Mục lục Trang
Mở đầu 1
CHƯƠNG I Lý thuyết chung về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 3
I Khái quát chung về thương mại quốc tế. 3
1 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. 3
1.1 Khái niệm thương mại quốc tế. 3
1.2 Nguồn gốc của thương mại quốc tế. 3
1.3 Thương mại quốc tế ở Việt Nam. 6
2 Đặc điểm, vai trò của thương mại quốc tế. 8
2.1 Đặc điểm của thương mại quốc tế. 8
2.2 Vai trò của thương mại quốc tế. 9
2.2.1 Đối với doanh nghiệp. 9
2.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân. 10
II Hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. 11
1 Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu. 11
1.1 Khái niệm về nhập khẩu. 11
1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu. 11
1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân. 11
1.2.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu. 13
2 Các loại hình nhập khẩu. 14
2.1 Nhập khẩu trực tiếp. 14
2.2 Nhập khẩu uỷ thác. 15
2.3 Nhập khẩu đối lưu. 15
2.4 Tạm nhập, tái suất. 15
2.5 Nhập khẩu liên doanh. 16
3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu. 16
3.1 Nhân tố chủ quan. 16
3.2 Nhân tố khách quan. 18
III Nội dung của hoạt động nhập khẩu. 19
1 Nghiên cứu thị trường. 19
100 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Việt Trung, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của Nhà nước.
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên trong công ty.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng đòi hỏi trong sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban bộ phận trực thuộc.
2.1. Đặc điểm hệ thống tổ chức của công ty.
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuât kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo tốt công tác quản lý, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường, công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ: quản lý theo chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là giám đốc. Giám đốc là người có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý chức năng, với khách hàng và với các cán bộ công nhân viên trong công ty. Tiếp theo là hệ thống các bộ phận chức năng gồm các phòng ban: phòng chuyên môn kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng tổ chức hàng chính, phòng kế toán.
Mối quan hệ giữa ban đốc và các phòng ban được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH THươNG MạI & sản xuất Việt Trung
Ban giám đốc
P. kỹ thuật
P. kế toán
P. kinh doanh
P. tổ chức
Kho
Bộ phận nhập khẩu
Bộ phận bán hàng
Bộ phận dịch vụ
Đại lý
(Nguồn: phòng tổ chức của công ty)
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và phòng ban trong công ty.
¿ Giám đốc: vừa là người đại diện cho công ty, vừa là người đại diện cho công nhân. Giám đốc cũng là người có quyền cao nhất quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch đã đề ra và tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và các cổ đông trong Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong hệ thống pháp lý, giám đốc đại diện cho công ty, khi Giám đốc vắng mặt có thể uỷ quyền cho phó Giám đốc đại diện cho công ty để điều hành công việc.
¿ Phó Giám đốc: là người giúp việc đắc lực của giám đốc và thay mặt Giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt.
¿ Phòng chuyên môn kỹ thuật: phòng này có nhiệm vụ là kiểm tra và xử lý về mặt kỹ thuật đồng thời cố vấn cho Giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh về mặt kỹ thuật khi ký kết hợp đồng. Ngoài ra phòng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá nhập, xuất kho.
¿ Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí sắp xếp, quản lý công nhân viên, ký kết các hợp đồng lao động, tham mưu, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty, theo dõi việc thực hiện các nội qui và giải quyết chế độ cho người lao động. Bên cạnh đó phòng luôn luôn theo dõi bố trí hợp lý đội ngũ công nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về tài sản trong công ty, xây dựng các phương án bảo vệ, an ninh, làm công tác chính trị nội bộ.
¿ Phòng kế toán: có nhiệm vụ lập và quản lý kế hoạch tài chính tín dụng thường kỳ, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc ghi chép ban đầu, công tác thông tin kế toán, chế độ hạch toán, tính toán, tập hợp các chi phí phát sinh, theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kế toán để bảo đảm cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty được bảo toàn và phát triển. Tập hợp các thông tin, các dự toán và quyết toán tài chính, thực hiện việc thanh toán thu nợ. Xây dựng kế hoạch tài chính, phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời cho lãnh đạo công ty các thông tin kinh tế cần thiết.
¿ Bộ phận kho: do mặt hàng kinh doanh của công ty là hoá chất và đồ thuỷ tinh. Mà đặc điểm của hoá chất và đồ thuỷ tinh là phải bảo quản, xếp dỡ một cách rất nghiêm ngặt không giống với các hàng hoá khác vì vậy bộ phận kho cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản và xếp dỡ. Ngoài ra bộ phận kho này còn có trách nhiệm thông báo với lãnh đạo công ty về số lượng hàng hoá còn hoặc hết, số lượng hàng hóa bị hao hụt, chất lượng của hàng hoá. Kho vận có tốt mới đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty mới lưu thông tốt được.
¿ Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh là trung tâm diễn ra các hoạt động kinh doanh của công ty, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, ký kết các hợp đồng kinh tế, trực tiếp tổ chức và quản lý, tìm kiếm thông tin thị trường, tổ chức thu mua hoá chất cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp trong nước. Xuất bán các loại hoá chất (nếu có). Trực tiếp tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh gồm cả kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất nhập khẩu. Trực thuộc phòng kinh doanh gồm có các bộ phận sau:
Bộ phận nhập khẩu: có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn hàng và ký kết hợp hợp đồng nhập khẩu.
Bộ phân bán hàng: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, ký kết các hợp đồng bán hàng.
Bộ phận dịch vụ: cung cấp các loại hình dịch vụ như, dịch vụ vận tải, dịch vụ tư vấn khách hàng về các loại hàng hoá.
Đại lý khách hàng: có nhiệm vụ bán các loại hàng hoá của công ty và được hưởng phí hoa hồng theo số lượng hàng hoá bán ra. Đồng thời cung cấp các thông tin về thị trường, về hàng hoá cho công ty.
2.3. Nguồn lực của doanh nghiệp.
Để có thể tồn tại và đứng vững được trong nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một số nguồn lực nhất định như:
Nguồn tài chính: Do đặc điểm là công ty TNHH nên vốn của công ty là vốn đóng góp từ các cổ đông. Khi mới thành lập công ty có số vốn điều lệ là 1 tỷ VNĐ.
Nguồn nhân lực: Từ đặc điểm của công ty là doanh nghiệp nhỏ do đó dễ dàng thay đổi nhân sự, hiện nay công ty có khoảng hơn 30 nhân viên, họ đều là những người có trình độ đại học. Ngoài ra công ty còn thường xuyên cử nhân viên đi học các lớp nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Đây quả là một nguồn lực đáng quí của công ty.
Hình ảnh doanh nghiệp: Mặc dù mới thành lập được gần 2 năm nhưng do nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong Công ty, cộng với chiến lược phát triển đúng đắn nên Công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, xây dựng được hình ảnh Công ty. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở rất nhiều nhà máy lớn. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần phải phát huy.
3. Tình hình thực trạng kinh doanh của Công ty.
3.1. Khái quát chung.
3.1.1Mặt hàng kinh doanh.
Theo đăng ký kinh doanh thì ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm nhiều mặt hàng nhiều lĩnh vực kinh doanh nhưng trên thực tế lĩnh vực kinh doanh cuả Công ty là hoá chất. Mặt hàng kinh doanh của Công ty có thể chia theo ba nhóm chính sau:
Nhóm I : Là nhóm hàng công nghiệp, nhóm này chiếm khoảng 26,7% số lượng mặt hàng của Công ty nhưng doanh thu do nhóm này đóng góp khoảng 80% doanh thu của Công ty. Đây là nhóm hàng ngay từ đầu ban lãnh đạo đã chọn làm nhóm hàng chủ lực, khách hàng của nhóm hàng này là những khách quen và mua với khối lượng rất lớn. Những mặt hàng này cung cấp chủ yếu cho các nhà máy công nghiệp như: công nghiệp tẩy rửa và xử lý nuôi tôm, nhựa, xà phòng, hoá thực phẩm, nhuộm vải, diêm sinh, sơn...
Nhóm II: Là nhóm hàng thí nghiệm, nhóm này chiếm khoảng 40% số lượng mặt hàng của công ty, đây là nhóm hàng có số lượng mặt hàng đa dạng nhất, nhưng số lượng tiêu thụ hàng năm không nhiều, với nhóm hàng này chủ yếu cung cấp cho các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu. Khách hàng của nhóm hàng này là những khách vãng lai hoặc những khách mua lẻ, Công ty chưa có chiến lược cụ thể cho nhóm hàng này.
Nhóm III : Là nhóm hàng thuỷ tinh, nhóm hàng đứng thứ hai về số lượng mặt hàng vì nó chiếm khoảng 33,3% số lượng mặt hàng của công ty. Khách hàng của nhóm hàng này là các nhà máy và các phòng thí nghiệm, nhưng doanh số do nhóm này đóng góp là không đáng kể, hàng hoá của nhóm này thường là hàng giới thiệu của các hãng gửi. Đặc điểm của nhóm hàng này là dễ vỡ vì vậy khâu xếp dỡ phải rất cẩn thận.
Qua phân tích ở trên cho ta thấy nhóm hàng quyết định đến sự sống còn của Công ty là nhóm hàng công nghiệp, nhưng không vì thế mà ban lãnh đạo Công ty bỏ qua hai nhóm hàng còn lại mà ngược lại hiện họ đang xây dựng phương án kinh doanh đối với hai nhóm hàng này bởi khách hàng của hai nhóm hàng này là những khách vãng lai có thể thông qua họ để mở rộng phạm vi, uy tín kinh doanh của công ty, thu hút họ để họ có thể trở thành khách hàng truyền thống.
3.1.2. Thị trường kinh doanh.
Nguồn hàng: nguồn hàng của công ty được tạo ra từ ba nguồn chính là:
+nhập khẩu:
+mua nội địa.
+một phần rất nhỏ là sản xuất của công ty (hợp đồng gia công kính che mắt bằng vải).
Ngay từ những ngày đầu thành lập ban lãnh đạo công ty đã lấy nguồn nhập khẩu là nguồn chính. Để xem chiến lược này có thực hiện được hay không chúng ta hãy cùng phân tích.
Thị trường hàng hoá mua vào: Do kinh doanh đa dạng mặt hàng với số lượng và chất lượng khách nhau nên thị trường hàng hoá mua vào của Công ty là rất lớn nhưng tập trung chủ yếu ở một số thị trường sau:
¿Trung Quốc là bạn hàng lớn chuyên cung cấp các loại hoá chất như: keo hạt, parapin...Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thường có khối lượng lớn, chất lượng không cao nhưng giá rẻ chính vì vậy hàng năm trị giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là rất lớn...
¿ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là: những quốc gia có trình độ công nghệ cao. Do đó hàng hoá mà công ty nhập khẩu từ những thị trường này là hàng hoá có chất lượng cao, giá trị lớn như: Andehit, Ethylenedamne, Azo dcarbonamde.... Công ty mới chính thức thiết lập mối quan hệ với các thị trường này từ năm 2003.
¿ Thị trường nội địa: như chúng ta đã biết Việt Nam là một quốc gia kém phát triển, công nghệ nghèo nàn lạc hậu, hầu hết các hoạt động sản xuất của ta đều mang tính sơ khai của thời kỳ đầu công nghiệp. Vì vậy các hoá chất sản xuất ra là các hoá chất đơn giản do đó hàng hoá mà công ty mua ở thị trường nội địa là những hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật thấp hoặc do mua lại hàng nhập khẩu của các công ty thương mại, của trung gian, với phần hàng mua lại này mang lại lợi nhuận cho công ty là không lớn.
Để có một cái nhìn cụ thể về từng thị trường chúng ta hãy cùng tìm hiểu các đối tác mà công ty đang có quan hệ làm ăn với họ:
Thị trường Trung Quốc công ty có quan hệ làm ăn với: ChengDu, Behn Meyer, Dongxinh, Liuzhu.
Thị trường singapore công ty có quan hệ làm ăn với: Likers.
Thị trường Nhật Bản công ty có quan hệ làm ăn với: Nichimen, Mitsui.
Thị trường Hàn Quốc công ty có quan hệ làm ăn với: Beecom, Namcho, OCI.
Thị trường hàng hoá bán ra: chủ yếu là thị trường nội địa, đây được coi là một trong những thị trường tiềm năng nhưng không phải là không có tính cạnh tranh tranh. Vì chúng ta mới bắt đầu công nghiệp hoá do đó mới chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ, chưa chú trọng phát triển công nghiệp nặng, mà công nghiệp nhẹ cần nhiều các chất phụ gia trong khi đó ngành công nghiệp phụ gia ở trong nước còn chưa phát triển, hơn nữa hàng năm nước ta tiêu tốn khoảng 9 triệu tấn hoá chất các loại. Từ đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, cộng với nhu cầu cao của thị trường, lại là mặt hàng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nên đã có không ít các công ty tham gia vào lĩnh vực này kéo theo đó là mức độ cạnh tranh cao là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa công ty lại mới được thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này.
Thị trường mà công ty cung ứng phần lớn là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn một số tỉnh thành khách như: Đà Nẵng, Nha Trang, Thái Nguyên, Vĩnh Phú... có thể nói hàng hoá của công ty có mặt từ Bắc vào Nam.
Bảng 5: Doanh thu bán hàng trên từng thị trường nội địa
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Thị trường
Năm 2002
(Quí IV)
Năm 2003
Quí I
Quí II
Quí III
Quí IV
Hà Nội
1315,321
1920,97
1129,344
918,245
1935,314
Hồ Chí Minh
1450,563
2563,141
1478,648
1232,743
2642,451
Đà Nẵng
356,385
435,76
315,241
178,912
521,111
Nha Trang
290,125
542,341
312,547
102,212
612,231
Các tỉnh thành khác
1488,39
2353,927
2417,775
993,07
1212,019
Tổng
4900,784
7816,139
5653,555
3425,182
6923,126
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Qua bảng trên cho ta thấy khách hàng của công ty không chỉ bó hẹp ở khách hàng truyền thống mà ngày càng được mở rộng, điều đó được biểu hiện ở thị trường của các tỉnh thành khác: quí IV năm 2002 tổng doanh thu của các tỉnh thành khác là 1488,39 triệu VNĐ, đến năm 2003 con số này qua các quí là: quí I 2353,927 triệu VNĐ, quí II 2417,775 triệu, quí III 993,07 triệu VNĐ, quí IV 1212,019 triệu VNĐ.
Các thị trường chính của công ty là: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, trong các thị trường trên Hồ Chí Minh là thị trường lớn nhất tiếp đến là Hà Nội sau đó là Đà Nẵng, Nha Trang, riêng Đà Nẵng và Nha Trang trong năm 2003 có sự hoán đổi vị trí, để thấy rõ được điều đó chúng ta hãy cùng phân tích:
Năm 2002: doanh thu từ thị trường Hồ Chí Minh (1450,563 triệu VNĐ) cao hơn so với thị trường Hà Nội (1315,321 triệu VNĐ) là 135,242 triệu VNĐ. Thị trường Hà Nội có doanh thu cao hơn so với doanh thu từ thị trường Đà Nẵng (356,385 triệu VNĐ) là 958,936 triệu VNĐ. Thị trường Đà Nẵng có doanh thu cao hơn so với thị trường Nha Trang (290,125 triệu VNĐ) là 66,25 triệu VNĐ.
Năm 2003: doanh thu từ thị trường Hồ Chí Minh vẫn đạt doanh thu cao nhất là 7916,983 triệu VNĐ, cao hơn doanh thu từ thị trường Hà Nội (5903,873 triệu VNĐ) là 2013,11 triệu VNĐ. Thị trường Hà Nội có doanh thu cao hơn thị trường Nha Trang (1569,33 triệu VNĐ) là 4334,542 triệu VNĐ. Thị trường Nha Trang có doanh thu cao hơn so với thị trường Đà Nẵng (1451,024 triệu VNĐ) là 118,207 triệu VNĐ.
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy tất cả các thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty trong năm 2003 đều có xu hướng tăng vào quí I và giảm vào quí II, III và tăng vào quí IV để thấy rõ điều này chúng ta cùng phân tích: quí I năm 2003 doanh thu đạt là 7812,359 triệu VNĐ tăng so với doanh thu của quí IV năm 2002 (4899,264 triệu VNĐ) là 2913,095 triệu VNĐ. Đến quí II doanh thu giảm từ 7812,359 triệu VNĐ quí I xuống còn 5647,925 triệu VNĐ tức giảm 2164,434 triệu VNĐ, nguyên nhân của sự giảm sút này là do quí II là quí tiêu thụ hàng hoá sau tết, vì vậy các nhà máy sản xuất thường có chương trình bảo dưỡng, sửa chữa và hàng hoá của họ thường bị chững lại vào quí II điều đó dẫn đến sự giảm doanh thu của công ty. Đến quí III doanh thu lại tiếp tục giảm từ 5647,925 triệu VNĐ xuống còn 3417,342 triệu VNĐ tức giảm 2230,582 triệu VNĐ, nguyên nhân của sự giảm sút là do công ty không có đủ hàng hoá để bán, hàng hoá của công ty nhập về thường bán hết ngay công ty không có chiến lược dự trữ phù hợp. Đến quí IV doanh thu đạt là 6920,626 triệu VNĐ tăng so với quí III là 3503,283 triệu VNĐ điều đó cho thấy doanh thu của công ty đã được khôi phục trở lại.
3.1.3.Quan hệ với các đối tác.
Phương châm của công ty "khách hàng là thượng đế”. Thực vậy khách hàng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của công ty. Do đó ngay từ đầu công ty đã có những chiến lược tiếp xúc khách hàng rất đặc biệt.
¿ Với khách hàng trong nước: khách hàng trong nước thường là những người mua hàng của công ty. Hiện nay công ty đang quan hệ làm ăn thường xuyên với khoảng 300 doanh nghiệp lớn nhỏ, ngoài ra công ty còn có quan hệ làm ăn với các khách vãng lai. Những khách hàng thường xuyên này, phần lớn họ là các nhà máy công nghiệp và các đại lý. Như chúng ta đã biết Việt Nam mới bước vào cơ chế thị trường nên các ngành công nghiệp của ta chưa phát triển, theo đánh giá chúng ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp vì vậy thị trường trong nước là một thị trường đầy tiềm năng của công ty.
¿ Với khách hàng nước ngoài: họ thường là những nhà xuất khẩu vì hầu hết hàng hoá của công ty đều là hàng nhập khẩu và có một số ít những khách hàng đó là những nhà nhập khẩu. Đối với khách hàng là người xuất khẩu chúng ta phải tìm hiểu kỹ về họ để có quan hệ ngày một tốt hơn. Đối với khách hàng là người nhập khẩu thì họ sẽ đòi hỏi chất lượng cao hơn, được bảo quản tốt hơn. Vệc tìm kiếm nhu cầu của khách hàng nước ngoài sẽ khó khăn hơn khách hàng trong nước vì có sự khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, thể chế chính trị, tiềm lực kinh tế đặc biệt là có sự khác biệt về ngôn ngữ. Hiện nay các hoạt động kinh doanh của công ty với nước ngoài là hoạt động nhập khẩu.
3.1.4. Hoạt động marketing của công ty.
Trong kinh doanh hiện đại, tin tức đóng vai trò hết sức quan trọng. Cần chú ý là công ty còn thiếu chuyên gia về phân tích, dự báo thị trường, đồng thời tư vấn những biện pháp thích hợp, vạch ra những kế hoạch phát triển thị trường của công ty. Việc dự kiến trước những thay đổi của thị trường và tác động của nó có thể được cải thiện một cách đáng kể nếu các doanh nghiệp biết sử dụng một cơ chế tổ chức nhằm nhận dạng nguồn gốc và các hướng phát triển của thị trường có hệ thống.Vì vậy, việc tìm kiếm và xử lý thông tin về thị trường nhằm tạo ra các cơ hội xuất khẩu, mở rộng thị trường cho công ty vẫn còn là một điểm yếu mà công ty cần nhanh chóng khắc phục.
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Để có được kết quả kinh doanh chung chúng ta hãy đi từ các hoạt động riêng đó là:
3.2.1. Hoạt động mua hàng.
Công tác tiến hành mua hàng của công ty được thực hiện ở cả thị trường trong nước, thị trường quốc tế và ngày càng được mở rộng. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: thị trường hàng hóa mua vào của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Thị trường
năm 2002
năm 2003
năm 2004
(t1+t2)
Trung Quốc
Singapore
Hàn Quốc
Nhật Bản
nội địa
2146,7
1762,858
7486,523
1258,938
567,386
3184,29
8070,671
1437,405
189,183
166,172
920,586
1023,124
tổng
3909,558
20567,808
3736,47
(Nguồn: phòng kinh doanh của công ty)
Qua bảng trên cho ta thấy hoạt động thu mua hàng của công ty ngày càng được gia tăng năm 2002 giá trị thu mua là 3909,558 triệu VNĐ đến năm 2003 con số này là 20567,808 triệu VNĐ và chỉ trong hai tháng đầu năm 2004 con số này là 3736,47 triệu VNĐ.
3.2.2 Hoạt động bán hàng.
Bảng 7: doanh thu bán hàng của công ty.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
(t1+t2)
Doanh thu:
Doanh thu nội địa.
Doanh thu xuất khẩu.
4900,784
1,52
23818,002
19,39
5560,33
-
Tổng
4902,304
23837,392
5560,33
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Qua bảng trên cho ta thấy hoạt động bán hàng của công ty chủ yếu diễn ra trên thị trường nội địa, doanh thu từ thị trường này ngày càng lớn điều đó thể hiện năm 2002 doanh thu đạt là 4900,784 triệu VNĐ, năm 2003 là 23818,002 triệu VNĐ, hai tháng đầu năm 2004 là 5560,33 triệu VNĐ. Hoạt động bán hàng nhập khẩu của công ty diễn ra rất nhỏ bé manh mún, hàng hoá xuất khẩu của công ty chỉ sang thị trường Trung Quốc với số lượng rất nhỏ điều đó được thể hiện năm 2002 giá trị xuất khẩu đạt là 1,52 triệu VNĐ (chiếm 0,03% doanh thu của công ty), năm 2003 là giá trị này đạt là 19,39 triệu VNĐ (chiếm 0.08% doanh thu của công ty). Hai tháng đầu năm 2004 hoạt động xuất khẩu của công ty chưa diễn ra. Quá đó cho ta thấy thị trường xuất khẩu của công ty đã nhỏ hẹp lại không ổn định.
3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chung.
Bảng 8: bảng kết quả hoạt động kinh doanh chung
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Các chỉ tiêu
Năm 2002
năm 2003
1
Tổng doanh thu
4950,994
23861,268
2
Nộp ngân sách (số đã nộp)
235,147
1936,319
3
Tổng lợi nhuận sau thuế
29,846
182,571
4
Lương bình quân
0,925
1,025
5
Giá trị nhập khẩu
2146,7
12497,137
(Nguồn : bảng báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty)
Qua bảng trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, lương bình quân cán bộ công nhân viên và giá trị nhập khẩu đều tăng.
Để xem xem những chỉ tiêu tăng này là ổn định hay không ổn định chúng ta hãy phân tích các chỉ tiêu cụ thể:
Tổng doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu mà bất cứ một Doanh nghiệp, Công ty nào cũng cần phải quan tâm. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, mà lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, từ đó cho ta thấy xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là điều tối cần thiết.
Bảng 9: chỉ tiêu doanh thu năm: 2002-2003
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
(Quí IV)
Năm 2003
Quí I
Quí II
Quí III
Quí IV
Doanh thu từ nhập khẩu
3114,55
5165,106
4602,675
1052,049
3443,116
Doanh từ mua nội địa
1786,234
2651,033
1050,88
2373,133
3480,01
Doanh thu từ xuất khẩu
1,52
3,78
5,63
7,48
2,5
Doanh thu từ hoạt động tài chính
6,01
13,616
Doanh thu từ hoạt động gia công
42,68
10,26
Tổng cộng
4950,994
7819,919
5659,185
3432,662
6949,502
(Nguồn : bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Qua bảng trên cho ta thấy doanh thu của từng quí năm 2003 có quí tăng có quí giảm nhưng nhìn chung là tăng: để biết vì sao tăng vì sao giảm chúng ta hãy cùng phân tích.
Doanh thu nhập khẩu
Doanh thu nhập khẩu của quí I năm 2003 so với doanh thu của quí IV năm 2002 tăng từ 3114,55 triệu VNĐ lên 5164,106 triệu VNĐ tức tăng 66%. Đến quí II năm 2003 doanh thu đạt là 4602,675 triệu VNĐ giảm so với quí I là 561,431 triệu VNĐ. Quí II có doanh thu nhập khẩu thấp hơn quí I vì: Theo đánh gía của ban lãnh đạo công ty quí II là quí hàng hoá bán ra bị chững lại (tính chất mùa vụ của hàng hoá). Quí III của năm 2003 doanh thu nhập khẩu có sự giảm sút đột ngột từ 4602,675 triệu VNĐ của quí II xuống còn 1052,049 triệu VNĐ tức giảm 3553,626 triệu VNĐ nguyên nhân là do trong quí công ty bị cưỡng chế về hàng nhập khẩu , hơn nữa hàng hoá của công ty nhập về chỉ đủ bán, do đó công ty bị thiếu hụt hàng hoá để bán, lượng hàng hoá dự trữ trong kho là rất ít làm cho doanh thu của quí bị giảm đột ngột. Quí IV của năm 2003 doanh thu nhập khẩu đã được phục hồi từ 1052,049 triệu VNĐ của quí III đến 3443,116 triệu VNĐ tức tăng 2391,067 triệu VNĐ do đã giải quyết xong với cơ quan thuế .
Doanh thu xuất khẩu
Xuất khẩu của công ty là xuất khẩu các loại hoá chất nhằm tìm kiếm sự chênh lệch giá giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Doanh thu năm 2002 đạt 1,52 triệu VNĐ chiếm khoảng 0,03%/ tổng doanh thu. Năm 2003 doanh thu là 19,39 triệu VNĐ chiếm khoảng 0,08%/ tổng doanh thu.
Doanh thu nội địa
So sánh quí I của năm 2003 với quí IV của năm 2002 ta thấy. Quí I năm 2003 có sự tăng lên từ 1786,234 triệu VNĐ quí IV năm 2002 lên 2651,033 triệu VNĐ tức tăng 48%. Quí II năm 2003 có biểu hiện đi xuống từ 2651,033 triệu VNĐ xuống còn 1050,88 triệu VNĐ tức giảm 1600,153 triệu VNĐ. Đến quí III năm 2003 lại có sự tăng lên từ 1050,88 triệu VNĐ của quí II lên 2373,133 triệu VNĐ tức tăng1322,253 triệu VNĐ, nguyên nhân là trong quí hàng nhập khẩu đã bị cưỡng chế do đó để giao hàng cho các hợp đồng mà công ty đã ký trước đó buộc công ty phải mua lại hàng của các công ty nội địa do đó doanh thu từ mua nội địa có sự tăng lên. Quí IV doanh thu từ thị trường này đạt là: 3480,01 triệu VNĐ tăng so với quí III là 1106,877 triệu VNĐ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính:
Từ quí I đến quí III công ty không có doanh thu hoạt động tài chính (công ty hạch toán doanh thu hoạt động tài chính vào quí IV), quí IV năm 2003 tăng so với quí IV 2002 từ 6,01 triệu VNĐ lên 13,618 triệu VNĐ tức tăng 126%.
Doanh thu từ hoạt động gia công: cũng giống như hoạt động tài chính mặc dù đơn hàng gia công được đặt từ các quí khác nhưng doanh thu được tính vào quí IV, doanh thu từ hoạt động gia công có sự giảm xút từ 42,685 triệu VNĐ năm 2002 xuống còn 10,26 triệu VNĐ tức giảm 76%.
Tóm lại: qua bảng chỉ tiêu doanh thu của hai năm cho ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng tăng nhưng không ổn định vì doanh nghiệp chưa tạo ra được nguồn hàng vững chắc ở ngay chính bản thân doanh nghiệp (mức dự trữ hàng hóa của công ty hầu như là chưa có) và với bên ngoài.
Nộp ngân sách Nhà nước (thuế và các khoản khác)
Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước.
Bảng 10: tình hình nộp ngân sách Nhà nước của công ty Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Phải nộp
(luỹ kế)
Đã nộp
Chưa nộp
2002
479,86
253,147
244,713
2003
2099,136
1936,319
162,817
(Nguồn báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm của công ty)
Năm 2003 số thuế công ty phải nộp so với năm 2002 tăng từ 479,86 triệu VNĐ lên 2099,136 triệu VNĐ hay tăng 337% đây là con số rất cao, điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày càng được mở rộng.
Lương bình quân, tổng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Bảng 11: bảng phân tích lương bình quân, tổng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị
so với 2002(%)
Lương bình quân
0,925
1,025
110,8
Tổng lợi nhuận
29,846
182,571
611
Tỷ suất LN/DT
0,603%
0,765%
(Nguồn: bảng báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm của công ty)
¿ Lương bình quân của cán bộ công nhân viên: đây cũng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Với mức lương bình quân năm 2003 so với 2002 tăng từ 0,925 (triệu đồng) /người /tháng lên 1,025 (triệu đồng) /người /tháng tức tăng 100000 đồng hay tăng 10,8%.
¿ Tổng lợi nhuận: cùng với việc tăng doanh thu, tổng lợi nhuận của công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng từ 29,846 triệu VNĐ lên 182,571 triệu VNĐ nhưng đây mới chỉ là con số khái quát vì năm 2002 công ty mới chính thức hoạt động từ quí IV.
¿ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: đây là chỉ tiêu cho biết 100 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó là chỉ tiêu chất lượng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0441.doc