Đề tài Hoạt động quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

I. Một số vấn đề tổng quan về BHXH

1. Khái niệm BHXH .3

2. Bản chất BHXH .5

3. Sự cần thiết và tác dụng của BHXH.7

4. Nội dung cơ bản của BHXH.10

II. Khái niệm chung về Quỹ BHXH

1. Khái niệm Quỹ BHXH.15

2. Sự cần thiết Quỹ BHXH.16

3. Nguồn hình thành Quỹ BHXH.17

4. Phân loại quỹ BHXH.18

5. Quản lý Quỹ BHXH.19

III. Tình hình thực hiện BHXH ở một số quốc gia trên thế giới

1. Mỹ.20

2. Pháp.20

3. Ở một số nước Đông Á. 21

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ BHXH

I. Vài nét về BHXH ở Việt Nam

1. Chính sách BHXH giai đoạn trước 1995 . 24

2. Chính sách giai đoạn 1995 dến nay . 25

II. Thực trạng quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam

1. Giai Đoạn trước 1995 . 27

2. Giai đoạn từ 1995 đến nay . 42

CHƯƠNG III

HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ QUỸ BHXH

VIỆT NAM

I. Đánh giá những khó khăn và thuận lợi

1. Khó khăn . 78

2. Thuận lợi .81

II. Dự báo về nhu cầu BHXH ở Việt Nam

1. Dự báo về nhu cầu tham gia BHXH .82

2. Dự báo quỹ BHXH .86

III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và đổi mới quản lý Quỹ BHXH Việt Nam

1. Một số quan điểm về cơ chế quản lý Quỹ BHXH .89

2. Về mặt quản lý nhà nước .92

3. Về mặt quản lý sự nghiệp .95

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch đã có khoảng vượt trội là 51,15% năm 1997 số thu BHXH đã có khoảng vượt trội là 24,47% năm 1998 là 9,48%- năm này do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực, năm 1999 là 13,91% và năm 2000 là 6 %. Như vậy, số thu BHXH của mấy năm qua đã vượt kế hoạch đề ra, tỷ lệ giữa số thu thực hiện và số thu theo kế hoạch (Số thu thực hiện/ số thu theo kế hoach) > 100% Thực tế nguồn thu của các năm qua không những đạt kế hoạch mà còn vượt mức kế hoạch nên đă có tác động tốt đến chi BHXH. Nguyên nhân của việc này là do: trước năm 1995 quỹ còn chịu sự quản lý của hai cơ quan nên đối tượng tham gia thì ít mà công việc chi trả cho các đối tượng lại nhiều nên không thể “Lấy thu bù chi” được vì nguồn thu quá ít. Từ khi có Nghị định 19/CP ra đời, quỹ BHXH đã được hạch toán độc lập với hai cơ quan nói trên. Từ đó đến nay đã kịp thời đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động, các đối tượng tham gia BHXH nộp đủ và kịp thời vào quỹ BHXH làm cho quỹ BHXH ngày càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của mình. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân nữa như: Do hàng năm Bộ Tài chính căn cứ vào số thực hiện của năm trước và tình hình mới để đưa ra số kế hoạch năm sau để thu cho hợp lý hơn. Chẳng hạn nhìn vào các con số năm 1996 số thực hiện là 2569,7 tỷ và số kế hoạch của năm 1997 là 2768 tỷ đồng, năm 1998 số thực hiện là 3875,9 tỷ đồng và số kế hoạch của năm 1999 là 3676 tỷ đồng. Như vậy, với số liệu kế hoạch hàng năm đưa ra cho thấy Bộ Tài chính đã đưa ra số kế hoạch năm sau sát với năm trước, đây là những tính toán hợp lý có ý nghĩa tác động đến việc thực hiện công tác thu BHXH. Mặt khác công tác thu BHXH đã được giao xuống tận BHXH cơ sở. Đạt được kết quả như vậy là do sự cố gắng nỗ lực của công chức, viên chức trong toàn ngành, mà trước hết là những người làm công tác thu; BHXH các tỉnh, thành phố đã kết hợp công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH với công tác thu. Vì vậy đã làm tăng thêm ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. Việc triển khai công tác cấp sổ BHXH đã tạo được niềm tin cho người lao động, đã phát hiện kịp thời các trường hợp khai giảm số lao động và quỹ lương của các đơn vị sử dụng lao động, tạo điều kiện truy thu một số lượng lớn tiền đóng BHXH còn nợ đọng. Đến nay người sử dụng lao động và người lao động đã nhận thức được nguyên tắc có đúng BHXH mới được hưởng quyền lợi BHXH và thực hiện đầy đủ. Quỹ BHXH ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của nó trong đời sống của người lao động. Cụ thể những số liệu sau đây giúp chúng ta thấy rõ hơn được tình hình thu BHXH qua các năm. Bảng 8: Tình hình tăng thu BHXH (1996 - 2000) (Đơn vị : tỷ đồng) Năm Tổng thu Trong đó Tăng so với năm trước BHXH Truy thu Thực thu trong năm số tuyệt đối Số tương đối (%) 1996 2569,7 290 2279,7 1997 3445,6 250 3195,6 875,9 134,08 1998 3875,9 98 3777,9 430,3 112,48 1999 4188,3 185 4003,3 312,4 108,06 2000 5215,2 215 5000,2 1026,9 124,5 (Nguồn: Vụ BHXH) Nhìn vào bảng số liệu, thấy số thu BHXH năm sau không ngừng tăng hơn năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể năm 1997 tăng so với năm 1996 là 875,9 tỷ tương ứng 34,08%; năm 1998 tăng so với 1997 là 430,3 tỷ đồng tương ứng 12,48%; năm 1999 tăng so với năm 1998 là 312,4 tỷ tương ứng 8,06%; năm 2000 tăng so với năm 1999 là 1026,9 tương ứng 24,5% . Như vậy việc thu BHXH không những vượt kết hoạch mà còn năm sau tăng hơn năm trước đã tạo cho quỹ BHXH có tích luỹ sau khi đã chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH từ 1/1/1995 trở lại đây. Để thấy rõ hơn tình hình thu, ta xem xét cơ cấu thu BHXH của các loại hình doanh nghiệp. Bảng 9: Cơ cấu BHXH của các doanh nghiệp (năm 1998 - 2000) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tỷ đồng % so với tổng thu Tỷ đồng % so với tổng thu Tỷ đồng % so với tổng thu 1. DNNN 1299,50 33,52 1494,3 35,67 1464,3 28,08 2. D N Liên doanh 417,47 10,77 594,7 14,20 963,76 18,48 3. D N ngoài QD 148,31 3,83 193,2 4,61 187,89 3,6 4. Hành chính SN và xã, phường, AN, QP 2010,86 51,88 1906,1 45,52 2599,25 49,84 (Nguồn: Vụ BHXH) Nhìn vào bảng số liệu qua 3 năm 1998 - 1999 - 2000 cho thấy hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước tham gia BHXH. Vì vậy số thu quỹ BHXH cho quỹ BHXH chủ yếu là từ DNNN. Cụ thể các năm 1998, 1999, 2000 đạt: 1299,50; 1494,3; 1464,30 tỷ đồng tương ứng 33,52%; 35,67%; 28,08% so với tổng thu BHXH. Tình hình thu BHXH đã có sự thay đổi về cơ cấu thu, thu từ doanh nghiệp Nhà nước đã bắt đầu thu hẹp dần và thu từ doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại tăng lên. Tuy nhiên, số thu từ các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm chủ yếu trong tổng thu, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu. Từ đó chúng ta thấy rằng trong những năm qua doanh nghiệp Nhà nước do đổi mới, sắp xếp lại nền quy mô doanh nghiệp và thu nhập tài chính ngày càng gọn, doanh nghiệp Nhà nước ngoài quốc doanh ngày càng tăng trưởng cả về số lượng, quy mô doanh nghiệp. Mặt khác, do chính sách kinh tế mới của Nhà nước ta nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư làm cho số lượng doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng tăng lên và thu BHXH từ những doanh nghiệp này cũng tăng lên. Trong thời gian tới, đi đôi với công cuộc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, chúng ta phải tập trung khai thác khả năng đóng BHXH của doanh nghiệp Nhà nước vì thu BHXH từ doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ngoài ra phải khai thác hơn nữa số thu BHXH của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp liên doanh. Để thực hiện được chúng ta phải xem xét lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác tăng cường công tác quản lý thu, có các chế tài đủ mạnh thì mới đảm bảo được tăng số đơn vị tham gia BHXH và tăng thu. Những năm trước đây, BHXH vừa hình thành, nhiều chế độ, nhiều chính sách chưa được chặt chẽ, người dân chưa hiểu được ý nghĩa của việc nộp BHXH. Đến nay với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các chế độ BHXH đã được hoàn thiện nên đã khuyến khích được người lao động nộp BHXH làm cho quỹ BHXH ngày càng tăng trưởng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân nữa: đó là do các năm trước vì tình trạng quản lý thu chưa được chặt chẽ cho nên số thu của các năm trước còn tồn đọng nhiều, không đôn đốc nộp kịp thời . Mặt khác do quỹ BHXH còn do 2 cơ quan là Bộ LĐTBXH và Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam quản lý, khả năng trình độ của cán bộ làm BHXH hạn hẹp nên đã dẫn đến tình trạng như vậy. Nếu xem xét hình thức bên ngoài thì số thu BHXH hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Song tình hình tồn đọng BHXH còn khá lớn số truy thu BHXH ngày càng giảm đi một cách đáng kể. Cụ thể, năm 19996 là 290 tỷ đồng, năm 1997 là 250 tỷ, năm 1998 là 98 tỷ, năm 1999 là 185 tỷ và năm 2000 là 100 tỷ, nghĩa là vẫn còn một số tiền BHXH tồn đọng kéo dài tập trung ở một số địa phương, một số đơn vị sử dụng lao động và một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh không nộp tiền BHXH, trốn tránh, khai báo thiếu nhân công lao động nên đã dẫn đến nợ đọng BHXH. Để có biện pháp khắc phục tình trạng này chúng ta đi tìm hiểu một số nguyên nhân sau: + Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian qua biến động theo chiều hướng giảm sút, do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực. Mặt khác, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh này thường xuyên biến động về lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nhiều chủ sử dụng lao động đã lợi dụng tìm cách trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH. Ngoài ra diễn biến thời tiết trong những năm qua có nhiều phức tạp, tiếp theo các đợt nắng hạn kéo dài ở miền Trung và Tây nguyên là các đợt mưa lũ, bão gây những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, làm đình trệ sản xuất dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH cho người lao động. Tình trạng này đã gây khó khăn cho việc thu nộp BHXH và giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp Luật. + Việc quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và việc triển khai thực hiện Bộ Luật lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn hạn chế, nhiều doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn, việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể còn nhiều kẽ hở, thiếu chặt chẽ...Vì vậy thiếu căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH và giải quyết các quyền lợi về BHXH liên quan đến người lao động. + Người lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn ít hiểu biết pháp Luật về lao động, về các chế độ chính sách BHXH, một số có hiểu biết nhưng do sức ép về việc làm nên không giám đấu tranh với chủ sử dụng lao động vì sợ mất việc làm. + Bản thân một số chế độ, chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa phù hợp để có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy sản xuất trong các doanh nghiệp này, bên cạnh đó các thủ tục, hồ sơ về BHXH quy định cho khu vực này chưa thật phù hợp, vì vậy đã ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH của người lao động. + Cơ quan BHXH chưa có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm về nghĩa vụ đóng BHXH, mà phải dựa vào các cơ quan chức năng, vào sự tác động của cấp uỷ đảng, tổ chức đoàn thể. Trong khi đó cơ quan BHXH lại không có sự hỗ trợ nào về kinh phí cho công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Ngay cả khi kiểu tra thu được một số tiền lớn nợ đọng BHXH, các cơ quan tham gia cùng ngành BHXH cũng không được một chút quyền lợi gì. Cơ chế như vậy không khuyến khích được các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn và triển khai các chế độ chính sách BHXH đối với các cán bộ BHXH cơ sở còn chậm và chưa đồng bộ nên BHXH nhiều tỉnh, thành phố chưa thu được BHXH cũng như cố tình giảm số lao động và tiền lương đăng ký đóng BHXH. Do đó cần phải có những biện pháp thích hợp đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH và tuyên truyền rộng rãi nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Tóm lại, trong thời gian 5 năm thành lập BHXH Việt nam đã có nhiều cố gắng trong quá trình thu BHXH. Đây là một trong những điểm nổi bật trong công tác quản lý thu BHXH và là một thay đổi lớn trong hoạt động BHXH trong phạm vi cả nước và giúp cho quỹ BHXH ngày càng hoàn thiện hơn. 2.3. Tình hình chi quỹ BHXH. Khi hệ thống BHXH Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, quỹ BHXH hạch toán độc lập tách khỏi ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo việc chi trả trợ cấp cho các hoạt động thường xuyên của quỹ BHXH, quỹ BHXH được Chính phủ giao cho cơ quan BHXH quản lý. Cơ quan BHXH tổ chức việc thu BHXH từ các đơn vị doanh nghiệp hàng tháng là 20% đưa vào quỹ BHXH và nhận phần tiền của ngân sách chuyển sang để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH trước 1/1/1995, đồng thời tổ chức chi trả các trợ cấp ngắn hạn và dài hạn cho các đối tượng thụ hưởng BHXH sau 1/1/1995. Để thực hiện công tác thu, chi BHXH, quỹ BHXH hiện chi 6% trong tổng số thực thu để chi trả cho bộ máy và văn phòng. Ngoài ra quỹ BHXH còn có chi phí cho công tác đầu tư và tăng trưởng quỹ. Như vậy dưới giác độ chi BHXH, quỹ BHXH trong cơ chế thị trường có cơ cấu sau: Qbh = Ctc + Cql + Cđt + CK Trong đó: Ctc: chi trả cho 5 chế độ BHXH Cql: chi phí quản lý Cđt: chi phí cho các hoạt động đầu tư Ck: chi phí khác. Các đối tượng tham gia BHXH đều được hưởng 5 chế độ sau: + Chế độ ốm đau. + Chế độ thai sản. + Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN. + Chế độ hưu trí. + Chế độ tử tuất. Chi các chế độ trợ cấp BHXH là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của BHXH tỉnh, thành phố và của toàn ngành. Việc chi trả đầy đủ, kịp thời và đúng đối tượng hưởng BHXH không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn có một ý nghĩa kinh tế và chính trị rất lớn, nó không những đảm bảo cuộc sống hàng ngày của đối tượng mà còn góp phần tích cực vào việc ổn định trật tự và an toàn xã hội. ý thức được trách nhiệm và ý nghĩa to lớn nên trong hơn 5 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động BHXH nói chung và công tác chi trả các chế độ BHXH nói riêng, song cơ quan BHXH các cấp đã không ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ chi trả lương hưu và trợ cấp. Hiện nay BHXH các cấp thực hiện chi BHXH từ 2 nguồn kinh phí đó là nguồn từ ngân sách Nhà nước và nguồn từ quỹ BHXH. Nội dung cụ thể từ 2 nguồn kinh phí này như sau: + Nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện chi BHXH cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ ngày 1/1/1995 trở về trước. + Nguồn quỹ BHXH đảm bảo thực hiện chi BHXH cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ ngày 1/1/1995 trở về sau. Mục đích của hoạt động BHXH là phục vụ các đối tượng, ổn định đời sống vật chất cho họ, bởi vậy số lượng đối tượng hưởng BHXH cũng là một nhân tố nói lên thành quả của hoạt động này. Bảng 10: Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên do BHXH bảo đảm. (Đơn vị : người). Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1. Hưu trí 13.281 27.773 42.534 66.936 114.020 - Quân đội 2.492 5.014 9.816 17.495 21.144 - Viên chức 10.789 22.759 32.718 49.441 92.876 2. Tai nạn LĐ-BNN 958 2.020 6.887 8.311 7.162 3. Phục vụ người bị TNLĐ 18 32 113 158 100 4. Tuất cơ bản 6.276 10.110 29.731 47.338 26.761 5. Tuất nuôi dưỡng 85 150 367 571 358 Tổng cộng 20.618 40.083 79.632 123314 148401 (Nguồn: Vụ BHXH) Thực tế sinh động là số đối tượng hưởng các chế độ BHXH tăng lên một cách rõ rệt qua các năm. Cụ thể năm 1997 là 40.083 người tăng hơn năm 1996 là 19465 người. Đến năm 1999 là 123.314 người hưởng, năm 2000 tăng hơn năm 1999 là 25.087 người. Trong đó các đối tượng đa số đều tăng, đặc biệt là đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Cụ thể đối tượng hưởng chế độ hưu trí năm 1996 là 13.281 người; nhưng sang năm 1997 là 27.773 người và đến năm 2000 số đối tượng hưởng BHXH do quỹ BHXH chi trả đã là 114.020 người tăng gấp 8 lần so với năm 1996. Nguyên nhân là do những người làm việc từ trước năm 1995 đến bây giờ đến tuổi về hưu rất đông và sẽ còn tăng mạnh và những năm tới, điều này buộc quỹ BHXH phải chi trả với một số lượng tiền lớn trong những năm tiếp theo. Do vậy phải tính toán ước lượng chính xác để đảm bảo chi trả đầy đủ kịp thời cho các đối tượng và không bị thâm hụt quỹ. Mặc dù đối tượng hưởng ngày càng tăng lên nhưng BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả kịp thời đúng đối tượng hưởng BHXH. Phải chăng Nghị định 12/CP việc quản lý chế độ này chặt chẽ hơn và đi vào nề nếp hơn. Từ khi chuyển sang nền cơ chế kinh tế thị trường đến nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng lên. ở các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương của người lao động ở đây cao hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước hay hành chính sự nghiệp vì thế họ bất chấp mọi nguy hiểm hay khó khăn nặng nhọc của công việc để đạt được thu nhập cao mà điều đó có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mặt khác ở các doanh nghiệp Nhà nước thu nhập thấp nên người lao động phải đi làm thêm để có thu nhập vì thế không thể lường trước được rủi ro có thể xảy ra. Dẫn đến hàng năm các chế độ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, tử tuất ngày càng tăng. Từ vấn đề này đòi hỏi Nhà nước và các cấp có thẩm quyền phải nghiên cứu một cách đồng bộ chế độ tiền lương, chế độ bảo hộ lao động cũng như chế độ BHXH đảm bảo mức trợ cấp đầy đủ, làm như vậy không chỉ đáp ứng được nguyện vọng của người lao động mà còn đảm bảo cân đối thu chi BHXH. Mặc dù số lượng đối tượng hưởng BHXH do quỹ BHXH đảm bảo chi trả theo các năm nhưng so với các đối tượng hưởng BHXH do ngân sách Nhà nước đảm bảo là không đáng kể. Bảng 11: Đối tượng hưởng BHXH do NSNN bảo đảm (1996-2000) (Đơn vị: người) Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1. Hưu 1.170.829 1.168.878 1.152.535 1.148.578 1.116.617 - quân đội 166.051 164.489 160.018 159.470 157.114 - Viên chức 1.020.743 1.006.340 992.517 989.108 959.503 2. Mất sức LĐ 395.026 393.988 389.130 135.996 345.102 3. TNLĐ-BNN 10.357 11.566 12.503 12.323 12.458 4. Phục vụ TNLĐ 309 324 328 301 322 5. CN cao su 1.288 1.276 1.184 1.125 1096 6. Tuất CB 165.525 168.815 153.235 152.668 156.306 7. Tuất ND 3.084 2.845 2.733 2.790 2.414 Tổng 1.750.718 1.747.682 1.711.648 1.669.781 1.634.315 (Nguồn : Vụ BHXH ) ở đây, đối tượng hưởng BHXH do ngân sách Nhà nước bảo đảm rất lớn, đặc biệt là số đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí, mặc dù con số này có giảm qua các năm nhưng không đáng kể sở dĩ đối tượng hưởng BHXH do ngân sách Nhà nước đảm bảo lớn là vì: Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trước ngày 1/1/1995 không phải phải đóng góp vào quỹ BHXH theo chính sách BHXH cũ, ngân sách Nhà nước đảm bảo cấp phát hoàn toàn, quỹ BHXH thực tế là không tồn tại. Do vậy ngân sách Nhà nước đảm bảo chi trả cho các đối tượng này cả về sau này. Nước ta có các chính sách như trả ơn người có công với cách mạng, đảm bảo xã hội, giúp đỡ những người khó khăn mà các đối tượng này đan xen với các đối tượng đã và đang thụ hưởng BHXH, tất cả đều do ngân sách Nhà nước đảm chi trả nên nhiều khi khó phân biệt lẫn nhau. Chính sách tinh giảm biên chế, đã làm chi ra một lượng lớn lao động, những người này tìm mọi cách để được công nhận đủ điều kiện hưởng hưu trí như việc lợi dụng quy đổi thời gian để nâng thời gian công tác do vậy có những người về hưu ở tuổi 45 nhưng thời gian công tác tại 50 năm. Vì vậy Nhà nước và các cấp ngành có liên quan phải có biện pháp, việc quy đổi thời gian công tác đã làm cho một số người lao động đã lợi dụng những kẽ hở để nâng thời gian công tác của họ lên, điều này làm cho cơ quan BHXH nếu không kiểm tra chặt chẽ sẽ lầm tưởng đủ điều kiện về hưu theo đúng quy định của Nhà nước. Do vậy mà có người về hưu ở tuổi 45 nhưng thời gian công tác lại hơn 45 năm. Vì vậy Nhà nước và các ngành có liên phải tách chính sách ưu đãi người có công khỏi chính sách BHXH mới hợp lý đồng thời có những quy định chặt chẽ hơn đối với thời gian công tác của người lao động. Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên ngân sách Nhà nước đảm bảo là một trong những khoản chi lớn mà ngân sách Nhà nước phải chi hiện tại cũng như trong tương lai. Do đó tuy thu BHXH giai đoạn này tăng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước những năm Nhà nước vẫn phải cấp trên 90% tổng số chi BHXH. Để thấy rõ hơn tình hình chi cụ thể, hãy xem xét cơ cấu chi BHXH do ngân sách Nhà nước đảm bảo (bảng 12) Bảng 12: Cơ cấu chi BHXH do NSNN đảm bảo (từ 1996-2000) Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số chi (tr.đ) 4405456,9 5163.092,8 5.128.466,3 5.015.619,8 6247947,2 BHYTế Số tiền (tr.đ) 117.493,3 141.5733 136.943,0 135.167,9 166.757,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 267% 2,74 2,67 2,7 2,67 Số tiền (tr.đ) 655.578,2 763,392,5 740.012,6 710.859,0 850.549,0 MSLĐ Tỷ lệ so với tổng chi (%) 14,9 14,8 14,4 14,2 13,6 Công nhân cao su Số tiền (tr.đ) 1.337,8 1.535,7 1.493,0 1.416,3 1.657,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,23 0,25 0,25 0,259 0,245 Hưu trí Số tiền (tr.đ) 3.442.207,3 4.071.355,2 4.060.887,2 3.982.512,2 4.983.593,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 78,1 78,8 79,18 79,4 79,76 Tiền tuất Số tiền (tr.đ) 133.283,6 125,882,3 128.794,7 126.098,4 164.248,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 3,02 2,44 2,5 2,5 2,63 Lệ phí chi trả số tiền (tr.đ) 22.064,0 25.981,0 25.828,5 25.250,4 31.629,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Trang cấp dụng cụ Số tiền (tr.đ) 55,4 54,5 53,7 48,3 56,2 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,001 0,001 0,001 0,001 0,0009 Mai táng phí Số tiền (tr.đ) 23.254 20507,3 21.419,6 21.279,8 34.150,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,5 0,4 0,42 0,42 0,5 (Nguồn Vụ BHXH) Số liệu bảng 12 cho thấy các khoản chi mà ngân sách Nhà nước đảm bảo chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH trước năm 1995 ngày càng có xu hướng giảm do số đối tượng giảm bình quân 2% hàng năm (khoảng 30.000 người) và chiếm tỷ lệ tương đối ổn định so với tổng chi BHXH. Trong các khoản chi đó thì chi cho trợ cấp hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi trên 78% tổng chi BHXH, tiếp đó là trợ cấp mất sức lao động (tỉ lệ giao động ở mức này 15% tổng chi BHXH, chi trợ cấp cho công nhân cao sự tăng giảm không đều qua các năm nhưng chiếm tỷ lệ tương đối ổn định khoảng 0,03% tổng chi. Chi trợ cấp TNLĐ và BNN có xu hướng giảm dần nhưng chi cao nhất vẫn là năm 2000 là 15.308,0 tr.đ, trong đó các khoản chi cũng cao hơn so với các năm khác. Như vậy cho ta thấy việc tăng, giảm kinh phí chi trả bị phụ thuộc vào việc ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của đối tượng hưởng BHXH như tăng tiền lương tối thiểu giải quyết các trường hợp tồn đọng về chính sách BHXH, tăng mức lương của đối tượng. Đồng thời số đối tượng hưởng BHXH hàng năm giảm không đều giữa các năm dẫn đến sự tăng giảm kinh phí chi trả không đều ở bảng sau. Nhờ vậy, chi BHXH do ngân sách Nhà nước đảm bảo còn lớn chứng tỏ chính sách BHXH đã thực hiện trong cơ chế cũ là không phù hợp nữa. Việc chuyển đổi sang chính sách BHXH theo cơ chế đóng góp vào quỹ BHXH mới được hưởng trợ cấp là hoàn toàn đúng đắn. Bảng 13: Cơ cấu chi BHXH do quỹ BHXH đảm bảo (1996-2000) Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số chi (tr.đ) 383150,1 593.525,1 751.629,3 940.351,2 1.328.701 BHYTế Số tiền (tr.đ) 557,9 2.905,8 5.380,7 8.474,6 17.404,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,146 0,49 0,71 0,9 1,31 Số tiền (tr.đ) 61.811,4 90.681,7 110.866,4 95.798,2 98.775,0 ốm đau Tỷ lệ so với tổng chi (%) 16,13 15,28 14,75 10,2 7,43 Thai sản Số tiền (tr.đ) 103.844 124.980,1 146.231,8 158.003,5 240.005,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 27,1 21,06 19,45 16,8 18,06 TNLĐ và BNN Số tiền (tr.đ) 3.573,2 6.165,3 9.843,0 11.311,4 12.769,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,93 1,04 1,309 1,2 0,96 Hưu trí Số tiền (tr.đ) 197.718,3 346.208,6 448.861,4 631.598,5 911.575,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 51,6 58,3 59,72 67,16 68,6 Tử tuấn Số tiền (tr.đ) 14.078,5 15.124,1 21.249,6 24.623,2 32.613,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 3,67 2,55 2,827 2,62 2,45 Lệ phí chi trả Số tiền (tr.đ) 1.561,6 2.754,6 3.515,8 4.727,0 5.974,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,41 0,46 0,468 0,5 0,45 Trang cấp dụng cụ Số tiền (tr.đ) 34,9 57,4 33,0 86,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,0059 0,0076 0,003 0,006 Mai táng phí Số tiền (tr.đ) 5,2 4.670 5.623,2 5.781,8 9.500,0 Tỷ lệ so với tổng chi (%) 0,0014 0,79 0,758 0,615 0,734 (Nguồn: Vụ BHXH) Số liệu bảng 12 cho thấy kinh phí chi từ quỹ BHXH tăng dần qua các năm. Nhìn chung các khoản chi của quỹ BHXH về số tuyệt đối đều tăng qua các năm. Trợ cấp hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi BHXH, tiếp đến là các khoản chi cho trợ cấp ốm đau, rồi trợ cấp thai sản, 2 khoản chi này tăng về số tuyệt đối nhưng về số tương đối thì giảm cụ thể trợ cấp ốm đau năm 2000 số tuyệt đối là 98.775 (tr.đ), số tương đối là 7,43%, năm 1999 số tuyệt đối 95.798,2 (tr.đ), số tương đối là 10,2%. Nguyên nhân do số lao động tham gia BHXH tăng ngoài ra những quy định về điều kiện hưởng chế độ này còn những điều chưa phù hợp và thiếu chặt chẽ nên không ít người lao động và người sử dựng lao động đã lợi dụng để được thanh toán từ quỹ. Do đó, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền phải có quy định chặt chẽ về an toàn lao động, điều kiện hưởng kiểm tra sát sao. Hạn chế của công tác chi BHXH: Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác chi như đã nêu trên, công tác chi BHXH cũng còn có một số hạn chế: - So với các quy định trong công ước 102 của ILO thì mức hưởng các chế độ BHXH ở nước ta còn cao. Ví dụ, hưu trí theo công ước 102 của ILO là 40% còn nước ta 75% lương đóng BHXH. - Công ước 102 của ILO quy định có 9 chế độ BHXH nhưng ở nước ta mới chỉ có 6 chế độ (kể cả BHYT). Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, trong thời gian tới cũng cần phải nghiên cứu bổ sung thêm các chế độ. Tất nhiên khi bổ sung thêm chế độ nào phải tính đến nguồn chi trả, nghĩa là phải tính đến mức đóng góp của người lao động về người sử dụng lao động, để hình thành nguồn chi trả cho chế độ đó. - Một số chế độ BHXH chưa quy định thời gian dự bị (thời gian tối thiểu đóng BHXH) mới được hưởng BHXH như: chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp. Công ước 102 và ở nhiều nước trên thế giới đều quy định thời gian dự bị. - Tuổi nghỉ hưu ở các nước trên thế giới có xu hướng tăng lên, hoặc hết tuổi lao động vẫn khuyến khích người lao động làm việc. Tăng hoặc giảm tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng rất lớn đến quỹ BHXH. ở nước ta nghị định 93/CP quy định giảm tuổi nghỉ hưu xuống 5 năm nếu có đủ 20 năm đóng BHXH, trong khi tuổi nghỉ hưu bình quân nước ta còn rất thấp 48 tuổi. Theo tính toán 20% tiền đóng BHXH trong thời gian 30 năm chỉ đủ nuôi người về hưu có 7 năm, nếu về hưu càng sớm quỹ càng phải chi thêm. - Đối với bệnh dài ngày nên quy định thời gian hưởng tối đa, sau đó chuyển sang hưởng trợ cấp từ các loại quỹ xã hội khác, không nên để quỹ BHXH chi trả mãi, nếu vậy quỹ BHXH sẽ không có khả năng thanh toán. - Hiện nay, tại Nghị định 93/CP của Chính phủ quy định khi người phụ nữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0050.doc
Tài liệu liên quan