Đề tài Hoạt động nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán tại Việt Nam

* Hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh ( AAU )

Mỗi tổ chức bảo lãnh tham gia đợt chào bán ra công chúng phải là một bên trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh ( AAU ) Hợp đồng quy định các quyền và nghĩa vụ giữa các tổ chức bảo lãnh.

AAU quy định tổ chức bảo lãnh chính thay mặt tổ hợp bảo lãnh trong việc phân phối chứng khoán. AAU cho phép tổ chức bảo lãnh chính lựa chọn hình thức bảo lãnh và thỏa thuận các điêu khoản trong hợp đồng bảo lãnh; thay mặt các tổ chức bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tổ chức bảo lãnh chính có quyền thỏa thuận giá chiết khấu mà các tổ chức sẽ mua của tổ chức phát hành, giá chào bán ra công chúng ( POP ) và tất cả các điều khoản khác liên quan giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM A: LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nguyên tắc trung gian là một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của thị trường chứng khoán. Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường chứng khoán tập trung đều phải thông qua tổ chức trung gian , đó là công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán ra đời giúp cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả B: HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM I. Khái niệm. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán : Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. II. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ 1) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 1.1 Khái niệm Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. 1.2 Mở tài khoản giao dịch Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sỏ hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. 1.3 Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng * Quản lý tiền của khách hàng: - Công ty chứng khoán không trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng và họ quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của công ty. - Khách hàng của công ty chứng khoán mở một tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. * Quản lý chứng khoán phát hành đại chúng của khách hàng: - Công ty chứng khoán quản lý tách biệt chứng khoán của khách hàng với chứng khoán của công ty chứng khoán. - Công ty chứng khoán gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung tâm lưu ký chứng khoán trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng khoán của khách hàng. - Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng. 1.4 Nhận lệnh giao dịch - Khi giao dịch khách hàng điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào phiếu lệnh rồi đưa phiếu lện cho người môi giới của công ty chứng khoán. Người môi giới chứng khoán sẽ ghi nhận số thứ tự và thời gian nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh và thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác lệnh giao dịch của khách hàng. Công ty chứng khoán sẽ lưu giữ các phiếu lệnh của khách hàng theo quy định của pháp luật. - Mọi lện giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được truyền qua trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty chứng khoán trước khi nhập lênh vào hệ thống giao dịch của Sở hay Trung tâm giao dịch chứng khoán. - Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng có đủ tiền và chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi lệnh giao dịch được thực hiện. - Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán trước khi khách hàng thực hiện giao dịch. 1.5 Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán - Cung cấp dịch vụ với hai tư cách: + Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư + Nối liền những người bán và những người mua. - Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: chia sẻ và đưa ra những lời động viên kịp thời - Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức giúp khách hàng có nhứng quyết định tỉnh táo. - Đề xuất thời điểm bán hàng. 2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 2.1 Khái niệm: Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình. 2.2 Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh Vốn và con người là hai điều kiện cơ bản để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong kinh doanh chứng khoán - Để thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty chứng khoán phải có đủ một số vốn nhất định theo quy định của pháp luật - Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của công ty phải có một trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính nhạy cảm trong công việc 2.3 Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh - Ưu tiên khách hàng : Pháp luật yêu cầu công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh . Nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. - Bình ổn thị trường : Do tính đặc thù của thị trường chứng khoán các công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường. 2.4 Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh Quy trình hoạt động tự doanh có thể chia làm 5 giai đoạn sau. * Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư Công ty chứng khoán xác định chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình: đầu tư chủ động, thụ động hoặc đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó. * Giai đoạn 2 : Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư Sau khi xây dựng chiến lược đầu tư, bộ phận tự doanh của công ty sẽ triển khai tìm kiếm các nguồn hàng hóa, cơ hội đầu tư trên thị trường theo mục đích đã định. * Giai đoạn 3 : Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư Trong giai đoạn này công ty chứng khoán sẽ phải tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư. Kết quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc đầu tư của công ty. * Giai đoạn 4 : Thực hiện đầu tư Sau khi đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán. * Quản lý đầu tư và thu hồi vốn: Bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý. Sau khi thu hồi vốn, bộ phận tự doanh sẽ tổng kết, đánh giá lại tình hình thực hiện và lại tiếp tục chu kỳ mới. 3) Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán 3.1 Khái niệm: Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. 3.2 Điều kiện để được bảo lãnh phát hành chứng khoán Hiện nay trên thế giới có 4 hình thức bảo lãnh phát hành sau: bảo lãnh cam kết chắc chắn; bảo lãnh cố gắng tối đa; bảo lãnh tất cả hoặc không; bảo lãnh với hạn mức tối thiểu. Hiện nay tại Việt Nam chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ của nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán theo hình thức cam kết chắc chắn nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. - Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. - Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. 3.3 Tài liệu bảo lãnh phát hành chứng khoán * Hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh ( AAU ) Mỗi tổ chức bảo lãnh tham gia đợt chào bán ra công chúng phải là một bên trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh ( AAU ) Hợp đồng quy định các quyền và nghĩa vụ giữa các tổ chức bảo lãnh. AAU quy định tổ chức bảo lãnh chính thay mặt tổ hợp bảo lãnh trong việc phân phối chứng khoán. AAU cho phép tổ chức bảo lãnh chính lựa chọn hình thức bảo lãnh và thỏa thuận các điêu khoản trong hợp đồng bảo lãnh; thay mặt các tổ chức bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tổ chức bảo lãnh chính có quyền thỏa thuận giá chiết khấu mà các tổ chức sẽ mua của tổ chức phát hành, giá chào bán ra công chúng ( POP ) và tất cả các điều khoản khác liên quan giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh. * Hợp đồng bảo lãnh phát hành ( hay cam kết bảo lãnh phát hành ) Hợp đồng bảo lãnh phát hành là thỏa thuận mà các tổ chức bảo lãnh đồng ý mua chứng khoán của tổ chức phát hành theo giá cố định để bán lại ra công chúng. Nội dung của hợp đồng bảo lãnh bao gồm các điều khoản thực thi, cam kết và xác nhận mà tổ chức phát hành phải thực hiện trước khi các tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm mua bán chứng khoán. - Tổ chức bảo lãnh chính thay mặt tổ chức bảo lãnh thành viên thực hiện hợp đồng bảo lãnh. - Hợp đồng bảo lãnh quy định cấm cá tổ chức phát hành và một số cổ đông lớn được bán chứng khoán của đợt chào bán trong một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực. - Nếu một tổ chức bảo lãnh không mua các chứng khoán mà họ nhận bảo lãnh thì tổ chức bảo lãnh chính có thể thu xếp phân phối các chứng khoán đó. * Hợp đồng đại lý được lựa chọn. Hợp đồng đại lý xác định mối quan hệ giữa các tổ chức bảo lãnh và đại lý được lựa chọn tham gia đợt chào bán. Hợp đồng đại lý được ký kết giữa các tổ chức bảo lãnh với từng đại lý. Hợp đồng yêu cầu các đại lý bán chứng khoán ra công chúng theo giá POP. 4 ) Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán . 4.1 Khái niệm: Tư vấn chứng khoán là đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính cách dịch vụ cho khách hàng. 4.2 Điều kiện và nguyên tắc của hoạt động tư vấn * Điều kiện ( vốn; nhân sự ) - Vốn: Theo Nghị định 48, vốn pháp định với hoạt động này là 3 tỷ - Nhân sự: Yêu cầu về nhân sự rất chặt chẽ. Những người làm công tác tư ván phải có kiến thức chuyên môn sâu: tức là họ phải có giấy phép hành nghề tư vấn chứng khoán * Nguyên tắc Khi thực hiện tư vấn các nhà tư vấn cần đặt ra và tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định - Không đảm bảo chắc chắn về giá trị của chứng khoán: giá trị chứng khoán không phải là một số cố định mà luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế và tâm lý. - Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể là không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những lời khuyên đó. - Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải xuất phát từ những cơ sở khách quan là sự phân tích tổng hợp một cách logic, khoa học 4.3 Phân loại hoạt động tư vấn * Theo đối tượng của hoạt động tư vấn - Tư vấn cho người phát hành. Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm: + Xác định giá trị doanh nghiệp: định giá các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. + Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu. + Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp: Tư vấn các vấn đề về kỹ thuật, phương pháp tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí… - Tư vấn cho nhà đầu tư chứng khoán: Các chuyên viên tư vấn thực hiện tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả… * Theo hình thức của hoạt động tư vấn - Tư vấn trực tiếp: Tức là khách hàng có thể gặp trực tiếp các nhà tư vấn hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax… để hỏi ý kiến. - Tư vấn gián tiếp: Là cách người tư vấn xuất bản các ấn phẩm hay đưa thông tin lên những phương tiện truyền thông như Internet để bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tiếp cận được nếu muốn. * Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn - Tư vấn gợi ý: Người tư vấn chỉ có quyền nêu ý kiến của mình vễ những diễn biến trên thị trường, gợi ý cho khách hàng về những phương pháp, cách thức xử lý nhưng quyền quyết định là của khách hàng. - Tư vấn ủy quyền: Nhà tư vấn tư vấn và quyết định hộ khách hàng theo mức độ ủy quyền của khách hàng. C. KẾT LUẬN. Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiêu lưu thông trên thị trường chứng khoán, qua đó một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Rõ ràng công ty chứng khoán có vai trò vô cùng quan trọng và là tác nhân không thể thiếu trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Vai trò này được thể hiện qua các nghiệp vụ cơ bản của công ty. Các công ty Chứng khoán ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên và tính chất cạnh tranh trong việc đáp ứng các dịch vụ ra thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24946.doc