sự giao thương gia tăng giữa các quốc gia, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài
tăng lên nhanh chóng kéo theo đó là hoạt động mua bán sáp nhập xuyên quốc gia diễn
ra mạnh mẽ.
Làn sóng mua bán sáp nhập gia tăng giúp nền kinh tế phát triển, giúp các doanh
nghiệp lớn mạnh và đạt được mục đích của mình, tuy nhiên bên cạnh những tác động
tích cực thì hoạt động này cũng có những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp
tham gia và cả đối với nền kinh tế. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với
mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia.
28
Chương 2:
BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1 Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua
2.1.1 Thực trạng chung của nền kinh tế
Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và tiến đến nền kinh tế thị trường, hội nhập
với thế giới, Việt Nam đã có sự phát triển kinh tế tăng cao trong những năm qua:
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
6
6.5
7
7.5
8
8.5
9
1998 2000 2002 2004 2006 2008
Năm
%
tốc độ tăng trưởng
kinh tế
Linear (tốc độ tăng
trưởng kinh tế)
Nguồn: www.unctad.org
Nền kinh tế mở cửa có tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã trở thành mục tiêu của các
nhà đầu tư trên thế giới làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam gia tăng, trong đó có hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đang là xu
hướng trong nền kinh tế (hình 2.2).
Trên thế giới, các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp được hình thành rất sớm
và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
công ty, tập đoàn đa quốc gia với nhau. Vô hình chung, các hoạt động này đã tạo ra
một xu thế, hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng giá
trị cộng hưởng từ thương hiệu, tài chính và thị trường.
Ở Việt Nam, hoạt động mua bán sáp nhập đã được khởi động từ năm 2000, trong năm
29
2005, cả nước đã có 18 vụ mua bán sáp nhập với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm
2006, số vụ mua bán sáp nhập là 32 với tổng giá trị là 245 triệu USD, 6 tháng đầu năm
2007 có 46 vụ với tổng giá trị là 626 triệu USD.
Hình 2.2: Tổng nguồn FDI vào Việt Nam
Tổng nguồn FDI vào Việt Nam
-
500
1 000
1 500
2 000
2 500
3 000
1990 1995 2000 2005 2010
Năm
T
ri
ệu
U
SD FDI
Linear (FDI)
Nguồn: www.unctad.org
Bảng 2.1: Một số vụ M&A điển hình
Bên mua Bên bán Giá trị
Ngân hàng Sumitomo
Mitsu
Eximbank 15% cổ phần 225 triệu USD
Ngân hàng OCBC VPBank 10% cổ phần -
Ngân hàng Standard
Chartered.
Ngân hàng TMCP Á
Châu (ACB)
10% cổ phần -
Kinh Đô Kem Wall’s 100% -
Tập đoàn Sojitz -
Nhật Bản
Interflour Viet Nam 20% cổ phần 80 triệu USD
VinaCapital Khách sạn Omni
Saigon
52% cổ phần 16.5 triệu
USD.
30
Anco Nhà máy sữa của
Nestlé
100% -
Indochina Capital Công ty cổ phần Địa
ốc Hoàng Quân
20% cổ
phiếu
20 triệu USD
Đáng chú ý là hai vụ mua bán DN có nguồn vốn nhà nước quản lý là Daiichi mua lại
toàn bộ Bảo Minh CMG; Qantas Airlines (Australia) mua 30% cổ phần của Pacific
Airlines. Đây là hai vụ mua bán được đánh giá cực kỳ thành công không chỉ về giá trị
hợp đồng mà còn có ý nghĩa lớn trong việc cơ cấu lại các DN Nhà nước đang gặp khó
khăn. Qua hai vụ mua bán sáp nhập thành công này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước đã bước đầu khẳng định được uy tín của mình trên một lĩnh vực
hoàn toàn mới ở Việt Nam: đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Hình 2.3: Tình hình M&A xuyên quốc gia của Việt Nam
Tình hình M&A xuyên quốc gia của Việt Nam
-
20
40
60
80
100
120
140
160
180
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Tr
iệ
u
U
SD
-
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Số
t
hư
ơn
g
vụ
Giá trị mua
Giá trị bán
Số lượng mua
Số lượng bán
Nguồn: www.unctad.org
Hoạt động mua bán sáp nhập của Việt Nam được thực hiện bởi các công ty nước
ngoài, bởi nội bộ các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp trong nước
mua lại của nước ngoài.
31
Hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu bán và nhu cầu mua doanh nghiệp,
đồng thời, xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh, xu hướng đầu tư chéo giữa
các doanh nghiệp cũng ngày càng phổ biến, đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế,
làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhu cầu mua bán sáp nhập ở thị trường Việt Nam là rất lớn. Một bên là các doanh
nghiệp Việt Nam, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, với một thời gian hội nhập ngắn
ngủi nên chưa có thông tin và không biết làm cách nào để tiếp cận các nhà đầu tư. Một
bên là các quỹ đầu tư doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các quỹ này đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận những
cơ hội đầu tư do hạn chế về mặt nhân lực, do thời gian hiện diện của họ tại Việt Nam
chưa lâu, sự kết nối thị trường trong nước và các doanh nghiệp địa phương còn chưa
rộng, đặc biệt là trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được
những chuẩn mực quốc tế khiến cho quá trình tìm hiểu của các tổ chức đầu tư chuyên
nghiệp càng khó khăn hơn.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào thị trường Việt
Nam, thể hiện qua con số đăng ký đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thời gian gần
đây. Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hình thức đầu tư thông qua hoạt động mua
bán sáp nhập công ty là cách thức tiếp cận hiệu quả, nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất.
Nắm bắt được nhu cầu trên, tại Việt Nam đã xuất hiện các sàn giao dịch trực tuyến
mua bán, sáp nhập đóng vai trò là cầu nối giữa các nhà đầu tư trong, ngoài nước với
các doanh nghiệp. Các sàn giao dịch giúp người bán tìm được nhà đầu tư phù hợp, có
thể cùng hợp tác kinh doanh hoặc chuyển nhượng lại. Đối với người mua, sàn giao
dịch giúp mở ra các cơ hội đầu tư, nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động, tận dụng
được nhãn hiệu, nhân lực, hệ thống làm việc của công ty mà họ mua lại với giá cả hợp
lý. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch còn kết hợp với các hoạt động tư vấn chuyên
nghiệp trong suốt quá trình mua bán sáp nhập, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật về
các thủ tục pháp lý, tài chính doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp và các dịch vụ khác
như tái cơ cấu công ty, xác lập giá trị thương hiệu... nhằm tạo nên các giá trị gia tăng
cho khách hàng.
Không nằm ngoài xu hướng chung, các công ty chứng khoán vào cuộc với các dịch vụ
tư vấn về mua bán sáp nhập giúp gia tăng số lượng cũng như chất lượng của các
thương vụ mua bán sáp nhập, đây là điều kiện giúp nhà đầu tư và bên bán đảm bảo
được quyền lợi của của mình, giúp nâng cao nhận thức nhằm đạt được lợi ích tốt nhất
từ một vụ mua bán sáp nhập.
Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường mua bán sáp nhập của Việt Nam đó là hoạt
32
động mua bán sáp nhập có xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính chứng
khoán khi hàng loạt các ngân hàng và các công ty chứng khoán mở ra và nhiều công ty
hoạt động với lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí. Trong khi nhiều công ty chứng
khoán đang lâm vào tình thế khó khăn, làm ăn thua lỗ thì nhiều tổ chức tài chính nước
ngoài lại đang nhòm ngó các công ty chứng khoán Việt Nam. Xu hướng đầu tư vào
các công ty chứng khoán thông qua mua cổ phần, sáp nhập đang ngày càng rõ nét. Sự
kiện gần đây nhất là Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc chính thức bán 4,9 triệu
cổ phần, tương đương 49% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài là Công ty Technology
CX. Hiện đang có rất nhiều CTCK tự rao bán hoặc thông qua các công ty môi giới để
kêu gọi các công ty khác sáp nhập và mong muốn của hầu hết các công ty này là tìm
được đối tác chiến lược nước ngoài nhằm tăng cường năng lực quản lý, kinh nghiệm
hoạt động, khả năng cạnh tranh.
Cùng với lộ trình hội nhập và theo những cam kết về mở cửa thị trường tài chính ngân
hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, những hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực
tài chính là một điều tất yếu.
2.1.2 Sự gia tăng của các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp của Việt
Nam trong tương lai
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, chính
sách mở cửa nền kinh tế của Chính phủ và những ưu đãi của Chính phủ đối với nhà
đầu tư nước ngoài là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển hoạt động
mua bán sáp nhập trong tương lai.
Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư vào kênh này, tạo điều kiện bắt đầu của các hoạt động thâu
tóm, mua lại.
Theo số liệu điều tra của Công ty First Asia Limited, hơn 50% doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Việt Nam phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng sau 6 năm hoạt động do kinh
doanh thua lỗ, hoặc lợi thế kinh doanh không còn sau một số năm hoạt động, không
thích nghi được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, hoặc do cơ hội kinh doanh
mới xuất hiện, doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư, hay do doanh nghiệp nhận được
những lời đề nghị mua hấp dẫn từ các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước mua lại.
Sau khi tái cơ cấu lại bằng những chiến lược và kế hoạch thích hợp, công ty mới ra đời
lại tiếp tục hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Cũng có những người muốn bắt đầu khởi sự kinh doanh bằng cách mua lại một công
ty thay vì khởi nghiệp từ đầu và sẽ có cơ hội thành công cao hơn vì ý tưởng kinh
doanh của họ đã qua quá trình thử nghiệm. Ngoài ra, nhu cầu chuyển nhượng thương
33
hiệu cũng đang gia tăng mạnh mẽ sau khi một số thương hiệu lớn trê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf