Đề tài Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mại: Thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 2

1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động nhập khẩu 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu 3

1.1.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu 4

1.2 Các hình thức nhập khẩu 5

1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp 5

1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác 5

1.2.3 Gia công quốc tế

1.2.4 Nhập khẩu đổi hàng

1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động nhập khẩu hàng hoá

1.3.1 Nghiên cứu thị trường

1.3.2 Lập phương án kinh doanh

1.3.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

1.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 5

1.4.1 Các nhân tố bên trong Công ty 5

1.4.1.1 Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính 5

1.4.1.2 Nhân tố con người 6

1.4.1.3 Nhân tố vốn và công nghệ 6

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài Công ty 6

1.4.2.1 Nhân tố chính trị, luật pháp 6

1.4.2.2 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng nhập khẩu 6

1.4.2.3 Yếu tố thị trường trong và ngoài nước 7

1.4.2.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế 7

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH 13

2.1 Tình hình sản xuất và chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam 13

2.1.1 Tình hình sản xuất thép của Việt Nam 13

2.1.2 Chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam 14

2.1.2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng thép

2.1.2.2 Những quy định về nhập khẩu sắt thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam

2.1.3 Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam

2. 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá 23

2.2.1 Khái quát chung về Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá 23

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá 23

2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy 25

2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự

2.2.1.4 Tình hình tài chính của Công ty 36

2.2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây 36

2.2.2 Tình hình nhập khâủ thép của Công ty 45

2.2.2.1 Kim ngạch và thị trường nhập khẩu thép của Công ty 45

2.2.2.2 Các loại thép nhập khẩu của Công ty 48

2.2.2.3 Hình thức nhập khẩu thép của Công ty 49

2.2.2.4 Phương thức thanh toán 50

2.2.2.5 Tổ chức tiêu thụ thép nhập khẩu 51

2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty 51

2.3.1 Những kết quả đạt được 51

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 52

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY 55

3.1 Dự báo tình hình sản xuất và nhập khẩu thép của Việt Nam trong thời gian tới. 55

3.2 Kế hoạch nhập khẩu thép của Công ty trong thời gian tới. 56

3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép của Công ty. 57

KẾT LUẬN 59

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá - Bộ Thương mại: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty Thép Việt Nam qui định một số vấn đề sau: Quy định chung Một là, các đơn vị trực thuộc được quyền chủ động nhập khẩu kim khí phục vụ sản xuất – kinh doanh của đơn vị mình theo qui định của pháp luật hiện hành, trừ các trường hợp phải được Tổng Công ty phê duyệt. Hai là, Tổng Công ty khuyến khích các đơn vị thương mại kinh doanh hàng nhập khẩu theo hướng chuyên doanh nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị, đồng thời cần phải có sự phối hợp về thị trường và giá cả trong nội bộ Tổng Công ty. Ba là, Tổng Công ty có thể trực tiếp nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các đơn vị trực thuộc hoặc tự nhập khẩu để kinh doanh. Giá bán củaTổng Công ty cho các đơn vị trực thuộc tính trên cơ sở của Qui định về tài chính của Tổng Công ty. Bốn là, Phòng kinh doanh -xuất nhập khẩu trực tiếp tổ chức tiếp nhận các lô hàng Tổng Công ty nhập khẩu hoặc uỷ quyền cho các đơn vị trực thuộc thực hiện. Trong trường hợp các đơn vị tiếp nhận thì phí tiếp nhận được hạch toán theo quy định về tài chính của Tổng Công ty. Đơn vị tiếp nhận phải hoàn thiện đầy đủ, đúng hạn các thủ tục khiếu nại hàng thiếu hoặc phẩm chất không phù hợp vơí hợp đồng (nếu có). Nếu để xảy ra không khiếu nại được thì đơn vị tiếp nhận chịu trách nhiệm về số hàng thiếu hụt và kém phẩm chất đó. Năm là, các đơn vị thương mại chủ động thiết lập chân hàng nhập khẩu ổn định để đảm bảo nhu cầu kinh doanh, hạn chế tối đa hình thức dịch vụ nhập khẩu (khách hàng giao dịch nguồn cung cấp, các đơn vị thương mại chỉ làm thủ tục nhập khẩu và hưởng phí) và không được uỷ thác nhập khẩu qua các đơn vị ngoài Tổng Công ty. Sáu là, thẩm quyền ký kết hợp đồng mua được thực hiện theo điều 10.2 Quyết định số 1553 QĐ/HĐQT ngày 21/8/1997 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam. Những hợp đồng mua có trị giá vượt quá thẩm quyền của các đơn vị chỉ được ký và thực hiện sau khi đã được Tổng Công ty phê duyệt. Nghiêm cấm đối phó bằng cách chia nhỏ hợp đồng. Quy định về phê duyệt nhập khẩu - Việc nhập khẩu phôi thép và thép chính phẩm các loại phải được Tổng Công ty phê duyệt. Đơn vị nhập khẩu tự chịu trách nhiệm về tư cách khách hàng và hiệu quả kinh doanh của từng lô hàng nhập khẩu theo phương án đã trình Tổng Công ty. - Hồ sơ xin phép nhập khẩu: Công văn xin phép nhập khẩu do thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền ký; + Phương án kinh doanh (theo mẫu số 1 đính kèm); + Báo cáo tồn kho chi tiết mặt hàng xin nhập khẩu; + Báo cáo thực hiện các hợp đồng nhập khẩu trước đó (theo mẫu số 3 đính kèm). + Đơn chào hàng của khách hàng. + Giấy bảo lãnh của Ngân hàng (đối với trường hợp cung cấp phôi thép cho các đơn vị ngoài Tổng Công ty). + Đối với những lô hàng cần Tổng Công ty bảo lãnh mở L/C thì kèm theo đơn xin bảo lãnh. - Trong vòng tối đa 02 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ các hồ sơ trên theo đúng nội dung quy định Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu phải thông báo quyết định của Lãnh đạo Tổng Công ty để đơn vị thực hiện. Các đơn vị chỉ được ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu sau khi nhận được uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng Công ty. Qui định cụ thể về nhập khẩu phôi thép Một là, các đơn vị sản xuất trực thuộc phải có kế hoạch nhập khẩu đảm bảo nguồn phôi cho sản xuất. Nếu không tự nhập khẩu được thì phải có kế hoạch đặt mua qua các đơn vị thương mại trực thuộc Tổng Công ty hoặc cơ quan văn phòng Tổng Công ty; trường hợp đặc biệt phải mua của các đơn vị ngoài Tổng Công ty chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Tổng Công ty. Các đơn vị thương mại của Tổng Công ty chỉ được nhập khẩu trực tiếp để cung cấp cho các đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Công ty. Hai là, Tổng Công ty khuyến khích các đơn vị nhập khẩu trực tiếp phôi thép để cung cấp cho các liên doanh của Tổng Công ty. Ba là, việc cung cấp phôi thép cho các đơn vị sản xuất ngoài Tổng Công ty (kể cả nguồn khai thác) được Tổng Công ty cho phép thực hiện nếu phương án kinh doanh có hiệu quả cao, có bảo lãnh của ngân hàng có uy tín và không ràng buộc phải tiêu thụ sản phẩm. Giám đốc đơn vị có trách nhiệm thực hiện đúng phương án đã trình Tổng Công ty. Đơn vị nào vi phạm sẽ không được xem xét những lô hàng tiếp theo và phải chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty. 2.1.3 Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam Theo báo cáo của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC), mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn thép tấm, thép lá các loại phục vụ các ngành công nghiệp và nhập khẩu 80% lượng phôi thép phục vụ sản xuất. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu, nhiều loại thép phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài như các loại thép tấm, thép lá phục vụ các ngành công nghiệp. 2.2 Thực trạng nhập khẩu sắt thép tại Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá 2.2.1 Khái quát chung về Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa Cơ sở hình thành Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa có tiền thân từ Công ty Bách hóa I trực thuộc Bộ Thương Mại được thành lập từ năm 1957, từ đó đến nay đã qua nhiều lần thay đổi tên từ: Cục Bách hóa ngũ kim sang Tổng Công ty Bách hóa sau đó sang Công ty Bách hóa I trực thuộc Bộ Thương Mại. Do yêu cầu thực tiễn đặt ra của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải đổi mới cơ cấu tổ chức cũng như hình thức quản lý của Công ty từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần và một số hình thức khác để phù hợp với hoạt động của nền kinh tế. Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa được chuyển đổi theo hình thức Cổ phần hóa từ Công ty Bách hóa I thuộc Bộ Thương Mại, được hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103005116 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19 tháng 8 năm 2004. Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá. Trụ sở : 38 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04 – 8456986 Fax: 04 – 8452997 Tài khoản số : 43110102117 Chi nhánh NH No & PTNT Thanh Trì – Hà Nội. Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa. Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1985 Có tên là Cục Bách hóa ngũ kim trực thuộc Bộ Nội Thương. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh hàng kim khí, điện máy, thiết bị phụ tùng, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, lương thực, nông sản, vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất. Giai đoạn từ năm 1986 đến tháng 3 năm 1995 Có tên là Tổng Công ty Bách hóa - Bộ Thương Mại. Do yêu cầu đổi mới và mở cửa nền kinh tế nhằm nâng cao quy mô và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước. Chức năng nhiệm vụ kinh doanh được mở rộng hơn so với giai đoạn trước đó như: kinh doanh kho và vận tải, kinh doanh bách hóa, văn hóa phẩm, thuê đất xây dựng kho, xây dựng nhà máy quy mô vừa và nhỏ sản xuất hàng tiêu dung. Từ ngày 10 tháng 3 năm 1995 đến trước tháng 8 năm 2004 Theo quyết định số 156/ TM- TCCB ngày 10/03/1995 của Bộ Thương Mại, về việc hợp nhất Văn phòng Tổng công ty Bách hóa, Công ty Văn hóa phẩm, Công ty Bách hóa Văn Điển, Công ty Bách hóa Hải Phòng thành Công ty Bách hóa I trực thuộc Bộ Thương Mại. Mở rộng thêm các ngành kinh doanh mới : Thuốc lá, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, kinh doanh tài chính, kinh doanh cầm cố, kinh doanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh nhà, siêu thị, khách sạn, kinh doanh xuất - nhập khẩu. Từ ngày 19 tháng 8 năm 2004 đến nay Theo giấy phép kinh doanh số 0103005116 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp đã thành Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa. Do yêu cầu thực tiễn đặt ra phải đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý của các Doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức Cổ phần hóa và một số hình thức khác. Hiện nay Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Công ty Cổ phần, hoạt động theo quy chế của Công ty Cổ phần, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của Nhà nước Trụ sở : 38 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà nội. Điện thoại : 04- 8456986 Fax: 04- 8452997 Vốn điều lệ : 14.000.000.000 đ ( Mười bốn tỷ đồng). Tài khoản : 43110102117 Chi nhánh NH No & PTNT Thanh Trì-Hà nội Tổng số cán bộ công nhân viên: 207 người 2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần Tổng hóa Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là đơn vị kinh tế hoạch toán kinh độc lập theo hình thức Công ty Cổ phần, được sử dụng con dấu riêng, tiến hành đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh, hoạt động theo điều lệ Công ty cổ phần, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật. Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty Công ty cổ phần Tổng Bách hóa là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh tổng hợp, trong đó có chức năng kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu. - Trực tiếp xuất khẩu và xuất khẩu ủy thác các mặt hàng gạo, nông sản, thực phẩm. - Trực tiếp nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác các mặt hàng vật tư, sắt thép, nguyên liệu bột giấy, hàng tiêu dùng, phân bón các loại. - Tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng bách hóa. - Kinh doanh tổng hợp trong đó có hàng bách hóa, văn phòng phẩm, hàng nông sản, hàng kim khí, điện máy, thiết bị phụ tùng, vật tư bảo hộ lao động, - Kinh doanh tài chính và bất động sản, nhà, khách sạn, siêu thị. - Cung cấp dịch vụ cho thuê kho hàng và vận tải. Nhiệm vụ của Công ty - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh các mặt hàng mà Công ty có chức năng kinh doanh theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và điều lệ Công ty. - Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và cung cấp các dịch vụ phát triển theo kế hoạch và mục tiêu của Công ty. Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. - Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn và phát triển vốn thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Quản lý toàn diện, đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty theo pháp luật và chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ. - Chăm lo đời sống và tạo điều kiện cho người lao động phát triển, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Công ty. Quyền hạn của Công ty Quyền hạn của Công ty được quy định trong giấy phép thành lập Công ty và trong điều lệ doanh nghiệp theo đúng chức năng nhiệm vụ của Công ty và được quy định trong luật doanh nghiệp. - Sản xuất và kinh doanh theo mục đích thành lập Doanh nghiệp và theo giấy phép thành lập Công ty. - Chủ động trong sản xuất kinh doanh, trong kí kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước về kinh doanh, hợp tác đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. - Được sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản. Được huy động các nguồn vốn kế hoạch trong và ngoài nước theo luật pháp hiện hành và điều lệ của Công ty Cổ phần để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Được tham gia các hội chợ, triển lãm, tiếp thị, tham gia hội thảo kinh tế trong và ngoài nước, được cử đoàn đại diện của Công ty ra nước ngoài và mời các đoàn nước ngoài vào Việt Nam để hội thảo, đàm phán và kí kết hợp đồng theo quy định của Nhà nước. - Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinh doanh phù hợp với hình thức Công ty Cổ phần và có hiệu quả. - Được quyền khiếu nại, tố tụng trước cơ quan pháp luật về các vụ việc vi phạm chế độ chính sách của Nhà nước để bảo vệ lợi ích của Công ty và nhà nước. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung phụ thuộc rất lớn vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong những nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp xếp bố trí công nhân viên trong cơ cấu tổ chức phù hợp với năng lực và sở trường của họ. Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là một công ty cổ phần cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty phải theo mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần.( Xem sơ đồ 1). Sơ đồ 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA. ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TỔ CHỨC HC PHÒNG KẾ TOÁN TC PHÒNG ĐT KD T.CHÍNH PHÒNG KD KHO ĐT XÂY DỰNG PHÒNG KD TỔNG HỢP I PHÒNG KD TỔNG HỢP II T. TÂM KD TỔNG HỢP T. TÂM KD THUỐC LÁ T. TÂM VĂN HOÁ PHẨM TRUNG TÂM BÁCH HOÁ TỔNG KHO 6 TỔNG KHO HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TBH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TBH TP. HCM CỬA HÀNG VĂN PHÒNG PHẨM I CỬA HÀNG VĂN PHÒNG PHẨM II BAN KIỂM SOÁT Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo, quản lý Quan hệ kiểm soát Quan hệ hợp tác, nghiệp vụ Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là một Doanh nghiệp Nhà nước được Cổ phần hóa nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thường được tổ chức theo mô hình tổ chức của doanh nghiệp cổ phần. Cơ quan đứng đầu Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Đại hội cổ đông, được họp thường niên mỗi năm một lần bao gồm các Cổ đông của Công ty nhằm đánh giá tổng kết kết quả hoạt động của Công ty, bàn bạc và đưa ra những phương hướng phát triển Công ty, bổ nhiệm các vị trí trong hội đồng quản trị và các vấn đề về lợi nhuận, phân chia lợi nhuận. Đại hội cổ đông có quan hệ, quản lý Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty. Sau Đại hội cổ đông là Hội đồng quản trị, bao gồm 05 người đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị đưa ra những phương hướng, mục tiêu chiến lược cho công ty cũng như quyết định những chiến lược phát triển của Công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ bổ nhiệm Ban Tổng giám đốc, bổ nhiệm chức Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc của Công ty và chịu sự kiểm soát của Ban Kiểm Soát. - Ban Kiểm Soát: gồm 03 người do Đại hội cổ đông lập ra. Ban kiểm soát Có chức năng nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các hoạt động của tất cả các phòng ban, các đơn vị trực thuộc của Công ty kể cả Hội đồng quản trị. Tiếp theo đó là cơ cấu các phòng ban của Công ty. - Ban Tổng giám đốc: có 02 người Ban Tổng giám đốc điều hành quản lý tất cả các phòng ban và các trung tâm, đơn vị trực thuộc Công ty. Ban Tổng giám đốc quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị của Công ty và Nhà nước về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn. - Các phòng ban chức năng Công ty có 06 phòng chức năng. Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng nhiệm vụ giúp Ban Tổng giám đốc về tổ chức quản lý, nhân sự, lao động tiền lương và chế độ, khen thưởng và kỷ luật, bảo quản hồ sơ cán bộ công nhân viên. Phòng kế toán tài chính: Có chức năng nhiệm vụ giúp Ban Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty, quản lý nguồn vốn, hóa, tài sản của Công ty, thực hiện các công tác tín dụng, cân đối thu chi, thanh quyết toán đối với khách và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Tham gia xây dựng giá bán thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tìa chính theo chế độ của luật kế toán. Phòng Đầu tư kinh doanh tài chính: Có chức năng nhiệm vụ là đầu tư kinh doanh tài chính, giúp Ban Tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh tài chính của Công ty. Phòng kinh doanh kho đầu tư xây dựng: Tổ chức tiếp nhận nhập, xuất kho hợp lý, tổ chức bảo quản nhập kho, vận chuyển hóa theo hợp đồng với khách , tổ chức thuê đất xây dựng kho, cho thuê kho, Phòng kinh doanh tổng hợp I: Có chức năng nhiệm vụ tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong nước, nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ chào hàng, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu khách, kinh doanh kho cận liên doanh, liên kết, đàm phán với khách hàng ký kết hợp đồng trong phạm vi cho phép. Phòng kinh doanh tổng hợp II: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, khai thác nguồn hàng xuất, nhập khẩu. Trực tiếp thực hiện xuất và nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định của Công ty, tổ chức bán hàng hóa nội địa, dịch vụ theo quy định của Công ty. Sáu phòng ban chức năng này đều chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp từ Ban Tổng giám đốc và chịu sự kiểm soát của Ban kiểm soát. Trong đó phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng đầu tư kinh doanh tài chính, phòng kinh doanh kho đàu tư xây dựng có mối quan hệ hợp tác, nghiệp vụ với nhau. - Các đơn vị trực thuộc Công ty có 08 đơn vị trực thuộc. Trung tâm bách hóa: Trụ sở : 15 Bích Câu - Quận Đống Đa - Hà Nội. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Trung tâm bách hóa: Hàng lương thực: gạo, lúa, ngô. Hàng nông sản: Sắn, đỗ xanh, đỗ tương. Vật tư nông nghiệp: Phân đạm Ure, phân lân, phân kali. Vật tư xây dựng: sắt thép. Hàng báhc hóa: Đường, bánh kẹo, rượu. Trung tâm kinh doanh thuốc lá: Trụ sở: 23b Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà nội Trung tâm kinh doanh Tổng hợp: Trụ sở: 38 Phan Đình Phùng – Ba Đình – Hà nội Trung tâm văn hóa phẩm: Trụ sở: 15 Bích Câu - Đống Đa – Hà nội. Chi nhánh Thành phố Hải Phòng: Trụ sở: 23 Điện Biên Phủ - Ngô Quyền - Hải Phòng. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Trụ sở: 241 Cách mạng tháng Tám - Quận 3 – TPHCM. Tổng kho 6: Trụ sở: Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà nội. Trạm kho Hải Phòng: Trụ sở: Nam Sơn – An Dương – TP Hải Phòng. Các đơn vị trực thuộc này có quan hệ hợp tác nghiệp vụ với nhau. Mỗi đơn vị trực thuộc chuyên kinh doanh một số mặt , đồng thời kinh doanh tổng hợp tất cả các ngành hàng mà Công ty có chức năng kinh doanh. Các đơn vị trực thuộc này thực hiện chế độ hạch toán theo chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, được quy định cụ thể đối với phân cấp quản lý tổ chức cán bộ. Thủ trưởng của các đơn vị trực thuộc chịu sự lãnh đạo quản lý của Ban Tổng giam đốc, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động nội bộ theo đúng điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và theo pháp luật. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa. Vấn đề con người luôn được Công ty quan tâm chú trọng hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty luôn tìm cách nâng cao hơn nữa đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý cho các cán bộ. Công ty liên tục tuyển chọn thêm nhân viên mới có trình độ đáp ứng yêu cầu trong công việc của Công ty vào làm việc và thực hiện chính sách nghỉ hưu cho những cán bộ công nhân viên đến tuổi nghỉ hưu. Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm. Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) số lượng tỷ lệ (%) Tổng số lao động 249 100 235 100 234 100 207 100 Theo giới: - Nam 139 120 122 87 42 - Nữ 110 115 112 120 58 Theo trình độ: - Thạc sĩ 6 8 9 12 5,8 - Đại học 49 52 55 68 32,85 - Cao đẳng 60 65 47 39 18,85 Theo tuổi: - Tuổi 25- 40 60 55 58 70 33,8 - Tuổi 41- 50 120 135 125 100 48,3 - Tuổi 51- 55 69 45 51 37 17,9 Thu nhập bình quân (đồng) 995.703 1.094.530 1.234.174 1.500.000 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính năm 2005 Từ bảng số liệu trên cho thấy về số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty có sự tinh giảm qua các năm cụ thể năm 2001 số cán bộ công nhân viên là 249 người, năm 2002 là 235 người, năm 2003 là 234 người, nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể. Đặc biệt năm 2004 sau khi chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần thì số lượng cán bộ công nhân viên giảm đáng kể còn 207 người thể hiện sự tinh giảm có chọn lọc nhằm đáp ứng phù hợp với hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và có sự tăng lên về chất lượng trình độ cán bộ công nhân viên. Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ Thạc sĩ, đại học tăng lên 80 người năm 2004 so với 64 người năm 2003 và 60 người năm 2002. Về độ tuổi có sự trẻ hóa trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, Số lượng cán bộ công nhân viên độ tuổi từ 25- 40 và 41- 50 tăng qua các năm từ đó nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty có sự tăng lên đáng kể qua các năm và có mức thu nhập khá so với mức thu nhập trung bình hiện nay cụ thể năm 2001 là 995.703 đ/ người, năm 2002 là 1.094.530 đ/ người, năm 2003 là 1.234.174 đ/ người, năm 2004 là 1.500.000 đ/ người và theo báo cao tổng kết cuối năm 2005 của Công ty thì thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2005 là 1.650.000 đ/ người. Từ bảng trên cho thấy với cơ cấu lao động Nữ nhiều hơn Nam hiện nay và với đặc thù của một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thi cũng gặp một số khó khăn. Độ tuổi lao động tập chung phần lớn ở độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 48,3%. Cơ cấu trong phân bổ vị trí tại các phòng ban của Công ty theo mô hình Công ty cổ phần, thể hiện sự chuyên môn hoá cao trong phân bố vị trí. 2.2.1.4 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty. Tổng vốn điều lệ : 14.000.000.000 đồng Trong đó: - Vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp: Chiếm 49% tương ứng với 68.600 cổ phần = 6.860.000.000 đồng - Vốn do cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mua cổ phần: Chiếm 48% tương ứng với 67.320 cổ phần = 6.732.000.000 đồng - Vốn cổ phần bán cho đối tượng ngoài doanh nghiệp: Chiếm 3% tương ứng với 4.080 cổ phần = 408.000.000 đồng - Vốn kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm, năm 2001 là 11,336 tỷ đồng, năm 2002 là 11,782 tỷ đồng, năm 2003 là 13,185 tỷ đồng, năm 2004 là 14,000 tỷ đồng. - Tổng doanh thu hàng năm là: năm 2001 là 349,804 tỷ đồng, năm 2002 là 409,847 tỷ đồng, năm 2003 là 415,270 tỷ đồng, năm 2004 là 500 tỷ đồng. - Nộp Ngân sách hàng năm tăng: năm 2001 là 6,938 tỷ đồng, năm 2002 là 12,216 tỷ đồng, năm 2003 là 8,660 tỷ đồng, năm 2004 là 9,5 tỷ đồng, năm 2005 nộp Ngân sách tăng lên đến 11 tỷ đồng. 2.2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tình hình kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, hoạt động kinh doanh nội địa được Công ty rất chú trọng phát triển. Trong những năm trở lại đây Công ty đã mở rộng thêm một số ngành nghề mới như: kinh doanh kho, kinh doanh tài chính, kinh doanh bất động sản, và chú trọng phát triển mở rộng thị trường nội địa và có các Chi nhánh ở hầu hết các khu vùng như : Thành lập Chi nhánh Thành phố Hải Phòng, Chi nhánh TPHCM, Chi nhánh Miền Nam, Một số chỉ tiêu đạt được từ hoạt động kinh doanh được thể hiện trong dưới đây. Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 316,938 349,804 409,847 415,270 500 575 Vốn kinh doanh 11,197 11,336 11,782 13,185 14,000 14,500 Tỷ lệ doanh thu trên vốn kd 28,3 lần 30,85 lần 34,78 lần 31,5 lần 35,7 lần 39,65 lần Lợi nhuận trước thuế 1,011 0,923 1,196 0,822 2,885 3,800 Nộp ngân sách 29,687 6,938 12,216 8,660 9,500 10,987 Tổng số lao động 261 249 235 234 207 207 Thu nhập bình quân (đồng) 918,072 995,703 1.094.530 1.234.174 1.500.000 1.550.000 Nguồn: Phòng kế toán tài chính năm 2005. Với tổng vốn kinh doanh còn hạn hẹp chỉ khoảng dưới 15 tỷ đồng năm 2005 và các năm trước đó nhưng kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được là thành công. Doanh thu tăng hàng năm và cao cụ thể năm 2001 doanh thu là 349,804 tỷ đồng, năm 2002 là 409,847 tỷ đồng, năm 2003 là 415,270 tỷ đồng, năm 2004 là 500 tỷ đồng, năm 2005 là 575 tỷ đồng. Tỷ lệ Tổng doanh thu đạt được thường gấp 30 đến 40 lần vốn kinh doanh. - Tình hình kinh doanh của các đơn vị trực thuộc được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 2.4: kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Đơn vị: tỷ đồng STT Tên đơn vị 2003 2004 2005 Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Doanh thu Lợi nhuận trước thuế 1 V.P Công ty 162 0,282 200 1,800 230 2,200 2 T.Tâm VHP 40 0,100 45 0,180 55 0,200 3 T.Tâm BH 36 0,070 40 0,150 50 0,250 4 T.Tâm KDTH 30 0,040 37 0,120 40 0,150 5 T.T KD Thuốc lá 35 0,100 38 0,140 40 0,120 6 C.N Hải Phòng 55 0,110 63 0,200 70 0.400 7 C.N TPHCM 51 0,100 72 0,255 80 0,350 8 C.N Miền Nam 6 0,020 10 0,070 10 0,080 Tổng cộng 415 0,822 500 2,885 575 3,800 Nguồn: Phòng kế toán tài chính năm 2005. Từ bảng 2.4 cho thấy nhìn chung doanh thu của các đơn vị trực thuộc đều tăng lên qua các năm vừa qua, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển. Trong đó doanh thu của Văn phòng Côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0063.doc
Tài liệu liên quan