LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I 3
Những lý luận chung về hoạt động 3
quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp 3
nước ngoài tại Việt Nam 3
1.1. Bối cảnh chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.1. Sự ra đời của đầu tư trực tiếp 3
1.1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4
1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 5
1.3. Chức năng và các nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 10
1.3.1. Các chức năng của quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 10
1.3.2. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 12
1.4. Cơ chế Và bộ máy quản lý Nhà nước về ĐTNN 19
1.4.1. Cơ chế quản lý Nhà nước về ĐTNN 19
1.4.2. Bộ máy quản lý Nhà nước về ĐTNN 21
Chương II 27
Hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 27
2.1. Quản lý nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư 27
2.1.1. Dự án đầu tư và các đặc điểm của dự án đầu tư 27
2.1.1.1. Khái niệm 27
2.1.1.2. Vai trò của dự án đầu tư. 28
2.1.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư 28
2.1.2. Hoạt động quản lý Nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư 30
2.12.1.Ban hành danh mục địa bàn, lĩnh vực, dự án kêu gọi hợp tác đầu tư với nước ngoài. 30
2.1.2.2. Xúc tiến đầu tư, hướng dẫn hợp tác đầu tư với nước ngoài. 32
2.1.2.3. Hướng dẫn lập hồ sơ dự án đầu tư. 34
2.2. Thẩm định và cấp giấy phép đầu tư 39
2.2.1 Ý nghĩa và nội dung công tác thẩm định hồ sơ dự án 39
2.2.1.1 . Ý nghĩa công tác thẩm định. 39
2.2.1.2. Tổ chức các cơ quan thẩm định hồ sơ dự án. 40
2.2.1.3. Nội dung thẩm định hồ sơ dự án đầu tư 42
2.2.2. Thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. 46
2.3. Quản lý Nhà nước trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư 50
2.3.1.Quản lý Nhà nước trong giai đoạn tổ chức và triển khai DA 50
2.3.1.1 Giai đoạn tổ chức bộ máy nhân sự. 50
2.3.1.2. Sau khi bố trí tổ chức nhân sự thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thực hiện các thủ tục hành chính sau: 51
2.3.1.3. Quản lý Nhà nước trong giai đoạn cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. 52
2.3.1.4. Quản lý Nhà nước về xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam. 53
2.3.1.5. Quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, đăng ký xuất nhập cảnh 54
2.3.2. Quản lý Nhà nước khi dự án đi vào hoạt động 55
2.3.2.1. Hoạt động điều chỉnh bổ sung giấy phép đầu tư, kiểm tra giám sát các hoạt động của dự án 55
2.3.2.2. Hoạt động của các cơ quan thuế, hải quan, lao động khi dự án đi vào hoạt động 56
2.4 . tình hình quản lý Nhà nước về ĐTNN tại Việt Nam hiện nay 58
2.4.1. Tình hình 10 năm thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vướng mắc hiện nay của các nhà đầu tư 58
2.4.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 58
2.4.1.2. Tình hình triển khai các dự án đã cấp Giấy phép. 62
2.4.2. Ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế 64
2.4.2.1. Những ảnh hưởng tích cực: 64
2.4.2.2. Những mặt hạn chế: 68
2.4.3. Những đánh giá bước đầu về nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực FDI 71
2.4.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu đạt được 71
2.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động FDI 74
2.4.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan: 74
2.4.3.2.2. Nguyên nhân khách quan: 76
2.4.4. Những vướng mắc của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay 77
2.4.4.1. Về Hải quan: 77
2.4.4.2. Về thuế : 79
2.4.4.3. Về Tài chính -Ngân hàng : 81
2.4.4.4. Về xuất nhập khẩu : 82
2.4.4.5. Về đất đai : 83
2.4.4.6. Về Xây dựng: 83
2.4.4.7 Về nhập thiết bị đã qua sử dụng. 84
2.4.4.8. Vấn đề lao động: 85
2.4.4.9. Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN 86
2.5. Phân tích quá trình hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về ĐTNN qua các Luật ĐTNN 87
2.5.1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật ĐTNN 1996 87
2.5.2. Giai đoạn sau khi ban hành Luật ĐTNN 1996 đến nay 89
2.5.2.1. Những sửa đổi bổ sung cơ bản của Luật ĐTNN 1996 89
2.5.2.2. Những sửa đổi bổ sung cơ bản của Nghị định 12/CP 90
2.5.2.3. Việc thực hiện Nghị định số 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ và cải tiến các thủ tục ĐTTTNN 90
2.5.3. Nhận xét, đánh giá chung về hệ thống pháp luật ĐTNN hiện hành 91
2.5.3.1. Những mặt tích cực: 91
2.5.3.2. Những mặt còn hạn chế: 91
Chương III 94
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện 94
công tác quản lý Nhà nước về Đầu tư nước ngoài 94
3.1. Dự báo tình hình 94
3.1.1. Nhu cầu vốn FDI giai đoạn 1996-2000 và sau năm 2000 94
3.1.2. Bối cảnh tình hình liên quan đến FDI 97
3.1.2.1. Những thuận lợi cơ bản 97
3.1.2.2. Những khó khăn 98
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước để thúc đẩy ĐTNN trong thời gian tới 101
3.2.1. Thống nhất quan điểm nhận thức chung về FDI : 101
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn nước ngoài 101
3.2.3. Hoàn thiện luật pháp, chính sách 102
3.2.3.1. Tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến tới xây dựng một Luật đầu tư chung 102
3.2.3.2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách thủ tục tạo thuận lợi cho hoạt động FDI 102
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính 103
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực điều hành hoạt động FDI 104
3.2.5.1. Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư 104
3.2.5.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch liên quan quan đến FDI 105
3.2.5.3. Xử lý kịp thời những vướng mắc của các nhà đầu tư để thúc đẩy nhanh quá trình xem xét cấp giấy phép đầu tư và quá trình triển khai các dự án. 105
3.2.5.4. Tăng cường quản lý Nhà nước với hoạt động FDI 107
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 107
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
113 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải trả lời trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành thẩm định và cấp giấy phép trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án. Quá thời hạn mà không hoàn thành thì phải thông báo cho chủ đầu tư, các Cơ quan liên quan trong vòng 7 ngày từ khi hết hạn.
Thời hạn kể trên không kể thời gian nhà đầu tư được phép sửa đổi bổ sung hồ sơ xin cáp giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
+ Dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép phải hoàn thành thẩm định và cấp giấy phép trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án. Nếu không thực hiện được, phải báo cáo rõ lý do cho các ben liên quan biết trong vòng 7 ngày. Các dự án do UBND các địa phương được phân cấp cấp giấy phép đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển nghành kinh tế - kỹ thuật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương đã phê duyệt; có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm đáp ứng do MPI ban hành trong từng thời kỳ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài hợp doanh phải tự đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài; thiết bị, máy móc và công nghệ phải đáp ứng các quy định hiện hành, trường hợp không đáp ứng các quy định đó phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý nghành kinh tế- kỹ thuật chấp thuận bằng văn bản trước khi cấp giấy phép đầu tư; đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ. Sau khi cấp phép 7 ngày, UBND phải gửi giấy phép đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Quản lý ngành và các cơ quan liên quan.
+ Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài của Ban quản lý khu công nghiệp cấp giấy phép:
Hoàn thành thẩm định và cấp giấy phép trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ dự án. Sau đó 7 ngày gửi giấy phép đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sao gửi cho Bộ tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Quản lý chuyên ngành, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan khác. Hiện nay theo công văn số 07/KCN (16/7/1997) của Thủ tướng Chính phủ, các Ban quản lý KCN và KCX thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam- Đà Nẵng, Cần Thơ và các Ban quản lý KCN Đồng Nai, Dung Quất, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu được phép thẩm định và tự quyết định các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư đến 40 triệu USD và các doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp có quy mô đầu tư đến 5 triệu USD. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đáp ứng các điều kiện các quy định hiện hành thì Ban quản lý các Khu công nghiệp và khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất được uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có quy mô tới 10 triệu USD; các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh ở các địa phương còn lại được uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có quy mô tới 5 triệu USD.
Mọi yêu cầu đối với nhà đầu tư về sửa đổi bổ sung hồ sơ được thực hiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Sau 7 ngày nếu nhà đầu tư không trả lời bằng văn bản thì đơn xin đầu tư kèm hồ sơ dụ án đầu tư không còn giá trị.
Nhận xét chung:
So với một số nước trong khu vực thì thủ tục cấp giấy phép đầu tư của nước ta có phần phức tạp hơn, điều này còn phụ thuộc vào điều kiện xã hội của mỗi quốc gia cũng như hoàn cảnh lịch sử địa lý khác nhau. Những năm gần đây, Việt Nam luôn tìm cách cải tiến đơn giản hoá thủ tục đầu tư trong đó có thủ tục cấp giấy phép đầu tư. Có thể nói chúng ta đã thu được nhiều thành công khá khích lệ.
Cải cách thủ tục đầu tư đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên và không thể ngay một lúc chuyển hẳn sang chế độ đăng ký thay cho cơ chế “xin - cho” nhưng chúng ta phải nhận thức được rằng đến một thời điểm nhất định, chính các quan hệ đầu tư trực tiếp sẽ quyết định hình thức của những thủ tục đầu tư mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi chúng ta.
Cải cách công tác cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài gắn liền với việc cải cách thủ tục thành lập các doanh nghiệp trong nước. Thiết nghĩ rằng, đến thời điểm hợp lý, cơ chế “xin -cho” sẽ chấm dứt và thay thế vào đó là chế độ đăng ký kinh doanh như quy định của Luật HTX hiện nay.
2.3. Quản lý Nhà nước trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
2.3.1.Quản lý Nhà nước trong giai đoạn tổ chức và triển khai DA
2.3.1.1 Giai đoạn tổ chức bộ máy nhân sự.
Việc tổ chức nhân sự cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh sau khi đựoc cấp giấy phép đầu tư quy định tại thông tư số 03/BKH-QLDA 15/03/1997, theo điều 1 của thông tư này thì trong thời hạn 2 tháng các bên liên doanh, chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên hợp doanh phải thành lập bộ máy của tổ chức nhân sự. Danh mục nhân sự quản lý doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và đại diện cho các bên hợp doanh được đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận danh sách nhân sự sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan cấp giấy phép đầu tư. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì danh sách nhân sự quản lý doanh nghiệp được đăng ký theo trình tự trên và sao gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Quản lý Nhà nước trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc yêu cầu các bên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật đầu tư nước ngoài, nghị định 12/CP và thông tư 03/BKH-QLDA vè tổ chức nhân sự doanh nghiệp và đại diện cho các bên trong hợp doanh. hoạt động quản lý ở giai đoạn này chủ yếu thông qua các hoạt động của phía Việt Nam trong liên doanh, đặc biệt khi phía Việt Nam là cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước.
Đối với bên Việt nam là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, xã hội dự kiến về nhân sự phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thông qua.
Thành viên của bên Việt Nam trong hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh và trong ban đều phối hợp đồng hợp tác kinh doanh chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với nước ngoài, về việc thực thi các quyết định của doanh nghiệp và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lãnh đạo liên doanh trong việc thực thi các quyết định của doanh nghiệp và của các cơ quan Nhà nuức có thẩm quyền, lãnh đạo liên doanh trong việc thi hành pháp luật và theo dõi kiểm tra hoạt động của liên doanh theo đúng quy định của giấy phép đầu tư của pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam hoặc cơ quan quản lý doanh nghiệp Việt nam có trách nhiệm quản lý theo dõi hoạt động của liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2.3.1.2. Sau khi bố trí tổ chức nhân sự thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thực hiện các thủ tục hành chính sau:
Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp theo quy định tại điều 32, nghị định 12/CP như sau: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh phải bố cáo trên báo Trung ương hoặc báo địa phương những thông tin chính được quy định trong Giấy phép đầu tư. Nội dung bố cáo gồm:
+ Tên, địa chỉ của các liên doanh, các bên hợp doanh hoặc của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
+ Vốn hợp doanh, vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ góp vốn của mỗi bên;
+ Đại diện của doanh nghiệp hoặc các bên hợp doanh trước Toà án, Trọng tài và các Cơ quan nhà nước Việt Nam;
+ Ngày cấp Giấy phép đầu tư, thời gian hoạt động của doanh nghiệp hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.”
Khắc và đăng ký con dấu tại Sở công an cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
Mở tài khoản tại ngân hàng, đăng ký chế độ kế toán áp dụng tại Bộ Tài chính.
Đăng ký kế hoạch tuyển dụng lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương.
2.3.1.3. Quản lý Nhà nước trong giai đoạn cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài nộp hồ sơ xin giấy phép sử dụng đất theo quy định tại chương IV nghị định 12/CP và thông tư 679/TT-ĐC của Tổng cục Địa chính 15/05/1997.
Sau khi dự án được cấp giấy phép đầu tư, bên thuê đát gửi đến Sở Địa chính các văn bản sau: Bản sao giấy phép đầu tư và bản đồ địa chính khu đất. Nhận được các văn bản này Sở Địa chính kiểm tra, xác nhận vào bản đồ địa chính khu đất và lập biên bản thẩm tra hồ sơ đất đai. Sở Địa chính thành lập hai bộ hồ sơ xin thuê đất và trình Tổng cục Địa chính hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (tuỳ theo từng dự án) để xét duyệt việc cho thuê đất. Sau khi quyết định cho thuê đất, bên thuê đất liên hệ với Sở Địa chính để nhận bàn giao môi giới khu đất và ký hợp đồng thuê đất. Việc triển khai thực hiện quyết định cho thuê đất do các bên sử dụng đất tiến hành bằng việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất phải làm đơn xin thuê lại đất và gửi đến tổ chức được nhà nước cho thuê đất xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng.
Tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển và việc miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển do Bộ Tài chính quy định. Giá tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với từng dự án được giữ ổn định tối thiểu là 5 năm, khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước.
Đối với những dự án đầu tư trả tiền thuê đất theo mức quy định tại Giấy phép đầu tư trước khi có quyết định tăng tiền thuê đất thì tiếp tục được trả tiền thuê đất thì tiếp tục được trả tiền thuê đất ở mức đã được quy định trong Giấy phép đầu tư trong thời hạn 5 năm tiếp theo kể từ ngày có quyết định tăng tiền thuê đất.
Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh đã trả tiền thuê đất cho suốt thời hạn thuê đất, mặt nước, mặt biển hoặc cho từng thời kỳ, nếu giá tiền thuê có taeng trong thời hạn đó thì tiền thuê đã trả không điều chỉnh lại.
Trường hợp Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh được phép góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn do các bên thoả thuận trên cơ sở khung giá tiền thuê đất do Bộ Tài chính quy định và được giữ ổn định trong suốt thời gian cam kết góp vốn.
Bên Việt Nam có trách nhiệm nhận nợ với Ngân sách Nhà nước số vốn đã góp bằng giá trị quyền sử dụng đất và có trách nhiệm hoàn trả số nợ đó cho Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thuê đất đối với dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên; các loại đất khác từ 50 ha trở lên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê đất đối với các dự án còn lại.
2.3.1.4. Quản lý Nhà nước về xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam.
a. Thẩm định thiết kế công trình xây dựng và quết định xây dựng công trình.
Theo điều 84, nghị định 12/CP thiết kế công trình xây dựng được thẩm định với các nội dung sau:
Cách pháp lý của tổ chức thiết kế.
Sự phù hợp của bản thiết kế so với quy hoạch và kiến trúc đã được thẩm định trong dự án và quy hoạch chi tiết được duyệt.
Sự tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế, xây dựng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài được Bộ Xây dựng chấp thuận.
+ Về tư cách pháp lý của tổ chức quốc tế:
Tổ chức tư vấn thiết kế thực hiện thiết kế công trình phải có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề thiết kế do Việt Nam cấp hoặc nước ngoài cấp và phải được chủ đầu tư thông báo bằng văn bản là được chọn thầu hoặc trúng thầu khi đấu thầu theo quy chế đấu thầu.
Tổ chức tư vấn thiết kế Việt Nam thiết kế công trình phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn, thiết kế.
Tổ chức tư vấn thiết kế nước ngoài trúng thầu hoặc được chọn để thiết kế công trình phải liên kết với ít nhất một tổ chức tư vấn thiết kế Việt Nam.
Việc khảo sát phục vụ thiết kế công trình phải do tổ chức khảo sát Việt Nam có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực ghi trong chứng chỉ hành nghề để thực hiện, theo yêu cầu của tổ chức thiết kế thông qua hợp đồng kinh tế.
+ Sự phù hợp của thiết kế về quy hoạch và kiến trúc.
Thiết kế công trình phải đảm bảo phù hợp với thiết kế sơ bộ khi duyệt dự án và quy hoạch chi tiết được duyệt; các giải pháp không được vượt quá quy định của chứng chỉ quy hoạch; trường hợp có điều chỉnh thì phải được cơ quan cấp chứng chỉ quy hoạch chấp nhận bằng văn bản. Việc đấu nối với các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào dự án phải phù hợp với quy hoạch.
Thiết kế công trình phải được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hoặc tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Việc tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và quyết định xây dựng tại điều 85, nghị định 12/CP như sau:
Bộ Xây dựng nhận trực tiếp hồ sơ của chủ đầu tư để thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A. Sở Xây dựng cấp tỉnh nhạn trực tiếp hồ sơ thiết kế nhóm B từ chủ đầu tư để tổ chức việc thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Khi thẩm định các thiết kế có liên quan đến chuyên nghành xây dựng khác, cơ quan thẩm định phải mời Bộ hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên nghành và kiến trúc sư trưởng thành phố tham gia. Thiết kế kỹ thuật công trình phải được Bộ trưởng Bộ xây dựng hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản. Chủ đầu tư sau khi nhận được thông báo về kết quả thẩm định thì mới được tiến hành xây dựng công trình.
Thời hạn thẩm định thiết kế toàn bộ công trình hoặc theo giai đoạn (đối với dự án có quy mô lớn, nhiều hạng mục công trình) là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi có quyết định về việc thẩm định thiết kế và xây dựng công trình, chủ đầu tư được tiến hành việc xây dựng nhưng phải thông báo chậm nhất 10 ngày trước khi khởi công cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình.
b. Để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải tổ chức đấu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn, thiết kế, tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị và xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu.
2.3.1.5. Quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, đăng ký xuất nhập cảnh
Theo khoản 1, điều 47, nghị định 12/CP thì trong thời hạn 60 ngày khi cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh thực hiện việc đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu và đăng ký sản phẩm tiêu thụ trong nước với Bộ Thương Mại.
Theo điều 87, Nghị định 12/CP: Người nước ngoài đang thực hiện dự án đầu tư được cấp thị thực nhập cảnh có giá trị nhiều lần phù hợp với thời hạn hoạt động của dự án.
2.3.2. Quản lý Nhà nước khi dự án đi vào hoạt động
2.3.2.1. Hoạt động điều chỉnh bổ sung giấy phép đầu tư, kiểm tra giám sát các hoạt động của dự án
Việc điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư được quy định chi tiết tại phần II thông tư 03/BKH-QLDA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều 5 thông tư này quy định: Đối với tất cả các trường hợp điều chỉnh, bổ sung cấp giấy phép đầu tư, chủ đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư.
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư do Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất ký.
+ Quyết định của Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh, thỏa thuận của các Bên tham gia hợp đông hợp tác kinh doanh, đề nghị của chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Giấy phép đầu tư từ ngày được cấp đến thời điểm xin điều chỉnh, bổ sung.
Ngoài các tài liệu trên chủ đầu tư phải gửi các văn bản giải trình, tài liệu giải trình khác tuỳ theo nội dung điều chỉnh bổ sung.
Khoản 2, điều 6- thông tư 03/BKH-QLDA quy định thẩm quyền quyết định việc bổ sung cấp giấy phép như sau:
+ Việc điều chỉnh bổ sung cấp giấy phép đầu tư mà không thay đổi mục tiêu và quy mô dự án thì cơ quan nào cấp phéo đâu tư sẽ thực hiện việc điều chỉnh bổ sung cấp giấy phép trong phạm vi thẩm quyền của mình.
+ Việc điều chỉnh bổ sung giấy phép làm thay đổi mục tiêu, quy mô dự án thì đối với dự án nhóm A và cả dự án nhóm B khác sau khi điều chỉnh trở thành dự án nhóm A sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định việc điều chỉnh bổ sung. Đối với các dự án khác, cơ quan cấp giấy phép đầu tư xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan trước khi quyết định việc điều chỉnh, bổ sung giấy phép.
Điều 7, thông tư này quy định về thời hạn quyết định việc điều chỉnh bổ sung như sau:
+ Nếu việc sửa đổi bổ sung không làm thay đổi mục tiêu và quy mô dự án thì thời hạn thông báo quyết định cho chủ đầu tư là 15 ngày.
+ Nếu việc sửa đổi, bổ sung làm thay đổi mục tiêu, quy mô dự án thì thời hạn thông báo quyết định cho chủ đầu tư là 30 ngày.
Theo điều 9, thông tư 03/BKH-QLDA thì cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh theo chức năng, thẩm quyền được pháp luật quy định. Theo các điều 95, 96, 97 nghị định 12/CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,các Bộ, ngành thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các địa phương thực hiện việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, phối hợp với các Bộ và địa phương thực hiện việc kiểm tra chuyên đề. Định kỳ hàng quý, hàng tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giao ban với các Bộ Tài chính, Thương mại, để xem xét đánh giá công tác xuất nhập khẩu; tiêu thụ sản phẩm, thực hiện nghĩa vụ tài chính của các doanh ngiệp có vốn ĐTNN, của các bên hợp doanh.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, hàng quý thực hiện việc giao ban với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại địa bàn làm đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động của chúng. Làm đầu mối tổ chức kiểm tr, định kỳ trên địa bàn kiến nghị các Bộ ngành phối hợp kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm.
Các Bộ chuyên ngành đánh giá hoạt động hợp tác đầu tư theo ngành, đề xuất và làm đầu mối tổ chức kiểm tra theo chuyên đề cácdựu án đầu tư nước ngoài.
Các cơ quan quản lý doanh nghiệp quy định chế độ báo cáo và thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp Việt Nam đi hợp tác liên doanh với nước ngoài.
2.3.2.2. Hoạt động của các cơ quan thuế, hải quan, lao động khi dự án đi vào hoạt động
Có thể nói rằng, hoạt động quản lý Nhà nước đối với các dự án đi vào hoạt động chủ yếu được tập trung ở hoạt động của cơ quan thuế, hải quan và quản lý lao động.
Theo thông tư số 51/TC-TCT ngày 03/07/93 của Bộ Tài chính thì chậm nhất là 5 ngày trước khi bắt đầu hoạt động hoặc giải thể, hoặc thay đổi mặt hàng hoặc thay đổi địa điểm đặt trụ sở điều hành, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phụ thuộc của doanh nghiệp hoặc bên nước ngoài hợp doanh phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan thuế tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở điều hành. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kê khai thuế. Xuất trình đầy đủ các sổ sách, chứng từ kế toán và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế, quyết toán thuế khi cơ quan thuế yêu cầu. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN và bên nước ngoài hợp doanh có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định.
Hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan hải quan tập trung ở các vấn đề cụ thể hoá các điều 40, 47, 48, 63, 76, 96 và 98, 103 của nghị định 12/CP.
Hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn ĐTNN và của các hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp có vốn ĐTNN) đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan chức năng.
Theo điều 47, 76 nghị định 12/CP, điều 2 nghị định 89/CP ngày 15/12/95 thì tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải được Bộ Thương mại cho phép bằng văn bản. Hải quan căn cứ vào văn bản này để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị, vật tư, máy móc tạo tài sản cố định thì hải quan yêu cầu chủ hàng nộp giấy chứng nhận giám định về giá trị và chất lượng hàng hoá.
Doanh nghiệp muốn thành lập kho bảo thuế phải nộp cho hải quan cấp tỉnh hồ sơ xin phép. Căn cứ vào hồ sơ và đề xuất của hải quan cấp tỉnh, tổng cục hải quan sẽ quyết định cấp hoặc không cấp kho bảo thuế.
Việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN và thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại điều 25, Luật ĐTNN, điều 51, 52 nghị định 12/CP.
Theo điều 52, nghị định 12/CP thì: "Cơ quan thanh tra lao động có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến điều kiện lao động và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp có vốn ĐTNN".
Quan hệ lao động trong Khu Công nghiệp được quy định trong quy chế Khu Công nghiệp ban hành kèm theo nghị định 36/CP, theo đó việc tuyển dụng lao động và làm việc tại các doanh nghiệp Khu Công nghiệp phải tuân theo nghị định 72/CP ngày 31/10/95 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2.4 . tình hình quản lý Nhà nước về ĐTNN tại Việt Nam hiện nay
2.4.1. Tình hình 10 năm thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vướng mắc hiện nay của các nhà đầu tư
2.4.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Kể từ khi ban hành Luật ĐTNN năm 1987 đến hết ngày 30/4/1998 đã có 2379 dự án được cấp Giấy phép đầu tư, với số vốn đăng ký đạt 32.295,5 tr.USD; phân theo các năm như sau:
bảng 2 : Tình hình cấp Giấy phép đầu tư từ 1988 đến nay
1988-1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
4 tháng đầu năm 1998
Tổng
Số dự án đ.tư
219
149
197
277
367
408
367
336
59
2379
Vốn đký
(triệu USD)
1582
1294
2036
2652
4071
6616
8528
4453
1063,5
32295,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Cũng trong thời gian trên đã có 555 dự án mở rộng quy mô với số vốn tăng thêm là 3830 tr.USD; nâng tổng số vốn cấp mới và bổ sung đạt 36.125,5 tr.USD.
Trong số các dự án đã cấp phép, trừ 26 dự án đã kết thúc hoạt động với số vốn là 141,1 tr.USD và 374 dự án bị rút Giấy phép đầu tư với số vốn là 2869 tr.USD, hiện còn 1979 dự án có hiệu lực với tổng vốn đăng ký (cả cấp mới và bổ sung) là 33. 115,4 tr.USD.
Một số nhận xét khái quát:
a/ Nhịp độ thu hút vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh so với các nước trong khu vực, nhất là thời kỳ 1991-1996
Quy mô vốn đầu tư cấp giấy phép năm 1996 bằng hơn 23 lần năm 1988 và bằng 6,6 lần năm 1991 là năm ĐTTTNN bắt đầu ổn định và phát triển. Nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam gia tăng vì Việt Nam là thị trường đầu tư mới có môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và đang xúc tiến quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư, các quy định của Luật ĐT hấp dẫn và tự do, lợi thế chi phí có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên tương tự Trung Quốc và các nước ASEAN khác, vốn FDI vào Việt Nam từ năm 1997 đến nay chững lại và giảm sút do ảnh hưởng của cạnh tranh quốc tế và khủng hoảng tài chính tiền tệ tong khu vực; nhất là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê.
b/ Cơ cấu thu hút vốn FDI thay đổi theo chiều hướng phù hợp hơn với yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đất nước
- Những năm đầu, vốn FDI tập trung phần lớn vào thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê; nhưng những năm gần đây, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất (nhất là vào công nghiệp) đã gia tăng nhanh; hiện chiếm tới 76,5% số dự án và 53,5% vốn đầu tư. Trong đó, 2/3 số dự án là đầu tư chiều sâu để nâng cấp, mở rộng các cơ sở kinh tế hiện có. Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh và sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động; ứng dụng công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại...
Tuy nhiên vốn FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, hiện mới có 297 dự án (chiếm 12,5%) với tổng vốn đăng ký là 1287 tr.USD (chiếm gần 4% tổng vốn FDI). Tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ khá cao (chiếm 46,5%) tuy số dự án không nhiều (23,5%); trong đó, riêng lĩnh vực khách sạn-du lịch và văn phòng, căn hộ cho thuê còn chiếm tới 34,74% số vốn đăng ký, tuy dự án chỉ chiếm 12,3%.
Ưu tiên ngành của FDI còn tuỳ thuộc vào các nhà đầu tư của các nước. Các công ty đa quốc gia của các nước công nghiệp như Nhật, Tây Âu, Mỹ hướng vào các dự án khai thác dầu khí lớn, công nghiệp sản xuất ô tô, viễn thông, hoá chất,... Ngược lại các nhà đầu tư từ các nước Nics Đông á, ASEAN lại tập trung nhiều hơn vào công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng khách sạn, văn phiòng cho thuê,...
Bảng 3: Tình hình cấp Giấy phép đầu tư
theo khu vực kinh tế từ (1988 đến 30/4/1998)
Khu vực
Số dự án cấp phép Vốn đăng ký
Dự án
Tỷ trọng (%)
Vốn (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
1. Công nghiệp và xây dựng
1480
62,26
15.833,8
49,48
2. Nông, lâm, ngư nghiệp
297
12,49
1.286,8
4,02
3. Dịch vụ
Trong đó: khách sạn, du lịch, văn phòng, căn hộ cho thuê
600
293
25,24
12,33
14.874,4
11.113,7
46,49
34,74
Tổng cộng
2.377
100
31.995
100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ có chuyển biến; Những năm đầu, vốn FDI chủ yếu tập trung khu vực phía Nam; các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm khoảng 25% dự án và 20% vốn đăng ký, đến nay các tỷ lệ này đã tăng lên là 28,5% và 39%. Tuy nhiên, trừ việc thăm dò dầu khí ở thềm lục địa thì có tới 81,7% số dự án và 85,9% số vốn đăng ký tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm, là nơi có nhiều thuận lợi về kết cấu hạ tầng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lực lượng lao động có kỹ năng, có vị trí chiến lược quan trọng và lợi thế tự nhiên. Riêng địa bàn trọng điểm phía Nam đã chiếm 56,9% dự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0013.doc