MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu:
Chương I: Khái quát chung về hệ thống hối đoái 2
I. Những vấn đề cơbản về tỷ giá hối đoái
II. Các hệ thống tỷ giá
Chương II: Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 13
I. Nhìn lại hệ thống tỷ gía hối đoái ở Việt Nam từ 1955 đến nay
II. Vấn đề tỷ giá hối đoái hiện nay
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái 21
I. Những vấn đề tồn tại trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong thời gian qua
II. Các giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá
Kết luận
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động quản lý tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với cơ chế tỉ giá thả nổi thì có rất nhiều sự biến động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa mọt cách mạnh mẽ, tác động đến giá thành sản phẩm, giá cả hàng hoá mạnh đến mức mà không có một sự thay đổi nào của tỉ giá hối đoái nào có thể điêù chỉnh được, thậm chí chỉ `là mức mong muốn; tuy nhiên sự mở cửa của nền kinh tế lại cần thiết phải duy trì chế đô tỉ giá hối đoái thả nổi nhằm đảm bảo để cho chính sách tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài trong chừng mực mà bản thân nền kinh tế cần phải đối phó.
3 Sự can thiệp của nhà nước vào hệ thống tỉ giá hối đoái.
Hệ thống tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương trực tiếp can thiệp là can thiệp theo trách nhiệm (trong trường hợp tỉ giá cố định) và can thiệp tự do (áp dụng với cả tỉ giá cố định và thả nổi).
Ngân hàng trung ương có thể sử dụng một số công cụ khác nhau để tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế về tỉ giá hối đoái. Công cụ thứ nhất có thể sử dụng là lãi suất chiết khấu, việc tăng giảm lãi suất chiết khấu có thể làm ảnh hưởng đến cung cầu tiền vì thế sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng tỉ lệ dự trữ thực tế và làm cho mức cung tiền giảm, và như vậy sẽ tác động tới tỉ giá hối đoái. Thứ hai là ngân hàng trung ương có thể tác động vào tỉ giá hối đoái bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường, khi mà giá của đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ ngân hàng trung ương có thể đem ngoại tệ ra bán nhằm cứu giá trị của đồng bản tệ. Ngược lại khi giá trị của đồng tiền nước ngoài giảm mà muốn làm tăng tỉ trọng xuất khẩu ngân hàng trung ương có thể làm tăng giá trị của đồng tiền nước ngoài bằng cách mua thêm nhiều ngoại tệ trên thị trường ngoại hối làm cho cầu ngoại tệ tăng lên thì có thể làm cho tỉ giá hối đoái chuyển dịch.
Một công cụ nữa mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng nữa là phá giá đồng tiền. Phá giá hay nâng giá là việc giảm bớt hay tăng lên tỉ giá hối đoái mà được chính phủ cam kết ủng hộ, đây là một phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái danh nghĩa (theo hướng làm giảm giá nội tệ so với đồng ngoại tệ). Phương pháp này đã được khẳng định về mặt lý thuyết và đã được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng.
Trong ngắn hạn, khi giá cả và tiền lương điều chỉnh một cách chậm chạp việc phá giá làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và làm giảm giá ngoài nước của hàng xuất nước đó. Cả hai loại tác động này đều cải tiến mức cạnh tranh quốc tế, các nguồn lực sẽ được thu hút vào nền kinh tế nội địa và đặc biệt là được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờ có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên việc phá giá có thể không cải thiện được tài khoản vẵng lai trong thời gian trước mắt thậm chí có thể dẫn đến thâm hụt nhưng khi xét về lâu dài, khi những người mua và người bán điều chỉnh lượng xuất khẩu và nhập khẩu thì sẽ tạo ra thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán.
Trong dài hạn, nếu nền kinh tế không thực sự phát triển, việc phá giá sẽ làm tăng mức tiền lương và giá danh nghĩa để cho phù hợp với mức giá nhập khẩu cao hơn làm cho tất cả các biến số thực tế khác không thay đổi. Cuối cùng là phá giá sẽ không có tác động gì cả.
Như vậy phá giá thường được các chính phủ sử dụng để điều chỉnh kinh tế trong ngắn hạn, nhưng nếu không xem xét một cách kĩ lưỡng thì việc phá giá sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thứ nhất phá giá sẽ làm tăng lạm phát vì nó làm tăng giá vật tư, thiết bị nhập,thu hẹp lãi của các doanh nghiệp sản xuất, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu tài chính và làm cho lạm phát sẽ khó kiểm soát hơn, đồng thời lạm phát tăng sẽ làm tăng tỷ giá, càng phá giá càng không kiểm soát nổi tiền tệ. Thứ hai là phá giá sẽ dẫn đến tăng giá hàng nhập, hạn chế tốc độ phát triển kinh tế, tăng tỉ lệ thất nghiệp. Mặt khác khi nội tệ giảm giá sẽ làm cho nhiều chủ đầu tư dịch chuyển tài sản từ nội tệ sang đồng ngoại tệ, lúc này cầu về ngoại tệ tăng cũng có nghĩa là giá nội tệ ngày càng giảm. Để cân bằng lại và kiềm chế lạm phát thì chính phủ phải tăng lãi suất tiền gửi nội tệ, tức là lãi suất tín dụng cho sản xuất tăng, hạn chế tốc độ tăng trưởng, lạm phát tăng, tất cả các tình hình trên tác động xấu đến xuấtt khẩu.
Một số nước thực hiện phá giá vã đã thất bại như Mê-xi-cô là một điển hình : Năm1976, tỷ giá tăng từ 12,5 Peso /1USD tới 22 Peso /1 USD, song do tỉ lệ lạm phát khá cao nên nhập khẩu gia tăng đáng kể, làm cho tỉ giá thực giảm, do vậy cán cân thương mại vẫn bị thâm hụt.Đến năm 1982, Me–xi–cô gặp khó khăn trong thanh toán nợ, thâm hụt tài chính là 15 % GDP, lạm phát lên tới 59 %. Khi đó chính phủ lại quyết định phá giá một lần nữa, nhưng kết quả là tỉ giá hối đoái thực giảm xuống,cán cân thương mại xấu đi và sau đó một thoài gian việc phá giá đồng bản tệ từ 3283 Pêso /1 USD lên 7200 Pêsô /1 USD đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính càng trở nên trầm trọng (hàng chục tỉ đôla chạy ra nước ngoài, gánh nặng nợ nước ngoài tăng 57 %, chỉnh phủ phải vay 20 tỉ đôla để hỗ trợ kinh tế trong điều kiện bất lợi...).Nguyên nhân là do việc phá giá diễn ra trong lúc lạm phát đang ở mức rất cao, thâm hụt thương mại rất lớn và nguồn vốn nước ngoài giảm mạnh.
Nếu quốc gia thực hiện việc phá giá vào thời điểm tỉ giá hối đoái thực đang trong tình trạng nội tệ bị đánh giá quá cao, thì việc phá giá sẽ có hiệu quả trong việc lấy lại mức cân bằng tỉ giá hối đoái. Và nếu việc phá giá này đi kèm với những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, thì sẽ gây được hiệu ứng tích cực trung hạn hay dài hạn đối với tỉ giá hối đoái thực. Do vậy việc phá giá danh nghĩa làm cho E tăng trong tỉ giá hối đoái thực nhằm cố gắng loại bỏ tình trạng mất cân bằng thông qua hình thức tạo ra sự giảm giá trong thực tế, nhưng phải không có bất kì mức tăng tương ứng nào của giá. Mức tăng này có thể phát sinh từ các chính sách mở rộng tín dụng, các chính sách tài khoá mở rộng, tiền lương... Nếu việc phá giá danh nghĩa được thực hiện đồng thời với các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính không đi đôi với chỉ số tiền lương thì chắc chắn sẽ đạt được sự giảm giá trên thực tế và khiến cho tỉ giá hối đoái thực trở về mức cân bằng.
Như vậy không phải phá giá cũng mang lại kết quả như ý muốn có khi không đẩy mạnh được xuất khẩu mà lại gây ra hiệu quả khó lường. Mặt khác, xuất khẩu tăng hay giảm không chỉ phụ thuộc vào tỉ giá mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác, ví dụ như đồng YEN tăng giá liên tục so với đồng USD trong mấy thập kỉ qua nhưng hàng hoá của Nhật vẫn tiệp tục cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cả thị trường Mĩ là bởi vì hàng hoá của Nhật có chất lượng cao và giá thành thấp.
Về nguyên tắc, cũng có một số phương pháp khác có thể sử dụng thay thế cho biện pháp phá giá đồng tiền, mặc dù không phải lúc nào cũng đạt được mọi kết quả mong muốn. Các biện pháp đó là đánh thuế nhập khẩu đồng thời với hỗ trợ xuất khẩu; duy trì chế nhiều tỉ giá hối đoái danh nghĩa và các chính sách về thu nhập.
Chương II
Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
nhìn lại hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 1955 đến nay.
Trong giai đoạn từ năm 1955 đến 1989, mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng cơ chế thả nổi và thả nổi có quản lý, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước luôn can thiệp mạnh vào mọi mặt hoạt động kinh tế, thì quả thực cơ chế hối đoái thả nổi không thể tồn tại, và phát huy tác dụng, thay vào đó là tỉ giá cố định, Việt Nam cũng không nằm ngoài khuôn khổ đó. Tỉ giá chính thức của VND được công bố vào ngày 25 / 11 / 1955, là tỷ giá giữa VND và đồng nhân dân tệ trung quốc là 1NDT =1470 VND và giữa đồng Việt Nam với đồng Liên Xô là 1 Rúp bằng 735 đồng Việt Nam. Tỷ giá này được xác định bằng cách so sánh giá bán lẻ của 34 mặt hàng tiêu dùng tại thủ đô và một số tỉnh khác giữa hai nước nhằm giả quyết nhu cầu thanh toán giữa hai nước trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sau đó các tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các nước khác được thiết lập dựa trên tỷ giá đó. Bên cạnh tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch), nhà nước còn đưa ra hai loại tỷ giá khác là tỷ giá phi mậu dịch và tỉ giá kết toán nội bộ (tỷ giá giữa các đơn vị có thu chi ngoại tệ với ngân hàng ngoại thương). Như vậy hệ thống tỉ giá ở Việt Nam trong giai đoạn này là chế độ đa tỷ giá, tỷ giá được xác định trên ý đồ phục vụ kế hoạch của nhà nước, các quyết định này không xuất phát từ nhu cầu thực tại của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, tỷ giá giữ vai trò thụ động, chưa phải là công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô thực sự. Chính vì vậy, hệ thống tỷ giá này đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý đều hành của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kinh tế đối ngoại, đồng thời để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì một số nguyên nhân, thứ nhất là do việc sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ trong quản lý ngân sách nhà nước làm cho việc tính toán và thu chi ngân sách bị sai lệch nghiêm trọng, công tác điều hành ngân sách nhà nước khó khăn, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân sách nhà nước. Từ năm 1970 đến 1980 hàng năm Liên Xô viện trợ cho nước ta khoảng 15 % thu nhập của cả nước, bình quân từ 1,2 đến 1,5 tỉ rúp trong 1 năm nếu tính theo tỉ giá kết toán nội bộ thì số viện trợ này khoảng 1/3 tổng thu ngân sách, nhưng nếu tính sức mua trên thị trường của đồng rúp thì tỉ trọng này vào khoảng 60–70 %. Vì vậy nhu cầu đổi mới cơ chế tỉ giá nói riêng,đổi mới lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chung, trở thành vấn đề cấp bách vì nếu để tỉ giá cũ làm cho việc bù lỗ nhập khẩu vượt mức chịu đựng của ngân sách nhà nước, thủ tiêu động lực xuất khẩu.
Sau đại hội toàn quốc lần thứ VI, nhà nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đây là thời kì có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy quản lý và diều hành kinh tế của nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái, khâu đột phá có vai trò cực kì quan trọng trong cải cách được đặc biệt quan tâm. Tháng 3/1989 Nhà nước chính công bố xoá bỏ tỉ giá kết toán nội bộ, xoá bỏ mội chế độ trợ giá cho các hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính thức đuợc Ngân hàng nhà nước chính thức công bố căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất trên thị trường, cán cân thanh toán, tham khảo diễn biến giá trên thị trường tự do và giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước. Trên cơ sở tỉ giá này, các ngân hàng thương mại xây dựng cho mình một tỉ giá dùng để giao dịch hàng ngày với biên độ giao động cho phép. Nhìn chung những giải pháp trên đã góp phần cải thiện phần nào tình hình trên thị trường ngoại hối, xoá bỏ tình trạng bất hợp lý trong mua bán thanh toán, đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu.
Sau năm 1990, tuy đã có những cải cách nhất định về mặt tỷ giá nhưng tỷ giá vẫn có những biến động mạnh mà điển hình là cơn sốc tỷ giá vào năm 1991, đồng Việt Nam bị mất giá 60 % so với đôla Mĩ. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh toán quốc tế, sự thâm hụt tài chính của chính phủ và mức độ lạm phát nặng nề ở Việt Nam. chính vì vậy vào cuối năm 1991 đầu năm 1992 chính phủ đã can thiệp để nâng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ. Sự can thiệp này có mục đích chống lạm phát bằng cách giữ cho hàng nhập khẩu được ổn định vì từ năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã nhập khẩu một số lượng lớn lượng nguyên, nhiên vật liệu để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của nông nghiệp. Nếu để giá của đồng nội tệ tiếp tục giảm tất yếu sẽ làm cho giá thành sảm phẩm sản xuất trong nước tăng bởi vì các yếu tố đầu vào đã tăng. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều nhân tố gây bất ổn địnhkhác thì việc giá thành hàng hoá nhập khẩu tăng cao sẽ là nhân tố kích thích lạm phát.
Cuối năm 1992, nguồn ngoại tệ do ngoại kiều gửi về Việt Nam khá lớn làm tăng cung về ngoại tệ, mặt khác ngân hàng nhà nước kiên trì quan điểm ổn định tỉ giá bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại tệ, nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp cơ bản được đáp ứng, lạm phát gần như được chặn lại, tạo lòng tin cho dân chúng và sự ổn định của đồng tiền Việt Nam, giải toả được tâm lý đầu cơ. đó là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho xu hướng lên giá của đồng Đô la sẽ bị chặn lại, tỉ giá VND/USD không những không tăng mà còn giảm xuống. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong viêc điều chỉnh này về tỷ giá hối đoái quá mạnh đã gây sức rất ép lớn đối với sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Trung Quốc là một bạn hàng quan trọng của Việt Nam và là một thị trường vừa lớn lại vừa gần. Tỉ giá hối đoái do thị trường quy định của Trung Quốc đã bị phá giá mạnh kể từ giữa năm 1991, biến động khoảng từ 6-8 NDT / 1 đô la và có thời gian ngắn lên 10 NDT
Như vậy, trong cùng điểm thời gian (tháng 8/1991) khi đồng Việt Nam lần đầu tiên đạt mức tỉ giá danh nghĩa như năm 1991 thì đồng Nhân dân tệ bị phá giá 50%. Trong khi đó mức lạm phát ở Việt Nam là 67%, còn tại Trung Quốc là 25%, do đó mức tăng trong sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc là rất đáng kể và các nhà máy Việt Nam đã phải vất vả vì tình trạng này.
Nhà nước đã đối phó với tình trạng này bằng cách vẫn giữ ổn định tỉ giá và phát động chống buôn lậu đồng thời đề ra cơ chế quản lý nhập khẩu bằng hạn nhập (Quota), cấm nhập khẩu cũng như hạn chế cấp tín dụng cho nhập khẩu cùng với một số chính sách ưu đãi đối với nhà xuất khẩu như : Giảm thuế, bảo hiểm giá đối nông sản xuất khẩu, trợ giá đối với những sản phẩm xuất khẩu mới... Nhưng do biên giới với Trung Quốc rất dài, dễ qua lại và do việc buôn lậu mang lại rất nhiều lợi nhuận nên hầu như không thể ngăn chặn việc buôn bán tại vùng này tuy có thể làm cho những hoạt động đó mang lại ít lợi nhuận hơn. Tất nhiên những biện pháp này sẽ không giúp được gì cho các nhà xuất khẩu do họ sản xuất lại tụt xuống (nếu mức giá bằng USD vẫn không thay đổi).
Diễn biến cụ thể của tỉ giá hối đoái trong 2 năm 1991, 1992 như sau:
Năm 1991 :
Tháng 12 / 90 1 / 91 3 / 91 6 / 91 12 / 91
VNĐ/USD 7400 7900 8830 10050 12550
VNĐ/NDT 1350 1370 1460 1850 2350
Năm 1992 :
Tháng
12/91
1/92
3/92
6/92
9/92
12/92
1/93
VND/USD
12.900
11.800
11.550
10.285
10.950
10.720
10.500
Đến cuối năm 1992, đồng Việt Nam tăng 20 % so với đồng đô la vì thế vào năm 1993, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường sẽ bị giảm mạnh. Sau đó Nhà nước lại tăng giá đồng đô la trong cuối quý I năm 1993 là cho đồng Nhân dân tệ tăng gía, sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc trên thị trường Việt Nam giảm
Tỷ giá năm 1993 của đồng Việt Nam so với đô la là
Tháng
12/92
1/93
3/93
6/93
7/93
9/93
12/93
VND/USD
10.720
10.500
10.500
10.580
10.680
10.750
10.835
Trong năm 1993, tỷ giá VNĐ/USD có xu hướng ổn định, Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc giữ cho đồng Việt Nam không lên giá, điều này giúp cho hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh được, kích thích xuất khẩu được giúp Việt Nam có thể hạn chế được ảnh hưởng của đồng đô la với nền ngoại thương của mình
Ngày 20/09/1994, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định số 203 / QĐ - NH9 về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò là người mua bán cuối cùng trong ngày. Tỉ giá chính thức vẫn được Ngân hàng Nhà nước công bố, chỉ có biên độ dao động là thay đổi. Trong 3 năm 93–96, đồng đô la hầu như không tăng theo giá trị thực của nó trên thị trường, trong khi thị trường dường như được thả nổi theo cung cầu. Nguyên nhân của tình trạng trên là lượng vốn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong thời kỳ này tăng rất nhanh, chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ đã kiềm chế được lam phát ở mức vừa phải và do chênh lệch lãi xuất giữa VNĐ và USD quá lớn nên rất nhiều nhà đầu tư đã bán đô la để lấy VNĐ gửi tiết kiệm lấy lãi
Tình trạng giá trị đồng nội tệ cao đã làm cho vào năm 1996, mức thâm hụt cán cân thương mại nước ta lên đến 16 %, cao gấp rưỡi so với các nước có mức độ nhập siêu cao nhất thế giới, nhu cầu về USD lại tăng gây sức ép giảm giá VND
Như vậy có thể nói toàn bộ việc điều hành tỉ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước từ 1990 đến trước tháng 3 / 1997 là áp dụng chính sách tỉ giá cố định có điều tiết nhẹ của Nhà nước, chủ yếu dựa vào neo giữ và quy đổi VNĐ theo USD qua 1 tổ ngoại tệ hẹp (chủ yếu qua đô la Mỹ, DM, bảng Anh,...) trong đó đôla Mỹ chiếm tỉ trọng lớn. Thực tiễn đã chứng minh chính sách này chỉ phù hợp với giai đoạn tiền tệ còn chưa ổn định, xuất khẩu còn yếu, nhập khẩu khá ồ ạt, dự trữ ngoại tệ quốc gia mỏng. Xu hướng của tỉ giá trong thời gian này là tăng quá chậm so với tốc độ tăng trưởng lạm phát (tính theo chỉ số liên hoàn qua nhiều năm), VND được đánh giá quá cao so với giá trị thực của nó. Từ năm 1992–1996, tỷ giá tăng khoảng 5,2 % trong khi lạm phát tăng 40%). Yêu cầu chuyển sang giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng mạnh vào xuất khẩu trong điều kiện tiền tệ khá ổn định (lạm phát thấp, lãi suất giảm, cán cân thanh toán tổng thể có bội chi nhỏ, dự trữ ngoại tệ khá hơn...) buộc chính sách tỉ giá hối đoái phải điều chỉnh lại, vì thế đến năm 1997, Ngân hàng Nhà nước có quyết định để thay đổi biên độ giao dịch: Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ giao dịch hối đoái cho các Ngân hàng thương mại so với tỉ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố, lần lượt là 5% vào tháng 3/1997 rồi đến 10% vào tháng 10/1997, từ mức 0,5 – 1 % được áp dụng trong suốt 2 năm 1995, 1996
Trong thời kỳ 1997 – 1998, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD xích lại gần nhau. Thời gian này diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, về cuộc khủng hoảng này, nhiều nhà kinh tế cho rằng một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng là ở Thái Lan đã duy trì một cơ chế gắn đồng Bath vào đồng đô la một cách rất cứng nhắc của Ngân hàng Trung ương Thái Lan trong nhiều năm. Sau cuộc khủng hoảng này, hầu hết các đồng tiền của các nước trong khu vưc giảm giá (tiền Indonexia mất giá 130 %, đồng Thái Lan mất giá 100 %, đồng Malaixia mất giá 60 %...) đồng thời lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam giảm sút. Xu hướng rút tiền đồng Việt Nam để chuyển sang ngoại tệ tăng lên. Hơn nữa do năm 1996 khối lượng L/c trả chậm khá lớn và phần lớn đến hạn trả vào năm 1997, do vậy làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả nợ đến hạn. Tất cả các điều kiệ trên gây áp lực giảm giá VNĐ. Trước tình hình đó chính phủ đã thực hiện phá giá từ 11113VND/ USD năm 1996 lên 13980 VND/ USD năm 1998
Việc điều chỉnh tỉ giá lần này là một quyết định kịp thời. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, việc cố định một tỉ giá được coi là cao hơn tỉ giá thực tế là một rủi ro quá lớn cho nền kinh tế Việt Nam, không những nó cản trở xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu mà còn hạn chế" khả năng đề kháng” của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia tỉ giá cho rằng, mức tỉ giá đó là phù hợp trong giai đoạn đó. Việc tăng tỉ giá đã góp phần giảm tỉ nhập siêu từ 20,3 % năm 1997 xuông 17,6 % năm 98
Ưu và nhược điểm của việc phá giá trong giai đoạn này: Nó làm cho tốc độ xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, do vậy tỉ lệ nhập siêu giảm xuống song" độ nhạy” giữa việc thay đổi tỉ giá với việc thay đổi xuất nhập khẩu là thấp. Bởi vì để đẩy mạnh xuất khẩu ngoài việc phụ thuộc vào tỉ giá còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như chất lượng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thủ tục về xuất nhập khẩu... mà ở Việt Nam vấn đề này còn rất bức xúc và thức tế đã chứng tỏ điều đó.
Mặt khác việc tăng tỷ giá sẽ làm giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp tăng giảm sức cạnh tranh và đến lượt nó lại là yếu tố cản trở tăng xuất khẩu và làm cho nợ nần của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư tăng lên. Trong năm 1998,sau khi nới rộng biên độ giao dịch, cầu ngoại tệ trên thị trường rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại thường xuyên bám sát mức trần cho phép. Mặc dù vậy nhưng giá trên thị trường tự do còn cao hơn nhiều, có lúc lên đến 14000 VND/ 1 USD, đây chính là hậu quả của tình trạng găm giữ ngoại tệ do lo ngại về khả năng khủng hoảng của VND. Đứng trước tình hình này, những tháng đầu năm 1998, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một loạt các biên pháp nhằm ổn định thị trường như : Quy chế về giao dịch ngoại hối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, quy định về trạng thái ngoại tệ, trạng thái tiền đồng, đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Đặc biệt là 2 lần chủ động điều chỉnh tỉ giá : lần thứ nhất vào 16/02/1998, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) quyết định nâng tỷ giá từ 11175 VND/1 USD lên 11800 VND/ 1 USD làm tỷ giá trao đổi của các ngân hàng thương mại(NHTM) xấp xỉ với tỷ giá trên thị trường tự do. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 07/8/1998, tỷ giá chính thức được nâng từ 11888 VND/ 1 USD lên 11.998VND/ 1 USD, tăng 16,3 %, bên cạnh đó, biên độ giao dịch cũng được thu hẹp lại còn 7 % chứ không phải là 10 % như trước đây nữa. Việc chủ động điều chỉnh tăng tỉ giá của NHNN đã làm thu hẹp khoảng cách giữa tỉ giá trên thị trường tự do và tỷ giá của các NHTM. Vào những tháng cuối năm 1998, tỉ giá của hai thị trường này thường xuyên sấp xỉ nhau
Tuy nhiên để xoá bỏ hiện tượng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ và tập trung hơn nữa ngoại tệ vào sự quản lý của Nhà nước, ngày 12/09/1998, Chính phủ ban hành quyết định số 173/ QĐ-TTG về mua và bán ngoại tệ đã mang lại một số kết quả khả quan. Suốt quý IV năm 1998, doanh số mua bán ngoại tệ tăng liên tục. Quan hệ cung cầu ngoại tệ được cải thiện đáng kể đã góp phần nhằm ổn định tốt hơn tỷ giá hối đoái. Tỷ giá giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được duy trì trong biên độ quy định, khoảng cách chênh lệch về tỉ giá giữa thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do là khá thấp (< 1 %).
II.những Vấn đề tỷ giá hối đoái hiện nay
Từ ngày 01 /01/1999, sự kiện ra đời chính thức đồng Euro đã đem đến cho khu vực này một chế độ không có tỷ giá hối đoái hay cũng có thể gọi là" cơ chế tỷ giá cố định tuyệt đối”. ở Việt Nam nhiều quan điểm cho rằng, cần giảm bớt sự quản lý đối với tỉ giá bằng cách mở rộng biên độ giao dịch để thực hiện cơ chế tỉ giá linh hoạt, có quan điểm lại cho rằng cần duy trì tỉ giá hối đoái ổn định hơn nữa. Do cần phải thực hiện điều chỉnh tỉ giá sao cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, NHNN đã đưa ra hai quyết định số 64 và 65 ngày 26/02/99 – tiếp tục hoàn thiện chính sách tỉ giá trên cơ sở bám sát các nguyên tắc điều hành tỉ giá được nêu trong" điều hành tỉ giá linh hoạt theo cung cầu phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền Việt Nam trên cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và chủ động xử lý có hiệu quả tỉ giá hối đoái...” Thực chất hai quyết định đã nêu hoàn toàn không đề cập đến điều chỉnh mức tỉ giá đã hoàn thành ổn định trong thời gian này. Thế nhưng đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tự do hoá rõ rệt hơn tỉ giá hối đoái có sự điều tiết của Nhà nước. Tỉ giá thực tế ở thời điểm có quyết định mới (26/02/1999) có nhiều biểu hiện phù hợp với sức mua, đối nội và đối ngoại của đồng tiền Việt Nam hoàn toàn không có lý do phải có sự điều chỉnh. Bằng vào việc công bố hai loại tỉ giá : tỉ giá chính thức và tỉ giá bình quân mua vào bán ra thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như trước đây để chỉ còn công bố một tỉ giá gọi là tỉ giá giao dịch bình quân (của đồng Việt Nam so với đôla Mỹ) trên thị trường này đã đưa đến một sự thay đổi khác hẳn theo cách ổn định, công bố và điều hành tỉ giá hối đoái lâu nay
Theo cách mới, NHNN chỉ công bố tỉ giá giao dịch bình quân trên cơ sở tỉ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Căn cứ vào đó các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỉ giá mua bán ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0,1 % so với tỉ giá này. Qua tỉ giá áp dụng cơ chế này, tỉ giá giao dịch bình quân mà NHNN công bố xoay quanh mức 13.888 VNĐ / 1 USD còn tỉ giá mua bán thực tế của các NHTM nằm trong khoảng 13902 VNĐ / 1 USD (nghĩa là chỉ tăng khoảng 0,1–0,3 % so với trước đây). Riêng tỉ giá của thị trường tự do sau khi có đột biến tăng nhẹ (khoảng 0,3 %) do yếu tố tâm lý vào những ngày đầu, nay đã trở về mức cũ. Chênh lệch giữa thị trường tự do và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không đáng kể (khoảng 0,1 %)
Quyết định số 65 còn quy định các NHTM được phép tăng tối đa 0,58 % của tỉ giá giao dịch trần để xác định tỉ giá kỳ hạn 1 tháng, nhưng nay theo quy định số 289 / 2000 / QĐ - NHNN ngày 30/08/200, các ngân hàng chỉ được phép tăng tối đa 0,2 %. Như vậy các NH không lợi dụng được chênh lệch giữa tỉ giá giao ngay và có kỳ hạn cho cuộc cạnh tranh mua bán ngoại tệ. Nhưng muốn giải pháp này hiệu quả cần phải có những quy định khác đi kèm.
Chương III
Những giải pháp hoàn thiện chính sách
về tỷ giá hối đoái
I. Những vấn đề tồn tại trong việc điều chỉnh TGHĐ trong thời gian qua
Mặc dù đã luôn được cố gắng hoàn thiện, nhưng chính sách TGHĐ ở Việt Nam cần phải được thường xuyên điều chỉnh, phải luôn sửa đổi, bổ xung các giải pháp. Nếu không tiếp tục sửa đổi thì có thể có một số khó khăn như sau:
Thứ nhất là tâm lý chờ đón phá giá VNĐ vẫn luôn thường trực gắn liền với cách tính toán và công bố tỉ giá giao dịch bình quân của NHNN khiến tỉ giá thực tế của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng luông có xu hướng tăng thêm với mức được phép là 0,1 % tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35296.doc