LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I :LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÍ NGOẠI HỐI 3
I. MỤC ĐÍCH QUẢN LÍ NGOẠI HỐI 3
I.1. Khái niệm: 3
I.2. Mục đích của quản lí ngoại hối 3
II . CƠ CHẾ QUẢN LÍ NGOẠI HỐI 4
II.1. Cơ chế tự do ngoại hối 4
II.2. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lí hoàn toàn 4
II.3. Cơ chế quản lí có điều tiết 4
III. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ NGOẠI HỐI CỦA NHTƯ 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 6
I. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 6
I.1. Thời gian trước khi ban hành luật ngân hàng 6
I.2. Sau khi ban hành Bộ luật ngân hàng 6
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 8
II.1. Diễn biến thị trường ngoại hối 8
II.2 Thực trạng công tác quản lí ngoại hối ở Việt Nam trong những năm gần đây. 10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NGOẠI HỐI TRONG TƯƠNG LAI. 16
I.1 GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005- TIẾP TỤC NỚI LỎNG QUẢN LÍ NGOẠI HỐI. 16
I.2 GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2005- TIẾN ĐẾN TỰ DO HOÁ TRONG QUẢN LÍ NGOẠI HỐI. 16
II.3 CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NGOẠI HỐI. 17
II.3.1 Về cơ chế điều hành tỉ giá. 17
II.3.2. Về quản lí tài khoản tiền gửi ngoại tệ 18
II.3.3. Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 18
II.3.4. Đối với các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ 19
II.3.5. Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam 19
II.4. ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ NGOẠI HỐI KHÁC 19
II.4.1. Kiểm soát ngoại hối trong thẻ thanh toán 19
II.4.2. Quản lí ngoại hối đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 20
II.4.3.Tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM. 20
II.4.4. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
24 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động ngoại hối ở Việt Nam thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng hoạt động quản lí ngoại hối ở Việt Nam
I. Sơ lược về hoạt động quản lí ngoại hối ở Việt Nam
I.1. Thời gian trước khi ban hành luật ngân hàng
Đây là thời kì nền kinh tế nước ta theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và ngoại hối.Mọi nguồn thu chi ngoại tệ đều được tập trung vào Nhà nước, chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được phép tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá theo tỉ giá ấn định dẫn đến hiện tượng thu bù chênh lệch ngoại thương.Nhà nước áp dụng chế độ tỉ giá cố định và đa tỉ giá, công bố tỉ giá chính thức. Các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ chủ động quy định tỉ giá mua – bán, trao đổi cụ thể của mình trong biên độ 5%, 7%, 10% so với tỉ giá chính thức.Tuy nhiên tỉ giá chính thức lại không phản ánh quan hệ cung – ngoại hối trên thị trường. NHTƯ quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM, quy định giới hạn tối đa số dư tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp trên tài khoản tại ngân hàng, quy định cá nhân mang ngoại tệ qua cửa khẩu khi xuất nhập cảnh từ dưới mức 1000 USD, sau đó được điều chỉng lên 3000 USD rồi 5000 USD và 7000 USD không phải khai báo…
Từ năm 1989 Nhà nước có chủ trương và giải pháp đổi mới đồng bộ trong quan hệ kinh tế đối ngoaị và trong chính sách tỉ giá.Tháng 3.1989 Nhà nước ta đã áp dụng chế độ tỉ giá được điều chỉnh thường xuyên gần sát với tỉ giá thị trưoừng.Ngay sau đó NHNN Việt Nam thành lập 2 trung tâm giao dịch hối đoái ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để làm thí điểm cho việc tiến tới thành lập một thị trường hối đoái trong cả nước, đã thành lập và tổ chức hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Tỉ giá hối đoái dần dần phản ánh được thực tiễn quan hệ cung- cầu ngoại hối trên thị trường, góp phần ổn định VND, làm cơ sở cho sự ổn định môi trường kinh tế và phục vụ tốt cho các hoạt động đối ngoại.Sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện Pháp lệnh ngân hàng, NHNN đã ban hành các quy chế về quản lí ngoại hối.
I.2. Sau khi ban hành Bộ luật ngân hàng
Luật NHNN Việt Nam ban hành tháng 12 năm 1997 Điều 37 đã quy định: Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam về quản lí ngoai hối
1.Xây dựng các dự án luật, Pháp lệnh và các dự án khác về quản lí ngoại hối; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí ngoại hối theo thẩm quền, các văn bản hướng dẫn thi hành luật về quản lí ngoại hối.
2. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối.
3. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước.
4. Kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về quản lí ngoại hối, kiểm soát việc xuất nhập ngoại hối.
5. Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng.
6. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật.
Điều 38: Quy định về quản lí ngoại hối nhà nước.
1.Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a.Ngoại tệ tiền mặt, số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi nước ngoài;
b. Hối phiếu và các giấy chứng nhận nợ nước ngoài bằng ngoái tệ ;
c. Chứng khoán nợ do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ huặc ngân hàng quốc tế phát triển và bảo lãnh .
d.Vàng .
e.Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
2.NHNN quản lí quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước của nước CHXHCNVN theo quy định của chính phủ nhằm thực hiện CSTT quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3.Sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước cho các nhu cầu đột xuất cấp bác của Nhà nước do Thủ tướng CP quết định.
4.NHNN báo cáo Chính phủ và UBTV quốc hội về tình hình biến động dự trữ ngoại hối nàh nước.
5.Bộ tài chính kiểm tra việc quản lí ngoại hối nhà nước.
Điều 39: Quy định về hoạt động ngoại hối của NHNN:
NHNN thực hiện mua bán ngoại hối trên thị trừơng trong nước vì mục tiêu CSTT quốc gia;mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện các giao dịch ngoại hối khác theo quy định của chính phủ.
Ngày 17-8-1998 Chính phủ đã ban hành nghị định số 63/1998 /NĐ-CP quy định về quản lí ngoại hối.Sau đó, ngày 16-4-1999 NHNNcó thông tư số 01/1999/NHNN7 hướng dẫn thi hành nghị định 63/1998 /NĐ-CP về quản lí ngoại hối
II. Thực trạng công tác quản lí ngoại hối ở Việt Nam trong những năm gần đây.
II.1. Diễn biến thị trường ngoại hối
Trước năm 1999, trên thị trường ngoại hối nước ta, tiền nước ngoài chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như đồng Phờ-răng của Pháp, đồng Mác Đức, đồng Lia của Italia.Nhưng kể từ khi đồng EURO được chính thức lưu hành đến nay, các giao dịch tài chính với thị trường quốc tế được tập trung chủ yếu về USD, EURO, Yên Nhật và vàng…Việc quản lí ngoại hối cũng có yêu cầu đổi mới theo cơ cấu ngoại tệ trên thị trường thay đổi.Trong điều kiện nền kinh tế mở hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, các giao dịch, chu chuyển về vốn, tiền tệ của việt Nam với bên ngoài đang có xu hướng phát triển mạnh và ngày càng được tự do hoá hơn vì Vậy thị trường ngoại hối ngày càng phức tạp.
Trong thời gian qua, USD, EURO, Yên Nhật và vàng…có những biến động lớn.Xu hướng khái quát qua nghiên cứu được rút ra là USD mất giá so với EURO, Yên Nhật, Bảng Anh và 1 số ngoại tệ mạnh chủ chốt khác.Lãi suất USD và EURO ở mức thấp.trong 2 tháng cuối năm 2002, lãi suất tiền gửi USD chỉ có 2, 0%-2, 2%/năm.Tỉ giá tăng thấp nằm ngoài dự đoán, giữa tháng 12 năm 2002 chỉ xoay quanh mức 15100-15400VND/USD.
Cũng trong năm 2002 luồng ngoại tệ thu hút vào và chu chuyển qua hệ thống ngân hàng tăng cao và ổn định.Tại Hà Nội ước tính đến hết năm 2002 tổng tiền gửi và vốn huy động của các NHTM quy đổi đạt 53.865 tỉ VND, tương đương khoảng 3, 5 tỉ USD, chiếm 43, 9% tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn và vẫn đạt tốc độ tăng 24, 3% so với năm 2002, gần tương đương với tốc độ tăng vốn huy đọng VND là 25, 5%.Tại TP Hồ chí Minh, cũng ước tính đến hết tháng 12-2002, tổng ngoại tệ quy đổi đạt 35.869 tỉ đồng, tương đương 2, 33 tỉ USD, chiếm 40% tồng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn và đạt mức tăng tới 29, 1% so với năm trước.Như vậy nguồn vốn ngoại tệ của dân cư, của các tổ chức và các doanh nghiệp thu hút được và đang do các NHTM quản lí chỉ ở riêng 2 trung tâm này đã lên tới 5, 83 tỉ USD và vẫn tăng ổn định.Đáng lưu ý là dư nợ cho vay ngoại tệ ở cả 2 trung tâm lớn này đến thời điểm tương tự chỉ khoảng 2, 51 tỉ USD.nghĩa là cung ngoại tệ lớn hơn cầu, chênh lệch 3, 32 tỉ USD được NHTM đầu tư trên thị trường tiền gửi và cho vay ở địa phương khác.
Bước sang năm 2003, đây là 1 năm đày biến động của thị trường ngoại hối.
Đối với diễn biến của USD, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2003, USD mất giá tới 13, 9% so với EURO, gần 1% so vối Yên Nhật…vào thời điểm ngày 27-5-2003, 1 EURO lên tới đinhe cao đổi được tới 1, 1932 USD.Nhưng từ đầu tháng 6 /2003 đến nay thì USD có xu hướng tăng giá trở lại.Trong tháng 8/2003 vừa qua, USD đã lên giá 3, 2% so với EURO, 2, 1% so với Bảng Anh nhưng lại mất giá tới 2, 86% so với Yên Nhật.
Đối với diễn biến của đồng EURO, kể từ khi chính thức lưu hành trong vòng 4 năm qua có thể thấy thời điểm lên giá cao nhất của nó là vào ngày 27-5-2003 với tỉ giá trên thị trường thế giới là 1 EURO đổi được 1, 1931-1, 1932 USD.Thời điểm đó tỉ giá trong nước là 18.492, 69VND/EURO.Nhưng trong 4 tháng qua:tháng 6, 7, 8 và 9/2003 thì quan hệ giữa 2 đồng tiền này diễn biến khá phức tạp, có tuần thì đồng tiền này lên giá hay xuống giá tới mức 2, 5%-3% so với đồng tiền kia.Theo sát diễn biến đó, tỉ giá mua vào của Vietcombank ngày 1-9-2003 là mua vào 16.935 VND/EUROvà bán ra là 17.139 VND/EURO.Tuy nhiên, nhìn rộng ra kể từ đầu năm 2002 đến lúc đỉnh điểm cuối tháng 5/2003, EURO len giá tới 33% so với USD, còn tính đến đầu tháng 9/2003 thì lên giá tới 24% so với USD.
Biến động lớn nhất là giá vàng được bắt đầu sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001, tăng mạnh từ đầu năm 2002 cho đến suốt giai đoạn trước và trong khi xảy ra cuộc chiến tranh I-raq.Sau đó giá vàng có giảm nhưng kể từ giữa năm 2002 lại tiếp tục tăng.Thị trường vàng trong nước đã lên “cơn sốt”.Tháng 6 –2002 giá vàng tăng từ 490.000đ/chỉ lên 600.000đ/chỉ.Giữa tháng 12-2002 giá vàng trong nước có sự gia tăng đột biến khoảng 20% so với mức giá đầu năm.Bước sang đầu năm 2003 giá vàngtrong nước phổ biến ở mức 670.000đ/chỉ đến 680.000đ/chỉ(tăng 22, 2% so với cùng kì 2002).Tính đến tháng 6-2003 chỉ số giá vàng 136% so với năm 2000;113, 2% so với tháng 6-2002, bằng 110, 1% so với 12-2002 và bằng 103, 8% so với tháng 5-2003 .Sang tháng 9-2003 giá vàng tăng đột biến.Ngày 10-9-03 vàng 9999 bán ra ở mức 705.000đ/chỉ, cuối tháng 9 là 719.000đ/chỉ.Nhìn vào diễn biến giá vàng từ đầu năm 2003 đến nay có thể thấy rằng những biến động theo chu kì hình Sin đã diễn ra.
Trên đây là một số điểm nổi bật về diễn biến của thị trường ngoại hối, từ đó ta có cái nhìn tổng thể để có thể đánh giá được công tác quản lí ngoại hối ở VN trong những năm vừa qua.
II.2 Thực trạng công tác quản lí ngoại hối ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong những năm qua, mặc dù thị trường ngoại hối diễn biến khá phức tạp song có thể khẳng định, 1 thành công quan trọng trong quản lí Nhà nước về điều hành hoạt động ngân hàng và điều hành CSTT đó chính là chính sách quản lí ngoại hối không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với tiến trình chung của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hướmg tới phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên lí của kinh tế thị trường.Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng còn 1 số hạn chế cần khắc phục.Nhìn từ thực trạng hoạt động quản lí ngoại hối ở Việt Nam có thể thấy nổi bật lên 1 số điểm sau:
- Về cơ chế điều hành tỉ giá:
Từ đầu năm 1999 NHNN đã chính thức bỏ cơ chế điều hành tỉ giá theo kiểu bao cấp như trước đây, chuyển sang chỉ công bố tỉ giá giao dịch bình quân hàng ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thay vì công bố tỉ giá chính thức như trước.Các NHTM chủ động quy định tỉ giá theo biên độ quy điịnh trên cơ sở tỉ giá do NHNN công bố và yêu cầu kinh doanh của mình, cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Biên độ quy định tỉ giá các NHTM được phép giao dịch cũng không ngừng được điều chỉnh phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế và trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng theo hướng khuyến khích xuất khẩu.Nếu như trong giai đoạn đầu 1999-2000, khi mới thực hiện cơ chế này, NHNN còn quy định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là vẫn can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các NHTM, thì nó cũng dần dần được chỉnh sửa theo hướng nới rộng hơn và ít kì hạn chi tiết hơn; cụ thể như sau:
+ Trong giai đoạn từ 26-2-1999 đến 30-8-2001, NHNN quy định tới 12 kì hạn khác nhau: không kì hạn, kì hạn 30 ngày, từ 31 đến 44 ngày, … với biên độ tương ứng từ 0, 10%, …, đến 3, 5%.
+ Trong giai đoạn từ 1-9-2000 đến 17-9-2001; NHNN vẫn quy định 12 kì hạn, với mức biên độ bình quân giảm 1/2 so với trước.
+ Trong giai đoạn từ 18-9-2001 đến 30-6-2002, NHNN chỉ còn quy định 4 kì hạn: không kì hạn, kì hạn 30 ngày, kì hạn từ 31 ngày đến 104 ngày, kì hạn từ 105 ngày đến 179 ngày; với các mức biên độ được nới rộng gấp gần 2 lần so với trước.
+ Trong giai đoạn từ 1-7-2002 đến nay, NHNN quy định có 5 kì hạn; với các mức biên độ tiếp tục được nới rộng: tăng lên +/- 0, 25% so với mức +/- o, 10% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay; lên +/- 0, 50% so với mức +/- 0, 40% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày; nên +/- 2, 5% so với mức 2, 35% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày… Việc điều chỉnh tăng này đáp ứng được yêu cầu của các TCTD cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với các ngân hàng, không bị gò bó trong khuôn khổ chật hẹp như trước đây.
- Về quản lý ngoại hối
Từ đầu năm 1999, sau khi Luật ngân hàng được ban hành vấn đề quản lý ngoại hối đã có nhiều thay đổi:
+ Các doanh nghiệp phải thực hiện kết hối, thay vì chỉ được để số dư tối thiểu tiền gửi ngoại tệ trên tài khoản, đó là phải bán ngay cho ngân hàng số ngoại tệ có được trong một khoảng thời gian xác định cho TCTD. Tỷ lệ kết hối thời gian đầu quy định là 100%, sau giảm xuống 80%, rồi xuống 40% và hiện nay còn 0%.
+ Quy định về giới hạn tối đa ngoại tệ cá nhân mang theo khi xuất cảnh không phải khai báo lúc đầu ở mức dưới 1000USD, sau đó được điều chỉnh lên 3000USD, rồi 5000USD, 7000USD và hiện giờ giảm xuống còn 3000USD.
+ Trạng thái ngoại tệ của các NHTM cũng có sự thay đổi:
Đối với các NHTM trong nước, trạng thái ngoại hối được quy định mở rộng, tăng gấp đôi từ 15% lên 30%.
Đối với các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam:
* Việc quản lý trạng thái ngoại tệ của ngân hàng mẹ với chi nhánh tại Việt Nam được thể hiện rất chặt chẽ:
Ngân hàng Citibank quy định chi nhánh tại Việt Nam chỉ được kinh doanh các đồng tiền khác với hạn mức: đồng Việt Nam: ± 3, 5 triệu USD; EURO: ± 500 ngàn USD; AUD: ±100 ngàn USD và các ngoại tệ khác không quá ± 50 ngàn USD đối với mỗi loại.
Ngân hàng Deutsche bank quy định chi nhánh tại Việt Nam không được sử dụng quá ± 10 triệu USD để kinh doanh các đồng tiền khác, trong đó đồng Việt Nam không được vượt mức quy định của NHNN.
Về phía NHNN Việt Nam, không có văn bản nào quy định về trạng thái ngoại tệ đối với ngân hàng liên doanh. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ bị điều chỉnh về trạng thái đồng Việt Nam theo Quyết định số 380/1997/QĐ-NHNN 1 ngày 11-11-1997 và Quyết định số 20/1998/QĐ-NHNN 1 của Thống đốc NHNN với mức ± 15% so với số vốn cấp và quỹ dự trữ mà không bị điều chỉnh về mức tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm đối với các ngoại tệ khác (trừ đồng tiền hạch toán vốn cấp, vốn điều lệ của ngân hàng, đó là đồng USD được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quyết định số 1081.
+ Quy đinh về quản lý Bàn đại lý thu đổi ngoại tệ.
Tính đến hết năm 2002, tại Hà Nội có 250 bàn thu đổi ngoại tệ được phép hoạt động với doanh số thu đổi trong năm 2002 ước tính đạt 210 triệu USD, tăng 17, 5% so với năm 2001. Đồng thời chi nhánh NHNN TP Hà Nội cũng cấp 1200 giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho ngươì cư trú là công dân Việt Nam, với doanh số 15 triệu USD. Trên địa bàn TP HCM, chi nhánh NHNN đã cấp phép cho 191 bàn uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ, xác nhận 70 bàn thu đổi trực tiếp, nâmg tổng số bàn hiện đang hoạt động thu đổi ở đây nên 382 bàn, với doanh số thu đổi đạt 902 triệu USD.
Cuối năm 2003 NHNN đã ban hành quyết định số 1216/2003/QĐ-NHNN, ngày 9-10-2003 của Thống đốc NHNN “Về việc ban hành Quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ”. Theo quy định này, các bàn đổi ngoại tệ tiền mặt của cá nhân không được bán tiền mặt cho cá nhân trừ người mang hộ chiếu được phép mua quy định. Các bàn đại lý phải bán toàn bộ số ngoại tệ tiền mặt đổi được cho TCTD uỷ nhiệm theo quy định. Quyết định của Thống đốc NHNN cũng quy định cụ thể về phạm vi đặt bàn đổi ngoại tệ của TCTD, uỷ nhiệm làm đại lý đổi ngoại tệ, điều kiện, thủ tục cấp giấy phép.
+ Để khuyến khích thu hút nguồn kiều hối về nước, những quy định về vấn đề này cũng dần dần được sửa đổi, hoàn thiện. Từ chỗ người nhận kiều hối ở trong nước bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá quy định, chỉ được nhận nội tệ đã được sửa đổi bằng việc họ được tự chủ nhận ngoại tệ hay bán cho ngân hàng lấy tiền đồng Viêt Nam. Người nhận kiều hối không phải nộp thuế thu nhập. Từ tháng 9-2002, Chính phủ cho phép mở rộng đối tượng được làm dịch vụ chi trả kiều hối, trong đó có cả các NHTM được làm đại lý cho các Công ty kiều hối về nghiệp vụ này. Mới đây, NHNN đã ban hành quy định về việc thành lập và hoạt động của Công ty kiều hối trực thuộc NHTM… Những chính sách và biện pháp đó có tác động tích cực đến việc tăng lượng kiều hối gửi về nước qua con đường chính thức, từ 35 triệu USD năm 1991, lên 136, 6 triệu USD năm 1992, …, 400 triệu USD năm 1997, …, 1757 triệu USD năm 2000, 1820 triệu USD năm 2001, 2, 2 tỷ USD năm 2002 và 1, 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2003.
+ Đối với tình trạng đô la hoá nền kinh tế: Theo đánh giá quốc tế, tình trạng đô la hoá ở nước ta ở mức độ bình thường và có thể kiểm soát được. Đây cũng có thể coi là một thành công của nền kinh tế nước ta. Chúng ta phải tạm thời chấp nhận, cần khai thác mặt tích cực của nó, hạn chế tác động bất lợi, kích thích thu hút nguồn kiều hối và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đưa về trong nước, thu hút nguồn ngoại tệ trong xã hội vào hệ thống ngân hàng, tạm thời chấp nhận tình trạng đo la hoá tài sản có trong ngân hàng hơn là đô la hoá trong xã hội.
+ Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vào năm 1991 và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào đầu năm 1994 là một thành quả của Chính phủ trong quả lý ngoại hối. Tuy nhiên trong những năm qua, quan sát thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhận thấy hoạt động của thị trường này vẫn còn nhiều khiếm khuyết; đó là, sự mất cân xứng giữa lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ. Số giao dịch vừa ít về lượng, vừa kém về doanh thu, nghiệp vụ kinh doanh quá đơn điệu…Bởi Vậy để tạo một sức sống mới cho thị trường, ngân hàng nhà nước cần quan tâm hơn nữa thúc đẩy thi trường ngoại tệ liên ngân phát triển.
- Về lãi suất ngoại tệ:
Từ tháng 6 năm 2001, lãi suất ngoại tệ về cơ bản đã được tự do hoá. Trong hơn 2 năm qua, do tác động của xu hướng lãi suất USD trên thị tường quốc tế giảm mạnh, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay USD ở nước ta cũng biến động cùng chiều, tạo ra các tương quan khác nhau so với lãi suất VND. Hiện nay, các NHTM có các mức lãi suất tiền gửi USD chỉ bằng 1/4 và lãi suất cho vay chỉ bằng 1/3 lãi suất VND. Tình hình đó đã tạo ra một số biến động về tỷ trọng giữa nội tệ và ngoại tệ trong nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của hệ thống các TCTD. Phù hơph với diễn biến đó, NHNN cũng đã điều chỉnh lãi suất của các TCTD và Kho bạc Nhà nước gửi tại NHNN và điều chỉnh một số công cụ khác để nó có tác động tích cực lên lãi suất ngoại tệ.
- Về dự trữ bắt buộc:
Trong hơn 2 năm qua, NHNN đã điều chỉnh linh hoạt tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, phù hợp với yêu cầu điều hành tỉ giá trong từng thời kì, có tác động tích cực đến tình hình đôla hoá, lãi suất ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.Tỉ lệ này được tăng từ mức 5% lên 8% rồi 12%, 15% sau đó giảm xuống 12%.Từ tháng 4-2002, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm tỉ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 12% xuống còn 8% và từ tháng 12-2002 tiếp tục giảm xuống còn 5%.Từ kì dự trữ bắt buộc tháng 8-2003 tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 12 tháng là 4%, trên 12 tháng đến dưới 24 tháng là 1%.
Tuy tỉ lệ dự trữ ngoại hối giảm nhưng trong 2 năm qua tổng dự trữ ngoại hối tăng nhanh. Dự trữ ngoại hối năm 2001 đạt 3601 triệu USD, tăng 18, 84% so với nă 2000. Tuy nhiên, theo dự tính của IMF, để cân bằng cán cân thanh toán, tổng dự trữ ngoại hối năm 2006 phải là 6341 triệu USD gần gấp đôi số dự trữ của năm 2001.
Bảng dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 1993-2006.
Đơn vị tính:triệu USD
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng dự trữ ngoại hối
404
876
1376
1798
2260
1350
2711
3030
3601
3971
4557
5101
5692
6341
Tương đương tuần NK
5
7
8
9
10, 1
6, 1
8, 1
8, 6
9, 4
9, 1
9, 5
9, 6
9, 8
10
Nguồn: NHNNVN và dự tính của IMF
- Về nghiệp vụ hối đoái:
Từ ngày 17-7-2001 NHNN đã đưa vào sử dụng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ hoán đổi- SWAP để can thiệp vào tình trạng thừa vốn ngoại tệ, khan hiếm vốn nội tệ xảy ra từ giữa năm 2001, đồng thời tác động tích cực đến tỉ giá trên thị trường, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn đồng Việt Nam cho các NHTM. Teo thời gian và phù hợp với thực tiễn, công cụ này cũng không ngừng được sửa đổi, hoàn thiện.
Tỉ giá NHNN áp dụng khi bán USD cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ SWAP bằng tỉ giá giao ngay của NHNN tại ngày kí hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hoặc tại ngày xác nhận giaov dịch hoán đổi ngoại tệ qua mạng Reuters, cộng với mức gia tăng đối với từng kì hạn thay đổi theo hướng giảm xuống.Việc điều chỉnh là vđể tăng khả năng đáp ứng vôn nội tệ của NHNN cho các NHTM.
Đầu năm 2003, NHNN đã cho phép NHTM cổ phần xuất nhập khẩu EximBank thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option.Sau 5 tháng thử nghiệm, đến trung tuần tháng 7-2003 Eximbank đã thực hiện 50 hợp đồng nghiệp vụ Option với doanh nghiệp, tổng giá trị 5 triệu USD; trong đó quyền chọn mua chiếm 68%, quyền chọn bán chiếm 32%.Tiếp theo đó là ngân hàng Đầu tư- Phát triển Việt Nam cũng được phép thí điểm thực hiện nghiệp vụ Option- quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ, giup các doanh nghiệp bảo hiểm tỉ giá. Mới đây chi nhánh ngân hàng của Mĩ- Citibank cũng được phép thực hiện nghiệp vụ này, nhưng không biết thời hạn bảo hiểm của mỗi hợp đồng là bao nhiêu và không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng đáp ứng được điều kiện của ngân hàng dố đưa ra.Đầu tháng 8-2003, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option.Như Vậy đến nay ở nước ta cóv 4 ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ mới này.Song vấn đề đặt ra là thời hạn thực hiện các hợp đồng Option của các NHTM trong nước đối với doanh nghiệp quá ngắn.
Một nghiệp vụ khác phải kể đến là để hạn chế rủi ro về lãi suất trong vay vốn ngoại tệ, các nhà giao dịch quốc tế đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất.Nghiệp vụ này bắt đầu được triển khai thử nghiệm tại Việt Nam .Mới đây hợp đồng hoán đổi lãi suất thứ 2 tại Việt Nam được chi nhánh ngân hàng Citibank kí với Vietnam Airlines.Lãi suất hợp đồng vay 3, 65%/năm, thời hạn 12 năm, giá trị khoản vay 106, 25 triệu USD để mau máy bay Boeing của Mĩ.Song các NHTM trong nước thì chưa thực hiện nghiệp vụ này.Văn bản quy định về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đang được NHNN soạn thảo chuẩn bị ban hành.
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối trong tương lai.
Theo thoả thuận của ASEAN, AFTA bắt đầu có hiệu lực với Việt Nam năm 2006.Vì Vậy, hoạt động quản lí ngoại hối của Việt Nam trong tương lai có thể được chia thành 2 giai đoạn:
I.1 Giai đoạn từ nay đến năm 2005- Tiếp tục nới lỏng quản lí ngoại hối.
Để tham gia AFTA, các nước thành viên buộc phải tạo sự thông thoáng trong chu chuyển hàng hoá, dịch vụ…Trong lĩnh vực kiểm soát ngoại hối, các nước thành viên phải nới lỏng, tiến đến bãi bỏ các quy định mang tính hành chính trong quản lí ngoại hối.Như vậy, giai đoạn từ nay đến năm 2005 được xem là thời kì chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sao cho phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển chung của khối.Do vậy hoạt động quản lí ngoại hối cũng phải có chiến lược hội nhập.
Trong giai đoạn này, chính sách ngoại hối phải đảm bảo mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài, gia tăng dự trữ ngoại hối…Cụ thể, NHNN cần tiếp tục thu hút luồng ngoại tệ tiết kiệm, tự có trong dân cư; tạo thông thoáng trong việc tiếp nhận và chi trả kiều hối; nới rộng biên độ dao động trong xác định tỉ giá của các NHTM, ỵ do hoá lãi suất…Nói cách khác, nới lỏng quản lí ngoại hối là giải pháp mà Chính phủ cần thực hiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển của thời kì quá độ, đưa nền kinh tế Việt Nam sớm hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
I.2 Giai đoạn sau năm 2005- Tiến đến tự do hoá trong quản lí ngoại hối.
Sang giai đoạn này việc chúng ta cần làm là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hội nhập nền kinh tế.Muốn vậy, Chính phủ cần thay đổi chính sách quản lí ngoại hối theo hướng tự do hoá quản lí ngoại hối.Hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp của NHNN trong kiểm soát ngoại hối, nâng cao tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dung linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản trị tỉ giá…
II.3 Các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối.
II.3.1 Về cơ chế điều hành tỉ giá.
a.Đối với việc điều hành tỉ gía của NHNN hiện nay.
Có nhiều quan điểm cho rằng giá trị đồng tiền Việt Nam đã bị đánh giá quá cao so với ngoại tệ.Vì vậy theo quan điểm này Chíng phủ phải tiến hành phá giá đồng tiền Việt Nam ở mức độ cao bằng cách gia tăng tốc độ điều chỉnh tỉ giá. Tuy nhiên tỉ giá không phải là yếu tố duy nhất quyết định tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trên thực tế hàng Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế hiện nay chủ yếu là do chất lượng chưa cao, cơ cấu hàng xuất chưa đa dạng, năng lực sản xuât kém… Như Vậy, liệu việc phá gía đồng Việt Nam có làm thay đổi được thực trạng này hay không ? Hay nó sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát làm mất lòng tin của dân chúng vào CSTT của Chính phủ nói chung và giá trị đồng Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, phá giá tiền tệ trước mắt có thể khuyến khích xuất khẩu nhưng trong dài hạn, giá cao của nguyên liệu nhập sẽ chuyển vào giá thành hàng xuất làm hàng xuât mất di lợi thế do đồng tiền mất gía đem lại.
Trong lĩnh vực đầu tư, đồng tiền không ổn định sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn ra kinh doanh, khó thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời vệic phá gía đồng Việt Nam sẽ tao nên tâm lí sùng bái đô la Mỹ hoặc vàng, làm tăng cầu ngoại hối một cách giả tạo. Các yếu tố trên chứng tỏ răng việc phá giá mạnh đồng Việt Nam hiện nay la không phù hợp và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, cách điều chỉnh tỉ giá theo hướng tăng đều như hiện nay cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Ưu điểm của cách làm này là giá VND được điều chỉnh theo sự biến động sức mua hàng hoá, tạo tâm lí ổn định cho người sở hữu ngoại tệ, nhưng mặt trái của n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0747.doc