Đề tài Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . 3

CHƢƠNG I. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC

TIẾP NƢỚC NGOÀI . 6

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ. 6

1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế .6

1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của thuế .6

1.1.1.2. Chức năng của thuế trong nền kinh tế thị trường .8

1.1.2. Quản lý thuế .11

1.1.2.1. Quan niệm về quản lý thuế và cơ chế quản lý thuế .11

1.1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc của quản lý thuế .13

1.1.2.3. Nội dung của cơ chế quản lý thuế hiện hành của Việt Nam .13

1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI . 16

1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp và quy trình quản lý thuế thu nhập

doanh nghiệp.16

1.2.1.1. Nội dung cơ bản của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng từ

01/01/2004 đến 31/12/2008.17

1.2.1.2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Thuế thu nhập doanh

nghiệp áp dụng từ 01/01/2009 .21

1.2.1.3. Quy định về đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế thu nhập

doanh nghiệp .23

1.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài.24

1.2.2.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài .24

1.2.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công cuộc phát triển

kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển .26

1.2.2.3. Những nhân tố cơ bản trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài .29

1.2.3. Sự cần thiết của hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối

với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.31

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ . 33

1.3.1. Kinh nghiệm của Anh .33

1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ.36

1.3.3. Quản lý thu thuế Trung Quốc .37

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra với Việt Nam .39

pdf101 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tại quy trình thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuế ban hành. Lập hồ sơ trình Lãnh đạo Cục chỉ đạo giải quyết hoặc đề nghị cơ quan chức năng khởi tố theo quy định của Pháp luật đối với các ĐTNT vi phạm nghiêm trọng Pháp luật Thuế. Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế của các ĐTNT, dự thảo quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế trình Lãnh 45 đạo Cục phê duyệt, nhập số thuế được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quyết định. Thực hiện xác minh và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền. 2.1.2. Giai đoạn từ 1/7/2007 đến nay (Thực hiện theo Luật Quản lý thuế) * Về tổ chức bộ máy ở Cục thuế Hà nội: Theo Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đến nay, Cục thuế TP Hà Nội được tổ chức thành 17 phòng (khối văn phòng cục) và 14 chi cục thuế quận huyện trực thuộc, với tổng số 2.200 cán bộ, nhân viên. Khối văn phòng Cục thuế TP Hà Nội có trên 500 cán bộ. Tại 14 chi cục thuế quận huyện có 1.700 cán bộ. Biểu đồ 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục thuế TP Hà Nội (Nguồn: Cục thuế Hà Nội) Cục thuế TP Hà Nội Văn phòng Cục thuế 14 Chi cục thuế quận huyện 1.Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế 3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 4. Phòng Kiểm tra thuế 2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế 5. Phòng Thanh tra thuế 7. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân 8. Phòng Kiểm tra nội bộ 9. Phòng Tin học 10. Phòng Tổ chức cán bộ 11. Phòng Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ 12. Phòng Hành chính - Lưu trữ 1. Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế 2. Đội kê khai - kế toán thuế và tin học 6. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán 3. Đội kiểm tra; 4. Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; 5. Đội Nghiệp vụ - dự toán; 6. Đội kiểm tra nội bộ; 7. Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ 8. Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác 9. Đội thuế phường. 46 Theo phân cấp quản lý, văn phòng Cục thuế TP Hà Nội thực hiện quản lý thu của các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp dân doanh có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp dân doanh có quy mô kinh doanh lớn. Các chi cục thuế thực hiện quản lý thu của các doanh nghiệp dân doanh nhỏ và chủ yếu là quản lý thu của các hộ cá thể. Số thu ngân sách được tập trung phần lớn tại văn phòng Cục thuế chiếm khoảng 95%, bình quân hàng năm số đối tượng quản lý chiếm khoảng 6%; tại các chi cục thuế số thu ngân sách chỉ chiếm khoảng 5% nhưng số đối tượng quản lý chiếm tới 94%, và số cán bộ chiếm trên 75%, trong đó số cán bộ thực hiện quản lý thu hộ cá thể là chủ yếu. * Nội dung cơ bản của nghiệp vụ quản lý thuế phân theo chức năng: Theo quy định của Luật Quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế. Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, cơ quan thuế phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban, bộ phận, giữa cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó tăng cường vai trò của cấp trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các địa phương. Tương ứng với việc cải cách về bộ máy tổ chức, cán bộ thuế được đào tạo, có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện kỹ năng quản lý thuế chuyên sâu (tính chuyên nghiệp cao) theo từng chức năng quản lý. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý. Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý. 47 Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý. Phòng Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế. Phòng kiểm tra được chia làm 4 phòng kiểm tra phân theo đối tượng quản lý và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp. Bao gồm: Phòng kiểm tra 1 quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm, ngoại giao trên địa bàn thủ đô. Phòng kiểm tra 2 quản lý các doanh nghiệp thuộc khối ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hàng hải Phòng kiểm tra 3 quản lý các doanh nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, xăng dầu Phòng kiểm tra 4 quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý. Ba phòng thanh tra có chức năng chung, nhiệm vụ công tác của mỗi phòng từng năm tuân theo sự phân công của Lãnh đạo cục và có sự luân phiên thay đổi theo từng năm. Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Phòng Kiểm tra nội bộ: Phòng kiểm tra nội bộ được thành lập để phù hợp với những quy định của luật Quản lý thuế. Có thể coi đây là phòng chức năng mới 48 được thành lập, có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế. Phòng Tin học: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý. Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế. Phòng Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý và hướng dẫn các nghiệp vụ về ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế. Phòng Hành chính - Lưu trữ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện công tác hành chính, chương trình, kế hoạch công tác của Cục Thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và tình hình phát triển của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam và trên địa bàn Hà Nộ i 2.2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các 49 quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Trong hơn 20 năm qua, Luật đầu tư nước ngoài đã 4 lần được sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và năm 2006 được hợp nhất với Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thành Luật Đầu tư. Cho đến nay, chúng ta cũng đã xây dựng một khung pháp lý chung dựa trên Luật Đầu tư điều chỉnh tất cả các loại hình doanh nghiệp trong cả nước không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ năm 1988 tính đến hết năm 2008, cả nước có 9.803 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 88,1 tỷ USD; vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt gần 33 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 45 tỷ USD). FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. * Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 64,3% về số dự án và 58,62% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 25,75% về số dự án và 38,18% (tăng từ mức 34,3% năm 2007) về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. BẢNG 1. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI THEO NGÀNH 1988 - 2008 (tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn điều lệ I Công nghiệp và xây dựng 6,303 87,799,745,637 29,663,816,911 CN dầu khí 48 14,477,841,815 4,658,841,815 CN nhẹ 2,740 15,680,141,811 6,884,439,318 CN nặng 2,602 47,164,684,169 14,132,235,521 CN thực phẩm 350 4,199,005,162 1,875,954,424 Xây dựng 563 6,278,072,680 2,112,345,833 II Nông, lâm nghiệp 976 4,792,791,569 2,290,827,787 Nông-Lâm nghiệp 838 4,322,791,540 2,024,892,567 Thủy sản 138 470,000,029 265,935,220 III Dịch vụ 2,524 57,182,184,193 20,059,393,674 50 Dịch vụ 1,438 3,332,641,410 1,347,865,673 GTVT-Bưu điện 235 6,254,568,683 3,475,235,406 Khách sạn-Du lịch 250 15,411,708,335 4,465,834,460 Tài chính-Ngân hàng 68 1,057,777,080 991,354,447 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 294 1,758,606,263 642,864,566 XD Khu đô thị mới 14 8,224,680,438 2,841,813,939 XD Văn phòng-Căn hộ 189 19,361,686,326 5,735,689,586 XD hạ tầng KCX-KCN 36 1,780,515,658 558,735,597 Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư * Phân theo hình thức đầu tư: Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,26% về số dự án và 58,5% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18,6% về số dự án và 34,44% về tổng vốn đăng ký. Số còn còn lại đầu tư theo hình thức Hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn. BẢNG 2. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƢ 1988 - 2008 (tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn ĐT Vốn điều lệ 100% vốn nước ngoài 7,574 87,603,370,097 30,987,349,841 Liên doanh 1,822 51,581,669,776 15,097,682,920 Hợp đồng hợp tác KD 227 4,614,081,702 4,141,568,783 Công ty cổ phần 170 4,130,866,824 1,237,493,828 Hợp đồng BOT, BT, BTO 9 1,746,725,000 466,985,000 Công ty Mẹ - Con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư * Phân theo nước: Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã chiếm 55% tổng vốn đăng ký. Riêng Hàn Quốc đã có 1.837 dự án với tổng vốn đầu tư 13,5 tỉ USD. Tuy nhiên trong vài năm 51 gần đây, lượng vốn đầu tư của các quốc gia Tây Âu và Bắc Mĩ cũng đã tăng lên nhanh chóng. *Phân theo địa phương: Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN, trong đó 5 địa phương dẫn đầu theo thứ tự như sau: (1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20% tổng vốn đăng ký; (2) Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký; (3) Đồng Nai chiếm 10,5% về số dự án; 13,7% tổng vốn đăng ký; (4) Bình Dương chiếm 18,2% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký; (5) Bà Rịa –Vũng Tàu chiếm 1,8% về số dự án; 7,2% tổng vốn đăng ký;  Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 Trong năm 2008, tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam là 1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD (bên Việt Nam chiếm khoảng 10%) tăng 222% so với năm 2007. Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000. Do đó, tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 (tính đến 19/12) đạt 64,011 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007. Vốn giải ngân tháng 12 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, nâng tổng số vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Cấp mới theo lĩnh vực đầu tư: Trong năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông -lâm-ngư. Cấp mới theo đối tác đầu tư: Trong năm 2008 đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ 52 đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, chiếm 11,3% về số dự án và 14,3% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 có 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD, chiếm 9,0% về số dự án và 12,1% về vốn đầu tư đăng ký dự án. Singapore đứng thứ 4 có 101 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD, chiếm 8,6% về số dự án và 7,4% về số vốn đăng ký. Brunei đứng thứ 5 có 19 dự án, vốn đầu tư 4,4 tỷ USD, chiếm 7,3% về vốn đầu tư đăng ký. Cấp mới theo h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_hoat_dong_quan_ly_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_doi_voi.pdf