MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I - Lý luận chung về thương mại quốc tế
1. Theo chủ nghĩa trọng thương
2. Lý thuyết của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối
3. Lý thuyết về lợi thế so sánh
II - Chính sách thương mại quốc tế
PHẦN II: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HAI NƯỚC VIỆT NAM - SINGAPORE
I - Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore
II - Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singpore
III - Quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Singpore
IV - Đánh giá chính sách xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore
PHẦN III: Ý KIẾN VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGPORE
I. Ý kiến
II. Giải pháp
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động thương mại Việt Nam – Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện công cuộc cải cách kinh tế trong đó có việc thực hiện quan hệ thương mại với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới ,đặc biệt là với Singapore.
Cùng là những nước trong khu vực Đông Nam á, cả Việt Nam và Singapore đều chủ trương mở những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi mặt. Mặc dù trong những năm trước đây giữa hai nước đã có thời kỳ căng thẳng về mặt quan hệ chính trị, song Singapore vẫn giữ quan hệ cần đối thoại với Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Singapore đã mở rộng quan hệ buôn bán với Việt Nam và họ luôn là nước có kim ngạch buôn bán lớn nhất với ta so với các nước trong ASEAN. Từ năm 1991, quan hệ giữa hai nước đã chuyển hẳn sang bước phát triển mới mở đầu cho những hiệp định và chương trình hợp tác kinh tế.
Singapore vẫn luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam (sau Nhật Bản) với kim ngạch xuất khẩu hai chiều mỗi năm khoảng trên 1 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore là : dầu thô, long nhãn, hạt điều, rau quả, gạo, đậu các loại, hải sản, cao su, đồ gốm, quần áo may sẵn, thiếc, ...
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Singapore là : xăng dầu, nhựa đường, các hoá chất cơ bản, hạt nhựa, giấy làm vỏ bao xi măng, hàng điện tử, máy thông tin, xe máy, máy lạnh, nhôm, săm lốp, đồ uống, bột mỳ, ...
Rõ ràng là cán cân xuất nhập lhẩu không cân đối đòi hỏi phía Việt Nam phải nghiên cứu xác định nhu cầu của bạn hàng để khai thác những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế để tăng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Hoạt động thương mại Việt Nam – Singapore” để nghiên cứu.
Phần I : lý luận chung về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế
I. Lý LUậN CHUNG Về THƯƠNG MạI QuốC Tế.
Từ xa xưa loài người đã ý thức được những lợi ích của hoạt động trao đổi, buôn bán giữa các nước. Nói chung, người ta sớm tìm thấy những lợi ích trên thực tế của thương mại quốc tế ra đời. Tuy vậy, các lý thuyết thương mại quốc tế chỉ thực sự xuất hiện ở đầu thế kỷ XV và được phát triển liên tục qua mấy trăm năm nay. Cũng như quá trình buôn bán được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, các lý thuyết khác nhau về thương mại quốc tế phản ánh những bậc thang vận động khác nhau về tư duy loài người về buôn bán quốc tế.
1. Theo chủ nghĩa trọng thương:
Xuất phát từ “chủ nghĩa trọng thương”. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa trọng thương thể hiện ở quan điểm cho rằng : Mỗi nước muốn đạt được sự thịnh vượng phải gia tăng khối lượng tiền tệ. Của cải của mỗi nước được quan niệm là số kim loại tích luỹ được, đặc biệt là vàng. Lợi nhuận buôn bán, theo chủ nghĩa trọng thương là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và lường gạt giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế chỉ có lợi cho một bên và gây thiệt hại cho bên kia “dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc kia”.
Nhận thức của chủ nghĩa trọng thương chứa đựng hai sai lầm cơ bản : Thứ nhất, quan niệm không đúng cho rằng chỉ có vàng (hoặc các kim loại quý) mới có giá trị thực sự trong khi trên thực tế chúng không thể sử dụng được cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Thứ hai, chủ nghĩa trọng thương bỏ qua khái niệm hiệu quả sản xuất đạt được nhờ chuyên môn hoá.
Nhìn chung, lý thuyết trọng thương đã sớm đánh giá được tầm quan trọng của thương mại quốc tế. Nó khác với trào lưu tư tưởng kinh tế phong kiến thời bấy giờ đề cao kinh tế tự cấp tự túc. Vai trò của nhà nước với tư cách là chủ thể điều chỉnh quan hệ buôn bán của một nước với nước khác đã được coi trọng. Tuy vậy, lý luận về thương mại quốc tế này còn đôn giản, ít tính chất lý luận, thường lập luận mang tính kinh nghiệm, chưa cho phép giải thích bản chất của thương mại quốc tế.
2. Lý thuyết của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối
Bước sang giai đoạn mới đầu thế kỷ XVIII, năm 1776 trong tác phẩm “Sự giàu có của các dân tộc” Adam Smith đã rũ bỏ quan niệm coi rằng vàng đồng nghĩa với của cải và quan niệm các nước thu được lợi ích lớn nhất khi tham gia trao đổi các loại hàng hoá có thể sản xuất với hiệu quả tối đa. Điểm then chốt của lập luận này là ở chỗ các loại chi phí sản xuất sẽ là căn cứ cho biết từng nước hoặc từng bạn hàng buôn bán nên sản xuất mặt hàng gì.
Theo quan niệm về lợi thế tuyệt đối, một nước chỉ sản xuất các loại hàng hoá cho phép sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên của nó. Các nguồn lực đó là đội ngũ lao động có tay nghề và được đào tạo thích hợp, nguồn vốn, toàn bộ công nghệ hoặc thậm chí cả truyền thống kinh doanh. Lý thuyết này giải thích rằng tiến hành thương mại giữa các quốc gia phải đảm bảo cho họ có lợi. Nếu một quốc gia có lợi và quốc gia khác bị thiệt hại từ thương mại thì họ từ chối ngay.
3. Lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối).
Quy luật về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) là một trong những ý tưởng vĩ đại của kinh tế học cổ điển Anh do David Ricardo đề xướng. Theo quy luật lợi thế so sánh, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho mình. Nghĩa là, nếu quốc gia này tham gia vào thương mại quốc tế thì nó có thể thu được lợi ích không nhỏ. Mô hình giản đơn của David Ricardo dựa trên 5 giả thiết:
- Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai mặt hàng. Mỗi quốc gia có lợi thế về một mặt hàng.
- Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có thể di chuyển trong mỗi nước, nhưng không di chuyển giữa các nước.
- Công nghệ sản xuất ở hai nước là cố định.
- Chi phí sản xuất cố định, không có chi phí vận tải.
- Thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước.
Ví dụ : Lợi thế so sánh
Việt Nam
Singapore
Thép (kg/1 giờ công)
1
6
Vải (m/1 giờ công)
2
4
Như vậy, Singapore có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam về cả 2 loại hàng hoá. Nhưng khi năng suất lao động ở nghành thép của Singapore gấp 6 lần của Việt Nam tnì năng suất lao động ở ngành dệt của Singapore chỉ gấp 2 lần. Như vậy giữa thép và vải thì Việt Nam có lợi thế tương đối trong sản xuất vải còn Singapore có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá so với Việt Nam, nhưng chỉ có lợi thế tương đối trong sản xuất thép.
II. chính sách thương mại quốc tế.
1. Khái niệm :
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kỳ nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện qua hai mặt sau :
Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiệncho các doanh ngiệp trong nước và khả năng đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng cho yêu cầu lợi ích quốc gia.
2. Công cụ của chính sách thương mại quốc tế.
Để thực hiện chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau. Chúng có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức :
- Theo tính chất có thể chia thành :
+ Các công cụ và biện pháp mang tính chất kinh tế.
+ Các công cụ và biện pháp mang tính chất hành chính.
+ Các công cụ và biện pháp mang tính chất kỹ thuật.
- Theo mục đích có thể chia thành :
+ Các công cụ và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu.
+ Các công cụ và biện pháp hạn chế nhập khẩu.
- Theo cách phân loại thông thường :
+ Công cụ thuế quan.
+ Công cụ phi thuế quan.
Những công cụ thường sử dụng là :
- Công cụ thuế quan : Bao gồm các biểu thuế xuất khẩu và biểu thuế nhập khẩu.
- Công cụ hành chính : Bao gồm qui định về hạn ngạch (hạn chế số lượng) xuất và nhập khẩu, qui định về giấy phép ,biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
- Các đòn bẩy kinh tế : Bao gồm các biện pháp về hỗ trợ đầu tư biện pháp tín dụng ưu đãi , biện pháp trợ giá , ký quĩ nhập khẩu , quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
- Các biện pháp kỹ thuật : Bao gồm các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật , tiêu chuẩn chất lượng , qui định về bao bì , qui định về mẫu mã , các tiêu chuẩn vệ sinh , bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần II : THựC TRạNG THươNG MạI Quốc tế của hai nước Việt Nam - Singapore.
I. Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore.
Hàng hoá bán qua Singapore rất đa dạng, nhiều chủng loại nhưng phần lớn dưới dạng nguyên liệu hoặc sơ chế cho nên giá thành không cao, một số tiêu thụ tại Singapore thì đòi hỏi chất lượng rất nghiêm ngặt (đối với thực phẩm) và hoặc là những hàng gắn nhãn hiệu của các hàng nổi tiếng (đối với quần áo, giầy dép) cho nên cần có chính sách đầu tư thoả đáng vào khâu nuôi trồng, bảo quản, chế biến.
Biểu 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Singapore
Tên hàng
1999
2000
2001*
Cà phê
61.193.070
49.151 tấn
65.000.000
50.000 tấn
68.000.000
52.000 tấn
Cao su
30.399.315
55.681 tấn
15.000.000
20.000 tấn
15.000.000
20.000 tấn
Giầy dép
9.334.255
6.000.000
7.000.000
Chè
1.590.792
1705
1.500.000
1.500 tấn
1.500.000
1.500 tấn
Dầu thô
279.791.312
2.012.910 tấn
350.000.000
1.800.000 tấn
350.000.000
1.800.000 tấn
Gạo
145.670.132
684.744 tấn
25.000.000
150.000 tấn
2.500.000
1.800.000
Hải sản
28.050.579
20.000.000
25.000.000
Dệt may
48.256.029
22.000.000
25.000.000
Rau quả
2.073.229
2.000.000
2.500.000
Linh kiện điện tử
5.327.251
8.000.000
9.000.000
Lạc nhân
6.129.135
11.113 tấn
3.000.000
5.000 tấn
3.000.000
5.000 tấn
Thủ công mỹ nghệ
1.230.000
1.000.000
1.200.000
(Theo số liệu của tổng cục hải quan, * là số dự đoán)
Nhìn vào bảng trên ta thấy : Cho đến nay khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường của các mặt hàng thực phẩm, nông sản chế biến của ta vào thị trường này còn kém do yêu cầu của thị trường cao và nhà nước ta chưa có những chính sách, biện pháp cụ thể mặc dù những vấn đề đó đã nhiều lần được đề cập đến trong các cuộc họp của Uỷ ban hợp tác hai nước, đó là :
1. Muốn xuất khẩu thực phẩm vào Singapore ta phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trên, tuy nhiên nếu triển khai được chương trình hợp tác quy hoạch nuôi trồng, chế biến nông sản với Singapore (chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì) do Uỷ ban Hợp tác Việt Nam- Singapore đề ra thì sẽ có nhiều thuận lợi cho các sản phẩm được sản xuất và chế biến tại Việt Nam.
2. Ngoài chương trình hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông sản hai nước cũng đã đề cập đến việc Singapore sẽ thành lập một hệ thống kho bảo quản, phân phối hàng hoá tại Việt Nam để từ hệ thống kho bảo quản này xuất thẳng đi các nước không phải tốn phí vận chuyển sang Singapore. Như vậy hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sẽ luân chuyển nhanh hơn, các doanh nghiệp đỡ bị đọng vốn cho một chu trình xuất khẩu.
II. Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore.
Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore được thể hiện qua biểu sau :
Biểu 2: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Singapore
Tên hàng
1999
2000*
2001*
Linh kiện xe máy CKD SKD
3.039.635
2.566 bộ
300.000
250 bộ
Ôtô nguyên chiếc các loại
800.000
97 chiếc
600.000
50 chiếc
500.000
40 chiếc
Phân bón
84.619.855
706.549 tấn
40.000.000
300.000 tấn
40.000.000
300.000 tấn
Sắt thép
20.397.983
51.178 tấn
30.000.000
100.000 tấn
30.000.000
100.000 tấn
Xăn dầu
796.432.711
5.792.795 tấn
850.000.000
4.600.000 tấn
850.000.000
4.600.000 tấn
Linh kiện điện tử
157.352.807
160.000.000
180.000.000
Máy móc TB, PT
208.703.299
200.000.000
200.000.000
NPL dệt may da
9.782.621
3.500.000
4.000.000
Dược phẩm
27.964.085
18.000.000
20.000.000
(Theo số liệu của tổng cục hải quan, * là số dự đoán)
Qua số liệu trên đây cho ta thấy :
Thị trường Singapore nhập khẩu từ Việt Nam những mặt hàng phục vụ tiêu dùng nội địa là chính, đây là nhóm hàng Việt Nam có thế mạnh, phải chịu nhiều quy định nhập khẩu rất nghiêm ngặt, rào cản ở đây chủ yếu là biện pháp điều tiết mang tính chất chủ quan, không phải là yếu tố kinh tế.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam gần giống với những nước trong ASEAN, do đó có biến động kinh tế thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
III. quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Singapore.
Kim nghạch buôn bán hai nước năm 2000 cao hơn so với năm 1999. Theo thống kê của tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm mặc dầu kim nghạch đứng thứ hai sau Nhật Bản nhưng so cùng kỳ năm 1999 tăng 45,3% đạt 17,3 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu tăng 19,4%, nhập khẩu tăng 57% nhưng Singapore vẫn là thị trường có kim nghạch buôn bán với ta đứng thứ hai sau Nhật Bản, ước cả năm 2000 đạt trên 3 tỷ USD. Dự kiến năm 2001 cũng sẽ đạt mức như năm 2000.
Như trên đã trình bày, buôn bán với Singapore thực chất là buôn bán với hầu hết các khu vực thị trường lớn trên thế giới cho nên đây là một thị trường nhạy cảm mang đặc điểm hướng ngoại. Do vậy, những mặt hàng truyền thống của ta vào thị trường này cũng sẽ bị ảnh hưởng theo như dầu thô, gạo, cà phê, cao su ...
Kim nghạch buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Singapore trong năm 1999, 6 tháng năm 2000 và dự đoán như sau :
1999
6t/2000
2000*
2001*
Việt Nam nhập
1.883.271.915
1.286.239.927
1,9 tỷ
1,9 tỷ
Việt Nam xuất
822.098.751
443.902.347
1,1 tỷ
1.7 tỷ
Tổng số
2.705.370.666
1.730.192.274
3,0 tỷ
3,1 tỷ
Cán cân thương mại
- 1.061.173.164
- 832.326.580
Tỷ phần thương mại
0,89
0,87
Biểu 3
(Theo số liệu của tổng cục hải quan, * là số dự đoán)
Qua bảng số liệu cho ta thấy hoạt động thương mại giữa hai nước có xu hướng ngày càng tăng. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại nói riêng và các quan hệ khác nói chung với Singapore cũng như mở cửa và hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đang trở thành xu thế tất yếu đối với tất cả các nước trên thế giới như : Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), mà trọng tâm là việc gia nhập vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA), tham gia diễn đàn kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) thu hút nguồn tài trợ và trợ giúp kỹ thuật từ NHTG (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)...
IV. đánh giá chính sách xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore.
Cũng như đối với các nước thành viên khác, AFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp và kém hiệu quả sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, hầu hết các nghành công nghiệp còn non trẻ, xuất khẩu chủ yếu còn ở dạng nguyên liệu thô và thuế nhập khẩu còn là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách. Việt Nam bắt đầu tham gia vào AFTA từ 1/1/1996 bằng việc đưa 875 mặt hàng vào thực hiện CEPT, song tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất 0 - 0,5%. Mặt khác chúng ta cũng chưa đệ trình cho ASEAN danh mục các biện pháp phi thuế quan để tiến hành loại bỏ chúng, nên có thể nói trên thực tế đến nay AFTA vẫn chưa có tác động đối với Việt Nam trong quan hệ thương mại ASEAN nói chung và chính sách thương mại Việt Nam - Singapore nói riêng.
Về nhập khẩu : Trong tổng kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam đối với Singapore thì tỷ trọng lớn là máy móc và thiết bị, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Do các mặt hàng này hiện đã có thuế suất dưới 5%, mặt khác, một số mặt hàng mà Việt Nam đang nhập khẩu với khối lượng khá lớn từ Singapore như : xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh mục cắt giảm thuế. Do AFTA chưa có tác động làm tăng đáng kể nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore.
Tuy nhiên về lâu dài, do AFTA có tác động thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, do đó dẫn đén hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng hàng hoá ở Singapore nói riêng và các nước ASEAN nói chung, nên mặc dù các mức thuế nhập khẩu không đổi song do khả năng cạnh tranh của một số hàng hoá Singapore tại thị trường Việt Nam vẫn có thể cao hơn trước kia mà nhờ đó có thể chiếm được thị phần.
Về xuất khẩu: Về lý thuyết và về lâu dài AFTA có tác động làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Singapore nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Song trên thực tế, khả năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singpore trước mắt không lớn do các nguyên nhân sau:
- Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là dầu thô ,nông lâm hải sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, dệt may dầy dép và các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, một số khoáng sản thô...
- CEPT dành ưu đãi chủ yếu cho chế biến trong khi đó có hàng hoá chế biến xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những mặt hàng có khả năng xuất khẩu thì những mặt hàng chưa được S ingapore đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan như : Dầu thô, nông sản...
Tuy có một số mặt hàng nông sản mới được bổ sung vào thực hiện CEPT, song tỷ trọng của nó trong xuất khẩu của hàng Việt Nam lại rất nhỏ. Mặc dù 2/3 doanh số bán của Việt Nam với ASEAN là Singapore nhưng trong khi đó thuế xuất nhập khẩu của Singapore được tái xuất đi các thị trường khác.
Phần iii : ý kiến và giải pháp hoạt động thương mại việt nam - singapore
1. ý kiến:
Hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Singapore đã góp phần lớn cho Việt Nam tiến hành công cuộc xây dựng và phát triển đất nước .
Singapore là một trong ‘‘ Bốn con rồng Châu á’’ , vừa là thành viên của nhóm các nước NICS Châu á, vừa là thành viên tích cực của hiệp hội ASEAN .Trên thực tế Singapore là thành viên của ASEAN có quan hệ rất sớm với Việt Nam kể từ sau năm 1973 và là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam kể từ sau 1975 và là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam thay thế vị trí Liên Xô kể từ sau năm 1991.
Lý do chủ yếu :
Singapore có một nền kinh tế hướng tới xuất khẩu , có tiềm lực công nghiệp vào nhóm các nước tiên tiến Châu á. Nhưng lại thiếu tài nguyên lao động trở nên quá đắt. Đặt quan hệ với Việt Nam, Singapore tiến tới việc tìm kiếm cho họ một thị trường có dung lượng lớn để xuất khẩu hàng công nghiệp , nhập khẩu nguyên liệu , thực hiện chuyển dịch các nghành sản xuất, dùng nhiều lao động thông qua đầu tư...Do đó, những năm gần đây Singapore đã có một chiến lược cụ thể thâm nhập thị trường. Để thúc đẩy hơn nữa buôn bán với Việt Nam, vào đầu năm 1992, chính phủ Singapore đã xoá bỏ mọi cấm đoán đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Vào cuối tháng 4 năm 1992, giữa hai nước đã ký hiệp định về nghành vận tải biển và thống nhất những qui chế có lợi cho mỗi nước trong việc sử dụng hải cảng của nhau để phát triển thương mại. Với tư cách là thương cảng quốc tế quan trọng, Singapore mở rộng các ưu đãi với Việt Nam, là điều kiện quan trọng nhất cho Việt Nam trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới. Những chuyển động này đã thúc đẩy quan hệ ngoại thương giữa hai nước một cách nhanh chóng, là nước đứng đầu về khối lượng buôn bán của các nước ASEAN với Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam đạt được thành công rất lớn nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, yếu kém đã diễn ra trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore.
2. giải pháp:
Đề xuất chính sách, biện pháp thâm nhập thị trường cho các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến .
Vì mặt hàng thực phẩm, chính phủ Singapore có qui định chung về chất lượng thực phẩm nhãn hiệu, bao bì thương phẩm hàng thực phẩm nhập khẩu và tiêu dùng ở Singapore nên khi xuất khẩu thực phẩm sang thị trường này cần chú ý.
Cho đến nay Singapore vẫn là nước không có các bệnh dịch lớn phát sinh từ thực phẩm do các loại thịt, rau quả, trứng và cá nhập khẩu gây ra. Nhằm đảm bảo nguồn cung cấp liên tục và an toàn về thực phẩm cho người tiêu dùng, chính phủ Singapore đã áp dụng chiến lược 3 nội dung chính :
Một là : Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao về thực phẩm thông qua hệ thống tổng hợp về cấp giấy phép, kiểm nghiệm và giám định.
Hai là: Đa dạng hoá nguồn cung cấp nông phẩm từ bên ngoài
Ba là : Tăng khả năng tự cung cấp nông phẩm thông qua việc phát triển hệ thống nông trại hiện đại và toàn diện.
Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực phẩm nhập khẩu được kiểm nghiệm một cách có hệ thống, loại bỏ các nguồn bệnh ngay từ nguồn cung cấp trước khi đưa vào hệ thống phân phối trong nước. Ta nên hợp tác với Singapore và mời các cơ quan thẩm quyền của Singapore vào để :
- Đánh giá hệ thống và thực tiễn sản xuất ở nơi sản xuất.
- Kiểm nghiệm và cấp giấy phép cho các nhà sản xuất nông phẩm và cơ sở chế biến.
- Gắn nhãn cho từng lô hàng nông phẩm nhập khẩu nhằm truy nguyên nguồn gốc.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cửa khẩu nhập khẩu nông phẩm .
- Kiểm nghiệm trước và sau khi quết mổ tại.
- Việt Nam phải tích cực tham gia liên kết khu vực, các tổ chức quốc tế như AFTA để thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Singapore, tăng cường sức mạnh kinh tế.
Các cơ sở sát sinh trong nước:
- Kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với gia cầm, thịt đông lạnh, cá đông lạnh và cá tươi sống, rau quả và trứng nhập khẩu để chế biến và tiêu dùng tại Singapore.
Với chính sách thương mại tự do hoá và tận dụng vị trí địa lý lý tưởng của Singapore. Nằm trên trục đường vận tải biển từ á sang âu, Đông sang Tây, là đầu cầu, cửa ngõ ra vào của Châu á, Singapore còn là trung tâm điểm nối các châu lục á - âu- Phi - úc và Bắc, Nam Mỹ (phía Tây Thái Bình Dương ) nơi hấp dẫn nhất khu vực để đẩy mạnh chuyển khẩu qua các đầu mối (khoảng 10500 công ty nước ngoài có đầu tư vào đây và khoảng 500 công ty thương mại, tài chính đa quốc gia có trụ sở công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện tại đây).
Thực tế khoảng 60% lượng hàng xuất khẩu từ Việt Nam đã được tái xuất và chuyển khẩu tại đây.
Là thị trường trọng điểm xuất khẩu dầu thô vì Singapore là một trong những trung tâm lọc dầu lớn nhất thế giới với sự có mặt của hầu hết các hãng dầu khổng lồ BP, ESSO, SHELL, CANTEX, MOBIL...với công suất lọc trên 1 triệu thùng/tháng. Có thể tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ lọc dầu khi công nghiệp lọc dầu Việt Nam phát triển .
+Đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nghành điện tử, tin học....với đà phát triển sẵn có và để bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới, nghành này phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng 17- 18%/ năm.
+Đối với các nghành dệt may, da, dày ... phải tiếp tục đổi mới công nghệ, chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm để phù hợp với nước mua và thói quen của tập quán khác nhau giữa Việt Nam và Singapore, mặt khác phải thông qua các biện pháp tiếp thị, bán hàng để cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước và tại thị trường Singapore.
- áp dụng mọi biện pháp (cả về kỹ thuật - công nghệ quản lý) để hạ giá thành sản xuất, kết hợp với nâng cao chất lượng để tạo ra sức cạnh tranh cho sản xuất, đẩy nhanh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 19000.
- Phát triển hình thức thương mại điện (E-comerce) đẩy mạnh dịch vụ sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh .
- Coi trọng các biện pháp như : hỗ trợ bán hàng truyền thống: quảng các, hội trợ các hình thức khuyến mại .
- Thâm nhập, mở rộng thị trường Singapore, phải đặc biệt chú ý đến các vấn đề như : tiêu chuẩn hàng hoá, phong tục, tập quán của Singapore.
+Đối với các cơ quan quản lý :
-Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn
Nữa cho doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái nhãn mác.
-Tổ chức tốt công tác thị trường, xúc tiến thương mại.
Kết luận
Trong những năm gần đây và hiện nay Singapore luôn là bạn hàng lớn nhất mà là nước đầu tư nhiều nhất tới Việt Nam. Việc nghiên cứu quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore cho ta thấy, Việt Nam cần mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác trong khu vực và trên thế giới nói chung và Singapore nói riêng để khai thác lợi thế so sánh tương đối của Việt Nam bên cạnh đó cần có những chính sách hợp lý trong quan hệ kinh tế quốc tế với Singapore và học hỏi những kinh nghiệm quản lý và chiến lược phát triển từ một nước nghèo tài nguyên nhưng biết tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và tri thức con người.
Tài liệu tham khảo
- Tạp chí kinh tế và phát triển
- Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới
- Tạp chí thương mại
- Giáo trình kinh tế học quốc tế
- Báo đầu tư Việt Nam
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Phần I: Lý luận chung về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế
I - Lý luận chung về thương mại quốc tế
1. Theo chủ nghĩa trọng thương
2. Lý thuyết của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối
3. Lý thuyết về lợi thế so sánh
II - Chính sách thương mại quốc tế
Phần II: Thực trạng thương mại quốc tế của hai nước Việt Nam - Singapore
I - Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore
II - Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singpore
III - Quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Singpore
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33697.doc